BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

682. Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba Sương

Posted by adminbasam trên 03/02/2012

Asia Sentinel

Luật đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 1

Tác giả: David Brown

Người dịch: Thủy Trúc

Hiệu đính: David Brown

Ngày 1-2-2012

Đây là bài đầu trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.

Khi Việt Nam bẻ bánh lái sang con đường tư bản chủ nghĩa cách đây một phần tư thế kỷ, hầu như không có dấu hiệu lùi bước nào từ phía các quan chức và thành viên của ban lãnh đạo cộng sản – những người mà, cho đến thời điểm đó, vốn vẫn giữ một nhiệm vụ lớn lao và phù phiếm là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, nhiều quan chức hăm hở lạm dụng các cơ hội của chương trình đổi mới, hay là cải cách, mang đến tay họ.

Hóa ra một trong những con đường chắc chắn nhất để đi tới sự giàu có ở Việt Nam ngày nay nằm ở việc tước đoạt ruộng đất của nông dân và chuyển hóa đất nông nghiệp vào mục đích kiếm lời mau chóng hơn.

Tháng 1 năm nay, cả nước dồn sự chú ý vào hai câu chuyện có chung chủ đề đó. Vụ việc đầu tiên, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1, liên quan đến một vụ nổ súng gây nhiều náo động ở ngoại ô thành phố Hải Phòng.  Câu chuyện xảy ra sau khi chính quyền địa phương yêu cầu một ngư dân giao nộp lại mảnh đất mà ông cùng gia đình đã khai hoang làm lợi qua 14 năm lao động cực nhọc. Một số bài báo viết rằng, khu đất đang được cân nhắc làm nơi mở một sân bay mới.  (Vụ việc này sẽ được thảo luận ở phần 2 của loạt bài) .

Câu chuyện thứ hai, đưa tin vào ngày 20 tháng 1, liên quan tới việc chấm dứt một nỗ lực kéo dài suốt ba năm nhằm tống bà Trần Ngọc Sương vào tù với tội danh tham ô, nhưng dường như ai cũng biết sự thật là do bà đã chống lại việc chiếm đoạt công ty nông nghiệp đang thịnh vượng của bà – Nông trường Sông Hậu.

Chuyển hóa đất đai (chuyển đổi mục đích sử dụng đất – ND) là cái mà đảng ủy ở thành phố Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ đã nghĩ trong đầu từ năm 2005 khi họ đề nghị lấy lại Nông trường Sông Hậu. Với sự hợp tác của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Mỹ, họ có kế hoạch xây dựng một “khu đô thị mới” bao lấy sân bay hiện đại theo quy hoạch của thành phố, ngay trên diện tích 4.000 hecta của nông trang tập thể cũ này.

Tuy nhiên, trước tiên họ phải xử lý bà Trần Ngọc Sương. Bà Sương năm đó 56 tuổi, làm giám đốc nông trường được 7 năm. Trước đó, bà là trợ lý chính của cha mình – một sĩ quan Mặt trận Giải phóng Miền Nam giải ngũ, năm 1978 được giao nhiệm vụ xây dựng một nông trang tập thể tại khu đầm lầy khổng lồ nọ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành công của hai cha con đã trở thành một huyền thoại ở Việt Nam, một trong những thành tựu chói sáng trong những năm tháng khốc liệt sau khi “cuộc chiến tranh chống Mỹ” kết thúc và đất nước thống nhất.

Cho tới năm 2005, Nông trường Sông Hậu vẫn bán gạo và cá cho các thị trường trong và ngoài nước, làm ăn có lãi. Mặc dù bị tái cơ cấu để trở thành công ty cổ phần vào năm 1991 nhưng nông trường vẫn tiếp tục trung thành với một số điểm quan trọng trong các sứ mệnh của nó khi thành lập, đó là mang lại thu nhập ổn định và phúc lợi xã hội cho khoảng 3.000 hộ nông dân trong nông trường. Bà Sương sẽ không để họ bị thất vọng.

“[Sông Hậu] là ví dụ có thật cuối cùng về việc sản xuất nông nghiệp dựa theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa” – Bà Sương kể, bà đã nói với các lãnh đạo đảng ủy địa phương như vậy tại một cuộc họp vào tháng 10 năm 2007. “Cá nhân tôi không lấy một xu tiền không chính đáng nào cả. Các đồng chí bảo tôi ‘không theo kịp thời đại’, quá lạc hậu để có thể lãnh đạo một doanh nghiệp như thế. Vâng, tôi sẵn sàng trao trả quyền lãnh đạo cho những người tôi đã đào tạo qua nhiều năm”.

