BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

652. 38 năm trước, Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép Quần đảo Hoàng Sa như thế nào?

Posted by adminbasam trên 18/01/2012

BTV: Vào những ngày này 38 năm trước, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại thời điểm đó, Quân đội Việt Nam Cộng hòa đang làm chủ hợp pháp quần đảo Hoàng Sa nên đã ra sức chống trả, kết quả là 74 người lính VNCH đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Hôm nay, có lẽ chúng ta cần dành riêng những giây phút để tưởng niệm 74 người lính VNCH, đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, và cũng không quên rằng, quần đảo này mặc dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng đó là một phần lãnh thổ của Việt Nam.

Để hiểu thêm những người lính VNCH đã chiến đấu giữ gìn biển, đảo ra sao, cũng như đã phải đối đầu với kẻ thù hung bạo như thế nào, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của những kẻ xâm lược, mô tả lại trận Hải chiến Hoàng Sa. Bài này được viết vào ngày 7 tháng 7 năm 1974, chỉ hơn 5 tháng sau khi trận chiến kết thúc, nên đã mô tả khá chi tiết về trận đánh này. Chúng tôi xin giữ nguyên văn các danh từ riêng mà phía Trung Quốc gọi tên các hòn đảo, với  chú thích kèm theo ở cuối bài, cũng như nguyên văn những từ ngữ mà phía Trung Quốc đã sử dụng để mô tả trận chiến này, khi cho rằng họ chỉ là những kẻ “tự vệ”, thay vì những kẻ xâm lược.

—————

Báo Trung Quốc mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974:

Hải chiến Tây Sa Trung – Việt

Ghi chép đầy đủ ngày 7-7-1974

Quốc Thanh dịch

Hải chiến Tây Sa là trận tác chiến phản kích tự vệ vào tháng 1 năm 1974, được tiến hành đối với quân đội Nam Việt (1) xâm nhập vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc (2) thuộc Tây Sa (3), với sự phối hợp giữa Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc cùng các phân đội lục quân và dân binh. Đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc, đồng thời cũng là lần tác chiến hải quân đầu tiên với một nước khác của hải quân Trung Quốc kể từ sau năm 1949. Quy mô của trận hải chiến này tuy không lớn, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến thế cục chiến lược của Trung Quốc ở Nam Hải, đủ để ghi vào sử sách mãi mãi. Hơn nữa, bản thân trận hải chiến này lại còn có thể được gọi là ky tích của lịch sử hải quân thế giới.

Quần đảo Tây Sa là một quần đảo lớn trong số 4 quần đảo lớn ở Nam Hải (4) của Trung Quốc, nằm ở vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng 330 km về phía đông nam, được hợp thành từ 2 quần đảo Tuyên Đức (5) và Vĩnh Lạc cách nhau 42 hải lý, với tổng diện tích khoảng 10km2. Trong đó, đảo Vĩnh Hưng (6) có diện tích lớn nhất trong quần đảo Tuyên Đức, là đảo chính của Tây Sa. Quần đảo Tây Sa từ thời Hán Vũ Đế đã là lãnh thổ của Trung Quốc, các triều các đời đều đã khai thác kinh doanh, từ sau đời Tống đã từng điều các thủy sư đi tuần tra theo định kỳ. 

Quần đảo Vĩnh Lạc gồm các đảo San Hô (7), Cam Tuyền (8), Kim Ngân (9), Thâm Hàng (10), Quảng Kim (11), Tấn Khanh (12), Toàn Phú (13), Áp Công (14) quây lại với nhau thành một bãi đá ngầm có hình vó ngựa, bãi đá ngầm này quây quanh một hồ đá ngầm có chu vi 100 km2.

Nhưng từ nửa sau thập kỷ 50, nhà cầm quyền Nam Việt bắt đầu thèm muốn 2 quần đảo lớn là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa (15) trong số nhiều đảo ở Nam Hải của Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 năm 1956 đã ngang nhiên đưa ra yêu sách về lãnh thổ. Từ năm 1956 đến năm 1958 đã lần lượt xâm chiếm 4 đảo San Hô, Cam Tuyền, Thâm Hàng và Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc, sau đó, ngoài việc tiếp tục chiếm cứ đảo San Hô ra còn lần lượt rút quân khỏi ba hòn đảo đã xâm chiếm còn lại.

