BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2141. CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HIỆN THỰC

Posted by adminbasam trên 05/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 04/12/2013

TTXVN (Hong Kong 2/12)

Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 vừa công b một loạt cải cách quan trọng. Nhng cải cách này đã nhận được nhiều đánh giá trái ngược nhau của giới chuyên gia. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Dường như họ cố tình thực hiện cuộc cải cách này. Ngay sau Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, một tuyên bố ngắn gọn về các cuộc cải cách đầy tham vọng đã được đưa ra. Giới truyền thông phương Tây đã đua nhau thể hiện sự không hài lòng của họ. Sau đó, những thông tin ra đời của hệ thống ngân hàng tư nhân, giảm số lượng tội phạm bị tử hình, cải cách hệ thống hộ khẩu và nhiều vấn đề khác nữa.

Ý nghĩa của những cuộc cải cách quan trọng và đa dạng như vậy có thể được tóm tắt theo một cách đặc biệt: Trung Quốc đang thúc đẩy việc tăng cường cải cách kinh tế và xã hội để tăng thêm sự giàu có và chất lượng cuộc sống cho những người đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình bùng nổ kinh tế. Đây là cách duy nhất mà “con rồng” này có thể lấy lại đà tăng trưởng. Đó là một cách tiếp cận rất thực tế.

Cuộc cải cách chính trị sẽ diễn ra sau, vào đúng thời điểm. Giờ đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý những thay đổi, tìm kiếm một sự cân bằng giữa quản lý nhà nước và sức mạnh to lớn của thị trường. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra thông cáo, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đưa ra thêm những bình luận của mình, giải thích rằng chỉ có tiếp tục “cải cách và mở cửa thì Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác mới có thể phát triển”. Ông Tập Cận Bình nói rằng toàn bộ quá trình này cần phải được hoàn thiện vào năm 2020, và kêu gọi “giải phóng tư tưởng”, một vấn đề ưu tiên hàng đầu để phá vỡ rào cản từ các nhóm lợi ích cố hữu. Ông Tập Cận Bình đã nói về “sự can đảm và khôn khéo” cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải “mạo hiểm”. Không mạo hiểm thì không thể đạt được điều gì. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét chi tiết những cải cách này.

Các lĩnh vực tư nhân và nhà nước

Thay vì một sự giải thể các doanh nghiệp lớn của nhà nước – như những nền tảng cơ bản của thị trường – mục đích cải cách lĩnh vực tư nhân và nhà nước là làm cho những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn thông qua yếu tố cạnh tranh và khuyến khích các nguồn vốn tư nhân đầu tư vào “những gã khổng lồ” của họ. Doanh nghiệp “không có vốn nhà nước” có thể mua cổ phần trong các doanh nghiệp lớn của nhà nước, hướng tới một “hệ thống sở hữu hỗn hợp”, trong khi những “sự độc quyền lớn” cũng phải bị phá vỡ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn của nhà nước phải nộp lại 30% lợi nhuận của họ (tăng gấp đôi mức thuế trước đây). Khoản tiền này sẽ được tái đầu tư để cải thiện sinh kế của người dân. Theo cách tương tự, Trung Quốc sẽ mở rộng lĩnh vực ngân hàng, cho phép thu hút nguồn vốn tư nhân nhằm tạo ra “các ngân hàng vừa và nhỏ có chất lượng”.

Thành phố và nông thôn

Để xóa bỏ “hệ thống kép đô thị và nông thôn”, người nông dân sẽ được phép tham gia thị trường hoặc được tiếp cận tín dụng để sản xuất một cách có hiệu quả hơn trên phần đất của họ, đồng thời trở thành cổ đông của những trang trại mới và có quy mô lớn hơn. Họ đã không thể làm điều này từ trước đến nay, kể từ khi đất đai chính thức thuộc sở hữu tập thể nhưng thực chất là của cán bộ địa phương – những người thường xuyên lấy và bán chúng cho các nhà kinh doanh bất động sản: các dự án đầu cơ lớn lấp đầy ngân sách của chính quyền địa phương và làm giảm diện tích đất canh tác có sẵn. Sau đó, những người nông dân trở thành dân di cư, và một lực lượng lao động được trả công thấp sẽ đổ về các thành phố lớn.

Một ví dụ về sự khác biệt là ở tỉnh Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc, nơi mà nhà chức trách đã bắt đầu thúc đẩy và cung cấp tài chính cho các hợp tác xã của những người nông dân (không phải là “các nhóm dân cư”) cùng tham gia góp đất và khiến lĩnh vực nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

Đồng thời, các chương trình nhằm nâng cao chất lượng trường học trong khu vực nông thôn cũng sẽ được tiến hành. Những người muốn bán đất và chuyển đến thành phố, thay vào đó sẽ được giúp đỡ để có được một hộ khẩu thành thị, giấy phép cư trú để đảm bảo các quyền và được hưởng các dịch vụ (từ y tế đến giáo dục) tại nơi mà họ được đăng ký cư trú.

