BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

540. Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng?

Posted by adminbasam trên 08/12/2011

Boxun.com

Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc

sẽ được tôn trọng?

Lưu Dật Minh

Quốc Trung dịch

27-11-2011

Gần đây, có hai vụ tuần hành biểu tình xảy ra ở Quảng Đông đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước. Sau khi vụ việc xảy ra, truyền thông chính thức đã không còn như trước đây là lên án những vụ việc loại này là những sự kiện cộng đồng, mà quần chúng do không hiểu rõ sự thật đã bị những người có dụng ý riêng kích động, mà đã đưa ra những bản tin xác thực ngay từ giờ đầu. Rất nhiều người khi thấy phản ứng của dư luận cùng những biểu hiện khi ấy của cảnh sát, đã sôi nổi đưa ra sự khẳng định cho hiện tượng mới này.

Trung Quốc rõ ràng là một đất nước có “Hiến pháp” mà không có chính thể lập hiến, “Hiến pháp” của Trung Quốc ngoài một số ít những điều khoản không còn phù hợp với tinh thần pháp trị hiện thời, đa số những điều khoản đó, nhất là những điều khoản về quyền lợi và tự do của công dân, vẫn còn phải được khẳng định thêm. Như Điều 35 trong “Hiến pháp” đã qui định rõ: Công dân nước CHND Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội, tuần hành, biểu tình. Có thể thấy, quyền tuần hành biểu tình là quyền lợi mà “Hiến pháp” đã trao cho công dân.

Trong phong trào dân chủ xảy ra ở Bắc Kinh cùng các thành phố khác vào năm 1989, học sinh cùng với người dân đã xuống đường yêu cầu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi dân chủ và trừng trị những quan chức hủ bại, đó có thể nói là sự thực thi quyền tuần hành biểu tình trong “Hiến pháp”. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1989, sau vụ đại thảm sát “4 tháng 6”, chính quyền liền ban bố luôn “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình”, nếu xét từ một số điều khoản trong đó, thì luật này hiển nhiên là đang tước bỏ quyền tuần hành biểu tình của công dân, vi hiến một cách rõ ràng.

Khoản 1, điều 23 trong  “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định:  Không được tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình trong khoảng cách từ 10m đến 300m xung quanh các trụ sở Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc Vụ viện, Ủy ban Quân sự Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đây hiển nhiên là đã ban đặc quyền cho các cơ quan quyền lực, đồng thời về cơ bản chẳng khác nào đã hạn chế quyền tuần hành biểu tình của công dân, bởi đương nhiên những cuộc tuần hành biểu tình qui mô lớn sẽ phải lan tới những cơ quan quyền lực này.

Có người thuộc giới luật cho rằng, “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” chỉ nhấn mạnh đến trách nhiệm luật pháp của việc tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình, mà chưa nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi và sự an toàn tính mệnh của công dân khi tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình ra sao. Mục đích lập pháp của luật này hiển nhiên là để bảo vệ sự an toàn cho các cơ quan quyền lực và ngăn cản công dân tuần hành biểu tình. Luật pháp cùng với cái gọi là “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” như vậy thì thà rằng gọi là “Luật cấm Hội họp Tuần hành Biểu tình” còn hơn.

Ngoài ra, Điều 7 “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định: Tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình phải xin phép, đồng thời được sự chấp thuận của các cơ quan chủ quản theo quy định của luật này. Có thể thấy, chỉ cần tuần hành biểu tình mà chưa được phép thì chắc chắn sẽ bị coi là hành động phi pháp, cảnh sát có thể dùng đó làm cái cớ để bắt người. Thực ra, sau vụ “4 tháng 6” và trước khi xảy ra hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này, ngoài một vài cuộc tuần hành biểu tình mang tính chủ nghĩa dân tộc phản đối nước ngoài được sự cho phép ngầm hoặc ủng hộ chính thức ra, cảnh sát chưa từng phê chuẩn một cuộc tuần hành biểu tình nào khác, thậm chí có rất nhiều lần, các nhà hoạt động nhân quyền đã xin phép trước, nhưng khi cuộc tuần hành biểu tình còn chưa bắt đầu, thì người tổ chức đã bị cảnh sát khống chế hoặc bắt giữ.