Ngày 22 tháng 2 năm 1959, trợ chiến hạm HQ 225 của hải quân Nam Việt đã xâm nhập vào Tây Sa, sử dụng vũ lực để đánh đuổi 5 tàu cá Trung Quốc với 69 ngư dân. Để bảo vệ chủ quyền Tây Sa, chính phủ Trung Quốc quyết định cho Hạm đội Nam Hải của hải quân tổ chức các biên đội đi tuần tiễu ở Tây Sa. Ngày 17 tháng 3 năm 1959, chính ủy Viên Ý Phấn ở căn cứ Du Lâm, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chi đội trưởng Vương Phát Minh chi đội 11 xuồng máy đã dẫn các tàu hộ tống 172, phiên hiệu Nam Ninh và tàu chống ngầm 153, phiên hiệu Lô Châu, lần đầu tiên tới tuần tra vùng biển Tuyên Đức thuộc Tây Sa.

Hoạt động tuần tra Tây Sa diễn ra cho đến khi thu hồi được quần đảo Vĩnh Lạc vào năm 1974 thì ngưng. Trong thời gian ấy, đã tiến hành tuần tra tổng cộng 77 lần, với 170 lượt tàu tham gia tuần tra, thông qua tuần tra Tây Sa để bảo vệ cá và bảo vệ đi lại, tiến hành trinh sát và cảnh cáo bước đầu. Đây là nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi ở cự ly xa nhất cho hải quân Trung Quốc thừa hành khi ấy, đó là một lần thử thách gay gắt đối với hải quân Trung Quốc với những tàu thuyền được trang bị còn khá lạc hậu.

Sau khi đã ký kết “Hiệp định đình chiến Paris” tháng 1 năm 1973, chính phủ Nam Việt nhân lúc thế cục đánh trên bộ còn đang ổn định, đã tích cực triển khai hoạt động cưỡng chiếm các yếu điểm chiến lược ở Nam Hải. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, quân hạm Nam Việt liên tục xua đuổi, va chạm và bắt bớ các ngư dân Trung Quốc ở vùng biển Tây Sa, sau khi xâm chiếm phi pháp 6 hòn đảo thuộc các quần đảo Nam Sa, Tây Sa của Trung Quốc, vào tháng 9 năm 1973, lại ngang nhiên tuyên bố là đã đưa 11 hòn đảo như Nam Uy (16), Thái Bình (17)… trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc vào diện quy hoạch quản lý của tỉnh Phước Tuy (18). Sau đó không lâu, hải quân Nam Việt lại càng táo tợn hơn khi tạo ra các rắc rối ở vùng biển Tây Sa, đâm hỏng các thuyền cá của Công ty Ngư nghiệp Nam Hải Trung Quốc đang đánh bắt cá ở vùng này, thậm chí còn bắt cả ngư dân Trung Quốc về cảng gác, tiến hành tra tấn bức cung, cưỡng bức họ phải thừa nhận quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Nam Việt.   

Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố, nhắc lại “Các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa đều là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những hòn đảo này”. Nhà cầm quyền Nam Việt không vì thế mà lui lại hành trình xâm lược của mình.

Vào 10 giờ ngày 15 tháng 1 năm 1974, tàu khu trục số 16 và tàu “Lý Thường Kiệt” của hải quân Nam Việt đã xâm nhập vào vùng biển quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc của Tây Sa, đồng thời vào 13 giờ 50 phút, đã bắn 10 phát đạn pháo vào căn cứ đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc ở đảo Cam Tuyền, ngang nhiên hủy hoại quốc kỳ Trung Quốc. Ngoài ra còn có ý đồ đổ bộ lên các tàu cá Nam Ngư số 402, số 407 của Công ty Thủy sản Bạch Mã Tỉnh của Quảng Đông đang sản xuất đánh bắt cá ở quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc khi ấy, các công nhân nghề cá của Trung Quốc đã đấu tranh trực diện với họ. 

Báo cáo về việc quân đội Nam Việt tiến hành khiêu khích quân sự lập tức được đệ trình lên cấp quyết sách tối cao của Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai đã nghiên cứu đối sách cùng với Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Diệp Kiếm Anh, sau khi trình lên và được sự đồng ý của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã quyết định tăng cường tuần tra và áp dụng các biện pháp quân sự tương ứng, để bảo vệ quần đảo Tây Sa. Đây là hành động quân sự cuối cùng mà Mao Trạch Đông đã ra quyết sách trong cuộc đời mình.

Vào 8 giờ sáng ngày 16 [tháng 1 năm 1974], tàu số 16 của Nam Việt đã điều 16 lính, đáp một xuồng máy xâm chiếm đảo Kim Ngân thuộc quần đảo Vĩnh Lạc của Tây Sa. 14 giờ, Bộ tổng tham mưu hạ lệnh cho Hạm đội Nam Hải lập tức điều 2 tàu chống ngầm đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. 19 giờ 37 phút, các tàu chống ngầm 271, 274 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm đã chở một trung đội bộ binh thuộc sư đoàn 131 lục quân cùng vật tư chuẩn bị chiến đấu trên 7 chiếc xe tải khởi hành từ căn cứ Du Lâm, đến đảo Vĩnh Hưng vào 10 giờ 30 phút ngày 17, thừa hành nhiệm vụ tuần tra lần thứ 77, đồng thời cũng là lần cuối cùng, đối với Tây Sa. Đảm nhận chỉ huy biên đội trên biển là Ngụy Minh Sâm, Phó tư lệnh căn cứ Du Lâm, sở chỉ huy trên biển đặt tại tàu số 271 thuộc đại đội 73 tàu chống ngầm.   

