BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

232. Vẫn còn tranh cãi

Posted by adminbasam trên 02/08/2011

Đôi lời: Đây là bài báo được đăng trên tạp chí Beijing Review, tạp chí tin tức duy nhất của Trung Quốc bằng tiếng Anh. Beijing Review được phát hành khắp Trung Quốc và hơn 150 quốc gia trên thế giới.

Bài viết này đưa ra những tin tức có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chúng ta chưa từng được nghe trên các phương tiện truyền thông chính thống ở Việt Nam, chẳng hạn như, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam đã xác nhận Hoàng sa và Trường Sa là của Trung Quốc trong bản đồ thế giới hồi năm 1960. Những điều phía Trung Quốc nói có đúng sự thật hay không, cần có sự lên tiếng chính thức từ phía chính phủ Việt Nam, để giúp Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này.

Beijing Review

Vẫn còn tranh cãi

Li Jinming

01-08-2011

Nguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn đề Biển Đông

Tranh chấp trên biển Hoa Nam (biển Đông) tập trung vào chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), một loạt các dãi đảo trải dài 1.000 km từ Bắc xuống Nam ở góc đông nam trên biển. Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá và đặt tên cho những hòn đảo này. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên thực thi chủ quyền đối với các hòn đảo này và đã duy trì chủ quyền đó hàng trăm năm.

Các tranh chấp đã không nổ ra cho đến đầu thập niên 1970, sau sự thăm dò của Liên Hiệp quốc năm 1969, cho thấy vùng biển Hoa Nam có thể là một trong những khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt nhất thế giới.


Hai năm sau, một cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu nổ ra. Năm 1973, Liên Hiệp quốc đã tổ chức hội nghị về luật biển, bắt đầu các cuộc thảo luận mà sau đó dẫn đến việc thông qua Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Công ước xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi nước ven biển.

Khởi sự bởi những lý do này, các nước Đông Nam Á bên cạnh biển Hoa Nam đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ ở quần đảo Nam Sa. Những nước này đã nhanh chóng bắt đầu chiếm giữ các hòn đảo, với nhiều lý do khác nhau. Một số lập luận của họ như sau:

Việt Nam: Trong số các nước Đông Nam Á nằm cạnh biển Hoa Nam, Việt Nam là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Nam Sa. Các tuyên bố này của họ dựa trên lập luận rằng họ đã sở hữu các hòn đảo dài nhất trong lịch sử. Trước tiên Việt Nam đổi tên quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa ở phía bắc của họ là “Trường Sa” và “Hoàng Sa.” Sau đó họ tuyên bố hồ sơ lịch sử về Trường Sa và Hoàng Sa cung cấp bằng chứng nhà nước Việt Nam thời phong kiến ​​là nước đầu tiên chiếm lĩnh và khám phá các hòn đảo ở vùng biển Hoa Nam.

Phản bác: khảo sát tài liệu lịch sử của Việt Nam, cùng các hồ sơ lịch sử Trung Quốc, cho thấy, Trường Sa và Hoàng Sa nằm ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn khác với quần đảo Nam Sa và Tây Sa của Trung Quốc.

Từ năm 1954 đến 1975, Chính phủ Việt Nam công khai công nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc trong một số dịp. Ví dụ, Thủ tướng Việt Nam, Phạm Văn Đồng, thừa nhận các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc trong công hàm của ông gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Điều này đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục xác nhận trong một bản đồ thế giới, được công bố năm 1960. Trong bản đồ này, quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó vào năm 1972, những người có thẩm quyền khảo sát và lập bản đồ ở Việt Nam đã cho in một bản đồ, trong đó quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu bằng ngôn ngữ Trung Quốc chứ không phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Trường hợp thứ hai của Việt Nam: Việt Nam cũng tuyên bố họ phải thừa kế quần đảo Nam Sa như là sự kế thừa lãnh thổ Việt do Pháp kiểm soát.

Phản bác: Pháp đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa, không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó.