Tóm lại, các biện pháp này sẽ cho phép người nông dân có một sự lựa chọn: Liệu mình sẽ ở lại nông thôn để làm việc trong một lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả hơn hay sẽ nắm bắt những cơ hội của sự đô thị hóa trong một điều kiện ít thiệt thòi hơn?

Sự phân hóa giữa thành phố và nông thôn nằm ở nguồn gốc của nền kinh tế đang bùng nổ tại Trung Quốc, nhưng giờ đây, ngoài việc tạo ra một sự bất bình đẳng không bền vững, tình trạng này còn khiến cho mô hình kinh tế mới mà Bắc Kinh muốn tạo ra trở nên thiếu hiệu quả. Ngày nay, Trung Quốc ít có nhu cầu đối với nhũng người lao động giá rẻ, mà thay vào đó là đòi hỏi sự tiêu dùng của tầng lớp trung lưu hướng vào thị trường trong nước. Đây là quá trình đô thị hóa “xã hội” theo ý tưởng của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Trong khi đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “quyết định không thúc ép các chính quyền địa phương ở những khu vực có điều kiện sinh thái kém phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế bất chấp suy thoái môi trường”. Nói cách khác, việc đánh giá các quan chức địa phương sẽ không phụ thuộc vào thành tích của họ trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà dựa nhiều hơn vào các tiêu chuẩn chất lượng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường.

Phúc lợi

Một vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay là tình trạng già hóa dân số. Do vậy mục tiêu hướng tới là một hệ thống lương hưu bền vững. Tài khoản của người lao động sẽ được bổ sung bằng an sinh xã hội, trong khi việc tăng tuổi nghỉ hưu được xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, sẽ có các khoản đầu tư vào ngành dịch vụ cho người cao tuổi. Hệ thống y tế sẽ được dựa trên cơ sở cùng một loại bảo hiểm cá nhân như ở Mỹ, nhưng nhà nước có thể sẽ hợp nhất nó. Vấn đề nhà ở có hỗ trợ cũng được coi là một thách thức lớn; các dự án nhà ở được trợ cấp nhiều làm giảm giá cả và hiện tượng bong bóng nhà đất có thể sẽ tiếp diễn.

Tư pháp

Đã có rất nhiều tranh luận về việc bãi bỏ hệ thống “giáo dục lại thông qua lao động” trong tương lai, một hệ thống được đưa ra từ những năm 1950 cho phép quản lý hành chính – có nghĩa là, không cần xét xử – đối với những người có các vi phạm nhỏ, dựa trên hiệu quả của việc phục hồi khả năng lao động. Trên thực tế, nó đã trở thành một hệ thống lao động cưỡng bức những người nổi loạn chống lại những vụ lạm dụng của các hoạt động vận động hành lang ở địa phương, những người bất đồng chính kiến, các thành viên của các giáo phái tôn giáo (như Pháp Luân Công) hoặc những người chỉ đơn giản là có một số vấn đề cá nhân tự phát với một quan chức địa phương.

Trong khi đó, Bộ Chính trị đã tuyên bố rằng hệ thống tư pháp sẽ được hoạt động độc lập. Các tòa án sẽ được tách ra “một cách hợp lý” khỏi chính quyền địa phương.

Hai cuộc cải cách cùng nhau có thể chấm dứt nhiều sự lạm dụng và “những vụ việc gây tranh cãi” đã được Tân Hoa xã đưa tin chi tiết.

Số lượng phạm nhân chịu án tử hình – hiện là 55 trường hợp – cũng sẽ được “giảm dần”, một động thái đã và đang được tiến hành: trong năm 2011, 13 án tử hình đã được hủy bỏ.

Kiểm soát t lệ sinh

Cái gọi là “chính sách một con” được đưa ra vào cuối những năm 1970, cho phép nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn so với sự gia tăng “số miệng ăn”. Theo ước tính, nếu không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, dân số của Trung Quốc sẽ nhiều hơn 400 triệu người so với mức hơn 1,3 tỷ dân hiện nay.

