BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

2484. TẠI SAO PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Posted by adminbasam trên 21/03/2014

Lê Khánh Luận

Cải cách giáo dục, một vấn đề rất thời sự hiện nay . Vì nó là yêu cầu bức bách của toàn thế giới, một yêu cầu của thời đại. Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là thời kỳ chín rộ của khoa học kỹ thuật. Nhiều thành tựu đạt được một cách đột phá, nhất là về mặt tin học. Quốc gia nào sớm nắm lấy về trình độ tin học, thì tất nhiên cũng nắm lấy những kết quả khác của khoa học kỹ thuật. Vì mọi lãnh vục của khoa học kỹ thuật ngày nay đều sử dụng đến tin học. Do đó giáo dục phải thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu này, hay có thể nói thời điểm này là bước ngoặt của  giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Mục đích của giáo dục là phát triển con người. Từ đó sẽ đưa đến phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của toàn xã hội. Việc cải cách giáo dục đâu đó được nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện. Chẳng hạn họ cho trẻ con ở lớp mầm, lớp chồi sử dụng trò chơi tin học ở máy tính bản (mục đích là tập cho trẻ con làm quen với tin học). Hay họ cần cải tổ nội dung chương trình để giai đoạn trung học có thể kết thúc vào lúc 16 tuổi. Và tuổi từ 17 đến 20 là tuổi dành cho giai đoạn đầu của đại học, đó là thời kỳ sung mãn nhất nhạy bén nhất để tiếp thu và cũng nảy sinh những ý tưởng  mới, thai nghén cho những nghiên cứu, những phát minh trong những giai đoạn học tiếp theo.

Cần đổi mới giáo dục, tại sao phải đổi mới và đổi mới cái gì?

Tại sao phải đổi mới ?: Chúng tôi nghĩ rằng phần nói trên đã trả lời câu hỏi này.Quốc gia nào sớm đổi mới, và vận dụng tin học, thì đất nước ấy sẽ phát triển vững mạnh về kinh tế và văn hóa nói chung.

Cần đổi mới phương pháp và nội dung dạy học:

Để giải thích tại sao phải thay đổi về nội dung và phương pháp, tôi xin đưa ra một ví dụ ở cấp I. Tôi muốn lấy lớp 2 của cấp I làm trọng tâm cho ví dụ .

– Trước hết ta tạm thời dạy lớp một, theo kiểu truyền thống.

Từ lớp 2, 3,4,5 ta tập cho các em làm quen sử dụng LATOP (một LATOP giá chừng 1500000đ hay 1200000đ, LATOP do Việt Nam sản xuất . Một vấn đề là tiền ở đâu để mọi người sắm cho con học, và nó sẽ kích thích đến sự phát triển tin học trong nước như thế nào chúng tôi sẽ trả lời trong những bài viết sau.)

-Về nội dung chương trình cần bổ sung những môn để rèn luyện đạo đức và lối sống cho trẻ con (Biết vâng lời cha mẹ, biết kính trọng người lớn. Đạo đức phải xuất phát từ gia đình rồi mới ra xã hội).

– Ích lợi của LATOP về những môn học xã hội là tạo cho trẻ con tính chủ động, tích cực xem bài trước ở nhà qua những hình ảnh sinh động.( Và bằng hình ảnh thì ta không còn lo trẻ con ở nông thôn không biết được đời sống sinh hoạt ở thành thị, và ngược lại thì cũng không lo trẻ con ở thành thị  không hiểu được sinh hoạt ở nông thôn).

– Ích lợi của LATOP về những môn sử, địa, sinh học ta chỉ cho học sinh học nhanh qua màn hình của lớp ( học qua rồi bỏ, không cần học thuộc, phát biểu cho điểm + ; môn sử,  địa không cần nhớ con số chỉ nhớ  ý chính là được. Không cần bắt buộc học sinh phải tiêu tốn sức lực mà sau này cũng sẽ quên.)  

– Ích lợi của LATOP về mộn toán: bằng hình ảnh sinh động, chẳng hạn ta đưa ra một đám đông trong đó có gà, vịt, heo và chó. Những câu hỏi đặt ra: có tất cả mấy con; mấy con 4 chân, mấy con 2 chân, mấy con mỏ nhọn, mấy con mỏ dẹp,  mấy con đực, mấy con cái, mấy con trống, mấy con mái, . . .? Những câu hỏi gơi tính trực quan.  Rồi sau đó thầy cô mới giải thích tập tành bằng những con số tính toán. Không nhất thiết câu hỏi nào cũng chính xác, sẽ có học sinh nêu ý kiến “ làm sao phân biệt được con vịt trống, con vịt mái ?” (Với ý tưởng trên, không nói ra, nhưng thực sự ta đã dùng tân toán học để truyền đạt cho học sinh).

Ích lợi của LATOP về môn tiếng Anh: Chúng tôi nghĩ môn tiếng Anh có thể đưa vô dạy từ lớp 2, phương pháp học như trẻ con bản xứ bắt đầu tập nói, cho trẻ con nghe trực tiếp người bản xứ nói trên màn hình (hạn chế sự can thiệp của thầy cô giáo, không học văn phạm), bước đầu tối đa 15 phút, rồi sau đó tăng dần và tối đa là 30 phút, và ngày nào cũng có chỉ cần buổi sáng là đủ.