Ngày 17 [tháng 1 năm 1974], quân Nam Việt lại điều tàu khu trục số 4 “Trần Khánh Dư” và tàu số 16 hợp cùng nhau. 14 giờ 20 phút, 2 tàu, mỗi tàu thả một chiếc xuồng máy, chở 27 lính xâm chiếm đảo Cam Tuyền, cưỡng bức trục xuất các công nhân nghề cá Trung Quốc đang phơi hải sâm trên biển. 15 giờ 15 phút, biên đội 271 đưa thêm một trung đội dân binh, thuộc Bộ vũ trang Tây Sa, thừa lệnh khởi hành tới quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc để bảo vệ cho các tàu cá Trung Quốc sản xuất được an toàn. 17 giờ 49 phút, đi vào quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc từ giữa các đảo Thâm Hàng và đảo Tấn Khanh, nhằm thẳng tới 2 tàu khu trục “Lý Thường Kiệt” và “Trần Khánh Dư” Nam Việt đang giương oai diễu võ, chặn tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Cam Tuyền. Hai tàu chống ngầm số 271, 274 của ta lập tức phát tín hiệu cảnh báo tới đối phương, buộc họ cuối cùng phải chuyển hướng rời đi.

Đến đêm, 2 trung đội bộ binh và dân binh do biên đội hải quân chở đến đã đổ bộ lên 3 đảo phụ cận, xây dựng công sự, chuẩn bị cố thủ. Cho đến lúc này, trong số 8 hòn đảo chính của quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, Nam Việt đã chiếm cứ 3 đảo: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân ở phía Tây, biên đội hải quân Nam Việt thả neo ở đảo San Hô; Trung Quốc chiếm 3 đảo: Thâm Hàng, Tấn Khanh, Quảng Kim ở phía đông, hải quân Trung Quốc cùng biên đội tàu cá thả neo ở đảo Tấn Khanh, hai bên tiếp tục cuộc đối đầu cách nhau 9 hải lý.   

Ngày 18, với sự trợ giúp của tàu hải quân Trung Quốc, các ngư dân đang đánh bắt cá ở đảo Thâm Hàng tiếp tục giữ vững sản xuất, đồng thời giám sát chặt chẽ mọi hành động của địch. Ngày hôm đó, hải quân Nam Việt lại điều thêm tàu khu trục số 5 và tàu “Trần Bình Trọng” đến quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, 3 tàu khu trục Nam Việt tiến hành vây chặn các tàu cá Nam Ngư số 402 và 407 ở hồ đá ngầm, lần lượt đâm vào tàu cá Trung Quốc 8 lần, làm hỏng cửa sổ buồng lái tàu cá số 407, mưu đồ uy hiếp buộc tàu cá Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển đang tác nghiệp. Hai tàu cá không hề sợ hãi, quần nhau với địch. Tàu hải quân Trung Quốc lại phát tín hiệu cảnh báo, tàu địch treo cờ tín hiệu “mất lái” để trốn tránh tội lỗi, rồi vội lẩn đi.

Những bước tiến triển thêm về tình thế ở Tây Sa đã được kịp thời truyền đến cấp quyết sách tối cao của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc ý thức được cục diện nghiêm trọng ở Tây Sa, nên đã thành lập riêng một Nhóm lãnh đạo Tây Sa, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Hạm đội Nam Hải điều thêm các tàu chống ngầm số 281, 282 thuộc đại đội 74, tàu chống ngầm chạy đến chờ lệnh ở đảo Vĩnh Hưng. Biên đội 281 khẩn cấp khởi hành từ căn cứ Du Lâm vào 2 giờ 45 phút ngày 18 [tháng 1 năm 1974], đã đến đảo Vĩnh Hưng vào 12 giờ 20 phút. Các tàu số 396 và 389 đại đội 10 tàu rà bom mìn vận chuyển nước ngọt và thực phẩm cho Tây Sa đã khởi hành từ căn cứ Du Lâm lúc 7 giờ 35 phút ngày 18, 22 giờ 30 phút, cập bến thả neo ở đảo Tấn Khanh hội hợp với biên đội 271. Để phối hợp hành động với bộ đội trên tàu, 14 giờ 21 phút ngày 18, trung đoàn 22, sư đoàn 8 thuộc Hải Nam Airlines đã điều 2 máy bay bay đến vùng trời quần đảo Vĩnh Lạc thực thi tuần tra trinh sát. Quân khu Quảng Châu yêu cầu điều một bộ phận bộ binh sẵn sàng chuẩn bị chi viện.  Quân khu Quảng Châu căn cứ theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương đã yêu cầu sở chỉ huy trên biển và các biên đội tàu sẵn sàng duy trì cảnh giới cao độ, đồng thời tiến hành đấu lý với Hải quân Nam Việt, nếu như chúng dám tấn công bất ngờ, thì cần lập tức phản kích tự vệ.

