BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2154. SỰ THẬN TRỌNG CỦA BARACK OBAMA TRONG VIỆC VẠCH RA CÁC GIỚI HẠN ĐỎ Ở SYRIA

Posted by adminbasam trên 14/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 12/12/2013

(Tạp chí Spiegel, ngày 16/9/2013)

Donal Rumsfeld không còn xa lạ với việc can thiệp ở nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel, cựu Bộ trưởng Quốc phòng gii thích lí do tại sao Tng thng Obama đã đúng khi hoãn hành động quản sự ở Syria và tại sao ông phi cnh giác với Tng thng Nga Putin.

Hỏi (+): Gần đây ngài đã xuất bản một cuốn sách có tên “Những quy tắc cửa Rumsfled”, bao gồm những lời khuyên hữu ích mà ngài đã thu thập trong 5 thập kỷ phục vụ đất nước và đã chuyển chúng cho các đồng nghiệp và nhân viên của mình. Một quy tắc là: “Trận chiến hoàn hảo là một trận chiến không phải chiến đấu”. Vậy thì phải chăng Tổng thống Barack Obama đã làm điều đúng đắn bằng việc hoãn một cuộc tấn công quân sự ở Syria?

Trả lời: Đúng vậy, ông ấy đã làm được một việc đúng đắn. Khi tôi nhìn vào tình thế khó xử hiện nay của ông – Tổng thống Nga Vladimir Putin thuyết giảng Tổng thống Obama về chủ nghĩa biệt lập của Mỹ và đề xuất kế hoạch giám sát các vũ khí hóa học của Syria, tôi cũng nghĩ về một quy tắc khác, nói rằng: “Đừng bao giờ cho là người khác sẽ không làm điều mà bạn không làm”. Ông Putin rất thông minh và Tổng thống Obama sẽ cần phải nhớ điều đó.

+ Ngài muốn nói là ông Obama quá ngây thơ khi tin rằng việc đặt các vũ khí hóa học của Syria dưới sự giám sát của Liên hợp quốc có thể là một giải pháp?

– Chúng tôi chưa biết về các chi tiết hay ai sẽ thực hiện việc giám sát, nhưng tôi nhớ rằng Liên Xô trước đây hay Nga đã giao cho Syria phần lớn kho vũ khí của nước này. Và tôi không rõ bản thân Nga có hoàn toàn tuân thủ mọi nghĩa vụ cua họ liên quan đến các vũ khí hóa học hay không. Do đó, câu hỏi có thể là: liệu điều đó có thể chẳng khác nào việc cho một con cáo trông một cái chuồng gà?

+ Bằng việc chấp nhận lời đề nghị của Putin, Obama có thể rời xa một cuộc tấn công quân sự không được lòng dân và không thận trọng. Điều đó tồi tệ đến mức nào?

– Tôi nghĩ rằng việc rời xa hành động quân sự được đề xuất của Obama có thể là một việc tốt. Tổng thống Obama đã chấp nhận đề nghị của ông Putin bởi vì không còn lại một sự lựa chọn tốt nào. Tôi ngờ rằng tổng thống ước rằng ông không phải đi đến quyết định này. Tôi nghĩ rằng ông có thể thoải mái hơn nếu ông đã sớm giúp một số thành phần không cấp tiến trong quân nổi dậy Syria, không phải bằng quân Mỹ, mà bằng vũ khí, thông tin tình báo và sự cứu trợ nhân đạo. Không làm việc đó, các phe phái dường như đang thắng thế, ít nhất cho đến thời điểm này, là các phe phái được tổ chức tốt nhất, kỷ luật nhất, cứng rắn nhất, và được tài trợ tốt nhất – một số phe phái là những người Hồi giáo cấp tiến, cho dù người Hồi giáo có thể không đại diện cho đa số dân chúng ở đất nước đó.

+ Ngoài một cuộc tấn công quân sự, có còn lựa chọn tốt nào khác không khi đề cập đến Syria?

– Tôi không biết. Tôi không thể xem bài diễn văn về Syria của Tổng thống Obama gần đây, nhưng dường như theo thông tin báo chí thì ông ấy có hai tâm trạng, và rằng bài diễn văn của ông đã phản ánh điều đó.

+ Ông Obama đã tìm cách can dự vào cuộc tranh luận công khai hơn là lao vào một cuộc chiến tranh. Việc ông yêu cầu Quốc hội cho phép có phải là một quyết định đúng đắn hay không?