Philippines: Philippines tuyên bố chủ quyền trên một phần quần đảo Nam Sa. Cơ sở của họ là một nghị định của tổng thống, trong đó nêu các hòn đảo rất quan trọng cho an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Philippines. Philippines gần các đảo này nhất, và về mặt pháp lý, các quần đảo này không thuộc về bất cứ quốc gia nào, mà nó là đất vô chủ, họ đã nói.

Phản bác: Philippines không thể tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo vì lợi ích an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của mình, ngay cả khi họ thực sự cần dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở đó để duy trì hoạt động kinh tế của mình.

Khi một quốc gia tuyên bố chủ quyền trên một vùng lãnh thổ vì nó ở gần vùng lãnh thổ đó nhất, là không hợp lý. Nhiều quốc gia có quyền sở hữu các hòn đảo và vùng lãnh thổ bị phân chia bởi các đại dương rộng lớn. Một số nước sở hữu các hòn đảo ngoài khơi bờ biển của các nước láng giềng của mình. Quyền sở hữu các hòn đảo này không bao giờ thay đổi do khoảng cách địa lý.

Quần đảo Nam Sa từ lâu đã là lãnh thổ Trung Quốc, không phải vô chủ.

Malaysia và Brunei: Cả Malaysia lẫn Brunei tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo Nam Sa với lý do là những hòn đảo và các rạn san hô này nằm trên thềm lục địa mà họ tuyên bố là của riêng họ.

Phản bác: Lập luận này đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Căn cứ vào các luật lệ này, quyền của các nước ven biển về thềm lục địa là khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lòng đất, chứ không phải sở hữu các hòn đảo và rạn san hô nằm trong nó.

Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản của luật hàng hải quốc tế là đất chiếm ưu thế hơn biển chứ không phải ngược lại. Nói cách khác, chỉ khi một quốc gia có chủ quyền trên các hòn đảo, có thể đòi chủ quyền ở các vùng biển xung quanh quần đảo.

Trung Quốc có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa từ thời cổ đại. Malaysia và Brunei không có lý do gì để mở rộng thềm lục địa của họ đến lãnh thổ của Trung Quốc, không cần biết khoảng cách giữa các đảo và các rạn san hô gần bờ biển của họ bao nhiêu.

Tác giả là giáo sư Trường Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn

Ngọc Thu dịch từ Beijing Review.

41 bình luận to “232. Vẫn còn tranh cãi”

  1. Levan said

    Chỉ nói trường hợp VN . Xin quí ông bà nào rành tiếng Hoa viết hỏi dùm để tác giả Li Jinming trả lời cho thắc mắc sau : “nếu đúng như vậy” TẠI SAO TRONG SUỐT 40 NĂM NAY TQ KHÔNG DÁM KIỆN VN RA TÒA ÁN QT ĐỂ BẮT VN TRẢ NỐT TRƯỜNG SA VỀ LẠI CHO TQ ??? Vì “nếu đúng như vậy” TQ sẽ thắng kiện, và khi đó nếu VN không chịu trả TS cho TQ thì TQ có quyền đem quân đánh “giải phóng” để thu hồi TS, đố ai dám phản đối chứ đừng nói là ngăn cản. Đừng quên trong chuyến thăm TQ TBT ĐCSVN NPTrọng từng đề nghị TBT ĐCSTQ, CT nước CHNDTH HCĐào “VN và TQ nên đưa vấn đề chủ quyền đối với HS-TS ra Tòa án QT” nhưng HCĐào bác bỏ với lời đe dọa “Nếu vậy sẽ không có chuyện chúng ta ngồi nói chuyện ở đây “.

    Thực tế là TQ KHÔNG DÁM KIỆN VN RA TÒA ÁN QT ĐỂ BẮT VN TRẢ NỐT TRƯỜNG SA VỀ LẠI CHO TQ, cho nên nội dung bài viết Vẫn còn tranh cãi của Li Jinming là hoàn toàn NÓI BẬY.

  2. […] 232. Vẫn còn tranh cãi […]

  3. Hành xử theo pháp lý said

    Công hàm của Thủ tưởng hay Bản đồ của Bộ tổng tư lệnh cũng không có giá trị gì trong việc chuyển nhược chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của dân tộc cho ngoại bang cả.