Phía quân Nam Việt cũng gấp gáp bố trí, 2 giờ 30 phút lại điều thêm pháo hạm hộ tống số 10 “Sóng dữ” (19) đuổi theo đến vùng biển quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, hợp cùng 3 tàu khu trục đã xâm nhập từ trước. Cho đến giờ phút này đã có tới 4 quân hạm Nam Việt xâm nhập vùng biển Vĩnh Lạc. Nhằm đối phó với kẻ thù, lúc 5 giờ ngày 19 tháng 1, Hạm đội Nam Hải đã chỉ thị cho biên đội trên biển chuẩn bị sẵn sàng tác chiến, kiên quyết đánh trả.

Xét về năng lực, 3 tàu khu trục và 1 pháo hạm của hải quân Nam Việt, lớn 1.770 tấn, nhỏ cũng tới 650 tấn, tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, trên tàu trang bị tổng cộng 50 khẩu hỏa pháo cỡ từ 127 ly trở xuống. Còn 4 chiếc tàu của biên đội tàu hải quân Trung Quốc thì lớn nhất mới có 570 tấn, ít hơn chiếc nhỏ nhất của đối phương tới 80 tấn, nhỏ nhất chỉ có 300 tấn, tổng trọng tải chưa được 1.760 tấn, chưa bằng trọng tải chiếc tàu lớn nhất của đối phương. Ngoài ra, 4 chiếc tàu bên ta chỉ được trang bị có 16 khẩu hỏa pháo cỡ 85 ly trở xuống, trong đó phần lớn là những khẩu hỏa pháo hai nòng cỡ nhỏ, thực lực trang bị hết sức thảm hại.     

Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận thảm hại như vậy cũng thuộc loại hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Khi ấy, hải quân Nam Việt tự đánh giá thực lực của mình thuộc top 10 hàng đầu thế giới, đồng thời nhận định máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể chi viện máy bay chiến đấu tầm ngắn như Tây Sa, nên cảm thấy vẫn có thể chiến đấu với Hạm đội Nam Hải có trang bị kém nhất của Hải quân Trung Quốc.

Nhưng tính cơ động, mật độ hỏa lực của quân hạm Nam Việt lại khá kém, rồi sĩ quan binh lính lại nhát gan sợ chết, đây là nhược điểm không có cách gì khắc phục nổi ở chúng. Còn hải quân Trung Quốc, mặc dù trang bị và sự chuẩn bị tác chiến khi ấy không bằng quân Nam Việt, nhưng lòng dũng cảm và sĩ khí của họ thì lại là nhất, cộng thêm với sự giàu kinh nghiệm tác chiến, lấy nhỏ đánh lớn ở eo biển Đài Loan từ nhiều năm nay, nên không hề tỏ ra khiếp nhược khi phải đối mặt với hải quân Nam Việt chiếm ưu thế áp đảo. 

Hải quân Nam Việt xâm nhập quần đảo san hô vòng Vĩnh Lạc, quyết tâm với ưu thế tàu to pháo lớn, ra tay một phát là xơi gọn các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc với trang bị ở hàng yếu thế, từ đó mà cưỡng chiếm được quần đảo Vĩnh Lạc. Sáng sớm ngày 19, hạm đội hải quân Nam Việt nhổ neo từ đảo San Hô, chạy hết tốc lực về phía biên đội hải quân Trung Quốc, dẫn đầu mở thế trận hải chiến. Hai tàu số 10 và số 16 tiến vào hồ đá ngầm, từ rạn san hô Linh Dương tiếp cận tới đảo Tấn Khanh rồi neo lại ở đó, nhằm thu hút binh lực của biên đội hải quân Trung Quốc; còn 2 tàu số 4 và số 5 thì từ đảo Kim Ngân ra ngoài khơi về phía nam chạy vòng quanh 2 đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, chuẩn bị điều binh cưỡng chiếm các đảo Thâm Hàng, Quảng Kim… mà quân dân Trung Quốc đang đóng ở đó.