– Đúng vậy. Hầu hết các tổng thống Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã lãnh đạo các hành động quân sự mà không có tuyên bố chiến tranh của Quốc hội, mặc dù phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, đã tham vấn kỹ lưỡng và tìm kiếm sự ủng hộ từ Quốc hội. Đó là việc sáng suốt nên làm. Tuy nhiên, tổng thống tự nhận thấy mình ở vào tình thế khó khăn bởi vì ông đưa ra trước Quốc hội đề nghị của mình tại thời điểm khi sự ủng hộ của Hạ viện dường như là không thể có và theo các cuộc thăm dò, đa số người dân ở đất nước chúng tôi chống lại đề xuất quân sự của ông.

+ Vậy nếu như chúng tôi hiểu đúng, thì ngài đang nói rằng việc làm của tổng thống trước tiên tham vấn Quốc hội là không thông minh?

– Đó không phải là những gì tôi đã nói. Quan điểm của tôi là đó không phải là một hành động sáng suốt nếu anh thiếu một tầm nhìn đủ rõ ràng để giành được đa số ủng hộ ở đất nước này và trong quốc hội, Với tư cách là Tổng thống Mỹ, sẽ là không sáng suốt nếu đi đến Quốc hội để yêu cầu ủng hộ việc sử dụng vũ lực và bị thất bại. Tôi tin rằng một hành động như vậy của Quốc hội sẽ là chưa từng thấy. Và nếu tổng thống không thể giành được sự ủng hộ trong Quốc hội Mỹ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu như việc giành được sự ủng hộ từ các nước trên thế giới sẽ khó như vậy.

+ Nhưng một tống thống được bầu chọn một cách dân chủ không thể đơn giản cai trị không thuận với ý nguyện của chính người dân nước mình. Và dư luận Mỹ không thể lầm lẫn được đã làm rõ ràng họ đang mệt mỏi với các cuộc chiến tranh.

– Điều đó là đúng. Mỗi nước hẳn sẽ chán chường trước việc đi đến chiến tranh. Chiến tranh là một điều tồi tệ, nhưng đó là lý do tại sao một nhà lãnh đạo cần phải thận trọng trong việc vạch ra các giới hạn đỏ. Nếu tôi ở Quốc hội, cũng nhiều như tôi một cách tự nhiên có xu hướng ủng hộ tổng thống, tôi sẽ bỏ phiếu chống, nếu vấn đề này cần đi đến một cuộc bỏ phiếu.

+ Ngay cả nếu ngài nhìn vào những hình ảnh và những băng video từ Syria rõ ràng là chiếu cảnh những người đàn ông, những người phụ nữ và thậm chí là trẻ em đang chết dần chết mòn do kết quả của việc sử dụng các vũ khí hóa học?

– Dĩ nhiên thật là kinh khủng nếu hàng trăm người Syria thiệt mạng, bao gồm hàng trăm trẻ em, được đưa tin là do kết qủa của việc sử dụng các vũ khí hóa học. Nhưng cũng thật kinh khủng nếu hơn 100.000 người Syria đã thiệt mạng do việc sử dụng các vũ khí khác – rốckét, súng, bom và pháo.

+ Như Obama đã nói trong bài diễn văn của mình, một phần của “chủ nghĩa biệt lập của Mỹ” là chế độ dân chủ lâu đời nhất trên thế giới không chỉ ngồi yên bên lề và quan sát khi một nhà độc tài phun khí độc hại vào những đứa trẻ.

– Tôi cho rằng đó cũng là trách nhiệm của các nước khác như Đức, Pháp hay Anh và các nước khác có khả năng.

+ Tại sao Obama gặp phải các vấn đề lớn như vậy trong việc giành được sự ủng hộ của các nước khác đối với một cuộc tấn công quân sự?

– Tôi tin rằng lý do ông gặp khó khăn trong việc giành được sự ủng hộ cả ở Mỹ lẫn từ các nước khác là bởi vì ông đã không giải thích những gì ông hy vọng sẽ làm, sứ mệnh là gì và những gì ông hy vọng sẽ hoàn thành. Để giành được sự ủng hộ trong Quốc hội và từ các nước khác, thì cần phải có tính minh bạch, một sứ mệnh có thể chấp nhận được và một kết quả rõ ràng.

+ Ngài không thể nghiêm trọng hóa. George W.Bush, người mà ngài đã phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, có thể biết rõ những gì mình muốn, nhưng phần lớn người Mỹ hiện nay coi các cuộc chiến tranh mà ông ấy đã bắt đầu là lạc hướng. Điều đó dường như là lý do thực sự giải thích cho sự sẵn sàng tiến hành chiến tranh ở Mỹ và ở phần còn lại của thế giới là quá chậm chạp.

– Những tình cảm như vậy trong người Mỹ khó có thể là một hiện tượng mới. Chẳng hạn, sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, đã có tình trạng mệt mỏi lan rộng với chiến tranh và phản đối việc Mỹ dính líu đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Người Mỹ miễn cưỡng và không muốn tiến hành chiến tranh một lần nữa ở châu Âu. Tương tự, ở Mỹ người dân không mong muốn có cuộc chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam.