Các đồng chí muốn giao Sông Hậu cho ai đó – liệu họ có coi nông trường như máu thịt của mình không? Sông Hậu là một cộng đồng làm nông có năng suất cao. Nếu họ biến Nông trường Sông Hậu thành khu công nghiệp thì điều gì sẽ xảy ra với nhân dân ở đây”?

Tầng lớp lãnh đạo Cần Thơ chưa hình dung lo ngại về cái giá phải trả về mặt xã hội mà bà Sương đã thấy trước. Hình như họ lập luận rằng những nông dân bị mất quyền sở hữu sẽ có thể tìm việc trong các nhà máy mới mở hoặc tại các sân gôn mà họ dự định xây nên trên những đồng lúa và ao cá kia. Và họ có ngay Phương án B.

Nếu cần phải trừng trị ai đó, luật pháp Việt Nam sẽ mang lại những cơ hội không giới hạn về số lượng. Có một số đáng ngạc nhiên những hành động mà về nguyên tắc là sai luật pháp, nhưng lại thường xuyên được dung thứ, bởi vì nếu luật pháp mà được thực thi thì cả hệ thống sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên, những hành động ấy lại có thể được tận dụng để đẩy một kẻ chống đối vào đúng đường lối theo “luật pháp.”

Tháng 9 năm 2008, bà Sương bị Tòa án huyện Cờ Đỏ buộc tội biển thủ 9 tỷ đồng (428.857 USD theo tỷ giá hiện tại) của Nông trường Sông Hậu. Khi vụ việc bị đưa ra xét xử vào tháng 8 năm 2009, bà bị buộc tội lập quỹ trái phép, kết án 8 năm tù. Bốn người cấp dưới chịu án nhẹ hơn.

Bà Sương kháng cáo. Tòa phúc thẩm thành phố Cần Thơ giữ nguyên bản án của tòa cấp dưới.

Khi tình hình diễn biến có vẻ như bà Sương thật sự sẽ phải ngồi tù, vụ án trở thành câu chuyện [đăng tải] trên trang nhất của các báo lớn ở Việt Nam. Một loạt nhà cách mạng lão thành, nổi bật có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, đã vận động bảo vệ bà Sương. Những người ủng hộ bà Sương lập luận rằng xây dựng một quỹ vì mục đích phúc lợi xã hội, tuy không báo cáo, là một cách hoàn toàn đạo đức để tránh nạn quan liêu và trong trường hợp này không phải là phi pháp, vì quỹ ấy đã được lập từ nhiều năm trước đó.

Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, một vị anh hùng trong mắt giới cải cách ở Việt Nam, đã nhận ra mối liên hệ giữa các vấn đề khi ông viết một lá thư gửi đảng ủy Cần Thơ, tháng 5 năm 2008. “Tôi biết đây là ý của các đồng chí chứ không phải của công tố viên khi khởi tố vụ án [bà Sương]” – ông Kiệt viết. “Bà đã có những đóng góp không nhỏ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Cần Thơ, Hậu Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, những sai phạm nếu có thì cũng nên giải quyết có tình có lý”. Hơn nữa, ông còn viết: “Tôi hoàn toàn không tán thành chủ trương thu hồi đất của nông trường để xây khu công nghiệp”.

Xúc động trước những tấm ảnh bà Ba Sương gầy guộc mỏng manh nhưng không cúi đầu trước vành móng ngựa, công luận hoàn toàn ủng hộ bà. Tại Hà Nội, tâm lý tức giận với chính quyền Cần Thơ bao trùm – đó là phản ứng điển hình của trung ương khi các quan chức địa phương kém tài có những hành động làm dấy lên cơn phẫn nộ của dư luận.

Tháng 5 năm 2010, sau khi công tố viên của trung ương tìm ra những vi phạm về thủ tục tố tụng, Tòa Tối cao Việt Nam bác bỏ bản án.

Chừng như không nao núng, tháng 2 năm 2011, Công an Cần Thơ báo cáo rằng kết quả điều tra sâu hơn đã cho thấy các bằng chứng mới về tội trạng của bà Sương. Tháng 8, công tố viên tiếp tục bổ sung tội tham ô cho bà Sương và các nhân viên cấp dưới.