6 giờ 35 phút, biên đội hải quân Trung Quốc nhận ra mưu đồ của hạm đội Nam Việt, ngay lập tức phát tín hiệu cảnh báo chiến đấu, khẩn cấp nhổ neo. 4 tàu làm thành tung đội đơn chạy hết tốc lực về phía tây, vây hãm các tàu số 10, số 16 của Nam Việt ở mặt biển phía tây bắc đảo Quảng Kim, còn giữ lại biên đội 396 ở đằng sau để đối đầu tại đây, biên đội 271 từ đảo Tấn Khanh đi ra hồ đá ngầm, tiến đến vùng biển đông nam đảo Thâm Hàng, chi viện cho quân dân Trung Quốc đang đóng trên đảo.  

7 giờ 40 phút ngày 19 tháng 1, tàu số 4 của Nam Việt điều 23 lính lên 2 chiếc xuồng cao su chạy về phía đảo Thâm Hàng, dân binh Trung Quốc đóng trên đảo bị quân Nam Việt đuổi khỏi đảo với sự chi viện của biên đội tàu hải quân.

7 giờ 49 phút, tàu số 5 của Nam Việt điều 21 lính lên 2 chiếc xuồng cao su đổ bộ lên đảo Quảng Kim, lính Nam Việt đổ bộ lên đảo Quảng Kim đã khiêu khích với dân binh Trung Quốc đang đóng trên đảo, khi cảnh báo không có hiệu lực, dân binh Trung Quốc đã quả cảm nổ súng, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên, buộc quân lính Nam Việt phải rút lui, quay về tàu vào lúc 9 giờ 20 phút.  

Trong thời gian này, biên đội 271 chạy cắm vào giữa 2 tàu số 4, số 5 của Nam Việt, chỉ cách tàu Nam Việt khoảng 1 dây (20), dùng hỏa pháo nhằm bắn vào quân Nam Việt đổ bộ lên đảo, để chi viện cho dân binh đóng trên đảo. Còn quân hạm Nam Việt vì ở cự ly quá gần, hỏa pháo rơi vào góc chết, nên không thể bắn trả. Hai bên đối trận lúc này chĩa pháo vào nhau, tuốt lưỡi lê, muôn phần căng thẳng. 

8 giờ 15 phút, tàu số 16 của Nam Việt bị biên đội 396 của hải quân Trung Quốc đánh chặn đã điều chỉnh hướng lái, xông thẳng vào tàu 389 của hải quân Trung Quốc, mưu đồ buộc tàu 389 phải chuyển hướng. Đây là một pha thử thách ý chí còn hơn cả gang thép, tàu 389 không hề khiếp sợ đối thủ có trọng tải lớn hơn mình gấp 4 lần, vẫn không hề giảm tốc lực mà cũng không chuyển hướng đứng đón đầu. Cuối cùng buộc tàu số 16 phải chuyển hướng, nhưng mũi tàu vẫn đâm vào tàu 389, khiến cho cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy rà bom mìn của tàu 389 bị hỏng.  

Sau hành động đổ bộ lên đảo bị thất bại, hải quân Nam Việt quyết định thay đổi chiến thuật, mưu toan tìm cách rút lui dễ dàng ra khỏi trận hải chiến. 10 giờ 20 phút, 4 chiếc quân hạm của hải quân Nam Việt cùng lúc chạy ra phía ngoài, sau khi đã chiếm cứ được vị trí chiến trận có lợi, đã triển khai đội hình chiến đấu xông lại. Biên đội tàu Trung Quốc cũng lái đủ mã lực nghênh đón quân hạm Nam Việt. Khi phía quân Trung Quốc chạy ngay vào góc chết của hỏa pháo cỡ lớn bên hạm đội Nam Việt, hạm đội Nam Việt cuối cùng đành bó tay.

10 giờ 22 phút, tàu số 5 là tàu đô đốc của hải quân Nam Việt truyền cờ lệnh, các tàu đồng loạt nổ đạn pháo về phía quân Trung Quốc, ngay khi lửa đạn nòng hỏa pháo bên quân Nam Việt vừa lóe lên, các pháo thủ bên quân Trung Quốc cũng ấn luôn nút điện, đạp cò, đạn pháo bên quân ta gần như đồng loạt ra khỏi nòng, trận hải chiến Tây Sa chính thức nổ ra bên trong và ngoài hồ đá ngầm!

Do phát đạn pháo đầu tiên của cả hai bên đều nổ trong tình trạng ngắm chuẩn ổn định, cho nên độ chuẩn xác của đạn pháo rất cao. Cả 8 chiến hạm của hai bên tham chiến đều bị bắn trúng, đều bị hỏng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tàu 274 của hải quân Trung Quốc bị bắn trúng vào đài chỉ huy, chính ủy Phùng Tùng Bá, phó tàu Chu Tích Thông hy sinh ngay trên đài chỉ huy.

