BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

568. Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Posted by adminbasam trên 16/12/2011

Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trần Bình Nam

15-12-2011

Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 11 vừa qua thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.

Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ  Hoàng sa ngày 19/1/1974, như các tài liệu của Trung Tá Trần Đổ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”  do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.

Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog Basam News ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung Quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên của chính quyền Trung Quốc.Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài liệu Trung Quốc, hay gọi là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt Nam Cộng Hòa là Nam Việt.

Nhiều chi tiết trong TL đã được các tài liệu về phía quốc gia công bố.

Trước hết bản đồ dàn trận Hoàng Sa của TL rất giống tài liệu của Hải Quân Trung Tá Trần Đỗ Cẩm phổ biến tháng 3/2006 (Xem hai bản đồ sau):

Thứ hai trong Chương II nói về “Bối cảnh quốc tế” TLTQ viết: Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon đến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.

Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt. Những hòn đảo này của Tây Sa sẽ bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ muốn rút quân, và  giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ (cho đến năm 2004 hết hạn). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu (của Việt Nam Cộng Hòa) xin hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối.”

Sự phân tích và tiết lộ rằng có sự can thiệp của Hoa Kỳ trong trận đánh Hoàng Sa cũng không phải là điều mới mẻ. Cá nhân tôi (Trần Bình Nam) trong quá trình nghiên cứu về trận đánh và rộng hơn là cuộc tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nêu vấn đề này lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1994. Trong bài viết  nhan đề “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm gì để làm sống lại tinh thần Hội nghị Diên Hồng nếu  Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa”  tôi viết: “Tháng 1/1974 trong một hành động chận trước ảnh hưởng của Liên bang Xô viết, Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa tức đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc tấn công này một phần nằm trong chiến lược của Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khối Xô viết về cả hai mặt chiến lược và tài nguyên kinh tế khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ” (Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị 1991-1994 trang 103, Mõ Làng Xuất Bản)

 Mười năm sau tôi nêu lại vấn đề này với nhiều chi tiết trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” đăng tải trong trang nhà www.tranbinhnam.com ngày 10/1/2004 (Biển Đông Dậy Sóng). Tôi viết:

Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự (nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).

Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung Quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô – đồng minh của Bắc Việt – sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.

Nơi biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung Quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.

Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung Quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết “Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.

Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung Quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao, Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng, Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’ s implications that the Soviets were now the principal threat… (Years of Upheaval, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du, Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung Quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates… Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation… Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684)]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung Quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.

Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung Quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt, mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung Quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Gerald Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng, trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung Quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm mấy tuần trước đó, họ đã bỏ đi, không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung Quốc dùng sức mạnh.

Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang Xô viết sụp đổ, Trung Quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài Loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung Quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.”

Ngoài ra trong TLTQ có hai điểm khác đáng để ý:

Thứ nhất. TL viết: “Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc”.

Để nhấn mạnh điểm này trước khi kết thúc TLTQ còn ghi như một lời cuối

“Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt!’ Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam”.

 Hai đoạn văn trên hé lộ cho chúng ta thấy thái độ khó hiểu của đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó (mà người làm công tác ngoại giao không ai khác hơn là thủ tướng Phạm Văn Đồng). Câu văn “Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa.” được hiểu là trước khi Trung Quốc ra quân đánh Hoàng Sa, Hà Nội đã nói (đề xuất) với Trung Quốc rằng Hoàng Sa là của chúng tôi đó. Cho nên sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Hà Nội gởi điện cám ơn Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa từ trong tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giúp cho mình. Và Trung Quốc đã “không đếm xỉa gì đến chuyện này”, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc.

Khó hiểu ở chỗ tại sao Hà Nội không lên tiếng công khai phản đối khi Trung Quốc tấn kích chiếm Hoàng Sa, hay ít nhất công khai hóa bức điện cám ơn để bày tỏ trước dư luận (và pháp lý) quốc tế rằng Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu đã làm vậy thế đứng của Việt Nam sẽ mạnh hơn bây giờ lúc mà sự tranh cãi Hoàng Sa thuộc về ai đang là một quan tâm quốc tế. Dù sao bức điện cám ơn cũng là một xảo thuật ngoại giao để hôm nay Hà Nội có thể nói “trước sau chúng tôi vẫn xem Hoàng Sa là của nước Việt Nam”. Và sau này nếu vụ Hoàng Sa được đưa ra trước tòa án quốc tế (TBN: điều này rất khó xẩy ra vì Trung Quốc sẽ không thuận đưa ra khi họ yếu lý) thì bức điện “xảo thuật ngoại giao” này sẽ là một bằng chứng có sức thuyết phục trước tòa quốc tế.

Thứ hai. TLTQ tiết lộ:“Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến.”

Sự tiết lộ này cho thấy Mao và Tưởng tranh chấp sống chết với nhau về chủ nghĩa, về tự do, nhân quyền, nhưng khi vì quyền lợi quốc gia (chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam là một quyền lợi quốc gia của Trung Quốc, Mao và Tưởng đều được hưởng) Tưởng sẵn sàng giúp Mao hành động. Điều này chứng tỏ Tưởng không bị Hội chứng “Appeasement Complex” làm tê liệt suy nghĩ của mình chứ không có nghĩa Tưởng Giới Thạch (để cho hạm đội Đông Hải của Mao đi qua eo biển Đài Loan) có thái độ hòa giải hòa hợp gì với Mao.