Bạn bè bà Sương không chịu thua. Vũ khí mà họ chọn là “Mặt trận Tổ Quốc”, một tập hợp các nhóm, hội dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, có mục đích “đại diện cho toàn thể nhân dân”. Không bao lâu sau khi có phán quyết mới của tòa, Mặt trận đã đề nghị phải sử dụng các biện pháp hành chính để xử lý sai phạm của bà Sương, nếu thật sự có sai phạm.

Mặt trận cũng tổ chức điều tra riêng và khuyên Chánh án Tòa Tối cao trong một công văn nói rằng bà Sương vô tội. Họ lập luận rằng quỹ phúc lợi được lập năm 1994, rất lâu trước khi bà Sương trở thành giám đốc nông trường, và vào thời điểm ấy, quỹ không hề phi pháp. Hơn thế nữa, Mặt trận tỏ ý không tán thành: “Việc điều tra đã làm hoen ố tên tuổi của một nông trường từng rất có uy tín với các lãnh đạo cấp cao và từng thu được nhiều thành tựu nổi bật”.

Và cuối cùng, có vẻ như chính quyền Cần Thơ đã chấp nhận hủy bản án. Không phải vì họ đồng ý rằng bà Sương vô tội, mà như họ nói vào ngày 19 năm 1, đó là “do những đóng góp của bà Sương và gia đình cho Nhà nước”.

Kỳ sau: Tiếng súng ở Tiên Lãng

Nguồn: Asia Sentinel

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

24 bình luận to “682. Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba Sương”

  1. […] Có thể Luật Đất đai sửa đổi sẽ phù hợp với nhu cầu thời điểm?; –  – Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba Sương; – Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 2: Tiếng súng ở Tiên Lãng; […]

  2. […] rối ở Việt Nam – Phần 2: Tiếng súng ở Tiên Lãng (Asia Sentinel/2-2-2012); + 682. Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba Sương (Asia […]

  3. […] mạnh thông tin của các trang blog David Brown/Người dịch: Thủy Trúc/ Asia Sentinel Luật đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 1 & Phần 2 + Phần 3 Luật gia Trần Đình Thu: PHẢN BIỆN BÁO CÁO […]

  4. 1nxx said

    Sự thật giải phóng con người, là 1 độc giả của A3S, sau khi đọc còm của bác nicecowboy tôi đi tìm sự thật. Mục đích của tôi là cung cấp cho mọi người có thêm thông tin về NTSH và bố con bà Sương, tôi không có ác ý với bất cứ ai.

    1. Về nguồn gốc đất của đất :
    -“…đoàn “cán bộ khung” do ông Năm Hoằng là đảng viên duy nhất phụ trách chỉ có 16 người là đoàn viên thanh niên, bộ đội xuất ngũ…,…”
    -“…tài sản chỉ có 3.450ha đất (95% bị nhiễm phèn trung bình và phèn ít, 5% diện tích nhiễm phèn nặng)”.
    -“Biến vùng đất 7.000ha hoang lầy, nhiễm phèn mà cây lúa mọc không nổi trở thành nơi làm ra của cải cho xã hội,…”
    -“Từ mảnh đất hoang hóa nông trường đã làm nên quá nhiều kỳ tích: từ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông trường viên (điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, hệ thống thủy lợi, nhà máy, cầu cảng, kho tàng…) đến công ăn việc làm, đời sống văn hóa tinh thần – y tế – giáo dục, xây dựng môi trường sinh thái, trật tự an ninh xã hội (là nơi mở lòng đón nhận, nơi gặp gỡ rồi “neo” lại của nhiều thành phần, tính cách, tập quán, phong tục… phiêu bạt đến từ 53 tỉnh, thành của đất nước); bảo đảm cuộc sống từ chỗ trôi dạt dọc các con kênh, móc lõm trỉa lúa độ nhật qua ngày, thành ăn no mặc ấm rồi ăn ngon mặc đẹp…”.

    Mặc dù thông tin này do báo lề phải Tuổi trẻ đăng nhưng tôi nghĩ rằng nó không phải là 1 sản phẩm tưởng tượng 100% của 2 tác giả HOÀNG TRÍ DŨNG và HUỲNH KIM.

    Tôi không phủ nhận đánh giá của nicecowboy : “…các vấn đề tài chính của NTSH mà chỉ nhìn thấy cái bề ngoài qua các bài báo nêu thành tích của phóng viên tô hồng (lý do, chị Ba Sương rất sộp và rất tử tế với cánh nhà báo, khách tham quan đấy).”. Nhưng thông tin của nicecowboy về nguồn gốc đất của đất không phù hợp với thông tin của báo Tuổi trẻ. Nicecowboy lấy thông tin đất của NTSH : “…thuộc về sở hữu của những người nông dân, điền chủ riêng lẽ, cha truyền con nối từ bao đời.” từ đâu ra?