    Xin nói thẳng với Tàu rằng, Quân đội hay Bộ tổng tư lệnh quân đội cũng chỉ là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ trông coi chủ quyền của dân tộc Việt Nam chứ không phải là chủ sở hữu 100% về chủ quyền để mà muốn nhượng, muốn cho ai thì cho

    Tất cả các hành động chuyển nhượng, cho ngoại bang về chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của dân tộc Việt Nam (dù chỉ một phần) đều phải được sự đồng ý của dân tộc Việt Nam mà cụ thể là phải được Quốc hội (cơ quan đại diện cho người dân) thông qua bằng nghị quyết

    Hành động của Bộ tổng tư lệnh tự tiện công nhân một phần chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của đất nước cho ngoại bang giống như hành động của lực lượng bảo vệ doanh nghiệp tự tiện công nhận một phần tài sản của doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác đều sai về pháp lý

    • Ẩn danh said

      Ok. Ngày mai tôi qua công ty bên cạnh bảo đưa tao con Camry 2.0. Nó hỏi thì mình trả lời thằng bảo vệ công ty mày nói rằng con Camry đó là của tao. Ha ha

  4. Trung said

    Bản dịch tiếng Việt của Ngọc Thu có chỗ chưa thật chính xác. Nguyên văn tiếng Anh “This was further confirmed by a world map published by the General Headquarters of the Vietnamese People’s Army in 1960” thì dịch đúng phải là [b]”Điều này đã tiếp tục được khẳng định bằng bản đồ do Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân VIệt Nam phát hành năm 1960″[/b]

  5. Ẩn danh said

    Bản dịch tiếng Việt của Ngọc Thu có chỗ chưa thật chính xác. Nguyên văn tiếng Anh “This was further confirmed by a world map published by the General Headquarters of the Vietnamese People’s Army in 1960” thì dịch đúng phải là [b]”Điều này đã tiếp tục được khẳng định bằng bản đồ do Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân VIệt Nam phát hành năm 1960″[/b]
    BS: Cám ơn bác. Xin coi lại.

  6. […] qua: Still Arguing (Beijing Review). Hiện đã có bài dịch, kính mời quý độc giả bấm vào xem. “Từ năm 1954 đến 1975, Chính phủ Việt Nam công khai công nhận quần đảo Nam […]

  7. Nguyễn Ái Việt said

    Bản đồ nhờ in ở trung quốc mà ! Tiện đây nhắc lại : Trung quốc giúp Việt nam đánh Mỹ để đẩy chiến tranh ra xa đất nước của họ ?!!

  8. NTC said

    “Điều này đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục xác nhận trong một bản đồ thế giới, được công bố năm 1960. Trong bản đồ này, quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó vào năm 1972, những người có thẩm quyền khảo sát và lập bản đồ ở Việt Nam đã cho in một bản đồ, trong đó quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu bằng ngôn ngữ Trung Quốc chứ không phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.”

    Xin bác nào biết thì cho hỏi những bản đồ này thời đó được in ở đâu?

  9. Maylinh said

    Không thể im lặng được đâu. CP nhanh chóng có đối sách với lũ cướp thâm nho này , không thì hối không kịp ( thâm như tàu )

  10. Khach@gmail.com said

    Mới tra cứu thấy tay tác giả này có 1 bài đọc còn sốc hơn, bài này ở tạp chí khoa học có indexed trong ISI đấy nhá, các bác nào nghiên cứu về biển Đông làm ơn làm 1 bài nghiên cứu khoa học phản bác bài này giùm với

    Bài của tay này ở đây:

    Click to access Li%20and%20Li-The%20Dotted%20Line%20on%20the%20Map.pdf

  11. Huy said

    Quan trọng nhất là CÔNG KHAI MINH BẠCH. còn cứ úp mở thì dân ta cũng chẳng biết ai đúng ai sai mà chỉ có tình cảm với nước mà thôi. Xét về mặt minh bạch thì ta thua xa tàu. Như vậy lòng dân không yên

  12. Ẩn danh said

    Ơ cái thằng này buồn cười nhẩy, lập luận của nước khác cái gì nó cũng bác bỏ, nó chưa thấy thuyết phục, và vì vậy nó nhận là của nó.
    Kiểu như thằng muốn ăn cướp, chặn đường người ta lại hỏi giấy tờ xe, xem rồi nó bảo giấy tờ không rõ, thế thì cái xe này của tao !!!

