BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

221. TRAO ĐỔI THÊM VỀ DỰ THẢO HAI BÀI VĂN BIA MỚI TẠI ĐỀN THỜ QUANG TRUNG

Posted by adminbasam trên 29/07/2011

Đôi lời: Mấy bữa nay cư dân mạng (“lề trái” thôi) ồn ào sau bài Đau xót nhục nhã biết bao của Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Độc giả cũng cung cấp thêm nhiều thông tin.

Bữa nay, một độc giả thân thiết của BS gửi thêm bài báo vừa đăng trên tờ Lao động Nghệ An (số đặc biệt, 28/7/2011, kỷ niệm 82 năm Công đoàn VN) cho ta thấy thêm cả quá trình công phu, tốn kém của địa phương, để rồi gây nên phản ứng như vừa qua.

Mới biết, ở cái xứ đã nghèo, lại lắm kẻ ngô nghê (không dám biểu là ngu ngốc), không trách được càng nghèo nữa. Ngao ngán!

Bổ sung, 14 giờ, 29/7/2011, một độc giả từ Nghệ An vừa gửi email cho biết thêm chi tiết về hai tác giả bài báo này: “Nguyễn Triệu Tiền, tác giả bài báo chính là ông Nguyễn Xuân Tính, tổ trưởng tổ soạn thảo văn bia. Ông này không phải nhà giáo mà là sỹ quan quân đội nghỉ hưu. Còn đồng tác giả NGND, PGS TS Nguyễn Đình Noãn là nhà giáo về vật lý thiên văn.”

TRAO ĐỔI THÊM VỀ DỰ THẢO HAI BÀI

VĂN BIA MỚI TẠI ĐỀN THỜ QUANG TRUNG

Nguyễn Triệu Tiền 

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết (thành phố Vinh) được xây dựng theo Quyết định số 1721/QĐUB của UBND tỉnh Nghệ An. Ngôi đền được khởi công xây dựng ngày 15/8/2005 và khánh thành ngày 7/5/2008. Trước ngôi đền này có hai tấm bia đặt trong hai nhà bia. Khi hai tấm bia vừa được dựng lên đã có rất nhiều ý kiến cho rằng: Hai bài văn bia chưa chỉnh về nội dung, chưa đẹp về ngôn từ, không phù hợp với văn bia ở Đền thờ Hoàng đế Quang Trung…

Tiếp thu ý kiến của nhân dân, ngày 13/6/2008, UBND thành phố Vinh đã tổ chức hội nghị mời các ban ngành chức năng của tỉnh, thành phố cùng với nhiều nhà nghiên cứu tới dự để bàn về nội dung của hai bài văn bia này. Hội nghị đã thống nhất: Phải thay cả hai bài văn bia. Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị đã giao cho UBND Thành phố Vinh tổ chức soạn thảo lại văn bia. Lãnh đạo thành phố đã mời Anh hùng Lao động, giáo sư Vũ Khiêu vào Thành phố Vinh nghiên cứu để viết bài văn bia. Giáo sư Vũ Khiêu đã viết đi viết lại nhưng vẫn chưa đạt. Ngày 26/3/2009, Chủ tịch UBND Thành phố Vinh ký quyết định thành lập tổ soạn thảo văn bia tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung do ông Nguyễn Xuân Tính làm tổ trưởng.

Ngày 11/11/2009 Báo Lao động Nghệ An đã đăng hai bản dự thảo văn bia (một bản của tổ soạn thảo, một bản của giáo sư Vũ Khiêu để xin ý kiến nhân dân), sau đó lãnh đạo thành phố và tiếp tục tổ chức cuộc Hội thảo góp ý kiến nhưng cả hai bản đều chưa đạt yêu cầu. Thế rồi hai văn bia này tiếp tục được chỉnh sửa. Sau lần hội thảo ngày 12/1/2010 bài văn bia do giáo sư Vũ Khiêu soạn thảo đã được chọn.  Nội dung bài văn bia này được ép composit dán lên bia để nhân dân góp ý kiến trước khi khắc vào bia. Sau khi tìm hiểu và đọc kỹ hai bìa văn bia, chúng tôi được các vị lãnh đạo ngành văn hóa thành phố Vinh khuyến khích viết bài trao đổi để rộng đường dư luận.

Theo chúng tôi, nội dung bài văn bia này có những điểm phù hợp và chưa phù hợp như sau:

Bài văn bia do Giáo sư Vũ Khiêu soạn được viết theo thể phú biền ngẫu vần e, ê, i rất chặt chẽ về thể luật. Cấu tứ chặt chẽ, mạch lạc, lời văn trong sáng hùng hồn, vừa đại chúng vừa cổ kính, không những có giá trị về lịch sử, giá trị văn học mà còn phù hợp với tầm vóc của ngôi đền thờ vị Hoàng đế anh hùng dân tộc (bài văn bia đăng ở Báo Lao động Nghệ An trước đây dài tới 61 dòng, 516 chữ, nay đã chỉnh sửa còn 28 dòng, 310 chữ). Qua một số cán bộ của Ban quản lý đền thờ thì từ khi nội dung hai bài văn được trưng lên thì hầu hết khách thập phương đến vãn cảnh, thắp hương đã lên đền thắp hương và đọc văn bia. Nhiều đoàn của các ban ngành Trung ương về dự Hội thảo “Hoàng đế Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô” ngày 31/5/2011 (như đại diện Viện sử học Việt Nam, Viện khảo Cổ học Việt Nam, Viện Việt Nam học- Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Di Sản Bộ văn hoá Thể thao và du lịch v..v.) sau khi viếng thăm đền, đọc văn bia  đều cho rằng nội dung như vậy là phù hợp.

Qua nghiên cứu nội dung của hai bài văn bia, chúng tôi xin có ý kiến như sau:

          – Chọn chiếu xây dựng Phượng Hoàng Trung đô là phù hợp. Tuy nhiên lạc khoản bị sai lạc, chưa chính xác.

– Lẫn lộn về ngày: Thái Đức năm thứ 11. Ngày 3/9/1788 là không chuẩn, nên sửa lại là: Thái Đức năm thứ 11 ngày 3 tháng 9 năm Mậu Thân (1/10/1788). Cẩn thận hơn thì ghi Thái Đức năm thứ 11 ngày 3 tháng 9 năm Mậu Thân (1/10/1788).

– Về vương hiệu: Thời điểm đó Nguyễn Huệ chưa lên ngôi Hoàng đế, đang còn là Bắc Bình Vương, nên đã lấy niên hiệu của Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Vì vậy nên sửa lại là “trích chiếu của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ”.

– Về ý chính của nội dung tờ chiếu: Nếu ghi “Trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô”, người đọc sẽ hiều nhầm là Nguyễn Huệ nhờ Nguyễn Thiếp đi chọn đất đóng đô. Thực ra việc chọn đất Yên Trường để xem phương hướng xây ngự điện.

–         Nên trích thêm hai, ba câu tiếp theo cho rõ nghĩa:

“Đã sức cho quan Trấn thủ sửa soạn gỗ, ngói, khí cụ, hẹn ngày làm việc,chỉ có xem kiểu đất thì phải hỏi đến ông già. Tiên sinh hãy mau đến chốn ấy ở tạm vài tháng xét rõ cồn vũng chọn lấy vượng địa để xây ngự điện, chỉ định phương hướng để tiện cho quan trấn theo đó mà làm.”

–         Tấm bia này nên có tiêu đề. Chúng tôi đề nghị nên ghi tiêu đề là:

Trích chiếu của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về việc xây dựng kinh đô.

Lạc khoản ở bên dưới chỉ cần ghi: Thái Đức năm thứ 11 ngày 3 tháng 9 năm Mậu Thân (1/10/1788).

Nhà giáo Nguyễn Triệu Tiền

Nhà giáo nhân dân PGS.TS Nguyễn Đình Noãn

(Khối 9, phường Trung Đô, TP. Vinh)

NỘI DUNG BÀI VĂN BIA THỨ NHẤT

Tưởng niệm Hoàng Đế Quang Trung.

Vinh quang thay! Danh trấn Nghệ An

Vĩ đại thay! Anh hùng Nguyễn Huệ.

Núi sông hùng vĩ, ngàn năm vượng khí anh linh;

Trời biển tung hoành, một vị hùng tài cái thế.
Tổ bốn đời từ Thái Lão, Hưng Nguyên- Đường vạn dặm vào Tây Sơn, Kiên Mỹ.

Năm Tân Mão (1771) cùng huynh trưởng phất cờ khởi nghĩa

Lúc Nam chinh, khi Bắc chiến rực rỡ công lao;

Xuân Kỷ Dậu (1789) vì nhân dân hành đạo thay trời

Trừ nội phản, diệt ngoại xâm lẫy lừng uy thế.

Một trận ra quân vào Rạch Gầm- Xoài Mút đánh chìm ba trăm thuyền vùi xác giặc Chiêu Tăng;

Năm ngày thần tốc tới Khương Thượng- Đống Đa đại phá hai chín vạn tan hồn quân Sỹ Nghị

Bảo toàn bờ cõi mở vận thanh bình – Quét sạch ngoại xâm xây nền thịnh trị.

Khuyến nông trọng sỹ phát triển công thương – Rèn tướng luyện quân tăng cường võ bị.

Kinh bang tế thế, định bốn phương một hướng đi lên;

An quốc hộ dân, lưu vạn đại trăm bài học quý.

Một thời ngang dọc dưới trời Nam- Bao bận đi về trên đất Nghệ.

Quê xưa họ cũ uống nước nhớ nguồn- Người giỏi đất thiêng sâu tình nặng nghĩa

Mậu Thân (1788) vừa hạ chiếu dựng Trung Đô;

Nhâm Tý (1792) đã băng hà rời cõi thế.

Xây hoàng cung chưa kịp hoàn thành- gặp biến cố trở nên hoang phế.

Ngày nay:

Trên núi cao Dũng Quyết uy nghi- dưới nền cũ Trung Đô hùng vỹ

Đền thiêng toạ lạc thờ bậc thiên tài- Đại diện tôn nghiêm tri âm thánh đế.

Công huân vang dội cổ kim- Âm đức bao trùm trời bể.

Binh cường, quốc phú lược thao nối chí tiền nhân;

Trí tráng, tâm hùng chính khí soi dài hậu thế.

NỘI DUNG VĂN BIA THỨ HAI

“…Nay kinh Phú Xuân thì hình thế cách trở. Ở xa trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo định thần nghị rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân.Vừa có thể khống chế được trong Nam, ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về.

…Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, Quả cung đã từng mở địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây dựng kinh đô mới. Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy.

Thái Đức năm thứ 11, ngày 3/9/1788

(Trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô).