 Như vậy trẻ con có thể học trực tiếp người nước ngoài và nắm bắt trực tiếp phản xạ nghe-nói. Và bằng phương pháp này, xong cấp I chúng tôi nghĩ học sinh đã có một căn bản tốt. ( Tương tự, nghiên cứu phát triển cho cách dạy tiếng Anh ở Cấp II, Cấp III. Nghe-nói là chính, tiếp theo là đọc hiểu, và thứ ba mới là văn phạm), làm sao để môn học ngoại ngữ không tốn nhiều thời gian của một quá trình đi học, và hơn nữa là sử dụng tốt.

– Tất nhiên những môn như chính tả hay tập viết của tiếng Việt thì cần đến giáo viên trực tiếp của lớp. ( Và thời nay không cần gọi một học trò, lên đứng sau chiếc màng che, để viết chính tả. Mà khi cả lớp viết xong, cô giáo sẽ chiếu bài chính tả lên màn hình để lớp cùng sửa chữa).

Bằng phương pháp LATOP và màn hình trên lớp các học sinh mọi vùng miền đều bình đẳng hưởng một nền giáo dục tốt như nhau. Vì lúc bấy giờ sự chênh lệch về trình độ giáo viên giữa thành thị và nông thôn trong phần phụ giảng, việc làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh là không đáng kể.

( Việc tập cho giáo viên biết sử dụng LATOP và màng hình trình chiếu, việc đó tự mỗi trường lo được mà nhà nước không tốn một kinh phí nào thêm).

-Ngoài ra bằng phương pháp LATOP và màn hình cũng góp phần nâng cấp được trình độ của thầy cô giáo. Do đó ngành giáo dục không bận tâm đến việc phải đào tạo lại 830.000 giáo viên phổ thông (từ tiểu học đến THPT). Mỗi Thầy Cô giáo phải tự phấn đấu rèn luyện để thích nghi với nội dung mới, phương pháp mới.

Việc  cải cách giáo dục, chúng tôi nghe người ta nói nhiều, mà không nói cụ thể thay đổi cái gì và gia giảm ra làm sao. Theo thiển ý của chúng tôi, việc cải cách ta nên thực hiện từng cấp và theo thứ tự từ dưới lên, tức bắt đầu từ cấp một, rồi đến cấp hai, . . .. Nói như thế không có nghĩa là các cấp khác phải chờ đợi, mà ta cứ đồng thời thay đổi theo một định hướng nào đó, rồi có gì sẽ điều chỉnh sau.  Và thời đại ngày nay là thời kỳ cực thịnh của tin học, do đó trong mọi lĩnh vực khi cải cách ta luôn luôn ưu tiên đến khai thác và phát triển theo hướng ứng dụng tin học. (Những ý kiến trên đây của chúng tôi là chủ quan và bước đầu xới lên, chúng tôi mong chờ những góp ý phản biện của những nhà khoa học, những người có tâm huyết với giáo dục và những độc giả, nhằm chúng ta có được một bảng đề nghị cải cách hiệu quả). Một nền giáo dục hiệu quả, sẽ tiết kiệm được tài chánh, sức lực, thời gian và nhanh chóng đưa lớp trẻ tiến kịp thời đại. Từ đó những sự văn minh, tiến bộ được nâng lên và những lạc hậu, ấu trĩ bị đẩy lùi và cũng từ đó nền kinh tế của đất nước sẽ phát triển tốt hơn. Như vậy một đường lối giáo dục tốt là nền tảng, là đòn bẩy cho sự phát triển về mọi mặt của nước nhà.

Bây giờ chúng tôi xin nói thêm, nhằm giải thích chỗ tiền đâu mua LATOP, và tại sao phải sử dụng LATOP của Việt nam sản xuất: hiện tại nhân dân ta đa số còn nghèo, đất nước còn khó khăn mà nhiều người vẫn đặt nặng việc Ưu tiên xây những con đường siêu tốc, những nhà bảo tàng. Chúng tôi nghĩ, ta tạm thời quên việc tự hào về quá khứ, mà nên chấn chỉnh ngay ở hiện tại và nghĩ đến tương lai. Việc đầu tư cho giáo dục ( nhà nước và nhân dân cùng làm, đối với vùng sâu, rừng núi và hộ nghèo ở thành phố, nhà nước cần hỗ trợ để con em có tiền mua LATOP) và phát triển về tin học của nước nhà nếu thiếu tiền thì nhà nước nên vay mượn để đầu tư. Cần thấy rằng hiệu quả trong giáo dục đào tạo là con đường siêu tốc cần thiết nhất đưa đất nước đến văn minh và giàu mạnh .

                                                                            Tp. HCM 20/03/2014

                                                                           TM. Nhóm Cánh Diều

                                     TS.  Lê Khánh Luận

4 bình luận to “2484. TẠI SAO PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC”

  1. […] https://anhbasam.wordpress.com/2014/03/21/2124-tai-sao-phai-cai-cach-giao-duc/ […]

  2. […] dâm có “cửa” vào Việt Nam? (Soha).   GIÁO DỤC-KHOA HỌC   – Lê Khánh Luận: TẠI SAO PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC (Ba Sàm). – BỘ “NÓI LẠI CHO RÕ” (Nguyễn Quang Vinh). – Học sinh TP.HCM đối […]

  3. […] Lê Khánh Luận: TẠI SAO PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC (Ba […]

  4. […] 2124. TẠI SAO PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC […]

Sorry, the comment form is closed at this time.