Cuộc cải cách này quy định rằng mỗi cặp vợ chồng có thể có hai con, nếu ít nhất một trong hai người (bố hoặc mẹ) là con một. Đó là một nỗ lực để kìm hãm sự già hóa của xã hội và giữ mức tăng trưởng dân số “cân bằng”. Tỷ lệ sinh hiện nay trong khoảng từ 1,5 đến 1,6 trẻ trên một phụ nữ, và các chuyên gia nhân khẩu học dự kiến con số này sẽ dần đạt đến mức 1,8, mức được coi là bền vững. Lực lượng lao động đang dần bị thu hẹp và giảm đi 3,5 triệu lao động trong năm 2012, ước tính giảm tới 29 triệu lao động trong thập kỷ này. Ngoài ra còn có một sự mất cân bằng giới tính – cứ 100 bé gái chào đời thì có tới 118 bé trai được sinh ra – như một kết quả của việc phá thai chọn lọc giới tính của nhiều gia đình vì lý do văn hóa và giống nòi.

Có nhiều cải cách quan trọng hơn những cải cách này, nhưng những cải cách này vẫn được coi là quan trọng nhất.

Ngay bây giờ, chúng ta đã có những thông báo về mục đích, chứ không phải các điều luật. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức làm việc của Trung Quốc. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ ra con đường cho 7 năm tới. Giờ đây, vấn đề đối với các cơ quan chính phủ khác nhau sẽ là việc thực hiện và rà soát lại các cải cách. Sẽ có những sự chậm trễ, một số ý kiến phản đối, và những sự điều chỉnh. Nhưng những điểm yếu sẽ được truy tìm và không có con đường quay trở lại.

Từ trên xuống dưi và từ dưới lên trên

Trong dự án lớn này, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đóng một vai trò lớn. Đây là một mạng lưới lớn gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có quyền lực cả với hoạt động nghiên cứu việc thực hiện các cải cách và phê duyệt những dự án cụ thể, cũng như là cung cấp tài chính cho các dự án đó. Trong số các Phó Chủ nhiệm ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia phải kể tới Lưu Hạc, một nhân vật thân tín của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, đồng thời là người có tiếng nói nổi bật trong các cải cách.

Cơ quan này hiện được kết hợp tham gia cùng một cơ quan khác. Sự ra đời cơ quan đó không phải là điều được công bố một cách tình cờ trong ngày đầu tiên sau Hội nghị Trung ương 3. Đó là một “Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách sâu sắc toàn diện.”

Điều gì quan trọng đối với việc phân tách các chức năng này?

Ngoài sự kiểm soát của ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia còn có một mạng lưới các trường đại học và nghiên cứu quân sự, các doanh nghiệp tư nhân, Ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, các tỉnh, các dự án quy mô nhỏ, nên cơ quan mới thành lập có thể sẽ phối hợp với tất cả các thực thể này và áp dụng cùng một phương pháp tiếp cận như ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia.

Điều này có nghĩa là một siêu thực thể mới sẽ được tạo ra, được quản lý trực tiếp bởi Trung ương, và nhằm mục đích hướng tất cả năng lượng tới mục tiêu đã được đặt ra đến năm 2020. Chúng ta sẽ phải chờ đợi tuyên bố về người sẽ phụ trách “Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện” để biết thêm chi tiết.

Một hệ thống mà trong đó hai ủy ban nói trên tạo nên phương thức hoạt động theo hướng từ trên xuống dưới liên quan đến những quyết định lớn, còn từ dưới lên trên thì liên quan đến việc thực hiện và tiếp tục xác định lại các dự án cụ thể.

Lấy vấn đề thuế bất động sản là một ví dụ. Loại thuế này đã được thực hiện tại Thượng Hải và Trùng Khánh, ảnh hưởng đến căn nhà thứ hai (và những căn tiếp theo) sau căn nhà thuộc sở hữu lần đầu. Nó bao gồm cả mục đích kinh tế – làm giảm hoạt động đầu cơ bất động sản và bình đẳng: tính thuế đối với người giàu, tái phân phối các nguồn tài nguyên đã được thu lại. Đã có những tin đồn trong nhiều năm rằng hình thức thuế này sẽ được nhân rộng trên toàn Trung Quốc, nhưng thực tế điều đó vẫn chưa xảy ra. Theo những tin đồn mới đây, nhà chức trách nước này đang cố gắng tìm cách áp dụng thuế bất động sản đối với các địa phương và các loại thu nhập khác. Việc áp dụng loại thuế này sẽ được kéo dài ở cấp quốc gia cho tới khi thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể và trở nên cân bằng hơn giữa các khu vực.

Nhiệm vụ của ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia chính là những sự điều chỉnh đang diễn ra này, và có thể Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện sẽ áp dụng các phương pháp tương tự nhưng trong một phạm vi rộng lớn hơn.

Ý nghĩa của thị trường

Việc cho phép thị trường “phân bổ tốt hơn các nguồn lực” và kết hợp lĩnh vực tư nhân với lĩnh vực công có ý nghĩa như một nỗ lực để chuyển tài sản từ các nhóm lợi ích thâm căn cố đế của các công ty lớn thuộc nhà nước sang xã hội phổ biến.