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/349010/Ba-Suong-vinh-quang-va-cay-dang.html

    3. Về hiệu quả sử dụng đất đai :
    Là 1 người thực tế tôi không tin những bài báo phóng đại và tô hồng NTSH. Tôi chỉ tin vào những con số trung thực, NTSH làm ăn lời hay lỗ? Bilanz hàng năm của NTSH ra sao? Lời là đóng góp được cho ngân khố quốc gia. Lỗ là xin tiền ngân khố quốc gia như Vinashin. Công ty nào cũng có nợ không nhiều thì ít nhưng tài sản và sản phẩm làm ra hàng năm của công ty có nhiều hơn nợ công ty hay không mới là quan trọng. Sự phá sản của NTSH có thật hay không trong khi bây giờ NTSH vẫn tồn tại?
    http://sohafarm.com.vn/
    Nicecowboy có thể trả lời những câu hỏi này cho bạn đọc rõ được không?

    Cảm ơn bác nicecowboy, tôi không ném đá bác đâu, tôi chỉ vì muốn biết sự thật mà còm thôi.
    Kính.


  5. Lướt bay qua Hiến pháp ….
    ==================

    Hiến văn Dân chủ Hồn vọng đây

    Bóng Liên Xô thiếu vắng vai gầy

    Dáng Trung Hoa Dân quyền thấp hẳn

    Tiếc vận hội lập hiến chưa xây

    Dấu ấn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ

    Oan nghiệt bi kịch Sử lệ đầy

    Hướng lai xin bỏ qua Điều Bốn (1)

    Kỳ vọng Đa nguyên hương ngất ngây

    *

    Hiến văn Dân chủ Hồn vọng đây

    Bóng Liên Xô thiếu vắng: “xương” gầy

    Dáng Trung Hoa Dân quyền: “lùn” hẳn

    Tiếc Vận hội Lập hiến trời Tây !

    Dấu ấn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ

    Oan nghiệt bi kịch Sử lệ đầy ….

    Hướng Lai xin bỏ qua Điều Bốn (1)

    Kỳ vọng Đa nguyên cùng dựng xây

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Điều Bốn Hiến pháp cho phép Đảng CS VN độc quyền lãnh đạo …

  6. Người nghèo said

    Cả một lũ đảng đầu trâu mặt ngựa muốn hạ thủ Bà Sương nhưng không thực hiện được. Vì vậy theo luật pháp Bà Sương phải được đền bù danh dự. Cả nước sẽ che chở cho bà. Bà sẽ ra HN và đi nói nhuyện về những tình tiết của cái bản án khốn kiếp trên đất nước khốn khổ này. Bà sẽ ứng cử vào Ban chấp hành MTTQVN.

  7. nicecowboy said

    ĐỪNG ĐÁNH ĐỒNG NHƯ NHAU GIỮA ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ CHỊ BA SƯƠNG !

    Cao bồi đắn đo mãi mới viết cái còm khác người này, vì nó chả giống ý kiến ai cả, chắc là được cho ăn nhiều đá lắm đây. Nhưng nghĩ sao thì viết vậy thôi, mọi người nên có cái nhìn khách quan hơn và không nên anh hùng hóa tất cả mọi cá nhân dù họ đang là đối tượng chịu bất công trong xã hội.

    Đó là việc những ngày qua, nhiều người viết, bloggers đã so sánh, ngầm đánh giá tương đồng hai sự việc liên quan đến quyền sử dụng đất đai ở VN : Việc chính quyền Cần Thơ với chị Ba Sương & Việc chính quyền Tiên lãng với anh Vươn.

    – Cao bồi hoàn toàn phản đối, lên án chính quyền 2 nơi này trong việc đối xử bất công, thiếu tình người, sai trái pháp luật đối với chị Ba Sương, với anh Vươn.

    – Nhưng Cao bồi chỉ thông cảm và tội nghiệp cho chị Ba Sương, nhưng không đánh giá cao, không kính trọng, không nể phục chị Ba Sương như đối với anh Vươn.