+ Theo quan điểm của Mỹ, Chiến tranh Thế giới thứ Hai là một sự can dự cao thượng đem lại kết quả về lâu dài. Trường hợp Iraq và Afghanistan khó có thể nói như vậy.

– Chắc chắn là vần chưa rõ những hậu quả ở Afghanistan và Iraq. Nhưng nếu ông nhìn gần hơn, các trường học mở cửa, họ có báo chí tự do, đã dự thảo hiến pháp và đã có các cuộc bầu cử tự do. Afghanistan bị xâu xé sau những năm bị Liên Xô chiếm đóng, một cuộc nội chiến kéo dài và sự thống trị xấu xa của Taliban. Ngày nay, ít nhất người dân ở đó có cơ hội hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở Iraq cũng vậy, với sự ra đi của “tay đồ tể của Baghdad”, người đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân, cũng như các nước láng giềng của mình.

+ Điều đó nghe có vẻ gần như là mỉa mai do hàng nghìn người đã mất đi mạng sống của mình và các cuộc chiến tranh đó đã tiêu tốn hàng tỷ USD. Và chúng ta vẫn không chắc rằng những nước này có một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng Mỹ hiện nay đang để mặc họ tự xoay xở.

– Anh gọi điều đó là gì tùy anh muốn, nhưng quan điểm của tôi là chúng tôi không phải là một đất nước có thể đi đến một nước khác và làm công việc xây dựng quốc gia. Điều đó phụ thuộc vào chính người dân của những nước đó. Ở Mỹ, có những người nghĩ rằng chúng tôi có khả năng xây dựng một quốc gia. Cá nhân tôi thì không nghĩ vậy. Chúng tôi có thể giúp, chắc chắn rồi, nhưng họ sẽ cần phải thực hiện điều đó theo cách của họ.

+ Nếu các ông bước vào một đất nước như Iraq và thay đổi chế độ để dân chủ hóa khu vực này, chẳng phải trách nhiệm của các ông là hỗ trợ tái xây dựng đất nước đó sao?

– Chúng tôi chắc chắn có thể giúp, nhưng mục đích của cuộc chiến tranh ở Iraq là thay đổi chế độ chứ không phải là xây dựng quốc gia. Tôi lo ngại về từ “chế độ dân chủ”. Các cuộc bầu cử không tạo nên được một chế độ dân chủ. Adolf Hitler ban đầu được bầu ra. Gần đây hơn, tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập cũng được bầu chọn một cách dân chủ. Cả hai sự lựa chọn này đều không mang đến chế độ dân chủ.

+ Ngài dường như có một ký ức chọn lọc. Vấn đề lớn nhất không phải là từ ngừ nào đã được sử dụng mà là cuộc chiến tranh Iraq đã được bắt đầu dưới những giả thuyết sai lầm. Và đây rõ ràng là lí do tại sao Obama lại đang gặp rắc rối trong việc giành được sự ủng hộ đối với một cuộc tấn công quân sự ở Syria hiện nay.

– Anh có thể tuyên bố và tuyên bố lại quan điểm của mình, nhưng tổng thống của chúng tôi hiện nay không thể đổ lỗi cho Chính quyền Bush vì mọi tình hình bất lợi hiện đang tồn tại. Mỗi vị tổng thống khi được bầu chọn phải sống với những ưu thế và những bất lợi mà người tiền nhiệm để lại, bao gồm cả những lợi ích cũng như gánh nặng.

+ Và chính xác thì những lợi thế mà Obama có với tư cách là người kế nhiệm George W.Bush là gì?

– Câu hỏi của anh cho thấy chẳng có gì. Tôi sẽ cho rằng ông ấy đã có lợi thế về các cấu trúc được đặt đúng chỗ để đối phó với chủ nghĩa khủng bố sau các cuộc tấn công 11/9/2001. Đó là những khả năng mà Tổng thổng Obama đang sử dụng ngày nay để chống lại những kẻ khủng bố, hầu như không thay đổi. Liệu ông có gặp bất lợi do những tổn thất và những trải nghiệm đã diễn ra trước khi ông được bầu chọn không? Chắc chắn rồi, như tôi đã nói, mỗi tổng thống kế thừa cả những lợi ích lẫn những gánh nặng mà người tiền nhiệm để lại. Một tổng thống cuối cùng không thể quay trở lại. Câu hỏi là làm thể nào ông xoay sở để tiến lên phía trước.