Ý kiến độc giả:

– Buồn vì tiền thuế của dân lại thất thoát vì những việc tầm phào, tôi xin ý kiến thế này:

1. Nghệ An đã không dám nhìn thẳng vào sự thật. Cứ cho là văn cụ Hồ dở, cần thay thì phải làm cách khác, chứ có đâu lại dán đè như thế được? Đã hết cách chưa?
2. Bảo là dán đè như thế để xin ý kiến du khách, vậy có phương án xin ý kiến thật không, du khách đã nói thế nào? Đã có bao nhiêu cuộc hội thảo, thi cử, GS, TS, anh hùng,… còn chưa ăn ai, huống hồ lại chờ cái cứu cánh là du khách, phỏng có đúng? Ý kiến du khách nếu có chỉ để tham khảo thôi, nếu không thì hóa ra Nghệ An lại đẽo cày giữa đường, biết bao giờ cho xong.
3. Để khỏi điều tiếng bây giờ, nên dẹp cái vụ dán đè, trả lại hiện trạng rồi chịu khó (muối mặt) mở một cuộc thi, thảo khác, xin ý kiến, rồi lâu dần, dư luận nguôi ngoai hãy “dán” lại các bác Nghệ ạ.
Kính
Người Pleiku

99 bình luận to “221. TRAO ĐỔI THÊM VỀ DỰ THẢO HAI BÀI VĂN BIA MỚI TẠI ĐỀN THỜ QUANG TRUNG”

  1. Contraibáchồ said

    “Đục hay không đục nó là vấn đề !” hãy xin ý kiến của của đẻng và nhà nát ! Hi hi hiiii….rồi mới “đè ra…” và “đục vào…?” cái beer hi hi…

  2. Người dân quê choa said

    Hôm nay bỏ ý cụ Hồ
    Ngày mai có lẽ treo cờ lão Mao
    Hỏi người lãnh đạo tối cao
    Ai gây nên nỗi nhục sao nhục vầy,
    Học theo gương Bác thế này
    Cũng đà mặt dạn mày dày với dân.
    Người dân quê choa

  3. ĐẠI QUAN said

    TOÀN CẢNH VỤ VĂN BIA ĐỀN QUANG TRUNG

    2 Bia đá ở đền Quang Trung trên đỉnh núi Dũng quyết Thành phố Vinh được dựng lên trong dịp khánh thành vào tháng 5/2008. Bia đá bên tả vu khắc 6 câu thơ của HCM, trích trong Việt nam lịch sử diễn ca(bài này nhiều người cho là không phải viết để tạc lên bia mà viết để tuyên truyền nôm na thôi). Bên hữu vu khắc tóm tắt công trạng vua QT bằng một số gạch đầu dòng(bài này có 5 chi tiết không chính xác với lịch sử, thể thức không phải văn bia).
    Sau ngày khánh thành, 2 văn bia này được cho là không xứng tầm. Rất nhiều ý kiến đã đưa lên hệ thống thông tin đại chúng của Nghệ An chê hai bài văn bia này.
    – Ngày 13.6.2008 (tức là hơn một tháng sau khi tiếp thu dư luận) Họp tại TP Vinh quyết định phải tìm hai bài khác để thay thế.
    – Tổ soạn thẩo được thành lập, có khoảng 40 bài thi gửi về ban tổ chức cuộc thi viết văn bia cho đền QT.
    – Giáo sư Vũ Khiêu được mời tham gia viết, không dự thi.
    – Các bài văn bia được đăng ở một số báo của Nghệ An, Có đưa tin ở cổng thông tin điện tử thành phố Vinh, Báo sài gòn giải phóng…
    – Đến tháng 4/2010 vẫn không lựa chọn được bài nào đạt yêu cầu.
    – 12/1/2011 Họp lại tổ tiếp tục chỉnh sửa, rà soát các bài văn bia nhưng không chọn được.
    – Tháng 3/2011 Các nhà nghiên cứu Nghệ An quyết định chỉnh sửa bài của GS vũ khiêu, gửi ra xin ý kiến GS và đã được đồng ý.
    – Kết quả: Bài của GS Vũ Khiêu(bài này ca ngợi HĐế QT viết theo thể biền ngẫu) dự kiến sẽ thay thế bài công trạng Vua QT.
    Thư Nguyễn Huệ gửi La sơn Phu Tử về việc dời đô sẽ đựoc trích để thay bia khắc 6 câu thơ của Bác Hồ.
    – Thành phố Vinh quyết định làm tạm 2 tấm composit viết chữ ốp vào 2 tấm bia để xin ý kiến nhân dân, đồng thời tuyên truyền trên báo để thu hút quan tâm góp ý của dư luận. Thời gian xin ý kiến là 1 năm. Từ 20/5/2011 đến 20/5/2012.

    – Ngày 23/7/2011. Một số trang Blog bắt đầu phát tán bài viết của Phạm Xuân Nguyên(đau xót nhục nhã biết bao) cho rằng đục bỏ thơ bác là sai lầm lớn, là sợ Tàu. Thay văn bia của GS Vũ Khiêu vào văn bia “công trạng Vua QT cũng là sai to, cũng là sợ Tàu. Một số độc giả vào đọckhông kỹ cũng hiểu theo nghĩa như vậy. Các trang mạng đối lập trong và ngoài nước đưa tin có vẻ sốt dẻo, giật tít rất giật gân. Nhiều độc giả thể hiện qua comment tỏ ra đau khổ, xót xa, phẫn nộ.
    – Ngày 26/7/2011. 3 NGÀY SAU KHI THÔNG TIN LÊN MẠNG, Lãnh đạo thành phố Vinh đã họp, xin ý kiến cấp trên đánh giá tình hình, đọc kỹ bài viết của PXN và một số bài liên quan. Hội nghị tiếp thu ý kiến của dư luận về cách thức xin ý kiến. Lấy tấm composit ốp lên bia là không phù hợp, quyết định làm 2 cái giá để đặt 2 tấm composit bên cạnh 2 tấm bia đá, đặt bàn ghế, sổ bút, có người hướng dẫn để nhân dân lên tham quan, làm lễ có thể góp ý kiến trực tiếp. Thời gian đến hết tháng 5/2011. Các báo cũng đưa tin kêu gọi góp ý.
    – NGÀY 1/8/2011. 2 tấm bia xin ý kiến đã đựoc hoàn thành, dựng lên bên cạnh.
    NHƯ VẬY SAU 8 NGÀY DƯ LUẬN ẦM Ĩ VỀ VIỆC ĐỤC 2 TẤM BIA TRÊN ĐỀN QT – TP VINH, LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ VINH ĐÃ TIẾP THU Ý KIẾN VÀ NHANH CHÓNG KHẮC PHỤC SAI SÓT. TIẾP TỤC KÊU GỌI CÁC Ý KIẾN GÓP Ý, SỬA ĐỔI, NẾU CÓ BÀI VĂN BIA MỚI GỬI VÈ UBND THÀNH PHỐ CŨNG NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH.
    TRÂN TRỌNG CẢM ƠN PXN VÀ ĐỘC GIẢ!

  4. Phan Sang said

    Viec thay van bia BAC HO bang van bia cu Khieu qua la nuc cuoi, toi cung khong hieu may ong “quan” chu nghia va tinh than anh hung dan toc den dau nua hay ho chi biet giu “ghe” cua minh ma khong them quan tam den du luan? Ho duc bia cua Bac Ho thay bia cu Khieu phai chang lai gay to mo cho nhieu nguoi moi khi ghe Nghe An lai to mo len nui Quyet de xem den tho vua Quang Trung. Hoi oi, nghich ly thay, vua Quang Trung yeu nuoc danh giac Tau, Xiem than toc the, day la tam guong nghin doi cho thanh nien Viet Nam yeu dau noi theo. Vay ma gio chi so giac Tau uy hiep chua dai cho mot tro ma may “ong quan” da khiep dam, cha dap len tinh than dan toc, cha dap len nhung van tho cua Bac? Toi thiet nghi, ke nao nghi ra chuyen hen nhat nay thi nen xu ban ngay di la vua!

  5. B40 said

    Than oi! Day la hau qua cua cai “mau” hao danh loi cua nguoi doi thoi ma! Nguoi phu trach viec sua
    bia thi duoc cham mut it tien(loi), nguoi viet van bia thi duoc ca tien thu lao va ten duoc khac vao bia ma ! Chi co nhung ai co moi chu TAM thi chang so mui gi ma thoi .”MOT NGAY LA THOI SAI NHA,LAM CHO KHOC HAI CHANG QUA VI TIEN “̣̣

  6. Ẩn danh said

    May bac ban`cung phai nhu*ng ma Bac dang la kim chi Nam dzi nhien hong duoc bo? roi cai lu~ do^` Nho xu Nghe kem ho^ng` lai khong chuyen khong co bac sao co may do^` lam` tho* , bo? do^` chuoc bo? bac Ho, con khong thoi ca nuoc ta nhat tri’ qua(ng B’ac Pha’ Dang? thi` chu*~ nghi~a bac’ von ke’m tra^`m trong sao = bai kia

  7. vandu said

    ĐỤC BỎ THƠ BÁC HỒ VIẾT VỀ VUA QUANG TRUNG LÀ HÀNH ĐỘNG MỞ ĐƯỜNG “RƯỚC VOI GIÀY MẢ TỔ”
    Gần đây, một thông tin làm nổi lên lòng cuồng nộ của cả nước khi hai văn bia tuyên xưng công trạng của vua Quang Trung đặt tại đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết thuộc thành phố Vinh (Nghệ An) đã bị đục bỏ. Điều đáng nói là một trong hai văn bia này là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương Quang Trung Nguyễn Huệ. Nội dung đoạn thơ (Trích “Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh toàn tập (1930-1945),tập 3”, Hà Nội, NXB Sự thật – 1983) như sau:

    Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
    Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
    Ông đà chí cả mưu cao
    Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
    Cho nên Tàu dẫu làm hung
    Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

    Ông Phan Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận xét:
    “…Có một số người cho biết lý do duy nhất được đưa ra ở Nghệ An để thay bia là có ai đó cho đoạn thơ của Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ nôm na, lại có chữ “kẻ” nghe không hay, không kính. Đây là một lý do vin vào hình thức bên ngoài mà thực ra là không hiểu biết gì về quan điểm nhân dân của Hồ Chí Minh.
    Suốt đời ông Hồ viết và nói cốt cho dân dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm. Nhất là khi ông mới về nước sau ba mươi năm ở nước ngoài. Tám mươi phần trăm dân chúng là nông dân, phần đông là thất học, mù chữ, muốn tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho họ thì phải có cách nói làm sao cho họ dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc biệt khi nơi đầu tiên tuyên truyền cho dân lại ở vùng núi. Cho nên ông Hồ đã trình bày những điều cao xa, sâu sắc bằng những ngôn từ giản dị, bằng lối nói khẩu ngữ để nhân dân thấy gần gũi, dễ hiểu. Toàn bộ bản diễn ca Lịch sử nước ta dài 208 câu lục bát ông Hồ viết năm 1941-1942 tại Cao Bằng chính là theo tinh thần ấy. Ông kể lần lượt các triều đại với công tích chính là chống giặc ngoại xâm bằng cách nêu tên người anh hùng dân tộc qua mỗi thời kỳ rồi đúc rút thành bài học. Bài học đó luôn luôn là sức mạnh đoàn kết toàn dân. Đoạn thơ ca ngợi Nguyễn Huệ là tập trung nhất, khái quát nhất cho truyền thống quý báu xuyên suốt lịch sử dân tộc đó. Câu chữ đơn giản mà chính xác, lời thơ mộc mạc mà sâu sắc, làm bật được tư tưởng lớn: Giặc Tàu dẫu hung hăng nhưng non sông nước nhà ta vẫn được dân ta giữ gìn trọn vẹn bởi dân ta biết cùng nhau một lòng và có người lãnh đạo chí cả tài cao. Một dân tộc đồng tâm nhất trí từ trên xuống dưới, từ người cầm quyền đến dân chúng, thì không một kẻ thù nào dù xảo quyệt, mạnh bạo đến đâu, có thể khuất phục. Đánh giá Nguyễn Huệ, đánh giá sức mạnh của Nguyễn Huệ và nhân dân như vậy thật là cao cả, tuyệt vời.” (Thay bia là chuyện to, không thể lấp liếm được – http://quechoa.info/2011/07/27/thay-bia-la-chuy%e1%bb%87n-to-khong-th%e1%bb%83-l%e1%ba%a5pli%e1%ba%bfm-d%c6%b0%e1%bb%a3c/#more-13227 )