  13. […] https://anhbasam.wordpress.com Đôi lời: Đây là bài báo được đăng trên tạp chí Beijing Review, tạp chí tin […]

  14. […] qua: Still Arguing (Beijing Review). Hiện đã có bài dịch, kính mời quý độc giả bấm vào xem. “Từ năm 1954 đến 1975, Chính phủ Việt Nam công khai công nhận quần đảo Nam […]

  15. Hanh said

    trong 1 cip phòng vấn trên CCTVNews, (1 giáo sư đại học và 1 cựu đại sứ TQ tại Anh), gs TQ nói rắng qui tắc ứng xử biển Nam trung hoa (biển đông) là do TQ soạn theo yêu cầu của các nước ĐNA…và VN liên tiếp vi phạm qui tắc này…VN muốn lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp này….TQ sẽ đầu tranh bằng ngoại giao để buộc VN phải tuân thủ qui tắc ứng xư, nhưng loại trừ làn ranh cuối cùng – đánh VN, để buộc VN phải khuất phục…v v…v v..
    Rõ ràng, bằng mọi phương tiện, bằng nhiều thủ đoạn, bọn Tầu đã nói công khai những điểu mà chúng làm là “phù hợp” luật phát quốc tế, chỉ có VN đang vi phạm, đang ăn cắp tài nguyên dầu mỏ của TQ…trong khi thực chất của vấn đề là hoàn toàn ngược lại!
    Đên bao giờ, nhà nước này mới dám công khai và mạnh mẽ, kiên quyết, đàng hoàng trong mọi chuyện, đáp trả dã tâm của giặc Tầu?…Thằng ăn cướp đang la lối với thế giới rằng : nó đang bị VN ăn cướp…!
    còn sự nhục nhà và hèn hạ nao hơn, có thê hơn thế này ? mấy ông đỉnh cao chí tuệ…trông thấy mặt, muốn văng …đ… cho trút bớt sự căm uất….một bọn “mặt nạc đóm dầy”…!

  16. mai lan said

    VN và TQ là 2 Đảng CS
    Gieo “nhân” nào thì gặp “quả” đấy.!
    Thân nhau lắm thì cắn nhau đau.
    HS-TS là của VN, nhưng khi động lực là money thì họ (TQ) sẵn sàng bán đứng VN.
    Anh em , đồng chí là cái.(….) gì ?
    VN áp dụng bài này với đ/c Nguyễn Chí Đức của họ…hihi !

  17. TổQuốcNhìnTừBiển said

    Trước hết quốc hội VN cần phê chuẩn 2 hiệp định đã ký kết giữa Pháp (đại diện An Nam Quốc Gia) và Thanh Triều (Đại diện chính thức của Trung Quốc). Đó là:

    1. Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Fournier) ký ngày 18.05.1884 và 09.06.1885 tại Thiên Tân, Trung Cộng.
    2 Hiệp định Pháp-Hoa (Convention de Brévié) ký ngày 26.06.1887 quy định về Vịnh Bắc Việt.

    Sau đó VN phải tuyên bố công hàm của PVĐ không có giá trị pháp lý với HS-TS vì HS-TS là nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng không có chủ quyền trên phương diện pháp lý của lãnh thổ VN vượt quá vĩ tuyến 17.

    Các nhà cầm quyền VN đã 2 lần trước Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền của VN đối với HS-TS mà không có một quốc gia nào trong Liên Hiệp Quốc phản đối (bao gồm đại diện của Trung Quốc lúc bấy giờ).