Michael Pettis, chuyên gia phân tích tài chính nổi tiếng đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, đã giải thích: Mô hình của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình dựa trên đầu tư cao không còn là mô hình bền vững bởi vì “thế giới được cho là không còn khả năng tiếp nhận sản xuất của Trung Quốc, “con rồng” này không có khả năng để hấp thụ luồng vốn riêng của nó hơn nữa”. Trung Quốc không còn cần phải cạnh tranh trong thị trường quốc tế bằng cách sản xuất hàng hóa giá rẻ để làm Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) tăng nhanh hơn so với tiền lương, bởi vì thế giới phương Tây bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ngày càng có ít thu nhập để mua các loại hàng hóa.

Chuyên gia Pettis nói thêm: “Sau đó, bạn phải thay đổi nguồn gốc của tăng trưởng và tăng trưởng bền vững hơn là tiêu dùng trong nước. Có thể nói gần như không thể tránh khỏi sự lựa chọn này. Do đó Trung Quốc nhất thiết phải chuyển sự giàu có tới các gia đình, có nghĩa là chuyển sự giàu có từ các doanh nghiệp lớn của nhà nước sang cho các công ty vừa và nhỏ, những công ty tạo ra công ăn việc làm cho người lao động”.

Thu nhập hộ gia đình hiện nay phải tăng hơn so với sự giàu có của những thành phần nhà nước, và ở đây chúng ta có nghịch lý lớn, chuyên gia Pettis giải thích: “Đến nay, những gì đúng đắn với tầng lớp lãnh đạo cấp cao cũng sẽ phù hợp chợ đất nước. Tuy nhiên, trong những năm tới lợi ích của tầng lớp này sẽ không còn được như vậy trên toàn đất nước”.

Theo một số cách khác nhau, những người nắm giữ quyền lực phải từ bỏ một vài điều gì đó để mang lại động lực mới cho Trung Quốc, điều đem đến cho chúng ta ý tưởng về những thay đổi lớn nhưng phức tạp đang diễn ra, cũng như báo hiệu các cuộc xung đột có thể xảy ra trong Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.

Chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng ra một sự đấu tranh giai cấp cơ bản, mà nguyên tắc của nó là thực hiện đầy đủ “chủ nghĩa xã hội thị trường” theo đúng nghĩa: một quá trình lớn của việc chuyển giao sự giàu có thông qua sự cạnh tranh nhiều hơn, nhiều phúc lợi hơn và hiệu quả cao hơn.

* * *

TTXVN (Algiers 2/12)

Theo tạp chí “Đại Tây Dương“, rất ít khi một Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (BCHTW) lại được bình luận nhiều, khiến nhiều người hy vọng nhưng cũng gây ra nhiều nỗi thất vọng đến như vậy. Tuy nhiên, bối cảnh thì ai cũng biết và giải pháp là hoàn toàn có thể thấy trước được.

Sau hai hội nghị đầu tiên để bàn việc thành lập các tổ chức mới, hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ ba (khóa 18) Đảng Cộng sản Trung Quốc (từ ngày 9 đến ngày 12/11/2013) quyết định những phương hướng đã nhiều lần được công bố trong tháng 11/2012, tại kỳ họp Quốc hội tháng 3/2013, sau đó bị bãi bỏ, rồi lại thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lý Khắc Cường và sự điều hành của Lưu Hạc vào tháng 11/2013. Phần lớn các cuộc cải cách liên quan đến tài chính, công nghiệp, kinh tế và xã hội nhằm hỗ trợ công cuộc công nghiệp hóa đất nước, đô thị hóa và thay đổi lối sống và tư duy đang diễn ra. Nhưng một số cuộc cải cách trong số đó chắc chắn gây tác động về chính trị vì đụng chạm không những đến mối quan hệ giữa chính quyền và xã hội dân sự, truyền thông, doanh nghiệp Nhà nước lớn và ngân hàng, mà cả lợi ích của các phe nhóm và giới đầu nậu, cũng như khái niệm rất nhạy cảm về quyền sở hữu đất đai của nhà nước trong bản Hiến pháp năm 2004 sửa đổi, nhưng luôn được thực hiện theo phương thức tập thể ở vùng nông thôn và do Nhà nước chủ trì ở thành phố.

Các cuộc cải cách chính trị – khiến Bắc Kinh lưỡng lự nhưng nhiều nhà nghiên cứu, một số nhà lãnh đạo cấp cao, luật sư, nhà hoạt động và nhà báo đòi phải thực hiện – phải làm rõ mối liên hệ giữa chính quyền và ngành tư pháp với tính độc lập rất mong manh và không chắc chắn. Bắc Kinh cũng cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa mình với Hiến pháp vốn bảo đảm quyền tự do cá nhân và bầu cử tự do trong khi quyền tự do cá nhân thường bị các cơ quan an ninh đàn áp vì muốn giữ ổn định xã hội, còn bầu cử tự do chỉ được tố chức ở cấp hành chính thấp nhất và thường bị cán bộ địa phương thao túng.