Chính vì “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” đã hạn chế tối đa quyền lợi hội họp tuần hành biểu tình của công dân, cho nên, khi nhiều người nhìn thấy hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này được tiến hành một cách thuận lợi, liền đua nhau vỗ tay khen ngợi động thái cởi mở này của chính quyền Quảng Đông. Theo nguồn tin được tiết lộ từ cư dân mạng, sở dĩ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này được cho phép, là vì đã được sự phê chuẩn đặc cách của Uông Dương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Tuy tin này không thể kiểm chứng, nhưng khả năng này là có thể, bởi vì trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uông Dương là một trong số các quan chức cởi mở ít ỏi.

Trong số hai cuộc tuần hành biểu tình lần này, điều khiến người ta chú ý nhất là cuộc tuần hành biểu tình đòi tăng lương của công nhân khu Hoa Đô, Quảng Châu, xảy ra vào ngày 18 tháng 11, cuộc tuần hành biểu tình này không những không bị cảnh sát đàn áp, mà trái lại còn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cảnh sát. Theo tin từ “Nam phương đô thị báo”, khoảng 12 giờ trưa ngày hôm đó, trên Kiến thiết Bắc lộ ở khu Hoa Đô có hàng trăm công nhân đi tuần hành biểu tình, miệng hô khẩu hiệu, giương cả băng rôn với các dòng chữ “Trả lại đồng tiền máu và mồ hôi cho tôi”, “Tôi muốn được ăn”… Có cả xe cảnh sát đi theo hộ tống mở đường, phân luồng giao thông, nhưng do xe buýt phải đổi hướng đi nên đã gây ách tắc giao thông mất một thời gian.

Cảnh tượng ấy quả là xảy ra lần đầu tiên, việc này vừa được truyền thông đưa tin, đã gây sốt cho cư dân mạng ngay. Không ít người bày tỏ trên mạng rằng việc cảnh sát mở đường cho công dân tuần hành biểu tình đòi tăng lương là một tiến bộ rất lớn, đã tạo dựng nên được hình ảnh tích cực của cảnh sát.  Không chỉ cuộc tuần hành ở Hoa Đô lần ấy và cuộc tuần hành của nông dân phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông ngày 21 tháng 11 đều được tôn trọng, mà cả những tin tức và hình ảnh có liên quan được cư dân mạng đưa lên blog cá nhân cũng chưa bị xóa.

Tất nhiên, có những cư dân mạng cho rằng, sở dĩ cuộc tuần hành biểu tình của công nhân lần này ở Hoa Đô được sự hỗ trợ của cảnh sát là bởi vì đối tượng công nhân chống đối không phải là chính phủ mà là chủ doanh nghiệp. Nếu chỉ có mỗi một mình vụ việc ấy, thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải theo kiểu này, nhưng khi xâu chuỗi với cuộc tuần hành biểu tình phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm tiếp sau đó, thì không thể không thán phục trước động thái dám đi trước cả thiên hạ của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Tuy tạm thời vẫn chưa rõ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này đã xin phép trước và được sự phê chuẩn hay chưa, nhưng nếu nhìn nhận từ cách thức xử lý của chính quyền, thì đây hiển nhiên là một tín hiệu tốt lành đang được lan truyền.

Sau khi bản “Hiến chương 08” ra đời vào cuối năm 2008, chính quyền đã ngày càng tăng cường sự khống chế đối với các hoạt động nhân quyền cùng những nhân vật nhạy cảm, đến khi Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình và xảy ra Cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi, chính quyền lại càng thêm hoang mang, hoảng loạn. Còn nhớ vào nửa đầu năm nay, rất nhiều người, dù không tuần hành biểu tình, nhưng chỉ cần tiếp cận các địa điểm Cách mạng Hoa nhài được truyền trên mạng là bị cảnh sát lôi đi. Thái độ rộng lượng của chính quyền Quảng Đông đối với hai cuộc tuần hành biểu tình lần này cùng với thái độ của chính quyền khi nổ ra Cách mạng Hoa nhài đã hình thành nên một sự đối sánh rõ nét, đây bất kể có phải là cử chỉ khoe mẽ của Uông Dương hay không, thì cũng đáng được khẳng định.