Căn cứ theo tình hình trang bị và tư thế chiến đấu của hai bên địch – ta, sở chỉ huy biên đội đã quyết đoán, ra lệnh tiếp tục tiếp cận địch với tốc độ cao, dùng thủ pháp tiếp cận địch để tử chiến. Các tàu chống ngầm 271 và 274 tấn công các tàu số 4 và số 5 ở bên ngoài hồ đá ngầm; các tàu rà phá bom mìn 396 và 389 tấn công các tàu số 16 và số 10 ở bên trong hồ mặn.

Hải quân Nam Việt thấy thế liền có ý đồ nhanh chóng kéo giãn khoảng cách, để phát huy được hết uy lực của hỏa pháo tầm xa bên phía mình. Tuy tàu của hải quân Trung Quốc nhỏ, hỏa lực yếu, nhưng lại có ưu thế về tốc độ cao. Hai tàu liên tục thu hẹp khoảng cách – tàu hải quân Trung Quốc áp sát vào mạn tàu hải quân Nam Việt rất nhanh, ra lệnh rót như mưa một loạt đạn hỏa pháo cỡ nhỏ, tốc độ cực nhanh vào đó, trên mặt biển quần đảo Vĩnh Lạc dày đặc tiếng rú rít của đạn hỏa pháo và những tiếng nổ vang trời, khói lửa mù mịt, những cột nước bắn lên trời, vị thế làm chủ chiến trận của hải quân Nam Việt đã bị đánh hoàn toàn tan tác.   

Mặc dù chịu sự nhiễu loạn và hủy hoại của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, việc huấn luyện quân đội bị giảm bớt, trình độ chiến thuật và kỹ thuật bị hạ thấp, nhưng trong chiến đấu, các thủy thủ đã thể hiện lòng yêu nước cao độ, tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ, sĩ khí hiên ngang, dũng cảm quật cường, không sợ hy sinh, người trước ngã người sau tiếp bước. Các tàu đều kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, chủ động phối hợp chi viện lẫn nhau.

Các tàu hải quân Trung Quốc được lắp đặt cặp đôi hỏa pháo cỡ nhỏ 25, 37… ở đầu tàu và đuôi tàu, uy lực bắn trúng đích từng phát không lấy gì lớn lắm, bắn liên tục trúng đích với mười mấy phát mỗi giây lại là chuyện liều mạng, tàu Nam Việt giống như chú trâu già ương ngạnh bị từng đàn chó săn hung hãn vây đánh, uy thì mạnh nhưng ở thế đơn độc đáng thương, lực mạnh nhưng không còn nhanh nhạy, nên khó lòng thoát khỏi. Do khoảng cách giữa biên đội tàu phía quân Trung Quốc với quân Nam Việt quá gần, nên rất nhiều hỏa lực phía quân Nam Việt đều rót vào tàu của họ, các tàu bên quân Nam Việt đều bị chính họ bắn nhầm ở các mức độ khác nhau.

Cùng lúc đó, quân hạm Nam Việt cũng cố sức nổ súng bắn về phía quân Trung Quốc, pháo cỡ lớn bắn gần không được liền bắn vào các tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho đồng bọn. Nhưng các tàu phía quân Trung Quốc vẫn tiếp tục tiếp cận quân dịch với tốc độ cao, phát huy ưu thế cự ly gần của tốc độ bắn pháo cỡ nhỏ, áp chế quân hạm Nam Việt. Còn các quân hạm Nam Việt thì lúc này do tốc độ bắn của pháo cỡ lớn chậm, lại cộng thêm tàu bên quân Trung Quốc nhỏ, mạn tàu chỉ cao có 2 mét, cự ly quá gần mà đi vào góc chết của tàu thì điều chỉnh rất khó, không phát huy nổi ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu phía quân Trung Quốc bắn như điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, các quân hạm Nam Việt mưu toan kéo giãn khoảng cách, nhưng tàu bên quân Trung Quốc quyết truy kích không tha, tập trung hỏa lực hết về phía các tàu số 4 và số 6 của quân Nam Việt.  

Theo phương án đã định, hỏa lực các tàu 271 và 274 bên quân Trung Quốc trong trận hải chiến chuyên rót đạn nhằm đến hệ thống chủ pháo, điều khiển hỏa lực, thông tin và chỉ huy tàu số 4 (nguyên là tàu chỉ huy của Nam Việt, nhưng sáng sớm ngày hôm đó tạm thời biến thành tàu số 5) của Nam Việt, tàu này bị đánh làm thông tin bị cắt đứt, chỉ huy mất hiệu lực rất nhanh, trên đài chỉ huy bốc khói mù mịt. Tàu số 4 thấy thế bất lợi, đã vội vàng tháo chạy về hướng đông nam, kéo theo làn khói cuồn cuộn.