Việc thực hiện phải nói là khó, nếu không muốn nói là không thể. Ai cũng biết Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại hội nghị trung ương vừa qua, vẫn giương cao các biểu tượng Lêninít, không muốn đặt lại vấn đề đối với giáo lý bất khả xâm phạm về “vai trò lãnh đạo” của mình. Nhưng – và đây là mầm mống có thể gây ra khủng hoảng – một bộ phận trong chính giới, một số nhà nghiên cứu, nhà báo, luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, kể cả trong Trường Đảng Trung ương vốn là trung tâm tư tưởng của chế độ, giải thích rằng nếu tư tưởng không tiến triển theo hướng chấp nhận vô điều kiện tính tối thượng của Hiến pháp như được khẳng định trong Điều khoản V bảo đảm độc lập cho ngành tư pháp, bầu cử tự do, quyền của các cơ quan dân cử địa phương được phản bác chính sách công, Trung Quốc sẽ không thực hiện được các cuộc cải cách kinh tế-xã hội tối cần thiết để đương đầu với những thách thức lớn mà đất nước sẽ phải đối mặt.

Trước những mâu thuẫn hiện hữu đó, ban lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Ban chấp hành Trung ương Đảng, trong đó phần lớn số thành viên đã cao tuổi và có tư tưởng bảo thủ, chỉ muốn đạt được thỏa hiệp giữa cái cần thiết và cái có thể. Điều đó dẫn đến nguy cơ đà cải cách tạo ra được từ sau Đại hội Đảng và được nhắc lại tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 3/2013, trở thành một trong những “hành vi hụt” hướng tới cải cách chính trị tạo mốc trong lịch sử của Trung Quốc, nước luôn có ý định cản trở bằng tư tưởng bảo thủ, đôi khi là thụt lùi, với lý do đặc thù văn hóa. Nhưng tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy họ vừa phát động cuộc đấu tranh chống các thế lực cực đoan nhất trong xã hội. Năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ cho biết cuộc đấu tranh đó có mang lại kết quả hay không.

Vấn đề đáng nói ở đây là đà cải cách gặp vô số trở ngại. Cả lần này nữa, tại Đại hội Đảng cũng như trong kỳ họp Quốc hội, chủ đề cải cách được nói đến rất nhiều trong tuyên bố cuối cùng số 01 của Đảng, rồi được khẳng định bằng kế hoạch chính thức được công bố ngày 15/11/2013. Tuy nhiên, kế hoạch đó cũng khá bảo thủ. Bức thông điệp chính thức một mặt nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế-xã hội của các cuộc cải cách và tầm quan trọng của thị trường nhiều hơn là khía cạnh chính trị cúa các cuộc cải cách, mặt khác nói rõ rằng “vấn đề chủ chốt là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chính quyền và thị trường”. Nhằm mục đích đó, một “nhóm lãnh đạo” – đây là một cái mới rất lớn – được thành lập để “thiết kế và giám sát các cuộc cải cách kinh tế tổng thể và sâu rộng”. Điều đó có nghĩa là BCHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc không đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề còn tồn tại. Đằng sau đó là mâu. thuẫn giữa vai trò tốt hơn của thị trường và ý định hiển nhiên của Đảng tiếp tục kiểm soát nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Đảng Cộng sản Trung Quốc một mặt vẫn hứa hẹn hỗ trợ khu vực tư nhân, mặt khác tỏ ra lưỡng lự không muốn thúc đẩy cải cách đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn gây lãng phí lớn, ít hiệu quả, không mấy sáng tạo và là nơi chứa chấp những bổng lộc chính, khi gọi doanh nghiệp Nhà nước là “trụ cột chính của chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc”. Như ông Lý Thành, chuyên gia người Trung Quốc tại Viện Brookings, đã nhấn mạnh “ảnh hưởng dai dẳng- của các tập đoàn kinh tế lớn sẽ tiếp tục khoét sâu thêm bất công xã hội, cản trở sản xuất và thổi phồng hơn bong bóng bất động sản mà hội nghị BCHTW định điều chỉnh”.

Ý định công khai sửa đổi hoạt động của Nhà nước trước ý muốn cải thiện “công tác lãnh đạo” nhiều lần được Chủ tịch Trung Quốc nói ra, cũng cho thấy có phản xạ bảo thủ vì chế độ Bắc Kinh chưa từ bỏ đặc quyền của mình kiểm soát càng chặt chẽ càng tốt, Điều đó thể hiện trong việc thành lập “ủy ban an ninh Nhà nước” theo mô hình của Mỹ, nhưng thông cáo về việc này không nói rõ thẩm quyền, thành phần cũng như hoạt động của thể chế này trong bối cảnh căng thẳng xã hội và sắc tộc gia tăng với mối đe dọa khủng bố trở thành sự thực.