    Trừ điểm giống nhau là có liên quan đến quyền sử dụng đất và sự sai trái của chính quyền 2 nơi, thì hai sự kiện ở Cần Thơ và Tiên Lãng thật ra có nhiều điểm khác nhau :

    1. Về nguồn gốc đất của đất :

    – đất của anh Vươn ở Tiên Lãng trước đó lá đất bồi, đất hoang tự nhiên chưa có ai thật sự là sở hữu chủ thực tế cũng như trên pháp lý. Đất đó trở nên hữu dụng như ngày nay hoàn toàn là do công lo khai phá cuả anh Vươn và gia đình mình.
    – đất ở nông trường sông Hậu (NTSH thành lập sau ngày thông nhất đất nước, miền nam phải theo miền bắc để tiến lên thiên đường CNXH) không phải là đất vô chủ, đất tự nhiên… mà trước đó phần lớn nó là thuộc về sở hữu của những người nông dân, điền chủ riêng lẽ, cha truyền con nối từ bao đời. Nhưng theo chính sách đất đai và chính sách nông nghiệp của nhà nước lúc đó, tất cả ruộng đất phải tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp, hoặc trở thành nông trang tập thể, hoặc là nông trường quốc doanh ! Không còn chế độ tư hữu đất đai, mà đất đai trở thành sở hữu tập thể, hoặc sở hữu nhà nước. Và người nông dân ở Sông Hậu lúc đó, đang là chủ mãnh đất của mình, thì nay phải tự nguyện (?) nhượng lại cho Nhà nước để trở thành một thành viên, một người làm công trong cái gọi là nông trường đó. Còn nếu không đồng ý ư, thế thì cũng bị cưởng chế và phải bỏ đi với hai bàn tay trắng thôi. Thời kỳ đó, ai dám chống đối, báo chí dư luận nào dám lên tiếng dù chỉ là một tí tẹo thôi ?

    Đấy, NTSH được hình thành với nguồn gốc như thế ! có giống gì với mảnh đất của anh Vươn ?

    2. Về vai trò, công lao của anh Vươn và chị ba Sương đối với đất :

    – xét về nguồn gốc và quá trình lao động khai phá đất đai, anh Vươn có thể nói là người chủ thật sự của mảnh đất, dù pháp luật VN chỉ công nhận quyền sử dụng đất của công dân.

    – chị Ba Sương không phải là chủ nhân thật sự của Nông trường, mà người chủ thật sự lúc đó là tất cả các nông trường viên, hoặc truy tìm nguồn gốc sâu xa hơn là nhưng cá nhân điền chủ đã bị tước đoạt (hoặc buộc phải tư nguyện) giao đất cho Nhà nước để thành lập nên Nông trường quốc doanh này. Chị Ba Sương, và cha của chị trước đó chỉ là người đại diện của nhà nước được giao để quản lý nông trường này, (như vai trò của Giám đốc một doanh nghiệp chứ không phải là chủ doanh nghiệp đó).

    3. Về hiệu quả sử dụng đất đai :

    – như đã nói, không phải bàn cãi về hiệu quả lao động cần cù của anh Vươn đã biến mảnh đất hoang, đất bồi trở thành đất nông nghiệp có giá trị như thế nào.

    – nhưng ở NTSH thì như thế nào ? Trong bài viết “Luật đất đai rắc rối ở VN, phần 1” tác giả có nói đến việc làm ăn hiệu quả của NTSH . Như nhiều nhà báo cảm tính khác, tác giả hoàn toàn không nắm biết được tường tận việc kinh doanh làm ăn, các vấn đề tài chính của NTSH mà chỉ nhìn thấy cái bề ngoài qua các bài báo nêu thành tích của phóng viên tô hồng (lý do, chị Ba Sương rất sộp và rất tử tế với cánh nhà báo, khách tham quan đấy). Xin thưa rằng NCB không phóng đại, vì chính tôi không ít lần tiếp xúc với chị với tư cách là người của ngân hàng đến để đánh giá tình hình làm ăn, xem xét hiệu quả kinh doanh, thẩm định các báo cáo tài chính, các dự án của NTSH…

    Nhưng không phải chỉ riêng tôi, mà tất cả các ngân hàng có liên quan ở địa phương và ở TPHCM đều biết tình hình tài chính kém, thanh khoản yếu dẫn đến nợ quá hạn khủng khiếp ở NTSH, không phải đến sau 2005 mà từ khoảng năm 2000 đã có nhiều dấu hiệu xấu, sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả. Phải thật tình mà nói, việc kinh doanh kém này không phải là ở nhân cách xấu của người lãnh đạo, mà là do trình độ quản lý kém. Cha của chị Ba Sương, từ một ngừoi lính Giải phóng, được giao quản lý cả một nông trường to lớn ( kiểu như quản lý một sư đoàn ?). Chị Ba Sương cũng được đi học đại học, rồi về giúp cha, tiếp tục lãnh đạo nông trường mà không hề có những chuyên gia giỏi trợ lý, quản lý một NT đâu phải như là quản lý nhỏ kiểu gia đình trị . Nếu ngày xưa, với trình độ và tính cách của chị, chị quản lý một cái tổ hợp sản xuất nho nhỏ thôi thì đã rất thành công và hiệu quả hơn nhiều.