The Wall Street Journal”, bản tiếng Trung online, vào cuối tháng 9 năm nay đã trích dẫn báo cáo nghiên cứu của Giáo sư Tôn Lập Bình, thuộc Trường Đại học Thanh Hoa, cho biết, trong năm 2010, ở Trung Quốc đại lục đã xảy ra 18 vạn sự kiện cộng đồng, tăng hơn 3 lần so với 10 năm trước đó, hơn nữa các biến động xã hội lại vẫn đang mạnh lên.  Sự tăng vọt của các sự kiện cộng đồng hiển nhiên không phải do dân chúng Trung Quốc chỉ lo cho thế giới được yên ổn, mà là do sự lạm quyền của các quan chức và sự bất công trong xã hội. Tuyệt đại đa số các sự kiện cộng đồng đều không có được kết cục có hậu, tuy đều bị đàn áp mạnh mẽ để đổi lấy sự ổn định tạm thời, nhưng lại đã chôn lấp một mối ẩn họa cho sự an toàn lớn hơn, chỉ cần chính quyền không chịu làm dịu đi bằng những biện pháp gần dân thiết thực hơn, thì chắc chắn sẽ có một ngày, những sự kiện cộng đồng lớn hơn và những mối xung đột quan – dân gay gắt hơn sẽ bùng phát.

Hai sự kiện tuần hành biểu tình nói trên hiển nhiên còn chưa thể được xem là hiện tượng phổ biến, nhiều nhất cũng chỉ được xem là hiện tượng Quảng Đông, song hy vọng rằng sắp tới đây, sự rộng lượng và ứng xử thiện chí đối với các cuộc tuần hành biểu tình của quần chúng sẽ không chỉ giới hạn ở một vùng Quảng Đông. Nhìn rộng ra, tất cả những sự kiện cộng đồng lớn nhỏ xảy ra ở khắp nơi trên toàn quốc trong những năm vừa qua có thể thấy, không có một sự kiện nào lấy việc lật đổ sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mục đích, cho nên, quan chức và cảnh sát các cấp cần nhanh chóng vứt bỏ tư duy thù địch, coi tuần hành biểu tình là hồng thủy mãnh thú, có như vậy thì mọi mâu thuẫn xã hội mới dần dần được dịu bớt, giữa quan chức với người dân  mới có thể ứng xử với nhau chân thành, xã hội mới dần dần đi vào thế hài hòa.

Nguồn: Boxun.com

Ảnh: Người dân tụ họp, chuẩn bị biểu tình ở Bắc Kinh, lấy ý tưởng từ Cách mạng Hoa lài ở Bắc Phi. Photo: AP.

26 bình luận to “540. Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng?”

  1. Ẩn danh said

    Đây là tài liệu cho thấy những đối sách để giữ “Đảng”
    —————-
    Thưa các đồng chí,

    Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:

    1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.

    Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.

    2. Phải giữ cho cái gọi là ‘phong trào dân chủ đối lập’ không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.

    Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều ‘lãnh tụ’ mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều ‘nhân sĩ trí thức’ mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị –chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động ‘chống cộng cực đoan’ có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…

    Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là ‘đấu tranh dân chủ’. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..

    3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để ‘dân trí cao’ không đồng nghĩa với ‘ý thức dân chủ cao’.

    Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần’entrepreneurship’ – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.

    4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là ‘co-optation’ )…

    Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…

    Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.

    Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi –dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.

    Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.

    Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.

    Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ýthức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.

    Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quầnchúng tham gia.

    Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn T ử, Ngô Khởi, Trương T ử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang ‘The Prince’ nổi tiếng ở phươngTây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay.Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

    Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với HoaKỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo ‘dân chủ tự do’ cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

    Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

    Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.

    Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin ) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.

    Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông,thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.

    Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu ‘không thành công cũng thành nhân’ – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.

    Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như’dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘tự do’ … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như ‘ổn định xã hội’, ‘tăng trưởng kinh tế’, ‘xóa đói giảm nghèo’

    Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như ‘đa nguyên’, ‘đa đảng’, ‘pháp trị’, ‘khai phóng’… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những ‘giá trị Á châu’ một cách khéo léo.

    Phát Huy dân chủ cơ sở – tập trung

    Chúng ta cũng phải phát huy ‘dân chủ cơ sở’, ‘dân chủ tập trung’, ‘dân chủ trong đảng’… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.

    Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.

    Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của ‘dân chủ’ theo cách có lợi cho chúng ta: ‘dânchủ’ nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.

    Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như ‘nhân quyền’, ‘dân chủ’… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.

    Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa ‘thể chế chính trị’ và ‘phát triển kinh tế’.

    Hai phạm trù ‘dân chủ’ và ‘phát triển’ có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải ‘dân chủ hóa’.

    Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng ‘tháo ngòi nổ’ của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.

    Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về ‘nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dânchủ’. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore,điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.

    Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là ‘coordination goods’, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật ‘đàn áp có chọn lọc’ mà tôi đã có dịp phân tích.