Một số cuộc cải cách khác như quyền sở hữu đất đai ở các vùng nông thôn -vốn là điều kiện để hiện đại hóa nông thôn – hay phương thức tài trợ của chính quyền địa phương, chính sách một con hay vấn đề hộ khẩu, chỉ là những lời hứa hẹn được đưa ra trước đây rồi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng gặp rất nhiều trở ngại trong việc thực hiện. Chẳng hạn việc xóa bỏ hộ khẩu được nói đến từ nhiều năm nay nhìn chung vấp phải thái độ thù địch của giới trung lưu thành thị vì không muốn tiếp nhận đội quân lao động di cư, cũng không chấp nhận đóng các khoản thuế nảy sinh từ đó.

Tuy nhiên, cuộc cải cách tư pháp, vấn đề cũng được Tổng bí thư Đảng hứa hẹn và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải công tâm và công bằng, sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát của Đảng theo yêu cầu của tất cả những người bác bỏ những “hành vi quá đà của phương Tây” vì theo họ, những sai lệch đó không phù hợp để xây dựng “chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc”. Đó chính là khuôn khổ để ngày 15/11/2013 báo chí Trung Quốc công bố nới lỏng chính sách một con, giảm dần số án tử hình và xóa bỏ hình thức cải tạo lao động đối với hơn 600.000 người bị cho là tội phạm nhưng không được xét xử, song muốn thả phải có quyết định của tòa án.

Có thể trong lĩnh vực kinh tế và tài chính sẽ diễn ra những bước tiến cụ thể nhất vì những dấu hiệu ban đầu đã xuất hiện ở khu miễn thuế Thượng Hải: tự do hóa lãi suất, sắp xếp lại lĩnh vực ngân hàng không chính thức, tiến dần đến tính chuyên đối của đồng nhân dân tệ, đưa ngân hàng Trung Quốc vào cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận một số lĩnh vực mới. Nhưng cần phải mở rộng cuộc thử nghiệm dần dần ra cả nước, do đó cần có thêm nhiều thời gian và một số cuộc đấu quyết liệt chống lại tư tưởng bảo thủ không muốn tiến lên. Tư tưởng này đã bộc lộ ở Thượng Hải qua việc công bố vào cuối tháng 9/2013 bản danh sách 18 hoạt động nhạy cảm không được tiếp nhận đầu tư nước ngoài, kể cả ở Ma Cao và Hong Kong.

Tuy nhiên, sức kháng cự trong Đảng cũng như lĩnh vực kinh tế và xã hội dân sự không phải là nhỏ. Qua thông cáo được Chủ tịch Tập Cận Bình đọc rất trịnh trọng ngày 12/11/2013 trước những biểu tượng mang tư tưởng Lêninít khổng lồ với búa liềm, người ta thấy được một hình ảnh đáng quan tâm về tình trạng mâu thuẫn trong chính sách đối nội của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh một mặt chủ trương cải cách và mở cửa trong lối nói, mặt khác vẫn đưa ra dấu hiệu cho thấy họ không muốn buông lỏng kiểm soát đối với xã hội dân sự và nền kinh tế.

Lực cản cũng đến từ phía những người phát biểu nhân danh tính đặc trưng của Trung Quốc, kể cả trong Trường Đảng trung ương. Dù là người hâm mộ phong cách Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, người ủng hộ phái tả mới, quân nhân, nhà báo hay các nhà nghiên cứu tức giận trước những hành vi quá đà của giới đầu nậu, tình trạng thu nhập quá chênh lệnh, tất cả đều bác bỏ quan điểm thiên về Hiến pháp và tư tưởng của phương Tây, coi đó là mưu đồ chống Trung Quốc và nền văn hóa của nước này. Những người theo quan điểm này tạo thành một tập hợp không rõ ràng phản kháng cải cách chính trị nhưng trung thành với giáo lý “vai trò lãnh đạo của Đảng”, đồng thời phê phán mạnh mẽ chính sách kinh tế-xã hội được Bắc Kinh thực hiện nhưng bị họ coi là nguồn gốc gây ra rạn nứt xã hội, đến mức một vài người trong số đó không ngần ngại đặt lại vấn đề đối với di sản của Đặng Tiểu Bình.