Bối cảnh quan hệ Liên xô, Trung Quốc và viễn ảnh Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Tây Thái Bình Dương sau khi ký Hiệp định Paris (1973) đã đưa Nixon và Kissinger đến quyết định chiến lược “giao” Hoàng Sa cho Trung Quốc chận đường tiến về Nam Thái Bình Dương của Liên Xô. Gần 20 năm sau chiến lược này phá sản, khi Liên xô sụp đổ và Trung Quốc trở thành cừu địch chính của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương .

Hoa Kỳ nay đã trở lại Tây Thái Bình Dương. Nhưng bài học cũ sẽ làm cho Hoa Kỳ cân nhắc hơn trong mọi động thái. Riêng Việt Nam trước sau vẫn là một nước nhỏ ở giữa gọng kềm tranh chấp quốc tế . “Khôn sống, mống chết”, người xưa đã dạy. Và bài học “làm thế nào để khôn” đầy dẫy trong cách hành xử của cha ông chúng ta.  

41 bình luận to “568. Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974”

  1. javux_007@yahoo.com.vn said

    giữ chủ quyền biển đảo /lấy lại HS_TS Việt nam góp phần to lớn vào hòa bình thế giới và cùng các cường quốc có được sự công bằng hơn .dân chủ -tự do -bác ái ::
    ***bằng đàm phán hòa bình :”con cò ĐH”qua 2 lần đục nước (1956 Pháp rút ,1974 Mỹ thờ ơ “cò Đại hán “chộp con “cá ngạch-HS VN ” 1988 “Gạc ma TS_VN”=hải tặc :nhả thì đau -nuốt thì khó ‘nhả ra còn có cơ giữ được mình .gỡ thể diện và và đàng hoàng trên diễn đàn thế giới ;vậ cò nhả sao cho đỡ đau -cá ngạch thu vây khéo léo và cảnh giác
    ****Bàng chiến tranh thì con “hổ non “Đại hán “-dân tộc hẹp hòi và tham lam thì con hổ “đại hán khó giữ được mình .lòng dân oán thàn chia năm sẻ 7 .Hổ non “đọ sao được ‘khi có sự đoàn kết của mọi quốc gia vì lẽ phải và công lý mà cá được sự ủng hộ của sự dân chủ -tự do bác ái ghẻ lạnh
    hày chờ xem ngày mai ?

  2. Trung Kien said

    Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, có kể lại rằng ngày 15.1.1974, Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Đà Nẵng cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.
    Ngày 17 chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải Việt Nam theo lệnh của chiến hạm Việt Nam. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do Trung Tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.
    Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.
    Lúc 10 giờ ngày 19, Đại Tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.
    Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết, theo Tùy Viên Quân Sự ở Sài Gòn, có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.
    Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.
    Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.
    Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.
    Tuần dương hạm HQ 16 do Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Đà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.
    Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
    Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận…

  3. D.Nhật Lệ said

    Một vài dấu hiệu gần đây đang chứng minh bình…loạn gia TBN.,từng cầm đầu Tổ chức Phục Hưng VN.một thời đang chơi trò “đi với bụt mặc áo cà sa,đi với ma mặc áo giấy” !

  4. hoangnam said

    phan hoi cua hoang nam sao khong duoc dua len ?

  5. YeuBien said

    Trong lúc ông GS TSKH của một viện về địa chất biển của ta than phiền là trong nhiều năm chẳng biết gì về Hoàng Sa tại phiên chất vấn online ông Bộ Trưởng Khoa học của xứ ta thì thông tin về “Tây Sa” đã được chúng tung hê từ lâu.Cái đĩa CD có đủ ảnh,phim ,đầy tư liệu tuyên truyền với đầu đề “Trận phản kích tự vệ Tây Sa” 西沙自卫反击战 “ tôi đã mua được tại một tiệm chạp phô nhỏ ,bán đủ thứ đĩa ca nhạc,game linh tinh ,cạnh bến xe Việt Tú Quảng Châu từ mùa hè năm 1998 !Cho nên chả lạ gì cái trò VTV 1 và anh “đồng đẳng” Quảng Tây diễn tuồng hữu nghị !!!

  6. Nói thẳng said

    Tác giả TBN sâu chuỗi sự kiện từ năm 1968 đến 1974 rồi đưa ra kết luận như vậy là không đúng, phiến diện, tác giả không thấy được dã tâm thâu tóm HS TS của tụi Tàu đã có từ năm 1947 (Tàu Tưởng đánh chiếm quần đảo phía đông HS) và xa hơn nữa là dã tâm bành trướng đã ăn vào máu của dân tộc Hán từ ngàn năm nay. Ông cha ta đã phải chống trả thế nào và kết luận là “Thâm như Tàu”, ngàn đời không sai.

    • Nói thẳng said

      Xin bổ sung:
      Rất tiếc cho dân tộc Việt là ở thời điểm đó (và có thể đến cả bây giờ), có những kẻ vẫn còn mê muội tin theo chủ thuyết nào đó (và có thể là vì lợi ích nào đó), mà cố tình không thấy được cái đít thâm của Tàu mà đan tâm coi rẻ chủ quyền, lợi ích dân tộc Việt.

  7. dân thường said

    Khổ dân đen quá!
    Các ông “lãnh đạo” đừng diễn trò và đừng bắt dân đen phải khùng.