    Giới trẻ và sinh viên học sinh

    Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.

    Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bịnh ồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có,trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

    Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

    Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.

    Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khảnăng tổ chức và phối hợp.

    Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

    Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

    Trí thức

    * Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp ‘vừa trấn áp vừa vuốt ve’ từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá,hổ lốn, lỗi thời.

    * Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần ‘phò chính thống’ của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời mộtvực.

    * Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.

    * Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

    * Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.

    * Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

    Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?

    Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.

    Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.

    Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.

    Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

    Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: ‘khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’.

    Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận.

  2. […] Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng? […]

  3. Góp ý said

    Khi bạn đối diện 1 nồi súp de quá áp sắp nổ, thì thái độ khôn ngoan cần thiết là xã bớt áp lực trong nồi qua van giảm áp (cho phép biểu tình).
    Chừng nào áp lực xã hội còn trong tầm kiểm soát thì nhà cầm quyền Tàu vẫn còn cơ may cải thiện tình hình và kéo dài sự cai trị.
    Tuy nhiên, chính sách bảo hộ biểu tình ở Quảng Đông của ông Uông Dương là một chính sách “đùa với lửa”.
    Khi anh nhắc một đầu gậy lên, đầu gậy phía bên kia sẽ giở lên cái gì đó không được mong đợi. Không ai biết được. Hãy chờ và xem.
    Liệu đây là chiêu ” dụ rắn ra khỏi hang ” như Mao Trạch Đông đã từng làm với “Trăm hoa đua nở ” rồi sau đó trở mặt và tàn diệt các đối thủ chính trị.
    Hoặc là chiêu “mượn đao giết người”, mượn sự phản kháng của dân nghèo để chính danh trừng trị bọn đảng viên tham nhũng không cùng cánh với mình.
    Hoặc đây là dấu hiệu muốn ly khai với Bắc Kinh của các vùng đặc quyền kinh tế : như Quảng Đông, Quảng Tây.. mà những vùng này vốn chịu áp lực bất công của Bắc Kinh. Một lần nữa, hãy chờ và xem.
    Dù sao chăng nữa , đây là một dấu hiệu tốt cho cả dân Tàu và VN .

  4. Ẩn danh said

    Thật hết sức ngu xuẩn và mê muội khi có những kẻ cứ cố sống cố chết dựng nên và duy trì chế độ mờ ám ,độc tài .Bởi chưa có kẻ nào thoát khỏi bị chính cái chế độ độc tài mờ ám đó mờ ám và hãm hại lại chính họ.Gương điển hình nhất là con cái của Stalin đã bị chế độ mờ ám của Stalin để lại trị cho thân tàn ma dại.Các lãnh tụ và các tướng lĩnh được chế độ đen tối mờ ám vinh như thánh sống khi cuối đời suy giảm quyền lực đều bị chính cái chế độ mờ ám do chúng đẻ ra khống chế và giam lỏng nhục như chó .Các chế độ dân chủ ,minh bạch các lãnh tụ và tướng tá đã được chế độ vinh danh thì khi hết quyền lực họ vẫn được vinh danh mà không bị hãm hại như lũ thánh sống trở thành chó ghẻ vẫy đuôi luồn cúi nhục nhã khi hết quyền lực để mong được yên thân và khi chết được cho nghi thức đám ma lớn.Sao chúng ngu thế nhỉ ?

  5. Hoa said

    Tôi nghĩ “biểu tình là khắc tinh ” của các chính thể “độc tài”. Cứ nhìn vào mức độ hành xử của các chính quyền đối với các cuộc biểu tình của dân chúng thì người ta “bắt mạch” được mức độ “độc tài” của chính quyền đó.Với một chính thể “độc tài” mà phải nói đến “quyền biểu tình” của dân chúng thì hoặc là:
    -một thế “đỡ đòn” trước trào lưu dân chủ không cưởng lại được và ta hiểu thực chất của vấn đề
    -nếu đưa ra luật “biểu tình” thực chất là luật “chống biểu tình”, giống như người ta nhốt một con vật trong một cái “rọ” và thắt đầu này một tí,thắt đầu kia một tí để rồi con vật “không cựa quậy” được nữa
    Phải nói một cách nghiêm túc là trên cuộc đời không thể đạt được điều gì chỉ bằng “nước bọt”.Lịch sữ phát triển của loài người đã khẳng định điều này

  6. […] nghĩa của các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” (Giải pháp Dân chủ). –  Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng? basam-Boxun.com Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng? […]

  7. Nguời Sài Gòn said

    Chuyện này là một cách làm tuồng thôi. Rồi cái lo xo lâu ngay bi nén cũnng bung mạnh đến nỗi cuốn trôi hết phuờng xảo trá cho xem, đã quá muộn để cải cách rồi !