    Thời kỳ đó : tiến lên hợp tác xã nông nghiệp, nông trang tập thể, nông trường quốc doanh… như kiểu Xô Viết…là lý tưởng, là mơ ước của lãnh đạo VN. Không riêng NTSH, mà còn có nhiều nông trường khác (chả hạn cũng khá nổi tiếng như NT Lê anh Xuân ở Củ chi, TPHCM). NHưng cho đến nay, còn lại NT nào không ? còn lại hợp tác xã nông nghiệp nào không ?

    Những mô hình sản xuất nông nghiệp một thời nói trên, đã dần dần suy tàn vì đã lộ ra những khuyết điểm không thể sửa chữa, và phải trở lại những hình thái ban đầu : trả đất lại cho nông dân cá thể để sản xuất, hoặc chuyển hóa thành mô hình Công ty cổ phần, Công ty TNHH….

    Như vậy thì NT Sông hậu không phải chỉ là sự thất bại cá biệt trong kinh doanh của nó. Đó là đương nhiên của qui luật xã hội. Chị Ba Sương và ngay cả ai đó giỏi quản lý hơn cũng không tạo thành công cho nó trong bối cảnh một cơ chế, chính sách, hệ thống xã hội lúc đó.

    Cao bồi nói vậy để có ý rằng dù chúng ta thông cảm sự bất công mà chị Ba Sương gánh chịu do chính quyền Cần Thơ gây ra, nhưng cũng phải khách quan mà không nên nói vống lên rằng NTSH là mô hình kinh doanh thành công. là điển hình phong trào nông nghiệp thời kỳ đó… Nhưng cũng không vì thất bại đó mà có cái nhìn khắt khe đối với người đứng đầu như chị Ba Sương.

    Nếu không có danh hiệu anh hùng lao động của ba chị và chị, nếu không có quan hệ chính trị và uy tín lớn ở địa phương sau ngày thống nhất 1975, thì NTSH sẽ không có một thời nổi tiếng như cồn, và cái danh hiệu người phụ nữ châu Á gì đó (NCB quên mất) chả qua cũng chỉ là hình thức (chứ NCB chưa dám nói mấy cái danh hiệu tương tự như cái đó cũng mua rất dễ, tùy giá tiền thôi, tụi Tư bản cũng khéo bán mấy cái này lắm vì chúng biết tỏng cái tâm lý háo danh của người châu Á). Chứ NTSH bản thân nó chả có gì hay, đáng tự hào, đáng khâm phục.

    Nếu trước đó đất đai vẫn là sở hữu cá nhân của ngừoi dân (không bị gia nhập vào nông trường), thì chắc chắn những người chủ riêng lẽ đó đã biết cách khai phá mảnh đất của mình hiệu quả hơn chục lần khi đưa vào nông trường

    – Duy trì NTSH thì thật sự là không hiệu quả, và không chóng thì chầy mô hình này sẽ phải tự nó chuyển hóa, ngay cả dù nó không bị nhà cầm quyền cưởng chiếm bất hợp pháp.

    . Nếu đất đai trả về cho những người chủ nhỏ lẽ thật sự ban đầu, thì đây là cách công bằng nhất và hiệu quả nhất trong việc sử dụng đất đai sinh lợi. (còn phần đất NTSH nhưng là đất hoang, không có chủ trước đây thì phân lại cho các nông trường viên, hoặc giao lại cho nhà nước để sử dụng hợp pháp).

    . Còn nếu như Nhà nước vẫn muốn nắm lấy quyền sở hữu đất đai không trả lại cho chủ trước, không chia lại cho nông trường viên, thì đất NTSH cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác hiệu quả hơn nhiều khi nó là đất của Nông trường. Nhưng việc chuyển giao đất phải hợp pháp, công khai và công bằng qua đấu thầu… chứ không phải tước đoạt lại rồi chỉ định giao cho một tập đoàn nào đó như ý định trước đây của chính quyền Cần thơ.