    Khi mới đọc qua, nhiều người cho đoạn thơ trên là không hay bởi nó nôm na dễ hiểu, nhưng đọc kỹ ta mới nhận ra cái ý tứ sâu sắc nằm sau con chữ của Bác. Ý tứ sâu sắc và rất thơ ấy là gì? Đó là sự đoàn kết một lòng của toàn dân chống giặc ngoại xâm là rất đáng quý, nhưng muốn đi đến thắng lợi nhanh chóng phải cần có một Minh Quân. Lịch sử đã chứng minh Vua Quang Trung là một minh quân “chí cả mưu cao”, một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng , biết tập hợp lòng dân nên “Non sông nước nhà” được vững bền.
    Lời dạy ấy của Bác đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi. “…Trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông do những thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận của ta, bắt giữ hãm hại ngư dân chúng ta, cắt cáp thăm dò dầu khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, tiếp tục những tội ác của chúng đã gây ra tại Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước đã hy sinh và năm 1988 lại 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống tại Trường Sa vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và rồi , máu của Việt Nam vẫn đang chảy trên Biển Đông.
    Quả thật chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã không cam chịu một nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh làm cản trở tham vọng nuốt trọn Biển Đông và tràn xuống Đông Nam Á như xưa kia cha ông chúng đã từng theo đuổi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động, đánh một đòn hiểm khi những vết thương chiến tranh kéo dài hơn một phần tư thế kỷ trên đât nước ta chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn, đã phơi trần dã tâm chưa lúc nào từ bỏ của chúng”

    (Trích Bài phát biểu tại lễ Tưởng niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam sáng 27 – 7 – 2011 của gs Tương Lai )

    Trong tình hình như vậy, việc đục bỏ đi lời tuyên dương của Bác Hồ đối với công trạng chống giặc Tàu của Vua Quang Trung chẳng khác nào “trải thảm đỏ” mời giặc Tàu vào thôn tính nước ta. Lợi dụng việc khai thác Bauxite ,thực tế chúng đã đưa dân vào sinh con đẻ cái cắm rễ ở Tây Nguyên. Ai dám chắc chúng không nuôi mộng bành trướng lâu dài. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Rước voi giày mả tổ”. Hành động đục bỏ thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ là xúc phạm đến cùng lúc hai vị anh hùng dân tộc, xúc phạm đến hồn thiêng sông núi Việt Nam. Theo tôi, đó là hành động “rước voi giày mả tổ” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    Lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông của dân ta thì đã rõ. Giờ chỉ cần một “Minh Quân” biết tập hợp toàn dân một lòng chống giặc ngoại xâm, thì : “… Tàu dẫu làm hung / Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”.
    Ông Trương Tấn Sang, tân Chủ tịch Nước CHXHXN Việt Nam đã từng phát biểu về đấu tranh chống tham nhũng: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”. Vừa qua, trả lời báo chí sau khi nhậm chức Chủ tịch Nước, ông nói: “Phải khẳng định rằng, chủ quyền đất nước là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Bất kể một công dân của Quốc gia nào dù to hay là nhỏ, cũng có nhận thức giống nhau như vậy. Chúng ta cũng là như thế, với mọi người dân Việt Nam, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm.”
    Bản thân tôi kính mong ông Chủ tịch nước và các cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra người chịu trách nhiệm chính trong việc đục bỏ thơ của Hồ Chủ tịch và xử lý đến nơi đến chốn, đồng thời khôi phục lại văn bia như cũ để củng cố niềm tin của nhân dân trước âm mưu xâm lược của ngoại bang.

    Võ Ngọc Thọ

    • Ẩn danh said

      Xin được chia sẻ thêm với chư vị đôi chút về chữ: ”kẻ” mà BÁC HỒ của chúng ta đã nói về vua QuangTrung.
      Xưa chỉ có Kẻ và Mọi vậy Kẻ là gì và Mọi là gì?
      .Nếu nói là thấy không hay hay là “không kính” thì điều này quả thật phải để các” nhân sỹ’ âý đi học lại thôi bácPhan Xuân Nguyên ạ!
      KN_CĐMX. ĐườngLâm-SơnTây

      • ngotngao said

        Đã sai thì phải sửa, sửa triệt để. Bia đá chứ bia miệng vẫn phải sửa. Quyết tâm sửa dù đau xót, nhục nhã đến đâu, sai mà sửa được là sửa. Đã làm lãnh đạo thì thấy đúng phải làm. Xem xét dư luận tuyệt đối không chiều theo dư luận. 1% có thể đúng, 99% vẫn có thể sai. Thận trọng khi sửa bia đá là đúng, đây là chuyện to không phải chuyện nhỏ là đúng, không được nguỵ biện và chống chế là đúng nhưng có thể hổ thẹn một đời này mà không hổ thẹn nghìn năm sau.
        MẶC THẾ GIAN AI KHEN CHÊ TRÁCH OÁN
        NGẠO DANH CA BẬC LOẠN THẾ ANH HÙNG.
        (LÃ BẤT vI)
        Tôi đã đt hỏi ông NXT. không phải ông viết mà mạo danh như vậy là không được. Tôi không ở phe nào, đường trần gian xuôi ngược để vui chơi vậy thôi.

  8. Thảo Dân said

    Phạm Hải nói đúng. Tôi thấy hai bài mới giọng văn như văn tế. Bài của Bác Hồ khí phách hơn. Nhưng đấy là ý kiến cá nhân. Còn dù hay hay không hay cũng đừng nên thay câu thơ của Hồ Chủ Tịch. Những nhà chính trị Nghệ an lãnh đạo kém, tỉnh có nhiều tiềm năng mà nghèo mãi, bây giờ lại muốn thay thơ HCM để nổi tiếng hay sao.

  9. Vả Vào Mặt Khiêu said

    Ối giời ơi! Ông Hồ giỏi nho, biết Tây. Vậy mà bây giờ bị con cháu chê ít chữ. Nâng lên, đặt xuống lại còn lớn tiếng là Học tập tấm gương đạo đức HCM. Suy cho cùng thì phải kiểm điểm mấy ông vẽ ra chuyện này. Toàn là loại trình độ văn học tà tà ngọn cỏ vậy mà dám chê Bác choa. Ông Khiêu sắp bị Hồ chủ tịch mắng rổi đấy. Đúng là cung quăng cung quẳng cung quằng, sông nhị hà ba mươi sáu thước vịt ăn vịt lội.v.v.

  10. Theo tôi nên để nguyên bài của Cụ Hồ. GS Khiêu nên vui vẻ tự rút bài của mình. Tỉnh Nghệ An nên đồng thuận theo lòng dân cho khôi phục lại văn bia ghi mấy câu thơ của Bác.
    Bây giờ ai quyết đây? Tác giả? chính quyền Nghệ An? Nhân dân hay THIÊN TRIỀU?

  11. Tôi thấy chuyện này không có gì mà ầm ỹ. Hai bài vănn bia chưa hay thì ta sửa. Việc này đã được lãnh đạo tỉnh NA, thành phố Vinh chỉ đạo sát sao. GS Vũ Khiêu là anh hùng lao động, tài cao đức cả, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng kính nể, viết bài là xứng đáng. Bài của bác hay ra rứa, còn chê nỗi gì? Tôi nghĩ nên cảnh giác bọn xấu gây diễn biến hòa bình. Riêng cái ông PXN tôi thấy hay đi biểu tình lắm

    • ngotngao said

      Không được mạo danh người già nhé. Ông Tính cũng đã nhiều tuổi. Không chửi bới gì ai. Không nên giả mạo để câu ngưòi khác ném đá. Đồ hèn.

      Editor: Hic! Sao bác chửi bác Nguyễn Xuân Tính vậy? Bác Tính và bác Khách còm lúc 19:48 là một, do lúc đầu không khai tên thôi.

      • Ẩn danh said

        MAKENO
        Chú phóng viên trẻ “ngọt ngào” giỏi quá ta! Mới đọc qua đã biết “NXT” là mạo danh. Hay chính “Ngọt Ngào” mới là NXT thật? Dám lắm đó nha! Mà, tranh luận gì thì tranh luận, đừng chửi nhau. Tôi thấy NXT và Ngọt Ngào cùng “một phe” mà. Hai bác đều là đồ…Nghệ cả, sao lại chửi nhau? Hay đồ Nghệ bây giờ như chú “Ngọt Ngào” chửi cả?

      • ĐỒ CHIỂU said

        ĐỒ CHIỂU
        Chú phóng viên trẻ “ngọt ngào” giỏi quá ta! Mới đọc qua đã biết “NXT” là mạo danh. Hay chính “Ngọt Ngào” mới là NXT thật? Dám lắm đó nha! Mà, tranh luận gì thì tranh luận, đừng chửi nhau. Tôi thấy NXT và Ngọt Ngào cùng “một phe” SỬA BIA với nhau mà. Hai bác đều là đồ…Nghệ cả, sao lại chửi nhau? Hay đồ Nghệ bây giờ như chú “Ngọt Ngào” chửi cả?

  12. Ẩn danh said

    Chuyện không có gì mà ầm ỹ. Bài văn bia cũ không hay thì thay bài khác. Giáo sư Vũ Khiêu là người tài cao đức trọng, là anh hùng lao động, được Đảng và nhà nước tôn vinh. Bài của bác Vũ Khiêu hay rứa còn chê nỗi gì. Phải cảnh giác cách mạng coa để không bị bọn VT nó lợi dụng tâm lý chống Tàu để kích động. Tôi thấy ông PXN hay đi biểu tình lắm!

  13. Ẩn danh said

    Xin kính các cụ Giáo sư, các cụ không nên làm phức tạp thêm vấn đề. Các cụ già rồi trí óc không còn minh mẫn nữa, hãy nghĩ ngơi cho khỏe, đừng mang cái mác Giáo sư ra mà múa may làm gì cho xấu mặt. Một cụ làm vật lý thiên văn thì biết chi văn vẻ mà đi soạn thảo văn bia.