    Muốn làm các việc trên, chúng ta phải thường xuyên kêu gọi dân chúng đi BT chống TC và làm kiến nghị yêu cầu Quốc Hội, Đảng và Nhà Nước phải ra thông báo chính thức với toàn dân về hướng đi nhằm bảo vệ an toàn cho lãnh thổ và lãnh hải.

    Đảng, Nhà Nước (Nhà Cầm Quyền), và Quốc Hội không được quyền đi đêm và ngoại giao lén lút tù mù để buôn dân bán nước của Quốc Tổ.

    Đó là việc của quốc nội.

    Đối với quốc tế phải áp dụng công ước Yalta còn gọi là Hệ thống Yalta hay Một Trật Tự Mới Toàn Cầu Hóa đã ký kết giữa 3 siêu cường Mỹ, Anh và Liên Xô sau ngày Đức Quốc Xã đã đầu hàng.

    Một Trật Tự Mới Toàn Cầu Hóa đã cho phép Hoa Kỳ có toàn quyền huy động mọi quân lực của Hoa Kỳ và Đồng Minh trên bất cứ nơi nào trên Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị giải giới quân Nhật tại châu Á nhằm giao lại nguyên vẹn chủ quyền của các quốc gia đó trưcớ khi bị Nhật chiếm đóng, đặc biệt là ở Việt-Miên-Lào do Pháp chịu trách nhiệm.

    Việc bảo vệ lãnh thổ là công việc thiêng liêng không một đảng phái, không một thể chế, không một cá nhân nào khác có quyền đại diện Việt Tộc mà âm thầm bán đứng lòng tin của con dân bằng cách hiến dâng “Động của Mẹ, Biển của Bố” cho ngoại bang.

    • F361 said

      Có luật hồi tố về những văn bản luật đã ký kết sau hơn 1 thề kỷ? Bác nào rành rẽ về luật pháp quốc tế có thể giải thích vấn đề này?
      Trên các diển đàn lề trái này, nơi tự do lập luận và thẳng thắn trình bày luận điểm của những người có trình độ và tâm huyết với đất nước, nhiều vấn đề sẽ được mổ xẻ rạch ròi để cộng động mạng hiểu rỏ thêm mục đích và sức mạnh của mình. Đồng thời nâng cao trình độ dân cư mạng chung chung. Bản thân tôi học hỏi được rất nhiều qua các trang lề trái này. Cám ơn nhiều.

      F 361

  18. hieu said

    Đây chắc là giáo sư trường đại hoc hậu môn chứ chưa được hạ môn đâu.
    Lập luận kiểu gì cũng đúng về mình mà không quan tâm đến ai cả.
    Cứ lập luận kiểu zậy thi ở đâu có chữ trung Quốc thì ở đó là thuộc chủ quyền của trung Quốc rôi.

    • Dũng Saigon said

      Lãnh đạo và CA VN học đúng sách của quan thầy Tàu là nói dựng đứng không cần phải Lý lẽ, nghiệm lại thấy đúng không?

      • F361 said

        Mong ACE ta tập trung vào chủ đề làm rỏ sự thực về chuyện của tên giáo sư Ba Tàu này! Việc phê phán CNCS còn nhiều dịp khác, khi HS – TS đã trọn vẹn trở về trong lòng đất nước !

        F 361

  19. Ẩn danh said

    Trung quốc hãy trình bày bằng chứng lịch sử của mình về Hoàng sa và Trường sa thay vì phương pháp láu cá này.

  20. Văn Anh said

    Lý lẽ của thằng ăn cướp : thả chó chạy ỉa bậy ra nhà hàng xóm rồi lu loa đất của nhà tao nên chó tao mới ỉa.

  21. Con nít ranh said

    Chúng chẳng ngu, chẳng sợ thiên hạ cười và nhất là chúng chẳng cần lý lẽ pháp lý gì cả, nhưng chúng cứ nói, cứ lấn dần lấn dần trên mặt ngôn luận, 1 lần 2 lần không ai để ý nhưng 100 lần 1000 lần thì thế giới tưởng rằng đó là sự thật.
    Chỉ có cái ngu ở đây là thấy nó nói bậy mà không lên tiếng phản bác ngay trước công luận. Nếu vì đại cục thì có lẽ nên xem lại cái cục này là loại cục gì.