Tàu số 274 của quân ta vội truy đuổi theo để khỏi làm mất lợi thế chiến đấu. Lúc này, tàu số 5 của Nam Việt từ phía bên trái tiến hành đánh chặn tàu 274 của ta. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, bánh lái điện của tàu 274 đột nhiên phát sinh sự cố, lúc này nếu không thể điều khiển được nữa, thì chắc chắn sẽ bị đâm vào chính giữa 2 tàu địch, rơi vào thế bị động, thọ địch đằng sau lưng. Lý Phúc Tường, thuyền trưởng tàu 274, một mặt bình tĩnh ra lệnh chuyển sang lái bằng sức người để đổi hướng, đồng thời chỉ huy tổ lái chính chuyển từ dùng hết tốc lực chạy lên trước, sang dùng hết tốc lực ngoặt chuyển hướng, cuối cùng đã chiếm lại được vị trí lợi thế.

Song, tàu 274 tuy phát huy được ưu thế của mình ở mức tối đa khi cận chiến, nhưng sự mạo hiểm gặp phải khi cận chiến cũng tương đối lớn. Tổng cộng bị bắn trúng 5 phát đạn pháo 127 ly, hơn 10 phát 76 và 40 ly, đường dây thông tin trên tàu bị bắn hỏng hoàn toàn, chỉ huy bị gián đoạn. Các chỉ huy gặp nguy không hoảng hốt, đã điềm tĩnh dùng khẩu lệnh và tay ngoan cường chỉ huy tác chiến, vẫn tiếp cận tàu số 5 của địch hết tốc lực, bắn từ 1000m đến 300m, đạn pháo hung hãn rót như mưa lên tàu địch, khiến cho tàu số 5 của Nam Việt bị trúng đạn nhiều chỗ, chủ pháo bị câm tịt, viên thượng tá chỉ huy hải quân Nam Việt bị bắn trọng thương, mấy tên lính Nam Việt trên boong tàu và lá quân kỳ trên cột buồm cũng bị hỏa pháo quét rơi xuống biển. 

Cùng lúc đó, các tàu 396 và 389 cũng áp sát tàu số 16 của Nam Việt, tiến hành tập trung bắn gần, khiến cho tàu này bị trúng đạn bốc cháy rất nhanh, kéo theo khói, hoảng hốt tháo chạy.

Tàu số 10 của hải quân Nam Việt tới giải vây cho tàu số 16, thừa cơ đánh trộm các tàu 389 và 396. Các tàu 389 và 396 lập tức chuyển hướng hỏa pháo, đồng loạt bắn gấp vào tàu số 10, cả băng đạn pháo bắn sang mặt cabin tàu, khoang đạn dược bị bắn trúng rất nhanh, tàu số 10 lật nghiêng rồi nổ bốc cháy trong nháy mắt. Để làm cho tàu “Sóng dữ” bị trọng thương không thể chạy thoát, tàu 389 tiếp tục áp sát không tha, bắn dữ dội về phía đó.

Một điều đáng nói là, tàu 389 là con tàu cũ kỹ từ hồi thập kỷ 50 của hải quân Trung Quốc, khi tiếp nhận mệnh lệnh là lúc mới sửa chữa xong trong xưởng 1 năm, lấy về được 3 ngày, thậm chí còn chưa kịp chạy thử, bắn hỏa pháo thử thì đã phải chạy suốt ngày đêm đến Tây Sa tham gia trận hải chiến. Trải qua một trận kịch chiến khủng khiếp, tuy tàu “Sóng dữ” của Nam Việt bị thương tháo chạy, nhưng tàu 389 thực tế cũng phải mang theo thương tích mà truy kích. Đài chỉ huy của tàu 389 khi ấy đã bị hỏa pháo địch bắn hỏng, số người thương vong rất lớn. Nhưng sĩ quan binh lính cả tàu cùng chung chí căm thù địch, coi thường cái chết, đã giữ vững vị trí chiến đấu, dũng cảm tác chiến.