  14. Mot nguoi Viet nam said

    “…rồi đây cái gì dính dáng đến yếu tố Trung quốc đều bị đưa ra mổ xẻ, …” Đúng rồi! cái này thì ông nói đúng, nên thế và cần phải thế ,Không nói đến tâm lý bài Hoa , bởi vì ng Hoa ở Vn họ có quyền duy trì văn hóa của dân tộc họ ko ai can thiệp, nhưng đây là các công trình công cộng (” Đông đo đại phố”. “Vạn lý trường thành” …lại còn quân tượng Tần thủy Hoàng…) ,là bộ mặt của đất nước ,phải thể hiện đúng bản sắc riêng của dân tộc Vn , cớ gì lại bê nguyên xi cái thứ Vh ngoại lai ấy vào??? Tại sao??? Để làm gì??? nếu ko phải là tâm lý, chủ trương Vong nô Hán thì là gì??? những thứ như thế phục vụ ai ? Riêng tôi thì tôi ko bao h bước chân vào đó …Hãy xem TQ từ tr đến h đối xử với Vn ntn??? .nếu n~ công trình ấy nằm trong 1 quần thể kiến trúc ,văn hóa quốc tế thì ko nói làm gì , đằng này….

  15. said

    Đã có mấy lần tôi thấy mời góp ý dự thảo văn bia trên báo và web vinhcity nhưng chẳng thấy bác nào có ý kiến gì cả.
    Đột nhiên! ông Phê bình VH PXN lên tiếng! cả làng làm ầm ĩ lên, nâng quan điểm, chửi bới, ném đá…lọan hết cả lên!
    1. Ai thấy thế nào cứ gửi văn bản, ký tên rõ ràng gửi cho Ch. quyền. Họ đang mời góp ý đấy!
    2. Ai muốn thay đổi chế độ thì làm cách mạng thực sự. Lợi dụng ba chuyện văn chương chửi CQ cũng chẳng nên chuyện.

    • Ẩn danh said

      Không nên đánh lạc hướng vậy cái bác này, nhà bác làm ăn bậy bạ thì phải trả giá chứ, đừng nên luyên thuyên nói năng càn rỡ vậy nhé

      • said

        Nói cho bác biết, rồi đây cái gì dính dáng đến yếu tố Trung quốc đều bị đưa ra mổ xẻ, chém giết hết. Đấy hôm nay báo chí lại ầm lên vì chuyện Đà lạt xây “Vạn lý trường thành”.

      • Ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia mới bổ nhiệm Vũ Viết Ngoạn xài bằng giả said

        Có vẻ như bác không biết gì về tình hình đất nước thì phải? Bác đang vì lấp liếm cái chuyện văn bia mà đứng lên trên vấn đề dân tộc đấy. Thứ nữa là không nên giải thích đúng sai chuyện khoa học theo kiểu cái nền báo chí nô bộc của ta, chẳng có lí lẽ gì cả, cứ vậy là phán bừa, chưa nghe phản biện đã kết luận. Bác không thấy những người phản đối chuyện bỏ văn bia đều đưa ra lập luận rất chặt chẽ, hợp tình hợp lý đấy à, bác có giỏi thì mang câu chữ ra mà phân tích. Mách nhỏ với bác không nghe thì thôi nhé không lại bảo tôi là phản động, thời nay mà muốn biết sự thật, muốn nghe phản biện bác chỉ có thể thấy trên Blog “lề trái” – chắc bác này đang cười ngặt nghẽo đây! Còn vài trăm tờ báo “lề phải” chỉ ầm ầm lên vậy thôi, mấy ông tuyên truyền mà hắt hơi một cái có mà câm miệng ngay. Chỉ có các văn sĩ trí thức người ta tâm huyết với đất nước này họ mới vượt qua được nỗi sợ hãi để lên tiếng đấy.

  16. hung said

    Đọc hai ” bản thảo” văn bia trên tôi thấy buồn cười, chả hiểu giào sư là gì, câu từ thì pha kim pha cổ, tôi nghĩ nên huỷ nội dung 2 bản văn bia đó đi, cho dù đó là lời của ông bác Hồ chứ còn ông giáo sư vũ Khiêu ( vũ nghĩa là võ là thượng cẳng chân hạ cẳng tay, khiêu là khiêu khích, cái đệm và cái tên đều không nhân văn chút nào sao lại làm nghiệp văn ? ) còn văn của mấy anh nhà nọ nhà kia cũng vậy. Là đền thờ Vua Quang Trung, sao không chọn bài văn của Quang Trung mà khắc bia chứ. Theo tôi nên chọn đoạn văn của Vua Quang Trung mà anh Phạm Viết Đào đã dẫn trong Bloger của anh.

  17. ha said

    Cái chuyện Nguyễn Huệ sai Nguyễn Thiếp trông coi xây Phượng Hoàng Trung đô nghe đã buồn cười rồi. Cái ý đồ cướp quyền của vua anh Nguyễn Nhạc đã quá rõ. Trong khi Thái Đức Hoàng đế còn chưa chết mà Nguyễn Huệ đã tiếm quyền thì còn ra thể thống gì nữa. Nhà Tây Sơn sụp đổ là phải thôi. Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự điều đó không ai chối cải, nhưng về mặt làm người, thì Nguyễn Huệ đán sổ toẹt.
    Nhân tiện có đôi lời gởi đến cái ông Vũ Khiêu, Vũ Khều gì đó. Sao mâm nào cũng có ông vậy? Già rồi ông ơi! Chuẩn bị về chầu tiên tổ đi thôi, Ông sao xun xoe thế? Không biết ngượng à?Phải sống cho ra cái giống người chứ!

  18. Ẩn danh said

    tôi biết là họ đã đăng báo, lên mạng vinhcity xin góp ý nhiều lần rồi nhưng không thấy ai nói chi cả. Khi ông PXN lên tiếng thì làm ầm ĩ lên, nâng quan điểm này nọ. Chán!
    Đúng là toàn ăn theo, nói leo cả. Đất nước còn nghèo khổ vì tệ ăn theo, nói leo. Đặc biệt là HÈN không dám nói thẳng, nói thật khi cần nói. toàn adua, ném đá dấu tay.
    BS: Xin bác cho biết rõ chuyện này đã đăng báo nào (dù là tờ báo rất ít độc giả, chỉ ở một tỉnh, huyện), lên mạng rồi thì đường dẫn ra sao, làm sao bác biết được là “không thấy ai nói chi cả”. Cám ơn bác (trừ câu “Đúng là toàn ăn theo, nói leo cả. Đất nước còn nghèo khổ vì tệ ăn theo, nói leo. Đặc biệt là HÈN không dám nói thẳng, nói thật khi cần nói. toàn adua, ném đá dấu tay”.

    • Trần Mai said

      Đề nghị ABS
      Để trang mình “sạch sẽ” hơn, những góp ý như thế này thì không nên đăng toàn bộ góp ý. Anh chỉ đăng những câu mà nó nói lên lý do tại sao không cho đăng. Ví dụ, trong com này chỉ đăng:…”Đúng là TOÀN ăn theo, nói leo cả”…”TOÀN adua, ném đá dấu tay” chỉ thế thôi là chính họ và những bạn khác tự biết tại sao com họ không được đăng

    • Binh said

      Khách 06:19 mấy hôm nay im lìm không dám nói gì, nay lại may có ông giáo Tiền lên tiếng nên lại ăn theo nói leo để chưỡi người khác là ăn theo nói leo. Tôi thấy hèn nhất là ông khách này, không ai tệ hơn!

      Đừng lại vu cho tớ là ăn theo nói leo nhé !

  19. thodau said

    Lối hành xử của một lớp người được gọi là con cháu ở nơi ĐÁT HỌC đã trở nên vô học hơn bao giờ hết và tạo thành sự đàm tiếu của rất nhiều người!

  20. QuickQuick said

    Sau khi nghe nhiều ý kiến, cháu xin mạnh mẽ kiến nghị: Tu sửa các bia lại như cũ, như khi vẫn còn bài thơ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Nếu còn lấn cấn chưa thông thì : Trưng cầu dân ý, nhưng với sự giám sát của các nhân sĩ trí thức hoặc của đại diện LHQ,
    vì vấn đề này còn quan trọng hơn cả bàu cử Quốc hội.
    Cháu chả còn tin ai nữa.

  21. Ngưoi xứ Nghệ said

    Ôi con người xứ Nghệ, hay chữ lại hay nghĩa! Thật là khổ. Bác Hồ viết bài diễn ca lịch sử cách đây gần 70 năm dùng để tuyên truyền cách mạng cho tầng lớp nhân dân sống dưới chế độ thuộc địa có đến 95% bị mù chữ thì làm gì có chuyện uyên bác vào trong đó. Mục đích cuối cùng của Bác Hồ là tuyên truyền cách mạng tư tưởng cách đến với nhân dân bằng những cách thức ngắn nhất một là bằng những hình vẽ biếm họa, hai là những thể loại văn vần để cho dân dễ nhìn, dễ thuộc. Chú Bác đâu có viết bài ca ngợi về Quang Trung đâu. Để xem là văn Bác có hay hay không, có ý nghĩa như thế nào thì xin đọc Cách viết của Bác. Con người xứ Nghệ hay chứ hay nghĩa là tốt, nhưng để hiểu cho hết ý nghĩa câu từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chắc là phải học lại.

  22. Ẩn danh said

    tôi thèm thông tin : thay hai văn bia, dự toán bao nhiêu tiền để tôi nộp hồ sơ ” đấu thầu”

    • thaodan said

      nộp mau không hết hạn ông ơi. Thay hai mặt composit mọi hôm hết 2triệu vnđ. khắc lại mất chừng 20 triệu nữa. Lãi đủ cho ông ăn cả 3 đời đấy. Nộp ngày đi nhé. Đặt lên trên bàn thờ Hoàng Đế, nếu ông thành tâm sẽ được chọn. Chúc ông thành tâm.

  23. Phạm Hải said

    Bản chất của sự việc không phải là nội dung của bài văn bia.
    Bản chất của nó là một lũ sợ tàu, bám bọn tàu làm nô lệ cho chúng.
    Ông Vũ Khiêu có liêm sỉ và tự trọng thì không làm bia thaym lời bia
    của Cụ Hồ.
    Những ai có lòng yêu nước, biết tôn trọng lịch sử, thì không có suy
    nghĩ về việc thay lời nói của Cụ Hồ.

    • F361 said

      Bình luận này quá đúng! Chỉ dân Nghệ làm bộ ngô nghê không hiểu, mà lo tranh cãi chuyện soạn thảo văn bia mới!
      Chuyện này pác PXN chỉ nêu lên cái đớn hèn sợ Tàu của quan chức xứ Nghệ. Ngộ nhở, mai kia VN thành khu tự trị của Tàu thì làm sao mà giử được ghế tay sai đây! Phải lập công ngay từ bấy giờ mới mong có ngày làm chó cho Thiên triều.

      F 361

  24. Ẩn danh said

    Hay nhỉ.
    Người ta phát hiện Nghệ An thay lời của Hồ Chủ tịch vì có chuyện đánh tàu (viết thường). Nghệ An bao biện rằng vì có chữ “kẻ” không hay lắm. Thế thì khi đăng bài này Anh Ba Sàm phải ghi tiêu đề là :”Người ta thay văn bia của Hồ Chủ tịch như thế nào” mới đúng chứ sao sa đà vào 2 văn bia, rồi tác giả là ai….v.v… Bài này chỉ đăng 2 bài mới chứ có đang bài của Bác đâu?
    Soạn văn bia phải chọn ngừơi có tài. Bác hồ là người có tài, công trạng của ông đã chứng minh. Không thể bảo rằng 1 người làm bồi bàn viết được thì 1 người học Vật lý hoặc đi bộ đội cũng viết được.
    Tại sao không nghĩ rằng nhờ người dốt sử dễ phù phép hơn,

    Còn ông Nguyễn Xuân Tính viết bài lại lấy tên Nguyễn Triệu Tiền. Sao thế ?