  8. Lửa Việt said

    Mình thấy dạo này Trung Quốc làm căng quá :”Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cảm Đào đã ra lệnh cho hải quân sẵn sàng cho xung đột….”. Vụ này không biết là muốn răn đe Mỹ hay là các nước láng giềng như Việt Nam ta? Hay lại chỉ hăm he vu vơ thôi! Nhưng dạo này Chính Phủ Việt Nam ta cũng tỏ ra cứng rắn khi những người đứng đầu Chính Phủ liên tiếp công bố những vấn đề nhạy cảm như: “Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm…” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hay soạn thảo luật biểu tình. Chúng ta còn tập trận pháo binh, phòng không, hải quân,…Không biết những việc trên đang muốn cho chúng ta biết điều gì đây? Hay là chiến tránh Thế Giới thứ III sắp nổ ra và bắt nguồn từ Iran hay Syria? Mong Anh Ba cùng các anh(chị) cho ý kiến!

    • Thằng Bờm từ California said

      An tâm đi bạn, tuyên bố của Dũng và Đào chỉ là chém gió thôi, cả hai đều chỉ với mục đích vuốt ve cảm xúc dân chúng mỗi nước và kiếm tí thể diện trước dư luận. Mở 1 cuộc chiến tranh lệ thuộc vào nhiều yếu tố lắm, không đơn giản đâu bạn. Tôi tin rằng có chiến tranh hay không, chuyện này nằm trong tay người Mỹ, đạo diễn chính của vùng đông nam á hiện nay.

    • Ẩn danh said

      CS rất giỏi trong nhiều lĩnh vực, ta phải công nhận.
      CS có thể làm nhiều việc mà chúng ta không thể làm được – ta đồng ý

      Nhưng chế độ công sản
      – Không bao giờ làm kinh tế được – thực tế đã chứng minh qua thời gian và trên nhiều quốc gia
      – Không bao giờ có tính nhân bản – và con người trong chế độ cộng sản chuyên lừa đối
      – Chế độ cộng sản là khát máu nhất

      Dựa vào những đặc điểm này
      – Ta nhận xét tồn tại hay không chế độ cộng sản
      – Nếu sống trong chế độ cộng sản ta phải như thế nào

  9. Traikhom said

    Thể nào thì “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” của TQ cũng sẽ được copy&paste sang bên ta, chỉ đổi tên nước và ..đôi cái lặt vặt !!

  10. an nam dan said

    hau nhu nhung che do doc tai dieu co chung mot tam ly la so hai nhung nguoi bi tri vi quyen loi cua nhom ho nen moi chinh sach hay luat le ho cuc chang da dac ra bao gio cung co cai duoi kem theo tru khi bi tieu diec con ko kho co the ma thoa mang cho nhung nguoi dan bi tri cho nen nguoi dan o do phai dau tranh manh vua tri va luc moi mong thoat khoi vong cai tri cua bon ho bang chu nhu tren cac nuoc da lam

  11. Dòng Dõi Hồng Bàng said

    Tất cả các động thái của chính quyền TQ đều có ý đồ chính trị của nó. Đừng tưởng bở.

  12. Quốc Hận said

    muốn hay không muốn sự thật vẫn cứ diễn ra , đó là quy luật diễn biến của thời cuộc , kẻ nào cố ý cản bước tiến của nhân loại , kẻ đó sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc , thành trì cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là Tầu đã bị lung lay , lới tay để dân biểu tình , vậy cộng sản Việt Nam nghĩ sao ? đàn áp đến hơi thở cuối cùng chứ !!!! tỉnh ngộ đi … kẻo muộn rồi đấy ,,,,,,,

  13. KTS Trần Thanh Vân said

    Mỗi một địa phương ở Trung Quốc là một “Quốc gia” ( kể cả về quy mô lẫn phong tục tập quán và quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội ) Bởi vậy không phải chỉ ứng xử với biểu tình của quần chúng mà còn có nhiều hoạt động khác. Một đất nước rộng lớn với 1,3 tỷ dân thì sự không thống nhất là tất nhiên. Đôi khi chính quyền địa phương còn lợi dụng các cuộc biểu tình quần chúng để phản đối chính phủ trung ương.
    Riêng Quảng Đông, tình hình có thể rất đặc thù. Các nhà lãnh đạo ở tỉnh này không dại gì lộ mặt ra, rồi các cuộc thanh trường, rồi “điều động thiên chuyể”….Đó là mầm mống của một sóng ngầm dẫn tới đại tan rã