  22. Hồng Hà 123 said

    Dù là giáo sư di nữa Li Jinming cũng chỉ là thứ sản phẩm của tư tưởng hán hóa điển hình ,bị nhồi nhét cái không có thực ngay từ trên ghế tiểu học ,thế nên cũng chỉ là thứ ngựa kéo xe bị che mắt lại ,chỉ nhìn theo định hướng mà thôi.

  23. Năm Darwin said

    “Bài phản biện của bọn Khựa nghe buồn cười thế…”

    Đừng chủ quan, cảm tính, cần phải xem xét thận trọng dù là tin hỏa mù, vì với một kẽ thâm hiểm như TC, xẩy một ly đi một dặm.

  24. bây giờ là lúc thuận tiện mà chính quyen VN phải lên tiếng phản bác lại lập luận của các thế lực phản động là chính quyền […].

  25. cslykhai said

    giao su khua thiet la vua ngu vua dien ,viec nay chi co cu nguyen dinh dau moi co du chung cu lich su va phap ly de lam sang to van de nay truoc cong luan toan the gioi, hoi xua co ai do vo nha cu nguyen dinh dau om het tai lieu cua cu ra ha noi neu chua tra thi xin tra lai gap cho cu,kinh mong cu nguyen dinh dauviet bai va cong bo som cac chung cu lich su va phap ly ve chu quyen cua viet nam doi voi hoang sa va truong sa, cau chuc cho cu nguyen dinh dau duoc luon luon manh khoe.

  26. […] 232. Vẫn còn tranh cãi […]

  27. VN said

    TQ đã khai phá Biển Đông từ 2000 năm nay. VN đã khai phá Biển Đông cách đây 4000 năm rồi các ông ạ, còn ít nhất 1/2 đất nước TQ cũng thuộc sở hữu của Vn từ thời cổ đại. Đề nghị trả lại toàn bộ lãnh thổ của tất cả các quốc gia đang sở hữu cho loài khỉ! Đúng là lý luận của bọn Khựa – nói cho chính chúng nghe!

    • F361 said

      Có một bài rất hay của Nguyễn Vũ Anh Tuấn. Tôi sẽ gởi cho basam., nhồ pác post cho rộng đường suy luận.

      F 361

  28. […] qua: Still Arguing (Beijing Review). Hiện đã có bài dịch, kính mời quý độc giả bấm vào xem. “Từ năm 1954 đến 1975, Chính phủ Việt Nam công khai công nhận quần đảo Nam […]

  29. Bài phản biện của bọn Khựa nghe buồn cười thế,chắc vị này vừa uống rượu vừa viết bài.
    Dùng phương pháp phản chứng để chứng minh chủ quyền của mình.Đọc vừa buồn cười vừa tức.Ngu như thế mà bọn Khựa nó phong GS.
    Nhưng đúng hồi trước có một sự cả nể mất nết của mấy bác lãnh đạo.Bản đồ Vn có mỗi hình chữ S,Giờ nó quay lại chơi mình.
    Bên nó cũng lắm ke ngu, bên mình cung nhiều quan không chữ

    • daivu said

      Phản biện của bọn Khựa nghe buồn cười đến đâu còn phải xem phản biện của các ông CSVN. Nếu họ cứ im lặng trước cộng đông QT thì coi như đồng ý.Bọn Khưa còn chưa nói ra cái ý này : ” Chúng tôi chẳng cần luật pháp quốc tế gì sất.Chúng tôi có luật CS . VN & TQ từ lâu đã coi như anh em CS một nhà rồi , quốc có quốc pháp , gia có gia huy . Hãy để chúng tôi (VN &TQ) tự sử,các ông bên thứ 3 đừng có xế vô .Đấy các ông hãy nghe phía VN nói : “VN phản đối mọi sự can thệp của bên thứ 3″.”.Hết ý !

Bình luận về bài viết này