  25. ngotngao said

    MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC
    Nghệ An: Sẽ có bài văn bia mới tại đền thờ vua Quang Trung
    Thứ năm, 12/11/2009, 23:56 (GMT+7)

    (SGGP).- UBND TP Vinh (Nghệ An) cho biết, sắp tới sẽ có sự thay đổi văn bia tại Đền thờ Vua Quang Trung (tọa lạc trên núi Dũng Quyết, phường Trung Đô).

    Sở dĩ có việc thay đổi này là do, sau khi văn bia hiện tại được khắc lên đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các tầng lớp nhân dân cho rằng văn bia này chưa xứng tầm với ý nghĩa đền thờ.

    UBND TP đã mời các nhà chuyên môn soạn thảo 4 bản dự thảo văn bia mới, đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân.

    Những ai có tâm huyết, muốn tìm hiểu, đóng góp cho bài văn bia xin liên hệ Phòng Văn hóa-Thông tin TP Vinh, số 27-đường Lê Mao, TP Vinh, điện thoại: 0383.591250, email: vanhoathongtintp@vinhcity.gov.vn và Ban Quản lý Đền thờ Vua Quang Trung, khối 2, phường Trung Đô, TP Vinh.

    D.CƯỜNG

  26. […] Về vụ hai tấm bia ở Nghệ An, một độc giả vừa gửi email cho biết thêm chi tiết về hai tác giả bài báo […]

  27. xich tung YT said

    Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Tính Xuyên:”- Văn bản đăng trong nhà anh sai tên: ông Noãn chứ không phải ông Doãn. Ông này tôi biết khi xưa học ĐHSP Vinh, chính xác, ông này dân vật lý, văn chương chữ nghĩa thua tui sinh viên chúng tôi (dân ngữ văn) là cái chắc. Ở Vinh, Nghệ an, Hà tĩnh có hàng chục người tại quê và đã tha phương ở các tỉnh, thành có vô cùng nhiều người thông kinh sử, giỏi văn chương hơn nhiều lần ông Nguyễn Triệu Tiền và ông Nguyễn Đình Noãn ! Chắc 2 ông này phải thừa nhận nhận định này (?!). (Xin nói rõ hơn, Ông Noãn được TS, NGND là ngành vật lý, tuyệt nhiên không một tý văn chương hay lịch sử. Còn nếu ông Tiền mà là bộ đội về hưu thì càng nên tránh xa chuyện văn bút quan trọng như thế này”

    Vấn đề là cái nội dung của các vị ấy đưa ra có thuyết phục không
    Hồ Chí Minh có phải là nhà văn hay tiến sỹ giáo sư gì đâu. Người từ một anh “phụ bếp” rồi tự học mà nên đấy chứ .
    Khốn nỗi xứ mình thời nay cứ có cái “mỏ mác” thì nói gì cũng coi là chân lí dầu rằng kẻ ấy chẳng biết cái quái gì.
    Buồn thay
    Xích Tùng YT

  28. xich tung YT said

    Từ khi cụ Hồ qua đời, chỉ có Cao Việt Bách sáng tác nhạc nhắc tới “bác bắt nhịp bài ca Kết đòan”. Sau đó bài hát này chẳng ai đóai hòai nữa! Buồn thay. Thế mà cứ rao giảng “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh”. Bài học số 1 là “Đòan kết đòan kết đại đòan kết. Thành công thành công đại thành công” mà không học thì học cái quái gì???
    Giờ lại xóa cả thơ vận động yêu nước của cụ Hồ. Dân phát hiện ra lại còn bao biện.
    Tôi thấy cái nhận xét : “Đại diện Viện sử học Việt Nam, Viện khảo Cổ học Việt Nam, Viện Việt Nam học- Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Di Sản Bộ văn hoá Thể thao và du lịch v..v.) sau khi viếng thăm đền, đọc văn bia đều cho rằng nội dung như vậy là phù hợp” đưa ra là chung chung quá. Đề nghị ghi rõ ông /bà nào đại diện cho các cơ quan trên đã cho rằng “là phù hợp. tôi không đồng ý với cách nói trên. Ai cho là phù hợp phải nói rõ chứ không thể đưa cả các cơ quan ấy vào một rọ.
    Đề nghị Kiểm điểm lại tinh thần học tập Đạo Đức hồ Chí Minh của Nghệ An.
    XTYT

  29. Việt Thắng said

    Thưa chư vị! Ở nước ta nó thế, bàn gì đến tỉnh lẻ như Nghệ An “quê choa”. thích là thay, sướng là sửa. Đến như thơ cụ Hồ còn có người thêm bớt. Này nhé, tôi còn nhớ có môt bài hát có đoạn: “lời thơ Bác năm xưa nay chúng con đã chắp thêm vần”. Hay tôi đã từng nghe, cụ Hồ nói: “Trung với nước, hiếu với dân”. Nhưng do có một vị nào đó sướng lên đã sửa là: “trung với đảng…” Hoặc là, đảng thì phải viết hoa (Đảng), còn nhân dân lại buộc viết thường. Vậy nên, bai dựng lên rồi, sướng lên là thay, có gì đâu, chuyện nhó như con thỏ ở Nghệ An.

  30. Trần Mai said

    NHÂN DÂN SẼ ĐÁNH RỚT
    “Đại diện Viện sử học Việt Nam, Viện khảo Cổ học Việt Nam, Viện Việt Nam học- Đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Di Sản Bộ văn hoá Thể thao và du lịch v..v.) sau khi viếng thăm đền, đọc văn bia đều cho rằng nội dung như vậy là phù hợp”
    Tại sao các ngài chỉ dựa vào nhận xét của những “kẻ đại diện” trên rồi cho rằng văn bia mới là phù hợp?
    Trong quá trình học tập, sinh viên của các ngài nhận xét vấn đề mà dựa trên cơ sở của những “kẻ đại diện” thì các ngài có đánh rớt không? Các GS không đánh rớt thì nhân dân cũng đánh rớt thôi

  31. thidan said

    Đã là văn bia, lại để thờ một vị Anh Hùng Dân Tộc, thì chỉ có Anh hùng đánh giá Anh Hùng là xác đáng nhất. chớ khinh xuất làm càn mà tổn thọ.

  32. “Nguyễn Triệu Tiền, tác giả bài báo chính là ông Nguyễn Xuân Tính, tổ trưởng tổ soạn thảo văn bia. Ông này không phải nhà giáo mà là sỹ quan quân đội nghỉ hưu. Còn đồng tác giả NGND, PGS TS Nguyễn Đình Noãn là nhà giáo về vật lý thiên văn.“
    Nếu đúng sự thực rứa thì rầy (xấu hổ) quá!

  33. Mạc Trang said

    Cái văn hóa của quan và dân ta hay lắm:
    – Ảnh ông bà, bố mẹ ngày xưa áo nâu, khăn vấn, thì nay trên bàn thờ, ảnh được tân trang như hoàng đế, hoàng hậu vậy! Bất chấp lịch sử! Cứ phải “đẹp” theo ý muốn của chủ quan hiện thời!
    – Trùng tu các di tích thì phá đin xây mới cho hoành tráng! (Thành nhà Mạc thành cái “lò gạch xứ Tuyên”…)
    – Thơ Cụ Hồ “cũ” quá thì thay văn mới cho hiện đại, hoành tráng! Cứ đà này, sắp tới khéo họ sửa khẩu hiệu: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do và Tiền!” cho sát thực tế xã hội ngày nay!
    – Nghệ An lại có sáng kiến dành tiền bạc và thời gian cho “LÀM VĂN TẬP THỂ” để soạn văn bia!!
    Ôi Văn hóa nước ta!!

  34. Tĩnh Xuyên (tây nguyên) said

    Gửi anh Basam
    – Văn bản đăng trong nhà anh sai tên: ông Noãn chứ không phải ông Doãn. Ông này tôi biết khi xưa học ĐHSP Vinh, chính xác, ông này dân vật lý, văn chương chữ nghĩa thua tui sinh viên chúng tôi (dân ngữ văn) là cái chắc. Ở Vinh, Nghệ an, Hà tĩnh có hàng chục người tại quê và đã tha phương ở các tỉnh, thành có vô cùng nhiều người thông kinh sử, giỏi văn chương hơn nhiều lần ông Nguyễn Triệu Tiền và ông Nguyễn Đình Noãn ! Chắc 2 ông này phải thừa nhận nhận định này (?!). (Xin nói rõ hơn, Ông Noãn được TS, NGND là ngành vật lý, tuyệt nhiên không một tý văn chương hay lịch sử. Còn nếu ông Tiền mà là bộ đội về hưu thì càng nên tránh xa chuyện văn bút quan trọng như thế này. Người Nam Bộ nói: KỲ QUÁ TA !!!).
    – Tôi đã trao đổi vài lần về hiện tượng văn bia tại di tích núi Quyết với báo chí ở Nghệ an và các quan văn hóa-tư tưởng rồi, không nhắc lại. Chỉ nhấn mạnh một điều này: Trước hết, cảm ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên-người con xứ Nghệ-Tĩnh rất có tâm, có tầm và chí khí “bươi” (cào ra, gạt ra, bày ra- tiếng Nghệ Tĩnh) vấn đề tối quan trọng này khi mà ngàn ngàn, trăm trăm nhà khoa học, du khách (theo ông Tiền cho biết trên tờ báo tổ chức công đoàn tỉnh NA) và “nhà tư tưởng” NA cố tình hoặc vô tình quên cái vụ đổi nội dung bia (???!!!). Tốn tiền, “ngô nghê” (chữ dùng của BS) của các quan NA ! Thôi thì mau bóc ra cho nội dung cũ kia hiển hiện là sự chuộc lỗi đồng bào bao dung, tha thứ !
    – Tôi cũng biết về chuyện ông GS Vũ Khiêu. Cũng khó giải thích về ông (dù vẫn trọng ông) tích cực xuất hiện nơi công chúng vậy ? Ông làm văn ở di tích Quang Trung này, ông làm văn di tích ở Điện Biên (như bạn nào đó nói trong BS), ông làm văn di tích Ngã Ba Đồng Lộc,…Và ông làm văn, chụp hình, thêu hình tại cơ sở thêu tranh Xuân Quân (XQ) ở Đà Lạt (một cách tung hê nhau rất … !).
    BS: Cám ơn bác nhắc. Sửa liền.

  35. ha said

    Cac bac oi! nguoi lam van hoa nhung lai kem van hoa nen moi ra nong noi nhu vay! Bang cap toan mua voi tang ca ay ma! Cha trach con chau chung ta mat goc!