  8. nguyen văn trời ơi said

    thế cuộc như vậy.?
    nếu các bác đang nắm trọng trách ,các bác tính làm sao?
    tôi dựa vào dân .làm sao để dựa?
    người lãnh đạo ,vì tổ quốc ,dân tộc,trong các vị có ai sợ chết không?tôi chưa bao giờ lãnh đạo ai ,nhưng ra trận thì xung phong,cố tổng thống vnch nói:
    [ đừng nghe những gì cộng sản nói,hảy nhìn kỷ những gì cộng sản làm ] toàn dân đang mong ngóng các cấp lảnh đạo làm.làm gì?một lời tạ tội với toàn dân ,thả hết tù nhân chính trị ,dùng người yêu nước có tài đức .trừng trị kẻ hà hiếp dân chúng ,thi hành pháp luật nghiêm minh.bắn bỏ vài thằng kiêu binh,trả lại binh yên cho vnch ,loại bỏ kẻ bất tài ,trọng dụng người có tài đức . song song với công việc tổng tuyển cử.công dân vnch hay là vndcch đều được ứng cử bầu cử phải trong sạch ,làm được như vậy mới dựa được vào dân ,toàn dân tin tưởng thì việc đứng trung lập giừa tàu và mỷ có thể nhìn thấy được bóng dáng, và dựa vào toàn dân hơn 80 triệu ở trong và 4 triệu ỏ nước ngoài,đứng trên hai chân cũa dân tộc vn để bang giao với toàn thế giới.đây là lúc phải có dũng khí và làm chứ không phải nói.củng chỉ là ý kíên thôi ,nghe được thì nghe ,không nghe được thì tắt ,xin quí vị đềng ném đá .

  9. Kaufmann said

    Ngày cuối cùng trong tuần, gửi ké ABS một bài hầu các bác.

    Một nghệ sĩ khước từ im lặng
    Nhà nghệ sĩ và bất đồng chính kiến người Trung Quốc không để cho ai bịt miệng mình

    © PETER PARKS / AFP / Getty Images

    Ông ta nói to thật, chúng tôi thầm nghĩ. Đúng là giọng của một người quen nói qua Megafon. Nhưng sau đó, như người ta trông đợi cảnh biển động sóng gầm trên đường ra bờ biển, thế rồi khi đến nơi lại nhận ra, ở đó, biển rất êm đềm thủ thỉ. Ngày đầu tiên của mùa đông ở Bắc Kinh, thành phố tuyết rơi. Trước cánh cửa văn phòng màu xanh lục của ông tại Caochangdi, nơi trước đây có các nhà chức tránh mặc quần áo dân sự ngồi canh gác, hôm nay thấy đậu một chiếc xe cảnh sát. Một chiếc khác chạy ngang qua. Một chú chó béo tròn trong chiếc áo len cộc đang chạy lung tung cùng với mấy chú mèo trong văn phòng, như thể không để cho ai có thể nghi ngờ ai là ông chủ thực sự ở đây. Khi Ai Weiwei ngồi vào bàn, với cái áo khoác mùa đông dày cộm, chùm râu dài, một lúc lâu người ta có cảm giác đang ngồi trước một kẻ tỵ nạn văn minh của những thời trước đây. Một nhà thơ hay một nhà thư pháp,một kẻ có ước vọng ẩn mình trong núi rừng, thật xa những xúc cảm thất thường của hoàng đế. Cũng có thể đó là một đạo sĩ đang du hành. Ái trông rất chăm chú, hoàn toàn tỉnh táo. Ông nói nhẹ nhàng, đôi mắt nhìn ấm áp.

    “Khi nhìn lại năm nay, ngay bản thân tôi cũng không có thể tin vào những gì đã xảy ra. Nếu tôi viết hồi ký, có lẽ năm nay sẽ chiếm đến một nửa cuốn sách. Tôi nghĩ, chẳng mấy lúc tôi sẽ phát điên. ” Bởi vì liệu con người ta có thể chịu đựng được bao lâu trong những hoàn cảnh như vậy? Sự việc là, ông ta bị bắt giữ vào ngày 3 Tháng Tư và bị giam 81 ngày trong nhà giam tại một địa điểm bí mật, do bị cáo buộc tội trốn thuế. Khi được thả ra, người ta đòi ông phải truy nộp một khoàn tiền tính theo Euro là một triệu bảy. Tuần trước, họ vừa thẩm vấn vợ của Ai bà Lu Thanh và lục soát văn phòng của một luật sư.

    Đó là một năm những kẻ thuộc giới diều hâu, những kẻ ủng hộ quyền lực không giới hạn của công an, đã có thể củng cố quyền lực của mình hơn nữa. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và những người chống đối đã được nếm mùi. Chính quyền tỏ ra rất bất an, họ sợ rằng các cuộc nổi dậy ở các nước Ả rập có thể lan qua Trung Quốc. “Trong 81 ngày giam giữ, tôi bị hỏi cung khoảng 50 cuộc. Họ hỏi tôi về đủ mọi thứ, về thời trẻ của tôi, về trường học, hỏi về những người mà tôi quen biết. Tôi nghĩ rằng trong 20 ngày, tôi đã ôn lại cả cuộc đời của mình. Sau một thời gian trí não của tôi trở nên trống rỗng”, Ai nói. Hầu hết các cuộc hỏi cung xoay quanh chủ đề về các quan hệ chính trị của ông ta. “Họ nói tôi phải hiểu : Đây là vụ việc có liên quan tới chuyện lật đổ quyền lực nhà nước. Và họ cũng nói thẳng: Chúng tôi sẽ sử dụng đến thuế má, chúng tôi sẽ sử dụng đến phong cách sống của ông. ” Họ muốn biết liệu có phải tôi đã được các tổ chức chống Trung quốc ở nước ngoài hỗ trợ. Thế nhưng tôi chỉ là một cá thể đơn độc. Và điều đó đã làm cho họ khó chịu nhiều nhất. ”