+ Nếu việc gánh lấy trách nhiệm quan trọng đến vậy, thì tại sao ngài không chấp nhận rằng Obama bị hạn chế ở những gì ông có thể làm ở Syria do những gì Chính quyền Bush đã làm ở Iraq? Ông không thể thuyết phục người Mỹ và các đối tác quốc tế về sự cần thiết phải tấn công quân sự ở Syria bởi vì tính tin cậy của Mỹ đã bị tổn hại nghiêm trọng khi nước này tiến hành chiến tranh ở Iraq dưới giả thuyết sai lầm, rằng Saddam Hussein có các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

– Đã có tin tức tình báo. Nó đã được Tổng thống George W.Bush xem xét. Ông nhận thấy nó có sức thuyết phục. Ngoại trưởng Colin Powell đã xem xét thông tin tình báo và nhận thấy nó có sức thuyết phục, như ông đã nói rõ trong bài diễn văn của mình trước thế giới tại Liên hợp quốc – các thượng nghị sĩ Hillary Clinton và John Kerry cũng như Jay Rockefeller, và tất cả thành viên của đảng phái chính trị khác cùng có quan điểm như vậy. Các nước khác, kể cả Chính phủ Anh, đã xem xét cùng tin tức tình báo đó và đã đi đến một kết luận tương tự. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Colin Powell rất có kinh nghiệm trong việc xử lý thông tin tình báo. Ông đã không nói dối. Ông đã nói với thế giới điều ông tin là đúng sự thật.

+ Bởi vì nhìn lại họ không được cho biết cái dường như rõ ràng: Thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể không bị làm giả, nhưng nó đã được chọn lựa không đầy đủ và chính xác.

– Tôi có thể hiểu được khi ngày nay mọi người nói rằng hóa ra là thông tin không chính xác. Nhưng tại thời điểm đó, Tổng thống, Ngoại trưởng Powell, các đảng viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong Quốc hội và các chuyên gia ở nhiều nước đều nhận thay thông tin đó có sức thuyết phục. Tôi không tin rằng Colin Powell đã lựa chọn những thông tin tình báo có lợi như anh cáo buộc.

+ Ngài có hiểu tại sao người châu Âu tức giận như vậy trước việc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) theo dõi không?

– Ấn tượng của tôi là có nhiều người, các đảng viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ, cũng như mọi người ở nước ngoài, những người lo ngại về các chương trình của NSA. Liệu người dân có nên lo lắng về sự riêng tư của họ không? Tùy vào anh nghĩ thế nào.

+ Vậy ngài có lo lắng không?

– Dĩ nhiên là có. Không ai muốn nghĩ rằng mọi việc họ làm hay nói đều bị giám sát.

+ Ngài có tin rằng những chương trình đó là cần thiết cho an ninh quốc gia không?

– Tôi đã ra khỏi chính phủ kê từ năm 2006. Tôi không biết bất cứ điều gì về chi tiết của các chương trình hay giá trị của chúng.

+ Nếu Obama thực sự thất bại về vấn đề Syria, thì liệu nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy về cơ bản có chấm dứt không? Chính bản thân ngài gần đây đã nói rằng ông ấy là vị tổng thống yếu đuối nhất trong “cuộc đời trưởng thành” của mình.

– Không. Ông ấy còn hơn 3 năm nữa làm tổng thống. Nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy không chỉ là về Syria. Tổng thống phải đem lại sự lãnh đạo để giành được sự ủng hộ. Vẫn chưa quá muộn. Ông sẽ cần phải lãnh đạo. Tất cả chúng ta đáng được nhắc nhở rằng làm tổng thống là một công việc khó khăn cho bất cứ ai, và đặc biệt là trong thời đại thông tin. Những vị tổng thống Mỹ trước đây có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ thấu đáo các vấn đề. Mọi việc ngày nay diễn ra nhanh hơn nhiều. Thông tin tràn ngập, bất cứ thứ gì một vị tổng thống nói hay làm đều có thể thấy được trên internet hay tin tức truyền thông 24/7 và bị phê phán gần như ngay lập tức. Ai đó đã nói với tôi vào một ngày nào đó rằng tại cuộc họp báo của mình tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở St.Petesburg, tổng thống đã ngập ngừng 121 lần. Rõ ràng là ông đang cố gắng suy nghĩ thấu đáo những gì ông muốn nói. Sẽ là tốt nhất nếu các nhà lãnh đạo có thời gian để làm việc đó trước khi một cuộc họp báo bắt đầu. Các nhà lãnh đạo thuyết phục qua những lời lẽ của họ và như vậy thì những từ ngữ của họ cần phải được cân nhẳc và lựa chọn tốt nhất. Đó là một công việc khó khăn.

+ Cảm ơn ngài vì bài phỏng vấn này./.

 

Sorry, the comment form is closed at this time.