  36. NguyễnTấnTỷ@yahoo.com.vn said

    buồn!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  37. cslykhai said

    co chon bai van bia nao thi yeu cau dung de ong vu khieu khieu vu day vo chon linh thieng nay ,den nhu van te vua hung nam xua ma ong ta con dam loai bo ca chien thang dien bien phu ra khoi cong lao giu nuoc cua con chau vua hung thi ong ta chi xung danh giao su ninh not bo do va dung la mot anh hung thoi ky do deu, ai ko tin thi cu kiem tra lai bai van te vua hung nam xua thi ro

    • Trần Ích Thống said

      Bên tàu khựa, năm nào chúng cũng chú trọng tổ chức 2 cái lễ lớn:
      1.TQ lễ kỉ niệm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (bốc phét về cố vấn TQ + chuyên giaTQ mấy cỗ pháo sét gỉ thu được của tàu tưởng…) ngụy tạo xuyên tạc LSử – Hic, thớ lợ vô sỉ!
      2.TQ lễ kỉ niệm cái gọi là “ngày giải phóng Hoàng Sa” (tức ngày TQ xâm lược HS của VN).

      Ko nhắc đến Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp- tức là Vũ Khiêu đã công khai bợ đỡ tầu, cam tâm làm văn nô, sẵn sàng giúp bọn quan xứ Nghệ Tĩnh lấy com-pô-zít dán đè thơ của Cụ Hồ, may mà bác PXN kịp lên tiếng.
      Cứ tưởng trần ích tắc lê chiêu thống đã nghẻo rồi, lại nứt ra cái con gà trống đội hoa mào gà lầu xanh này vào lừa đảo các quan xứ Nghệ!!! Các cụ đồ muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? Hu huuuuu!!!!!

  38. hahien said

    Ông Vũ Khiêu văn có thể hay, chữ có thể tốt. Điều ấy cũng đáng trân trọng. Nhưng là người trí thức có chữ có nghĩa thì không chỉ viết ra những bài văn hay mà cũng phải biết từ chối những “đơn đặt hàng” không thích hợp.

    Ví dụ như trường hợp này, ông Khiêu không thể không biết người ta đặt hàng bài văn của ông để dán đè lên văn cụ Hồ, thế mà ông vẫn viết. Thế là không có cái đức khiêm tốn của người Á Đông. Tôi cũng nhớ cách đây mấy năm, người ta cũng đặt hàng ông Khiêu viết cái gì đó về Điện Biên Phủ mà trong đây không đề cập đến Tướng Võ Nguyên Giáp.

    Tôi không phục ông Vũ Khiêu.

    • Dânđen said

      Hoàn toàn đúng .Trong xã hội mỗi người một ngành nghề để mưu sinh ,đối với văn chương là nghề bán chữ chứ đừng bán lương tâm chỉ vì một ít lợi lộc ,không khéo sẽ bị một số người cũng có thể là bọn bán nước lợi dụng đánh vào lòng tham vật chất của mình nhằm mục đích bôi nhọ những gì thiêng liêng mang giá trị lịch sử

  39. Anh Hung said

    Các đệ tử của Ông HCM đã làm theo lời giáo huấn” Phàm những việc gì có lợi cho ta thì ta phải kiên quyết làm” Như vậy vào thời điểm giới lãnh đạo cộng sản phải thần phục Trung cộng để giữ đảng thì phải xóa bài thơ của HCM thôi, không phải vì bài thơ đó quá dở mà chính vì có hai chữ “phạm húy” : giặc Tàu……

  40. Thu Ha noi said

    NGUYEN DU TAI SINH NOI : TRAM NAM TRONG COI NGUOI TA, CHU TAI CHU MENH KHEO LA GHET NHAU, CONG SAN GAY CUOC BE DAU, NHUNG DIEU TRONG THAY MA DAU DON LONG…

  41. Traikhom said

    Đã dán đè lên rồi thì du khách lấy đâu mà so với sánh .
    Nói dóc tổ mẹ !!

  42. Tôi là một thường dân thôi, nhưng ngay từ buổi đầu lên núi Dũng Quyết viếng Hoàng Đế Quang Trung, tôi vẫn nhận thức được rằng bài thơ của Bac Hồ là phù hợp với trình độ nhận thức của người dân thời bấy giờ, nghe dễ hiểu, dễ nhớ. Đó cũng là điều cốt lõi mà.

  43. Đại Việt said

    Văn bia của cụ Vũ Khiêu theo tôi để đọc trong ngày giỗ của Vua Quang Trung thì hợp hơn.
    Còn văn bia đã chọn lời của Cụ Hồ mới hợp lẽ.
    1.Dễ hiểu
    2.Dễ nhớ.
    3.Dễ đi vào lòng người.
    4.Nội dung toát lên được công trạng và thiên tài của Quang Trung (cũng là của dân tộc VN 4000 năm)
    5. Tôi thống nhất giữ lại văn bia ở đền thờ vua QT như cũ (tôi đã đọc trong một dịp đi tham quan đền vào tháng 7/2010)
    Rất mong các vị ngành van hoá Nghệ hãy sáng suốt. Vì hễ cứ bất nhã với các vị vua anh minh (Quang Trung, HCM) là vận nước lại lao đao!

    • quebang said

      anh Ba có thể làm cái vote về văn bia đi
      1, giữ lại
      2, gián đè

    • Ẩn danh said

      doan tren ban noi nhu vay, nghe co the duoc,nhung doan cuoi ban noi ghep hcm voi hoang de Quang Trung la vua anh minh la co toi voi lich su dan toc Viet Nam minh do.

  44. langman said

    Nói túm lại là tào lao thiên tặc, tốn tiền tôn của tốn luôn thời gian. Tất tần tật như con lật đà lật đật. Nói chung trôi cái vụ này cho bà con nhờ cái.

  45. NgườiMiềnNam_VN1962 said

    Các vị đã nói chọn bài văn bia của ông Vũ Khiêu “đè” lên bài thơ của Bác ca ngợi Vua Quang Trung để thăm dò ý kiến quần chúng??? Tôi là một người dân ,với những gì tôi học, đọc và tìm hiểu về Bác những gì Người đã cống hiến cho Tổ Quốc VN cho đến thời điểm hiện tại và cả trong quá khứ thì chưa có ai sánh bằng,Bác như một Thánh nhân, một Thánh nhân biết nhớ đến công trạng của những vị anh hùng ngày xưa và viết nên bài thơ mục đích dạy cho con cháu sau nầy luôn biết ơn những tiền nhân
    Vần đề ở đây là nói lên ý nghĩa của việc làm chứ không chứ không phải xứng tầm hay không xứng tầm, việc đặt bài thơ vào Văn Miếu là do các vị làm chứ Bác có chỉ đạo bao giờ!!!vì thế không nên tùy tiện muốn” đè lên thì đè”, thơ văn của người khác muốn làm gì cũng được tùy thích riêng những gì của Bác thì không thể muốn lôi ra đặt lên rồi cho rằng không xứng tầm lại bỏ đi( đè bài văn khác lên).Không ít khách du lịch đã lên tham quan và chụp hình kỷ niệm có bài thơ của Bác những người sau nầy lên tham quan chụp hình bài văn của Vũ Khiêu ,chuyện gì xảy ra?
    Cho tôi xin lỗi nói lên điều không hay lắm:có lẽ các vị bị thói quen nghề nghiệp là chỉnh sửa lịch sử quen rồi nên không phân biệt được những gì không nên làm

    • SaigonNho said

      Trả lời: “NgườiMiềnNam_VN1962 đã nói
      29.07.2011 lúc 10:46
      1/…Tôi là một người dân ,với những gì tôi học, đọc và tìm hiểu về Bác những gì Người đã cống hiến cho Tổ Quốc VN cho đến thời điểm hiện tại và cả trong quá khứ thì chưa có ai sánh bằng,Bác như một Thánh nhân,…
      2/ Cho tôi xin lỗi nói lên điều không hay lắm:có lẽ các vị bị thói quen nghề nghiệp là chỉnh sửa lịch sử quen rồi nên không phân biệt được những gì không nên làm”

      Bạn có thấy sự mâu thuẩn trong comment của bạn không? Hay nói cách khác, Nhận thức trong phần 1/ của bạn là thành quả của phần 2/

  46. 221) Trao đổi thêm về dự thảo 2 bài văn bia tại đền thờ Quang Trung.
    Hôm nay có việc bận nên vội vã, đọc chưa kỹ ý bác Ba. N BT xin được sửa sai.

  47. Người Đà Nẵng said

    tranh luận hay dở, đúng sai, giữa hai bài văn bia theo tôi sẽ không có kết thúc. Riêng tôi tôi nghĩ lời ông Hồ, tuy nôm na, đơn giản, chưa nói hết vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung nhưng không phải ngẫu nhiên mà nó đã được chọn ban đầu để được khắc vào bia đá. Đó như là ngiệp, là duyên của dân tộc; là ý chí nguyện vọng của tiền nhân “ám” vào vùng đất thiên Nghệ An để nhắc cho con cháu chuyện dầu sôi lửa bỏng nhất, không phải hôm nay mà còn dài lâu sau này nữa.
    Chỉ có nhìn như vậy chúng ta mới sớm có được quyết định dứt khoát nên chon cái nào. Và với lý lẽ này hẳn GS Vũ Khiêu cũng bằng lòng để rút bài văn của mình đi mà không tiếc rẽ.

    • Dân đen said

      QUYỀN AI?
      Người Đà Nẵng đã nói “Và với lý lẽ này hẳn GS Vũ Khiêu cũng bằng lòng để rút bài văn của mình đi mà không tiếc rẽ.”

      Xin thưa rút hay không không phải quyền của ông Vũ Khiêu. Cũng không phải quyền của ông thành phố Vinh đâu nhé.

      Quyền bầy tui đây NÈ.

    • ĐCS said

      Tôi dân ít học nhưng không đến nổi ngu dốt một khi bài thơ của Bác Hồ được đặt lên rồi nếu Bác còn sống thì tổ tiên ba đời của tụi nó cũng dám đụng đến chứ đừng nói đến việc “đè” lên còn lại phê bình xứng tầm hay không xứng tầm
      Ngụy biện mà cứ quanh co hoài
      Ngay cả mấy ông lãnh đạo nói những câu hết sức vô duyên chẳng những không dám phê bình thậm chí còn bắt chước nói theo, đúng là đám nịnh hót

      • chauchifeo said

        bác ơi, anh em mình đều là dân ít hoc, nhưng học THẬT, không học Giả…và đặc biệt, có đến đâu, xài đến đó, không tham lam trọe người bằng cách xài bằng giả, để leo quan, tiến chức, để bịp bợm thiên hạ…và mỗi khi nghe đến tên những ong học giả này, vứa phì cười, vừa phát MỬA…!
        đã làm những việc vì sự hèn hạ, tâm địa đen tối, bầy trò dự án để chia chác…bị phát hiên, khôn ma lanh ra thì im lặng là “vàng” mà sửa đi, thế là xong, đừng “thanh minh thanh nga”, chỉ lòi cái đuôi Dốt nát, cái bản chất hèn hạ và tham lam, càng để lâu, càng bất lợi cho các người đấy, và dân người ta chửi cho mục mồ mục mả nhà các người ra đấy, không ngóc đẩu lên “trung ương đỉnh cao” với 14 vị hiện nay được đâu…! coi chừng ra HN, đi viêng lăng bác, vừa vào đến cửa là hộc máu ra mà lăn quay xuống đất đấy!