    Về cuộc vận động toàn cầu ủng hộ Ai, Ai không hề biết gì. “Không hề nghe thấy một lời nào.” Bởi vì cũng giống như nhiều người khác bị bắt vào mùa xuân, Ái đã bị đưa đi giam giữ tại một địa điểm bí mật. Gia đình không ai biết ông bị giam ở đâu. Ông không được phép có luật sư. Ông bị cô lập, ngoại trừ một cuộc thăm hỏi ngắn ngủi của bà vợ. Chính phủ nhấn mạnh rằng tất cả mọi việc đã được thực hiện đúng theo pháp luật. Điều này không hoàn toàn đúng: Theo mục 53 của Bộ luật tố tụng hình sự, việc bắt giam kiểu này chỉ đối với trường hợp nếu nghi phạm không có nơi ở cố định. Trong các dự thảo luật mới người ta đang cố gắng để thay đổi điều này. Nếu đạt được, có nghĩa là cảnh sát sẽ có thể làm biến mất một nghi phạm nào đó đến sáu tháng liền. Hoàn toàn hợp pháp.

    Với các điều kiện quản chế, các nhà chức trách đã khóa miệng Ai: ông không được viết blog, không được phép trả lời phỏng vấn hoặc không được phép rời khỏi Bắc Kinh. Mặc dù vậy ông ta vẫn nói chuyện với các nhà báo. “Tôi nói với họ, nếu họ không gây thêm áp lực đối với chúng tôi, có lẽ tôi sẽ không hoạt động tích cực như vậy . Nhưng tôi muốn tranh luận, nếu không thì mọi người lại thực sự tin rằng tôi đã phá vỡ luật pháp. ” Họ đã nài nỉ ông: Hãy nói ít hơn, nếu không ông sẽ bị hủy hoại. “Họ nghĩ tôi là một biểu tượng của phương Tây dựng lên, hoặc là tôi đã bị một ai đó với mục đích chống Trung Quốc lợi dụng. Họ nói: “Nếu họ lợi dụng ông, thì vấn đề sẽ không còn là liệu việc ông đang làm đúng hay sai. Mà chỉ đơn giản là chúng tôi không còn có lựa chọn nào khác ngoài việc phải triệt hạ ông. ”

    Ông chỉ cần nhẫn nhịn nỗi bức xúc của mình. “Khi nói đến vì lợi ích của quốc gia tại sao ông lại không thể chịu đựng một chút?” người ta đã hỏi ông ta như vậy. Nhưng im lặng chính xác là những gì Ai không muốn. “Những người tôi tôn trọng chính chỉ vì họ nói rõ những gì họ suy nghĩ và cho mọi người khác biết rằng chúng tôi không tốt ở chỗ vì đã che giấu sự việc.” Điều tốt đẹp nhất mà nhân loại đã làm nên, có lẽ đó là thơ ca, nghệ thuật, và điện ảnh. Nội dung của chúng luôn là sự giao lưu với nhau. “Tất cả các tội ác đều xoay quanh việc trấn áp giao lưu”, Ai nói. “Có thể chúng ta cũng mắc sai lầm, nhưng vẫn tốt hơn là giữ im lặng. Tất cả các tội ác đều xảy ra trước sự im lặng. ”

    Trường hợp của Ai cho thấy sức mạnh của Internet

    Có biết bao nhiêu người đứng lên ủng hộ Ái, khi lệnh truy thu thuế được công bố. Trong vòng hai tuần những người ủng hộ ông đã quyên góp được nhiều hơn một triệu Euro, đủ để trả góp cho đợt đầu tiên, và tạo điều kiện cho ông kháng cáo. “Tôi không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này, ngành tư pháp đã bị công an kiểm soát. Người ta chỉ còn cách công khai để cho công chúng hiểu sự việc. “Sự đoàn kết ủng hộ của những người không quen biết đã làm cho ông ta rất cảm động. Một số người đã gửi cho ông cả số tiền tiết kiệm phòng thân của mình. Khi một đồng nghiệp buộc tội Ai phát tán tranh ảnh có nội dung khiêu dâm, nhiều người đã phản ứng lại bằng cách chưng ảnh khỏa thân của mình lên mạng.

    “Xã hội này hoạt động theo kiểu cắt đứt tất cả cá kết nối giữa con người với con người. Bạn không thể thể hiện cảm xúc thật của bạn,không thể thể hiện sự đồng cảm, sự tức giận, nỗi đau buồn của bạn. Là tất cả những thứ đều thuộc quyền sở hữu của riêng bạn. Và họ đã thực hiện thành công điều này 60 năm nay. Song ngày nay chúng ta đã có internet, người ta chuyển cho nhau thông tin và tiền bạc. Đó là một phép lạ. Không chỉ cho riêng tôi mà cho cả Trung Quốc, cho toàn thế giới. ” Người ta cho ông ta thuộc loại đứng giữa, Ai nói. “Bởi vì còn có nhiều người đang tuyệt vọng. Họ xem tôi như một biểu tượng, một người có thể mang lại công lý. Tôi nói với họ rằng tôi không thể làm được điều đó, tôi thậm chí không thể giải quyết được cho trường hợp của riêng tôi. ”

    Trường hợp của Ai không phải là duy nhất trong năm nay đã làm bộc lộ sức mạnh của Internet. Ví dụ như, trường hợp vụ tại nạn ở Ôn Châu khi hai đoàn tàu cao tốc đâm vào nhau và các công chúng đã dồn chính quyền vào thế bí, khi họ quá vụng về tìm cách che đậy mức độ trầm trọng của vụ việc. “Tôi nghĩ rằng điều này ngày càng mạnh mẽ hơn “, Ai nói. “Những người sinh ra trong thập niên tám mươi và chín mươi sẽ trưởng thành lên. Internet đã có tác động vào chính sách. Các chính trị gia tuy rất chậm chạp và miễn cưỡng, mặc dù vậy họ vẫn bị tác động. ”