    4. Tác động và ảnh hưởng của dư luận đối với 2 sự việc :

    – Việc chị Ba Sương tạo ra dư luận lớn trong nước , vì ngoài mục đích mờ ám của chính quyền Cần Thơ, mà còn là vì uy tín và quan hệ chính trị khá lớn của chị.

    – Việc anh Vươn cũng tạo ra sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc trong dư luận xã hội, gây ra chấn động lớn hơn nhiều, nhưng anh hoàn toàn không có được cái vị trí như chị Ba Sương, mà chính là hành động can đảm, dấn thân của anh, hành động phản kháng mạnh mẻ để tự vệ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Túm lại, hai sự việc Tiên lãng và cần Thơ đều là hai vụ nổi cộm liên quan đến đất đai và sự sai trái của chính quyền địa phương. Nhưng hai nhân vật chính trong các sự việc này thì (riêng NCB) sẽ không được đánh giá như nhau.

    Việc ở NTSH là một trong những giọt nước trong cái ly, việc anh Vươn là giọt nước cuối cùng và làm tràn ly nước bức xúc của người dân đối với bất công xã hội.

    Việc ở NTSH có thể là đánh dấu chấm hết cho một mô hình sản xuất nông nghiệp một thời tưởng đâu là lý tưởng, là cầu thang bước lên thiên đàng XHCN ! Việc ở Tiên lãng biết đâu chừng cũng có thể là bước chấm dứt để khởi đầu cho một quan hệ mới về sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai. Chế độ tư hữu đất đai có thể được công nhận trở lại để thay thế cho chế độ công hữu nhà nước, sở hữu toàn dân về đất đai .

    Hy vọng lắm thay !

    P/S : đọc bài viết Luật đất đai rắc rối ở VN, phần 1… thấy tác giả đúng là người ngoại quốc, không thật sự nắm sâu sát và chi tiết. Ví dụ trong bài có nhiều điểm chưa chính xác như : lúc gọi NTSH là công ty, lúc gọi là nông trang tập thể, cho rằng trước đây NTSH là khu đầm lầy, đến năm 2005 vẫn làm ăn có lãi, NTSH là cộng đồng làm ăn có năng suất cao….

    • Ẩn danh said

      Bạn viết rất hay.
      Hy vọng lắm thay, Tiên Lãng sẽ không đi vào quên lãng.
      Đoàn Văn Vươn – đồng nghĩa với lòng căm phẫn của người nông dân VN đối với bọn cường hào mang “tính Đảng”.

    • Văn Hải said

      Bác Cao Bồi phân tích rất có lý có tình. Bái phục.

    • nguyễn tấn hưng said

      Năm 1983 tôi có ở đoàn đo đạc đất đai ở NTSH, hồi đó vùng này phần lớn là đầm lầy và nhiễm phèn nặng, công lao của cha con bà Ba Sương rất lớn

  8. […] Bài 1 […]

  9. cử nhân kinh tế said

    Một quỹ đen lập ra để làm làm công tác phúc lợi cho người lao động thì bị xử vi phạm pháp luật còn hàng nghìn quỹ đen khác dùng vào việc phong bì cho cấp trên thì bình chân như vại. Thử hỏi những người cố tình đưa vụ việc ra xử có bao giờ họ tự hỏi tiền phong bì mà họ nhận là tiền sạch, tiền hợp pháp?

    Nghĩ một người như chị mà phải thuê nhà, bán dưa cà muối để mưu sinh thì chỉ muốn đâm chết hết bọn lãnh đạo.
    Chị cư yên trí một ngày nào đó lũ ác ôn kia cũng phải đền tội

  10. HUY said

    Khi bán hết đất thì dân lấy đâu ra đất cấy lúa nuôi Đảng đây ? Đơn giản vậy mà đảng không hiểu.

  11. Nguyen Khanh Trong said

    Bà 3 Sương vẫn là “anh hùng lao động” của thời kỳ đổi mới trong tâm tưởng của người dân Việt yêu nước. Bản thân bà và gia đình phải được đối xử theo đúng mục tiêu : “.. Dân chủ-Công bằng-Văn minh …” phù hợp với truyền thống đạo lý hàng ngàn năm qua của Dân tộc VN.

  12. Thanh Binh said

    Thương cô Sương quá. Cả một đời cống hiến, vậy mà kết cục thế này. Nếu có dịp vào Cần Thơ, chắc chắn con sẽ tới thăm cô!