Tuy nhiên, cũng cần có thêm thời gian mới tổng kết chính xác được. Hướng cải cách dẫu sao cũng được xác định rõ ràng. Trong lĩnh vực tài chính, một êkíp vững vàng đang làm việc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng được thúc đẩy nhanh với một phong cách trực tiếp hơn và sẵn sàng nhằm vào các nhân vật cao cấp trước đây không ai dám đụng đến. Cho dù ngành tư pháp vẫn phải nghe theo Đảng, song áp lực của mạng xã hội và dư luận buộc tòa án phải công tâm và minh bạch hơn. Cuối cùng, những trở ngại được nói đến từ lâu bởi Lưu Hạc, người phụ trách thực hiện cải cách và cũng là người, với sự hỗ trợ của Vương Kỳ Sơn, triển khai một chiến lược nhằm gây khó khăn cho số người này và các cuộc tiến công đầu tiên đã bắt đầu nhằm vào Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Vận tải Viễn dương Trung Quốc (COSCO).

Trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ đưa ra một số thông tin khác chính xác hơn về ý định của mình đối với các lĩnh vực khác nhau, như thông tin được công bố ngày 15/11/2013 về cho phép thành lập ngân hàng tư nhân hay quy định mức đóng góp 30% lợi nhuận của các công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước. Hai sáng kiến này đánh mạnh vào lợi thế của một bộ phận trong giới đầu nậu. Nhưng cũng văn bản đó hứa hẹn sẽ đấu tranh chống tham nhũng, nạn ô nhiễm và sản lượng dư thừa của ngành công nghiệp, những ý định đã được nói đến trong quá khứ.

Hiện nay, phần lớn các nhà quan sát cho rằng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có sự đồng thuận về sự cần thiết phải cải cách và tiến hành cải cách. Đồng thời, những người có thái độ nghi ngại không ngớt lời phê phán, cụ thể là trên mạng xã hội, một mặt thừa nhận tình trạng thụt lùi về chính trị trước đây và hiện nay, mặt khác nhìn chung phê phán với đủ giọng điệu “lời nói rỗng tuyếch”. Nhưng chỉ có thời gian mới cho phép đánh giá được cả độ chân thành trong ý định cũng như khả năng của chính quyền có vượt qua được trở ngại hay không. Đối với nhiều cuộc cải cách đuực dự kiến với những nét lớn đã được công bố ngày 15/11/2013 với những lời bình luận vừa ca ngợi – như “đà cải cách mạnh mẽ nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay” – vừa thận trọng – như “mọi thứ còn phụ thuộc vào nhịp độ và thực tế cải cách”, bản thân chính quyền cũng xác định thời hạn đầu tiên là năm 2020.

* * *

Trung Quốc vừa lẳng lặng phát động một cuộc cách mạng, nhưng liệu cuộc cách mạng đó có khiến nước này từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không? Tiến sĩ kinh tế học Jean-Joseph Boillot mô tả lộ trình bao gồm khoảng sáu chục biện pháp kinh tế vừa được chính quyền nước này công bố là những biện pháp quan trọng nhất trong ba chục năm trở lại đây và là một bước tiến lớn tới công nhận chính sách kinh tế tự do, trừ cuộc cách mạng chính trị.

Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương” ý nghĩa và tầm quan trọng của những biện pháp được Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, ông Jean-Joseph Boillot, hiện là cố vấn cho câu lạc bộ CEPII chuyên nghiên cứu về nền kinh tế thế giới và đồng chủ tịch Euro-India Group (EIEĐG), nói đó là những biện pháp đầy tham vọng nhằm dần dần đưa nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc thích ứng với bối cảnh trong những năm tới. Các định hướng được đưa ra được xem như một lộ trình đầy tham vọng của ban lãnh đạo mới hình thành từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18, và có thể có cùng bản chất như những định hướng được thông qua bởi êkíp của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970-1980.

Nhưng chuyên gia Jean-Joseph Boillot cho rằng không nên nhầm lẫn vì các biện pháp trên về cơ bản chỉ liên quan đến các khía cạnh kinh tế trong hệ thống của Trung Quốc chứ gần như không đề xuất cải cách chính trị. Từ quan điểm đó, người ta lại đi đến thỏa hiệp cũ: Đảng cộng sản Trung Quốc bảo đảm với dân chúng sẽ tiếp tục phát triển kinh tế, kể cả về môi trường, để đổi lấy một hệ thống chính trị vẫn luôn đeo mác “Mácxít Lêninít”. Tự do hóa kinh tế thì được, tự do hóa chính trị thì không. Điều đó giải thích tại sao vẫn có những lời nhắc nhở phải nhớ đến tư tưởng cộng sản và Maoít trong quyết định được thông qua ngày 12/11/2013.