    Thế nhưng ông ta đã nghĩ như thế nào về cuộc triển lãm khai minh, mà nước Đức tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Quốc gia Bắc Kinh vài ngày trước khi Ai bị bắt? Điều đã dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt tại Đức: Liệu người ta nói chung có nên giao lưu văn hóa với các nước có sự cai trị độc đoán? Liệu có sự chuyển đổi thông qua xích lại gần nhau? Lượng chỉ trích được phép là bao nhiêu? “Bạn không thể dựa vào chiến lược hoặc dựa vào trò chơi bóng mềm”, Ai nói. “Bạn đang tiếp xúc với một loại người không hành động một cách logic. Câu trả lời duy nhất có lẽ là phải phê phán, bởi vì chúng ta chỉ tôn trọng những người cũng phê phán chúng ta. Chúng ta phê phán họ hàng và bạn bè thân thiết của chúng ta, những người mà chúng ta có một mối quan hệ gần gũi. Nếu bạn không phê phán, có nghĩa là, bạn chẳng quan tâm gì đến những người đó. ”

    Ông có thể lại bị bắt lần nữa vào bất kỳ lúc nào, Ai nói. “Hôm qua. Hôm nay. Ngày mai.” Để trở thành một biểu tượng, điều đó cũng có nghĩa là: cảm nhận thấy nhiều áp lực. Nhưng có nhiều cái cũng đã đem lại cho ông ta sức lực. “Bạn uống nước, áo quần bạn mặc. Các chuẩn mực giá trị và lòng biết ơn, tất cả, đó là những gì đã được trao cho tôi. Tôi vẫn đang sống. “

  10. Xq said

    Trên bàn cờ chính trị thế giới,các nươc nhỏ chỉ là con cờ trong tay các nước lớn,vấn đề có đủ bản lỉnh để là con xe, pháo ,sĩ,tượng, CSVN tự xin làm con tốt-để canh giữ cho CS-mới có cảnh huynh đệ tương tàn,nồi da xáo thịt.,để rồi ngư ông đắt lợi. MỸ,NGA,TQ như thế chân vạc,ngư ông nào cũng vạc bớt 1 chân,nên mới có cuộc đi đêm MỸ-TQ,kết thúc nhanh hơn là nhờ con tốt thí CSVN.Chim khôn chọn cành tốt ,khoẻ. Người khôn chọn bạn mà kết thân,còn CsVn chọn kẻ cướp làm ông bạn VÀNG!

  11. […] -Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1… basam-Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 Trần Bình Nam 15-12-2011 Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 1 – Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng – (BoxitVN). Dịch từ bài: China Facing Neighboring Anger (2.6billion). –China vows to make South China Sea safe(Xinhua.net). –- Fueling China’s Maritime Modernization: The Need to Guarantee Energy Security (Ensec.org). – Biển Tây Philippines? The West Philippine Sea? (The Diplomat).-– Đà Nẵng triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (PLTP). – Tại sao “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”? (FB Quách Đình Đạt/ TTXVA). – TS Nguyễn Hồng Kiên: Giáo dục về biển-đảo cho thế hệ trẻ (Bài 1: Việt Nam) (Hãy dành thời gian). – Chùm ảnh: Lễ xuất quân đưa tân binh, quà Tết ra Trường Sa (Tin tức).  – Mang quà Tết đến với Trường Sa thân yêu (ANTĐ). – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (1): Chuyến tàu nối hai bờ nỗi nhớ (ANTĐ).  – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (2): Xúc động rơi nước mắt và nụ cười hạnh phúc ngày đoàn tụ giữa đảo xa.  – Hoàng Sa, một thời chưa xa – Kỳ 2: Nhớ thiên đường giữa biển (TP).  – Trường Sa: Xanh, sạch và hoa…(BienDong.Net). – Gần 70 nhà báo đi thăm Trường Sa (PLTP). – Tặng quà chiến sĩ Trường Sa (SGGP). – Vững tay súng bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc (TT). – – Láng giềng gần: Choang –Việt?(Thông luận). – Hà Văn Thịnh: Láng giềng gần? – (BoxitVN). – Này hỡi ông Trần Bình Minh… (Quê choa).  – Những huyết cầu tổ quốc (Đinh Vũ Hoàng Nguyên). . –  Để giữ gìn lương tri Tổ Quốc của Lâm Minh Trang (Laothayboigia). Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường–VnEx – THÊM MỘT HÀNH ĐỘNG VÔ TRÁCH NHIỆM CỦA MẠNG HOÀN CẦU(biendong.net).  – Tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông khuấy động bang giao Trung – Hàn  — (VOA).  – Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương (TVN). – Nguyễn Ngọc Trường: Cuộc chơi vũ khí 2011: Không quân nhiều đột phá (1) (TQ). – Nga quảng bá trực thăng Mi-26 tại Việt Nam (VnMedia). – Thời sự nổi bật ghi dấu năm 2011 tại châu Á Thái Bình dương —  (RFI). – Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21? (NCBĐ/Asiapacific). – Tàu sân bay Trung Quốc bị vệ tinh do thám Mỹ chụp ảnh nhân chuyến ra khơi lần thứ hai  —  (RFI). – […]

  12. Quốc Hận said

    Thời nào cũng vậy ! lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ ràng , một triều đại lúc mạt vận thường dẫn đến sụp đổ , kẻ bất tài ra trị nước ,rối loạn kỷ cương , biến xã hội thành cái chợ đen để chúng dễ bề vơ vét , nó đâu có nghĩ đến dân đến nước, chỉ lo vinh thân phì gia lòng tham vô đáy , giữ ghế gĩu chức quyền , chỉ biết trước mắt , không biết lo xa mới dẫn đến cái chết thê thảm của tên độc tài Gadhafi thế mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chưa nhìn thấy ư !!!!!!