    • Khố Rách said

      Ý kiến của chị rất xác đáng. Chế độ độc tài TQ rồi sẽ tan rã bởi chính những xung đột bên trong nó, chứ không phải do tác động từ bên ngoài. Nhưng sau độc tài cộng sản sẽ là cái gì thì phải chờ xem hồi sau mới rõ.

  14. xman said

    http://vovinamvvd.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=259

    • Hơ hơ !

      Chuyện này cũ rích rồi , hơn nữa sự thật lại không phải như vậy, nói ra chỉ xấu mặt cho nhiều đ/c trong hội đó. Qua đây chứng tỏ xman cũng vớ vẩn vì ba cái chuyện không đáng quan tâm. Đến bản thân tôi cũng không chấp cái trò vu khống trên mạng.

      Hi vọng cuối cùng là anhbasam không bị hàng chợ như Kami, Truongduynhat. Chẳng hiểu vì sao vì chuyện một người phụ nữ biểu tình mà làm um lên. Đàn ông các anh ngồi mạng nhiều nên tính cách nhỏ mọn, hèn hạ quá. Một người phụ nữ đi biểu tình mà làm cho 1 vài đồng chí trước đây có vẻ đạo mạo, trí tuệ đầy mình …=> ĐỘP phát xuống cống hết !

      • Dân Việt said

        Bạn này giống bị ma ám .dở hơi rồi .Sớm nắng ,chiều mưa

      • xman said

        Há há, Đức nóng quá he he he. Đức lôi cái chuyện tám hoánh của bên Công giáo thời cả thế giới đều sống trong mông muội ra để xỉ nhục công giáo mà chẳng có bằng chứng gì cụ thể thì nói xơi xơi trong khi xã hội tiến bộ văn minh quá rồi. Nhân vô thập toàn, mình chẳng ghét gì Đức cả, chỉ thấy thương cảm cho sự mông muội của Đức thôi. Và đã là đàn ông thì không thể chối bỏ nhưng gì trong quá khứ,nhất là nếu Đức là con nhà võ, phải đàng hoàng chính trực mới được

        chẳng nói giấu gì Đức trước đây mình cũng đã từng làm như Đức, thời mới cách đây 5 năm trở về trước khi tham gia các diễn đàn chính trị thôi. Cũng từng dẫn sách hiếm ra để tranh cãi với người công giáo, và đến nay mình cảm thấy xấu hổ vô cùng, mặc dù ngày xưa mình chỉ tham gia với tư cách một nick ảo chẳng ai biết mình là ai

        Đức có hiểu nổi cảm giác xấu hổ thế nào thời đám tang Trung tướng Trần Độ, thời tôi phải dùng intenet quay dial up, và thể hiện mình như một thằng Hồng Vệ Binh bị nhồi sọ triệt để thế nào không? Thú thật mình không còn dám đọc lại những gì mình viết từ thời đó

        Dù giờ không chơi với hội đó nữa, hoặc sau này Đức không chơi với hội Ba sàm hay Nguyễn Xuân Diện nữa, thì họ cũng một thời là bạn của mình. Không nên từ chối quá khứ một cách phũ phàng như thế được

      • Cào Cào Cơm said

        Đồng ý với bạn . Trương Duy Nhất nhỏ mọn quá . Kém chị Hằng xa .

  15. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/12/08/quyen-bieu-tinh-cua-dan-trung-quoc-se-duoc-ton-trong/. Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Chính […]

  16. thuận thiên vi tồn ,nghịch thiên vi vong chống lại ý dân là ý trời…..

  17. cái kim trong bọc mãi cũng bi lòi ra

  18. Dân Việt said

    Một chiêu tìm sự đồng thuận ở nhân dân để chuẩn bị phát động… chiến tranh?

  19. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/12/08/quyen-bieu-tinh-cua-dan-trung-quoc-se-duoc-ton-trong/#more-… Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. « Từ những chuyển biến chính trị ở Á châu cuối năm 2011 nhận xét về động thái chính trị của Đảng Công sản VN hiện nay […]

Bình luận về bài viết này