Theo ông Jean-Joseph Boillot, người cũng là tác giả cuốn “Chính sách châu Phi của Trung Quốc: Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi sẽ tạo nên thế giới ngày mai” (Nhà xuất bản Odile Jacob, tháng 1/2013), như vậy cũng không sao. Đằng sau các quyết định tự do hóa kinh tế là các biện pháp mang tính tự do dĩ nhiên sẽ tác động đến dân chúng. Trước hết, ngoài những thông báo quan trọng về việc chấm dứt chế độ cải tạo lao động, hay giảm số bản án tử hình, vấn đề còn là xóa bỏ chính sách một con. Cho dù quyết định đó xuất phát từ yêu cầu phát triển dân số để tránh hội chứng “già trước khi giàu”, cuộc cải cách này có những khía cạnh mang tính hệ thống quan trọng không chỉ gói gọn trong khía cạnh kinh tế. Có thể nói rằng điều đó liên quan đến gần 80 triệu phụ nữ thành thị hiện ở độ tuổi có con, và như vậy cũng là liên quan đến số đàn ông tương đương, từ nay sẽ không phải báo cáo Đảng và chính quyền về cuộc sống gia đình mình nữa. Trên cơ sở những đánh giá về tâm lý sinh sản của giới trẻ Trung Quốc, có thể sẽ có hơn 10 triệu trẻ em không được sinh ra trong một gia đình có con độc nhất. Điều đó không phải là nhỏ.

Cuộc cải cách chủ chốt về giấy phép cư trú được biết đến dưới tên gọi “hộ khẩu” là một biện pháp cốt lõi khác, trong đó chứa đựng cả ý định của Đảng muốn có hiệu quả kinh tế và nguyện vọng của người dân muốn có được nhiều quyền tự do hơn. Số công dân hạng hai này đến từ các vùng nông thôn và về cơ bản phải chịu bất công so với người có hộ khẩu thường trú và bị cảnh sát cũng như chính quyền muốn đối xử thế nào cũng được. Điều này đã được khẳng định trong dịp diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh khi hàng trăm nghìn người bị chính quyền dùng biện pháp quân sự đẩy trở lại tỉnh xuất xứ của mình. Kèm theo đó là quyền của nông dân được có đất vì chuyển nhượng đất đai ở nông thôn từ nay cũng được thực hiện giống như tại các thị trường đô thị hóa và tự do hóa cách đây khoảng một chục năm.

Tóm lại, một loạt cuộc cải cách đầy tham vọng nhằm mục đích giúp hệ thống kinh tế của Trung Quốc có hiệu quả hơn vào một thời điểm được đánh dấu bằng ba cuộc khủng hoảng. Đó là sự cần thiết phải tìm được những động lực nội tại để bù đắp cho tăng trưởng nhờ xuất khẩu hiện không còn nữa. Đó còn là sự cần thiết phải tăng lợi nhuận trong sản xuất bằng cách sử dụng tốt hơn nguồn lực, kể cả về phương diện môi trường. Cuối cùng là khuyến khích tạo việc làm trong khi mỗi năm có hàng triệu người Trung Quốc trẻ tuổi (từ 7 đến 10 triệu) học xong đại học và không muốn làm việc trong các “nhà ngục công nghiệp” nữa.

Xuất phát từ quan điểm đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định tính “quyết định” của vai trò của thị trường trong mọi lĩnh vực, kể cả tài chính và đối với các đầu vào cơ bản như nước và điện, là một sự nhượng bộ quan trọng đối với vai trò hiện vẫn mang tính cốt lõi của Đảng, chính quyền và cuối cùng là doanh nghiệp Nhà nước. Số doanh nghiệp này từ nay sẽ phải đóng 30% lợi nhuận vào ngân sách nhà nước và không được để dư thừa sản lượng ngớ ngẩn như từng xảy ra ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Cơ quan thuế vụ ở cả ba cấp sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng nhằm giảm bớt quyền ra quyết định của chính quyền địa phương.

Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia từ những năm 1980 về Ấn Độ và các nước mới trỗi dậy ở châu Á và từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về phần lớn các vùng lớn mới trỗi dậy trong những năm 1990, đưa ra lời khuyến cáo phải thận trọng đối với những người còn nghĩ rằng việc chuyển sang thị trường ở mức độ cao hơn cho thấy Trung Quốc sẽ “nhẹ nhàng hơn” trong tương lai. Lý do là có ba biện pháp, trái lại, đi theo hướng khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tìm kiếm vai trò siêu cường của nước này từ nay đến năm 2020. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hoạt động theo phương thức tập trung hóa ở mức độ cao hơn. Thứ hai, một ủy ban an ninh quốc gia sẽ được thành lập theo mô hình Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ. Thứ ba, tiếp tục thực hiện kế hoạch biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế chủ chốt, cho dù có phải coi trọng hơn nữa các tác nhân tài chính quốc tế./.

Sorry, the comment form is closed at this time.