  13. khanh Linh said

    Dưới thiên đường XHCN Việt Nam ta ” trẻ em đi bán vé số ,đánh giày , thanh niên đi xuất lao động mà thực chất nô lệ mới , phụ nữ xinh đẹp đi xuất khẩu bằng hôn nhân , người già thì không trong chờ được gì vào trợ cấp xã hội mà phải vất vả mưu sinh ” . Vua Hùng ơi Vua Hùng sao không bóp cổ hết 3 triệu Đảng Viên , Biển nó bán , Rừng nó cho thuê dài hạn , Tây Nguyên nó cũng bán . Nhân Dân chúng con ở trong nước chạy cho đủ bửa cơm cũng toát mồ hôi , chúng con phải tận tụy đóng tiền thuế để nuôi đày tớ của nhân dân khi tài khoản ở nước ngoài chúng nó tăng lên , con chúng nó toàn học những nước Tư Bản mà Mỷ với Úc thôi .Chiến tranh xảy ra thì chỉ dân đen chúng con mới ai có cuốc xài cuốc ,ai có dao chơi dao kẻ thù lớn nhất của nhân dân VN là bọn bành trướng Bắc Kinh .

  14. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2011/12/16/boi-canh-quoc-te-quanh-vu-tq-danh-chiem-quan-dao-hoang-sa-n… Like this:LikeBe the first to like this post. Categories: Tìm hiểu Phản hồi (0) Trackbacks (0) Để lại phản hồi Trackback […]

  15. anonymouse said

    Cộng sản cứ lo đấu tranh giai cấp làm suy yếu dân tộc

  16. Hoàng Trang said

    http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Vung-vang-noi-dau-song/428847.antd

  17. qx said

    – Tại sao tay blogger người Tàu lại đăng bài về Hoàng Sa trong những ngày Tập Cận Bình qua Việt Nam?

    Theo giới quan sát tình hình Đông Nam Á như ông Thayer thì Tập Cận Bình được cho là phải thuyết phục Việt Nam như một thử thách khả năng lãnh đạo của ông ta cho vai trò sắp tới – đảng trưởng đảng cs ở TQ. Vấn đề nan giải của TQ đối với Việt Nam là TQ đã chiếm là Hoàng Sa, chiếm một phần Trường Sa, đe dọa chiếm trọn Biển Đông của Việt, và xu hướng Việt Nam bang giao rộng ra ngoài khu vực.

    – Nếu các bác trong vai Tập Cận Bình, các bác thuyết phục Việt Nam như thế nào?

    Việc TQ xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam không còn giấu diếm thế giới và khu vực được nữa. Việc chiếm một phần Trường Sa của Việt Nam cũng không còn là điều bí mật nữa. Việc lăm le chiếm trọn Biển Đông của Việt Nam cũng không còn quanh co nữa, thế giới và khu vực đã biết cái lưỡi bò (đường 9 đoạn) đầy tiếng tăm.

    Vậy thì làm sao mà thuyết phục Việt Nam? Một trong các cách là đánh vài ngửa: không chối chuyện xâm lăng biển đảo nữa, nói thẳng vào nó và lồng chi tiết Mỹ vào đó. Cách này làm chao đảo í nhất là các quan lại hủ lậu như phó ban biên giới Nguyễn Duy Chiến, kẻ tuyên láo Đinh Thế Huynh và tiền nhiệm Tô Huy Rứa, kể các các tổng thấm nhuần quá sâu vào tình hữu nghị môi răng. Kế đến là lung lay tư tưởng bọn nhà binh bất tri bất giác như cái đám ở báo QĐND. Và cuối cùng là dân chúng, đã có vài gã dân còm trên đây rớt gọn gẽ vào lưới đó với kiểu nói ” thấy chưa, chơi với Mỹ mà nó có giúp đâu”, hoặc “nó đi đêm với TQ rồi”, vv…

    ——-
    Câu hỏi tại sao Mỹ lại làm ngơ vụ Hoàng Sa thì chỉ có Mỹ biết, cũng như câu hỏi tại sao nó rút ra khỏi Subic ở Phi Luật Tân. Ai đó nói là chính sách của Mỹ trong khoảng hai ba chục năm qua không chú trọng châu Á, nay thì quay lại chú trọng. Chả biết nữa, cứ cho là tạm vậy đi.

    Tham khảo: Châu Âu cũng từng có câu hỏi tại sao Mỹ không tham gia sớm hơn để V1, V2 của Đức bắn nát bấy nước Anh, để Đức chiếm trọn Pháp và Ý chiếm trọng Bắc Phi. Tại sao và tại sao …

    Nếu Việt Nam một ngày nào đó hùng mạnh, nước nào đó, thâm chí vài nước nào đó cũng có câu hỏi tương tự; tại sao Việt Nam không làm thế này, không “giúp” chúng tôi, vv…

    Nhưng rốt cục thì “không có kẻ thù vĩnh viễn” cũng như “không có bạn vĩnh viễn”, chỉ có người Việt Nam đầy cảm tính thù dai, ai thù một lần là thù muôn đời, ai bạn một thuở là bạn chí chết, dù nó lấy biển rừng mình, giết dân mình vẫn “kiên định” lập trình thổn thức con chim – í lộn – con tim nông nổi nói nó “thương cho đòn cho vọt” như ngài phó ban biên giới Nguyễn Duy Chiến lý lộn (và không hiểu làm sao biên giới quý báu lại giao vào tay kẻ đồi bại như thế nhỉ?).