    • Quang said

      “Đó như là ngiệp, là duyên của dân tộc; là ý chí nguyện vọng của tiền nhân “ám” vào vùng đất thiêng Nghệ An để nhắc cho con cháu chuyện dầu sôi lửa bỏng nhất, không phải chỉ hôm nay mà còn dài lâu sau này nữa”.

      Đồng ý với anh !

  48. Ẩn danh said

    ngua mom noi
    thu nhat xin hoi lanh dao tinh nghe an du khach day la du khach nao ,lieu co phai la du khach Trung Quoc khong ?
    thu hai xin hoi cac vi co biet dan gian ta co cau
    thu nhat so ke anh hung
    thu nhi so ke ban cung kho day
    nhu the co nghia la tu ke trong cau tho cua BAC hoan toan chinh xac ,de hieu voi da so nguoi dan,cang nguy bien chinh quyen NGHE AN cang boc lo su dot nat va hen ma thoi

    • Dân đen said

      TẤT NHIÊN
      Ta luôn luôn coi trọng quốc tế, kiểu gì cũng thế chứ không riêng du khách.

  49. Ẩn danh said

    Xin nhắc lại câu của một vị tiền bối :” Ôi , cái nước Việt nam mình nó vậy “

    • donvuon said

      Em đồng ý với cách nhìn nhận của bác Phạm Viết Đào về vấn đề sửa đổi văn bia mộ Quang Trung là mọi người hãy “hết sức tỉnh táo”. Theo em vấn đề bia mộ Quang Trung đang bị đẩy quá xa và nhiều người mất bình tĩnh.
      Chưa hẳn là vì sợ tàu mà nhà chức trách Nghệ An sửa, đổi văn bia mà có thể chỉ thuần túy là thấy văn từ chưa hay, thậm chí là do lỗi khinh suất… nhưng chúng ta cứ làm ồn lên, quy kết nọ kia vô tình biến cái không có thành thật. Như thế làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm lẫn nhau… và chỉ giặc tàu thủ lợi…
      BS: Hic! Không biết bác nầy nói “xúc phạm nhau”, “nội bộ” đây có phải nội bộ đám quan lại với nhau, chớ dân lâu nay đâu có biết? … Còn bác biểu “làm ồn lên” e giặc Tàu thủ lợi? Chưa thấy đâu, chỉ thấy đám quan lại bày trò đốt tiền dân thì không được thủ lợi.

      • Dân đen said

        MÊ NGỦ
        Đồng ý với bác Dọn vườn chúng ta không nên “mê ngủ” nữa mà cần tỉnh táo.

        Mà thành phố Vinh có đông người yêu nước lần nào chưa nhỉ? Nhà chức trách nhớ lời bác Dọn vườn với nhé: “chúng ta” không nên mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm lẫn nhau… vì chỉ giặc tàu thủ lợi…

      • Dân Việt said

        Bác Dọn vườn nói :Không phải sợ Tàu mà sợ thơ Bác Hồ không hay về văn từ và có lỗi khinh suất .Bác Dọn vườn chắc cũng đương chức đương quyền nên bác có quyền phán xét và sửa đổi lịch sử .

      • Dọn rác said

        Bác Dọn vườn ơi ,ai cử bác lên núi Quyết dọn vườn vậy ?

      • donvuon said

        Khổ quá, Dọn vườn tui cũng có chấm mút trong vụ “bia bọt ” này, mong các bác làm ngơ cho. cảm tạ !

  50. 221) Trao đổi thêm về dự thảo 2 bài văn bia tại đền thờ Quang Trung. Và tôi có một ý kiến nhỏ tranh “loạn” thêm với bác BS về sự ” nghèo khó ngô nghê”…
    Lời bình của bác Ba Sàm,
    Vì nghèo nên lắm việc làm ngô nghê.
    Tiền, nhà, vàng lắm hơn gì?
    Trình độ thấp kém có khi…tức cười!
    Tham nhũng nên giầu bác ơi!
    Mua bằng, mua chức “lên đời”…ra oai!
    Vênh vang chẳng chịu nghe ai,
    Toàn những quyết định “quái thai”, lẫn, lầm!
    Làm cho hại nước, thiệt dân,
    Lún sâu “đường hầm”…biết có lối ra ?!
    “Trăm năm trăm cõi người ta”
    Giầu, nghèo âu cũng có ba bẩy đường…
    BS: Có thể bác không đọc kỹ, nên hiểu lầm ý BS. “ở cái xứ (dân) đã nghèo, lại lắm kẻ (làm quan) ngô nghê” nên”(dân)nghèo thêm”. Chớ không phải như bác vsuy diễn “Vì nghèo nên lắm việc làm ngô nghê”.

  51. Hoàng Quang said

    Khen Nguyễn Huệ là khen cái tài đánh giặc, thu phục giang sơn về một mối. Còn ý
    tưởng dời đô về Nghệ An không phải là cách nhìn xa trông rộng.
    Nên khôi phục lại bia cũ.

  52. buncuoiwa said

    He,he!Thói quen cờ đến tay ai người đó phất đấy mà!Nào là thay đổi ngày Bác mất,thay đổi ý nguyện Bác(về quyền được mở miệng hay như khi mất muốn được chôn cất…) trong khi họ càng hô to khẩu hiệu “học tập …” thì càng xa rời đạo đức và tư tưởng ông Cụ mà thôi!

  53. Hanoi said

    Vấn đề ở đây không phải là câu cú chặt chẽ mà là ai viết, ai nói. Nhiều người bây giờ có thể nói hay hơn viết hay hơn lãnh đạo nhưng lãnh đạo nói có khác. Hơn nữa văn phong từ đầu thế kỷ trước so với bây giờ khác nhiều rồi. Nhưng ấn đề ở đay là giá trị lịch sử. Máy câu thơ đơn giản, mộc mạc cách đây gần 100 năm mà vẫn có giá trị thời đại. Cái quý giá là ở đó mà lại bỏ đi mất. Tiếc thay!

    • Dân đen said

      ĐỊNH ĐÔ – LỜI CỦA CỤ
      Lời của cụ Hồ tất là đúng đắn. Lời của Lê nin “chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội + điện khí hóa tòan quốc” cũng đúng đắn. Nhưng mỗi thời, mỗi lúc, mỗi nơi , mỗi đối tượng là có khác, do đó không thể máy móc, giáo điều cứng nhắc 100% mà được.

      Mạnh dạn suy nghĩ nhằm làm tốt và phù hợp tình hình hữu nghị hiện nay so với việc đòi độc lập dân tộc bằng cách kích động lòng yêu nước ca ngợi vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ vì đã đấu tranh dành độc lập là việc làm sáng tạo, và phù hợp với luật pháp hiện nay (tránh gây kích động chia rẽ các dân tộc anh em như Tàu, như Xiêm và du khách quốc tế).

      Định đô là việc lớn của Lãnh tụ. Thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã có công nhìn ra Đông đô là đất tốt để định đô và đã tạo nên một giai đoạn độc lập, ổn định và cường thịnh. Nhưng:
      1. Khi quân Thanh kéo sang thì quân ta phải rút về sau dãy tam điệp chứ đâu dám bám lấy sông Hồng và giữ lấy thành Thăng Long?
      2. GIẶC CỜ ĐEN LƯU VĨNH PHÚC: Sau khi chiếm Nam kỳ Lục tỉnh vì tưởng rằng có thể lần theo sông Mekong vào buôn bán với Trung Hoa, quân Pháp tìm đường từ sông Hồng lên và chuẩn bị tấn công miền Bắc. Khi ấy, vào triều Tự Đức, quân ta chống cự không nổi và nghĩ đến cách nương tựa vào Trung Quốc. Nhưng, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh gửi mật sớ lên vua Thanh, nói rằng: “nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì TA CHIẾM LẤY NHỮNG TỈNH Ở VỀ PHÍA BẮC SÔNG HỒNG HÀ “. Bởi vậy triều đình nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và ở Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng. Xin quý vị xem lại Việt Nam sử lược, chương XIII của cụ Trần Trọng Kim. Nhà Thanh lúc đó đã mục nát rệu rã rồi mà còn quy hoạch như vậy đủ biết Trung Quốc ngày nay hùng mạnh siêu cường muốn gì! (mời xem Tam giác Tây – Ta – Tầu Nguyễn Xuân Nghĩa – Đinh Quang Anh Thái “Giờ Giải Ảo” ngày 20100511http://www.dainamax.org/2011/07/tam-giac-tay-ta-tau.html).

      Do đó nhắc đến tầm nhìn “Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân.” và “Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây dựng kinh đô mới. Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy.” cũng là cách để hậu thế cân nhắc, nghĩ ngợi, chọn lựa hoặc dò la dư luận xã hội và quốc tế.

      Nếu cho rằng trước mắt không nên thay đổi thủ đô, thì ít ra cũng nên mời một số nhà quy hoạch, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến huyện Chân Lộc, xã Yên Trường để nghiên cứu, chiêm bái, đi tắt để đón đầu.

      Đọc bài rồi thì ai cũng hiểu cách làm việc của thành phố Vinh là nghiêm túc và đòi hỏi cao. Sau khi thấy lời của Cụ Hồ tuy đúng nhưng còn có thể có lời khác hay hơn. Với tinh thần cầu thị và trọng thị, Lãnh đạo thành phố đã mời người có tuổi tác, có danh vị, có học hàm rõ ràng, chắc chắn, là Anh hùng Lao động, giáo sư Vũ Khiêu vào Thành phố Vinh nghiên cứu để viết bài văn bia. Giáo sư Vũ Khiêu đã viết đi viết lại nhưng … ấy thế mà thành phố đánh giá … văn của giáo sư VẪN CHƯA ĐẠT là đủ biết việc đục bia 2 cụ khó đến thế nào.

      Mà cẩn thận như thế là phải, vì rằng như chúng ta đã biết làm theo lời cụ Hồ không phải dễ, phát động học hoài, chưa chắc làm được như Cụ. Cụ Hồ lại hiền hòa có tiếng, nên có sửa đổi, che lấp, đục xóa – với tinh thần xây dựng – chắc cũng không sao. Còn cái cụ kia, cụ NGUYỄN HUỆ mới đáng sợ. Không tin vô Quy Nhơn hỏi thì biết, đụng vô tượng của Cụ khó đến thế nào. CỤ LINH LẮM.

      Lạc khoản:
      *”Ai ôi hãy chống trời Nam lại
      Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu”.
      * Từ nay nên dùng từ “Ngài” chứ đừng nên dùng từ “cụ”. Ngày xưa cũng có khi dùng từ “cụ” với hàm ý khinh khi, coi thường, để chỉ kẻ dưới, kẻ ăn, người ở trong nhà như: “cụ Trâu đâu, lên bá hộ biểu coi”, “Bây ra cho cụ ăn mày kia lon gạo đi …”

  54. Hồng Hà 123 said

    Sao không hỏi du khách rằng đục bỏ như thế thì thằng tầu nó có sướng không ,nó có khen mình không ?!
    Hay bảo rằng là để như cũ thì sợ thế lực thù địch nó lợi dụng để” diễn biến hòa bình”.
    Các thế lực thù địch nó trà trộn trong nhân dân yêu nước đấy,chúng nó gớm…gớm lắm,gớm lắm các đồng chí ạ !

    • Dân đen said

      Chỉ được cái nói trúng tim đen gớm gớm.