  13. Minh Viet said

    Tôi nghĩ bà Sương là người tốt, người tốt thường hay bị gian nguy, sau một thời gian sự thật sẽ được phơi bày. Điều gian nguy ấy trở thành nền móng cho vinh quang. Ước mong bà Sương đừng nãn lòng với ngọn lữa trong tâm mình, nó đang cùng bao người dân Việt yêu nước sẽ tụ một quần sáng vĩ đại, soi mờ vào tăm tối của những người chưa nhận ra sự thật.

  14. […] 682. Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba Sương  -Posted by basamnews on 03/02/2012  –Asia Sentinel -Tác giả: David Brown -Người dịch: Thủy Trúc […]

  15. KTS Trần Thanh Vân said

    Điều mà tôi không sao chấp nhận được là lúc này chị Trần Ngọc Sương đang ở nhà thuê và kiếm sống qua ngày bằng nghề bán dưa chua và cà muối

    • Tuấn said

      Tôi tâm đắc nhất ý kiến này của KTS Trần Thanh Vân. Trước đây có vài ba lần được báo cáo với chị Ba Sương về trang bị hệ thống CNTT cho nông trường (sau này tôi không theo dõi ai là đơn vị cung cấp). Được chị chia xẻ các trăn trở về người nông dân làm ra lúa gạo nhưng còn chịu nhiều thiệt thòi. Tôi cảm phục nhất ở chị Ba Sương là ở chỗ động viên cả tinh thần lẫn vật chất để các gia đình trong nông trường Sông Hậu cho con cái học hành. Tóm tắt thế này : Nếu con hoàn thành cấp 1 – cấp hai thì học tại các trường phổ thông tại nông trường. Nếu các cháu học lên cấp ba nông trường sẽ hỗ trợ giá trị tương đương bao nhiêu kg thóc; Được vào Đại Học thì nông trường sẽ hỗ trợ cho gia đình có các cháu đi học ở thành phố. Số tiền hỗ trợ này lấy từ quỹ phúc lợi mà tòa án Tỉnh Cần Thơ nói là chị Ba Sương lập ra trái phép ấy – (Viết dòng này lại rớt nước mắt thương chị vì sự tàn ác của mấy đứa cướp ngày).

      Quỹ đấy còn để phục vụ liên hoan – quà cáp cho mấy tay quan chức của tỉnh khi đưa các đoàn tham quan về nông trường sông Hậu. Làm mát mặt , làm đòn bẩy chính trị cho mấy tay quan chức cơ hội và để sau đó mấy tay này rũ áo và nói chị Ba có tội

      Tôi có đọc trên blog của anh Hiệu-Minh nghe tin KTS Trần Thanh Vân có ý định mời chị Ba Sương ra thăm cơ sở của chi Oanh mà lòng thấy vui lắm – Có gì chị Vân thông tin thêm cho mọi người vui hơn

      • KTS Trần Thanh Vân said

        Cám ơn bạn Tuấn.
        Tôi đã liên hệ với LS Trịnh Minh Tân. Anh đang cùng chị Ba Sương đòi lại công lý. Chị phải được đền bù danh dự và kinh tế sau những năm tháng bị tù đày. Sau đó sẽ ra Hà Nội.

  16. Tưởng Cán said

    Tác giả và người dịch rất giỏi.Tôi đọc chảy cả nước mắt!

  17. Vô Khả said

    Đọc câu kết mà sôi máu! Đúng là bọn ăn cướp trên giàn mướp mà còn tỏ ra cao thượng.

    • Ẩn danh said

      Em đồng ý Bác.
      Mẹ kiếp! Chúng nó là một lũ ăn cướp.
      Vụ Nông Trường Sông Hậu, Thủ Thiêm, Tiên Lãng…hàng ngàn vụ trên đất nước này.
      Ước gì lôi từng thằng ra bắn bỏ cho sướng tay, hả giận.

      • Tôi thì mà tóm được bọn ấy tôi không bắn bỏ cho tốn đạn thưa bác, mà như thế thì cũng nhẹ nhàng cho chúng lắm.

        Mà tôi sẽ cho bọn ấy ra tòa, xét đi xét lại.

        Cho thẩm vấn hàng trăm lần, hỏi đi hỏi lại hàng ngàn lần cùng 1 vấn đề.

        Lúc ấy bọn chúng muốn sống cũng ko được mà chết cũng không xong.

        Và tạm giam chờ xét xử hàng năm trời.

        Tôi thượng tôn pháp luật và xét đúng luật, thì thử xem bọn ấy có chừa ko.

        Ha ha ha.

Bình luận về bài viết này