    Tóm lại, đừng mắc lỡm lão Bình.

    qx

    • Xe Thồ said

      Trong một cuộc họp, có người chất vấn : Tại sao để Trung Quốc tràn ngập cả nước, từ hàng hóa đến con người. Lãnh đạo trả lời : Ở đây có ai thân Mỹ ? mọi người im lặng. Vậy tất cả chúng ta đều chống Mỹ như xưa, vậy ai vừa là đồng chí vừa là đồng minh chống Mỹ sát cánh với chúng ta. Cảnh báo, Mỹ đã quay lại Đông Nam Á. Ai ngăn cản những đ/c TQ đồng nghĩa với thân đế quốc !!!

    • TC Việt Mường said

      Tên Nguyễn Duy Chiến mà chưa bị cách chức, kỷ luật đảng thì đúng là có chuyện 2 nhà cầm quyền CS thông đồng, lừa mị dân về chuyện biển đảo VN rồi. Anh em thử kiểm tra giúp xem tình hình tên Chiến?

    • Thành said

      Lão Cu xờ này ghê đây, hoàn toàn nhất trí!

  18. heo@yahoo.com said

    hỡi những ai còn mù mờ, ăn theo đếch biết suy nghĩ độc lập chỉ biết ăn theo nói leo thì VN mãi mãi là nước nhược tiểu, dân VN vẫn tự sướng là hoành tráng nhất, tự sướng nhá chứ đếch có thằng nào coi ra gì. Bọn nước ngoài tới VN kiếm tiền dù là Tây trắng hay Đen đa số là đểu, chỉ những thằng đểu mới lao vào môi trường nguy hiểm để kiếm tiền ,lợi nhuận, RỦI RA CÀNG CAO LỢN NHUẬN CÀNG NHIỀU; Qui luật mà. Năm 74, 3 thằng đánh một thằng đơn cô, thế yếu, VNCH có đồng minh ấy nhưng dân MN lúc ấy toàn lũ báo cô,ăn hại . những người lính phải căng mình ra chiến đấu thì mấy bác lại đâm sau lưng, bắn giết dân , quân MN là để tử của bà Nguyến Thị Bình.

    • TC Việt Mường said

      xin phép bác heo@yahoo.com à, tui xin thay từ “toàn lũ báo cô, ăn hại….” của bác bằng từ “nhiều kẻ ăn cháo đá bát, những người lính phải căng mình chiến đấu thì nhiều kẻ đâm thọc sau lưng để rồi đến hôm nay nhận được sự tủi nhục khôn cùng”

  19. Nguời Sài Gòn said

    Ngồi mà nghi ngờ ai chia chác hay cuớp đất của mình thì có đuợc gì ? Hãy chung tay củng cố sưc mạnh của tòan dân bằng chế độ dân chủ thực sự thì VN mới mong không mất mất nữa. Hãy ngừng tham lam cố chấp mà mất nuớc nhóm nguời ngu muội lừa lọc dân kia !

  20. javux_007@yahoo.com.vn said

    Nếu vậy thì người Mỹ quá khôn một mũi tên bắn hai đích ”
    !_để khống chế LX kết thân với Trung quốc bằng cách tảng lờ cho “con hổ”(TQ)đang thèm miếng mồi ngon(HS) của anh bạn hàng xóm VN khi người Mỹ đang ở thế bí
    2_ Mỹ thừa hiểu là Hoàng sa là của VN (ít nhất là VNCH) nên vào thế cùng Mỹ làm con bài tạo mâu thuẫn lâu dài giữa TQ vàf VN (vì Mỹ thừa hiểu lòng tham của lãnh đạo ĐẠi Hán )?

  21. Xe Thồ said

    Năm 1974 nếu Mặt Trận DTGPMN biết xót xa khi Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm thì có thể bí mật hòa hoản với Nam Việt một thời gian để Nam Việt rãnh tay đánh Trung Quốc. Nếu không bị các áp lực, nặng nhất là quân giải phóng thì với thực lực quân sự hiện thời, Nam Việt thừa sức đánh đuổi bọn bành trướng.

    • Ẩn danh said

      Bác đúng là chỉ biết … chạy xe thồ ! he he he
      Thiệt mà, ” Mặt Trận DTGPMN ” chỉ là cái bình phong thôi. Mọi chỉ thị, con người, quân tráng khí tài đều “uống nước nguồi miền Bắc” hết bác ơi.

  22. KOSOHUDOA said

    Bài của Mr. Trần binh Nam…chưa đúng đâu, Ô Nam chưa hiểu sâu sách lược của Mỹ ở Biển Đông…? ô nên tìm hiểu vì sao Liên Xô sụp đỏ nảm 1991 để biết Mỹ uyên thâm như thế nào trong quan hệ quốc tê…còn vài bài viết của vài trí thức và Sĩ quan VNCH phê phán Mỹ về vấn đề này…nhủng tất cả các bài đó đều không đúng …? Còn có thái độ vô ơn đối với cựu đồng minh của mình…
    Biển đông, Châu á- TBD sẽ còn nhiều thay đổi ngoạn mục… chớ vội bi quan, tự ti …VN đang đổi mới mạnh mẽ.,ngoại giao khôn khéo… được cộng đồng quốc tế ủng hộ, vẫn đứng vững và phát triển …Sự tự tin độc lập, tự do… cua người dân ngày càng tăng lên…

  23. Xe Thồ said

    Năm 1974 Mỹ “để” Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là ý đồ chiến lược cản Liên Xô bành trướng ở tây Thái Bình Dương. Vậy năm 1988 Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa trong khi ở Cam Ranh có hạm đội của Liên Xô thì ai “để” và là ý đồ của ai ?
    Nam Việt dùng viện trợ Mỹ để chống cộng, Bắc Việt dùng viện trợ Liên xô, Trung Quốc để “giải phóng” mà không bị họ xào nấu chia chác mới lạ.