      • khách said

        Dậu đổ bìm leo. Những năm 80 tổ chức thi sáng tác quôc ca mới. Ông tổng Nông vừa nghỉ thì tổ chức thi ……Ông Hồ và vua Quang Trung đều họ Hồ. Ở Nghệ An bây giờ họ gì mạnh nhất. Lời giải thích đơn giản và dễ hiểu cứ loanh quanh làm mất thời giờ.

  55. Ẩn danh said

    chang con gi de noi nua

  56. Nhân Hòa. said

    Ý kiến của Phạm Xuân Nguyên rất được.
    Là thường dân, không thể thông kim bác cổ như lãnh đạo nơi “địa linh nhân kiệt” như Nghệ An, tớ hiểu “nôm na” thế này. (Để tránh dài dòng, xin ít nêu nhiều ví dụ).
    – Trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam, từ “kẻ” và từ “người” có nghĩa tương đương. Phải chăng từ “Kẻ” thuần Việt hơn? Kẻ Chợ (người Hà Nội), Kẻ Mơ, Kẻ Bưởi, Kẻ Sặt, Kẻ Bắc…Cụ Hồ dùng từ kẻ với Nguyễn Huệ là Văn Lang 100%. Kẻ anh hùng.
    – Từ Cải cách ruộng đất (kiểu Tàu), với tư duy thống soái, từ thuần Việt chỉ cái xấu, cái tệ mạt…, “từ lai Hán hoặc gốc Hán chỉ cái tốt, cái đẹp, cái sang trọng, cái oai…”, người ta dùng từ kẻ để chỉ các loại vật sống có thuộc tính: giỏi làm và tích tụ ruộng đất = kẻ địa chủ, giỏi sản xuất công nghiệp + giao thương trở nên giàu có = kẻ tư sản…
    Cụ Hồ là siêu công dân nước Việt, cụ biết rõ chân lý “mất tiếng Việt, mất văn hóa Việt là mất sạch”, Cụ khôn khéo uốn nắn (tránh va chạm Tàu?), Cụ thay ‘giáo cụ trực quan = đồ dùng dạy học’, thay ‘nữ dân quân’ = ‘dân quân gái’, thay ‘lãnh thổ, lãnh hải, không phận…’ = ‘vùng đất, vùng biển, vùng trời…’. Nay, lãnh đạo đất nước, học hàm học vị sáng lòa, (Giao sư, Tiến sỹ…), hơn Cụ xa, dù năm nào cũng giả vờ học tấm gương Bác Hồ rất tốn kém, nhưng không nuốt trôi cái đức khiêm cung, bình dân, nôm na thuần Việt của Cụ. Nào là ‘xã hội hài hòa’, ‘xã hội khá giả’…. Đến cái tên nước chót viết theo kiểu Tàu ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ (thuộc tính đặt trước danh từ), các Giáo sư cũng không cho sửa, sợ nhạy cảm. Ô hô! Nay mai, người Văn Lang sẽ nói kiểu mới: trắng bông, xanh cải, đỏ ớt, tím cà, vàng sao!!!

    • hahien said

      Về ngôn ngữ tiếng Việt thì 1000 ông giáo sư như ông Vũ Khiêu cũng không so được với với cụ Hồ. Bảo cụ dùng chữ “kẻ” là dở ư, hỡi các nhà văn hóa, giáo sư không hiểu hết tiếng Việt trong những ngữ cảnh khác nhau. Chữ “Người” trong nhiều ngữ cảnh cũng có ý nói với kẻ dưới đấy, chẳng hạn khi vua thét: Người đâu! đưa tên này ra chém! Thế mà trong các sách báo nói về cụ Hồ cứ nhan nhản “Người” nói thế nọ, “Người” nói thế kia thì sao?

    • hahien said

      Xin nói thêm, nếu cứ nghĩ thô thiển “kẻ” là xấu, “người” mới là tốt. Thế thì cái câu “kẻ ở, người đi” được dùng nhan nhản thì sao? là chỉ những người “đi” bất kể là đi đâu mới là người tốt, còn tất cả những “kẻ” ở lại đều chẳng ra gì à? Sao có lắm ông “văn hóa” nhà mình dốt thế không biết!

    • Xe Thồ said

      Đúng, đồng ý với Nhân Hòa.Tôi thích ông Hồ ở chổ dùng từ giản dị, của mình, không sợ bị cho là thiếu chữ, “Thiếu văn hóa”, cái mà mấy ông bà bây giờ hay mượn tùm lum để che cái lổ hổng của mình. Tuy tôi rất mệt mỏi với sự cai trị (một mình) của đảng do ông thành lập.

      • Nhân Hòa. said

        Trong trường hợp “đặc biêt”, có vĩ nhân, “cai trị một mình” đôi khi tạo ra đột phá, đón đầu. Minh Trị Thiên hoàng tạo ra nước Nhật, Pak Chung Hy tạo ra Hàn quốc, Lý Quang Diệu tạo ra Singapo… Vấn đề vẫn là cái tâm và cái tầm. Cụ Hồ không đưa ông Cả Khiêm, bà Thanh vào “giai cấp” lãnh đạo. Cũng chưa biết Cụ có “báo kê” cho đứa cháu chắt nào vào TW không. Tôi tin là không. Ông Nguyễn Chí Thanh có lẽ không thuộc phạm vi này. Cụ Hồ có thể giao tiếp bằng 5-7 ngoại ngữ. Nay thì sao nhỉ? Thế mà họ trích dân Mác, Lê nin, Mao Trạch Đông, thậm trí Đặng Tiểu Bình… vanh vách. Hay tuyệt!

  57. Thái Hoà said

    Nghệ An là nơi địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra biết bao người tài, đời này nối tiếp đời kia họ đã cùng nhân dân hy sinh cống hiến cho quê hướng đất nước. Thật tự hào biết bao !
    Nhưng các bác ơi, càng tự hào càng đau xót. Các bác tìm lại báo Lao động số ra ngày 28/7/2011 mà xem phóng sự : “Có một cuộc đời hơn vạn bài ca” của Giao Hưởng – Hồ Thuỷ. Đau đớn biết bao người anh hùng Cù Chính Lan, hình tượng của anh đã khắc sâu vào tâm khảm của ít nhất vài thế hệ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vậy mà bây giờ gia đình của anh, nơi chính thức thờ cúng hương khói cho anh vẫn chưa có một ngôi nhà tử tế. Đến mức nhà báo phải thốt lên : “truyền thống nghèo” vẫn đeo bám các thế hệ anh em cháu, chắt của anh hùng liệt sĩ Cù Chính Lan.
    UBND Nghệ An, UBND Quỳnh Lưu ở đâu ? Còn một lô một lốc các hội, nào là Hội cựu chiến binh, Công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân tập thể họ ở đâu hết ? Họ ăn lương của dân cả đấy !
    Đến những gia đình nổi tiếng như thế, ở trong một địa phương nổi tiếng như Quỳnh Đôi như thế mà còn duy trì được “truyền thống nghèo” thì thử hỏi ở nơi khác xa xôi, không nổi tiếng thì sao ?! cái nghèo còn đeo bám họ đến bao giờ ?
    Thế mới biết từ lời nói cho đến việc làm của lãnh đạo nó cách xa vạn dặm.

  58. Người Pleiku said

    Buồn vì tiền thuế của dân lại thất thoát vì những việc tầm phào, tôi xin ý kiến thế này:

    1. Nghệ An đã không dám nhìn thẳng vào sự thật. Cứ cho là văn cụ Hồ dở, cần thay thì phải làm cách khác, chứ có đâu lại dán đè như thế được? Đã hết cách chưa?
    2. Bảo là dán đè như thế để xin ý kiến du khách, vậy có phương án xin ý kiến thật không, du khách đã nói thế nào? Đã có bao nhiêu cuộc hội thảo, thi cử, GS, TS, anh hùng,… còn chưa ăn ai, huống hồ lại chờ cái cứu cánh là du khách, phỏng có đúng? Ý kiến du khách nếu có chỉ để tham khảo thôi, nếu không thì hóa ra Nghệ An lại đẽo cày giữa đường, biết bao giờ cho xong.
    3. Để khỏi điều tiếng bây giờ, nên dẹp cái vụ dán đè, trả lại hiện trạng rồi chịu khó (muối mặt) mở một cuộc thi, thảo khác, xin ý kiến, rồi lâu dần, dư luận nguôi ngoai hãy “dán” lại các bác Nghệ ạ.
    Kính
    Người Pleiku

    • Dân đen said

      TRẠNG ĐÈ TRẠNG
      Xưa có câu trạng *** đè trạng ***, để nói “cái tài” của người này trên người khác.
      Nay thì Anh hùng lao động, Giáo sư đè …

      Lạc khoản: bác Hồ không có học hàm học vị, đề nghị phong cho bác cái gì đi chứ?

  59. Bảy thư sinh said

    Xứ Nghê, nơi địa linh, nhân kiệt.

    Nguyễn Xuân Nguyên, cũng là người xứ này ! đáng trách cho cái ban s . .à ..m soạn, sao các cuộc hội thảo, không mời Bác Nguyên ột tiếng ? thật là chẳng ra làm sao cả. Việt Nam mình, từ những thập niên chín mươi của thế kỷ tứơc cho đến nay, lớp lãnh đạo sau, những người kế thừa, mà hổng kế thừa gì trơn trọi, thường là “phế bỏ” cái hay, cái đúng đắn “chuẩn” khoa học của người trước.
    Theo tôi nội dung văn bia ban đầu đã tạc đá. là chuẩn xác, chặt chẽ, xúc tích, trọn vẹn nhất .

  60. Nín said

    Ối Ối! Cụ Tản Đà đã bảo y như rằng:
    “… Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”.

    • Truong An said

      Bây giờ có người đọc văn của ông Vũ Khiêu và nghĩ rằng nó hay hơn văn của Hồ Chủ Tịch nên muốn thay bia. Vậy 50 năm nữa con cháu chúng ta phát minh ra ngôn ngữ hiện đại hơn, viết văn hay hơn văn của ông Vũ Khiêu. Vậy lúc đó lại tiếp tục đục bỏ văn của Vũ Khiêu à?

      Chỉ mong Ban Quản lý di tích Đền Hùng và UBND tỉnh Phú Thọ không theo gương Nghệ An, một ngày tối trời nào đó, lại nghĩ rằng câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là không hay, không chính xác, rồi đòi thay.

      Các hợp lý nhất là khôi phục nguyên trạng tấm bia có chữ của cụ Hồ. Tấm bia có chữ của ông Vũ Khiêu thì có thể đặt ở một vị trí nào đó trong khu di tích, không nhất thiết phải đặt đúng vị trí tấm bia của cụ Hồ.

      • hoàng vân said

        Dân Nghệ nói
        Mọi người bàn thì nghe cũng hay nhung mình nghĩ chỉ cần trên nói một câu đó là chủ trương thì tất cả tịt ngay. vì những cái bia khắc chiến công chống tàu năm 1979 ở vùng phía bắc đều đập bỏ hết rồi. Ngay cả trong văn bia mà ông Khiêu( ông này cung háo danh lắm, nhìn lạc khoản thì biết) chỉ nói đánh Sỹ Nghị không dám nói đánh nhà thanh( ko fair vì vần)

Bình luận về bài viết này