  24. […] Nguồn anhbasam […]

  25. donghailongvuong said

    Thật đau lòng mà nhận xét ĐCS VN ngày hôm nay như thời gian đoạn cuối của nhà Nguyễn, quan lại-tướng lãnh đang ăn mày dĩ vãng, lo hưởng thụ, tinh thần dân tộc bạc nhược. Chẳng ai/nhóm nào đủ đức, đủ uy, đủ nhiệt huyết để vực dậy làm sống lại tinh thần dân tộc, đủ tầm để góp phần ngăn tệ nạn tham nhũng (vì chính các Ông tham nhũng là sao nói được người khác), đủ tầm tài để trọng dụng người tài trong nhiều lĩnh vực.

    (Trí thức nào tâm huyết, VÔ TƯ, can đảm mở miệng ra thì bóp cổ ngay thì sự mạt vận của ĐCS VN nói riêng, và số phận của cả dân tộc nói chung là cái có thể nhìn thấy trước)

    Bạc nhược như thế nào thì hãy xem và đo lường vào số đông thanh niên, trung niên hiện nay (đại học trở lên) ở ngoài đời có thái độ và mức độ quan tâm đến thời cuộc là rõ ngay.. Vì đó là những thành phần có hiểu biết cơ bản, ở độ tuổi sung sức, nhiệt huyết và hiệu quả hơn các cụ đã về hưu.

    Một phong trào biểu tình yêu nước chỉ có vài trăm người, nói như anh Bùi Quang Minh nói “còn thua một đám ma to” mà ầm ĩ, nổi đình nổi đám, chính quyền bấn loạn-lúng túng.

    Nhìn vào toàn cục cả dân tộc này thì đó là một sự bất hạnh dài lâu. Suốt đời chỉ đi làm chư hầu, em út không Mỹ, Nga thì cũng là Trung Quốc. VN như một quá bóng bị đá qua đá lại rút cục chỉ thành phần dân đen là khổ nhất và hi sinh nhiều nhất mà thôi.

    • Cục Đất said

      Bạn nói rất đúng:
      “Bạc nhược như thế nào thì hãy xem và đo lường vào số đông thanh niên, trung niên hiện nay (đại học trở lên) ở ngoài đời có thái độ và mức độ quan tâm đến thời cuộc là rõ ngay.”
      Nhưng không do họ hoàn toàn mà còn do sự giáo dục, tuyên truyền kiểu ngu dân nữa.

    • Tào Lao said

      DHLV nói : “…như thời gian đoạn cuối của nhà Nguyễn, quan lại-tướng lãnh đang ăn mày dĩ vãng, lo hưởng thụ, tinh thần dân tộc bạc nhược. Chẳng ai/nhóm nào đủ đức, đủ uy, đủ nhiệt huyết để vực dậy làm sống lại tinh thần dân tộc….”
      ———-
      Đoạn viết có vài ý đúng, nhưng câu so sánh ban đầu ( trích ) thì …trật lất !
      Xem lại sự lao tâm khổ tứ của vua tôi quan lại thời Phan thanh Giảng xem lại sự hy sinh của Hoàng Diệu,Nguyễn tri Phương, sự hy sinh của hai vị vua trẻ bị tù đày biệt xưa, , xem lại phong trào Cần vương…đi ông ơi !
      Ăn mày, nhặc mót quá khứ , hèn hạ với giặc ác độc với dân trong khi vẫn còn chễm chệ trên ngai vàng, không so được cả với bọn Ích tắc, Chiêu thống vốn đã mất quyền …thì trong Lịch sử VN chỉ duy nhất có một “thể chế” như thế thôi.

      Nếu không nắm vững mà mạnh miệng so sánh bất cập đến như thế thì chắc …ông ĐHLV nữa là …hai !

  26. donghailongvuong said

    Trích bài viết : …Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến…

    Bài học rút ra là Tàu Mao, Tàu Tưởng, hay bất luận Tàu nào sau này nếu chế độ thay đổi thì họ tầm nhìn vẫn hơn Tàu Thống Nhất của Việt Nam.

    Việt Nam cứ hay nói nhiều đến “đồng bào”, “đồng chí” đến mức lạm dụng nhưng thực tế nhìn vào một gia đình, làng xã, cty nhà nước, tỉnh thành, cộng đồng loanh quanh đã kéo nhau, dìm nhau xuống.Nhiều khi dìm nhau chẳng phải lý do cạnh tranh, sinh tồn mà do ngứa mắt, con gà tức nhau tiếng gáy.

  27. Đá dựng said

    Chúng ta đa là vât hi sinh cuả mấy cường quốc,vây mà còn kêu goi đồng hành quân sư với mỹ.

  28. Tài liệu của Trung Quốc được tung ra chỉ nhằm đáp trả lại phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng.

Gửi phản hồi cho Nói thẳng Hủy trả lời