Khi tàu 389 đang truy kích, do bánh lái bị hỏng, tốc độ quá nhanh, nên đã đâm thẳng vào giữa 2 tàu của quân Nam Việt, chịu sự tấn công của hỏa lực chằng chịt. Còn tàu 396 ở phía sau thì sợ bắn nhầm bị thương tàu mình nên đã không dám chi viện. Một phát đạn pháo bắn vào giữa hai máy chính của tàu 389, trong khoang phát nổ bốc cháy, lan ra xung quanh rất nhanh. Sĩ quan binh lính trên tàu một mặt kiên trì chiến đấu, mặt khác tổ chức cho mọi người cố sức dập lửa. Cuối cùng đã kịp thời dập được lửa, bảo vệ được con tàu. Để cứu chữa động cơ bị bắn hỏng, 5 chiến sĩ trong khoang máy phụ, trong khói lửa mịt mù, đã kiên trì chiến đấu ở tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng, cuối cùng tất cả đều dũng cảm hy sinh.     

Hỏa pháo của hai bên lúc này đều không thể điều ra được, Tiêu Đức Vạn, thuyền trưởng tàu 389 đã tùy cơ ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy trên tàu 389 chở tới mấy hòm lựu đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, do đêm 18 có sóng gió quá lớn nên không đưa lên đảo được, đến lúc này lại phải điều ra để dùng. Thế là các thủy thủ Trung Quốc vội ba chân bốn cẳng ném từng chùm lựu đạn sang tàu số 10 của Nam Việt, nhiều người ôm cả súng tiểu liên bắn quét ngang vả mặt boong tàu số 10 của Nam Việt, thậm chí còn bồng cả tên lửa chống tăng nhằm vào mọi vị trí chiến đấu trên tàu địch mà bắn! (Đây chính là xuất xứ của dòng tin “quân Trung cộng sử dụng cả lựu đạn” mà Nam Việt đã cung cấp cho báo chí quốc tế sau đó). Ở lần tác chiến áp sát mạn tàu hiếm hoi trong trận hải chiến hiện đại này, thuyền trưởng tàu số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết ngay tại trận (21).        

Nhân lúc kẻ địch đang hoảng hồn chuyển hướng, tàu 389 ngoặc hết tốc lực, đuổi theo tấn công quân Nam Việt, tàu 389 đã bị trọng thương, 3 khoang bị nước vào, thân tàu bị nghiêng, tốc độ lái cũng  chậm hẳn lại, nên đành lao vào bãi san hô tự cứu.

Lúc này nước biển từ đằng sau khoang đạn chảy vào khoang máy chính, máy chính đang vận hành với tốc độ cao bị đe dọa nghiêm trọng.  Quách Ngọc Đông và Quách Thuận Phục trên mình đang bị thương nặng đã kiên trì bít chặt khoang đạn để bảo vệ cho máy chính được vận hành bình thường, cả hai người đều đã hy sinh tại vị trí chiến đấu ở tư thế đang bít khoang đạn. 

10 giờ 42 phút, tàu số 16 của Nam Việt luôn ở vị trí quan sát bên ngoài, cho rằng thời cơ đã đến, liền lập tức ngoặc đầu tàu, hướng tới đánh tàu 389. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, trưởng tàu Tiêu Đức Vạn thấy thế, lập tức ra lệnh lắp bom chống ngầm, rất có thể sẽ gây sát thương cả chính mình, nhưng trong trận hải chiến sống mái này, ngoài phương án này ra đã không còn lựa chọn nào khác, khi tàu 389 đã lắp xong bom chống ngầm đang chuẩn bị bắn, tàu 396 vừa kịp đuổi tới chi viện, yểm hộ cho tàu 386 rút khỏi trận chiến. Tàu số 16 sợ lại bị đánh đau nên đã vội vàng tháo chạy ra ngoài khơi.  Khoang động cơ đằng trước của tàu số 16 chìm dưới nước, bị trúng phải 1 phát đạn pháo 127 ly của tàu số 5 (may mà quả đạn pháo này không nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã tự đánh chìm 1 tàu của mình trước), sau đó lại bị các tàu 389 và 396 của phía Trung Quốc tấn công, lúc này cả hệ thống thông tin, điều khiển, cung cấp điện của tàu ấy đều đã mất, tàu bị nghiêng lệch 20º, khi về đến quân cảng Nam Việt sau đó đã bị nghiêng lệch đến 40º, chỉ còn mỗi một máy chính là còn vận hành.

Tình trạng của các tàu Trung Quốc lúc này cũng không hay: Tàu 389 bị cháy to, chưa tắt, thân tàu nghiêng lệch nặng, buộc phải lao lên bãi cạn với sự hiệp trợ của tàu cá bên quân ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau, hơn nữa số đạn còn lại cũng không nhiều.

11 giờ 20 phút, rađa của hạm đội hải quân Nam Việt phát hiện thấy hạm đội chi viện của hải quân Trung Quốc. Đây là 2 tàu 281 và 282 thuộc đại đội 74 tàu chống ngầm do Lưu Hỷ Trung chỉ huy. Để có thể đến vùng chiến địa được sớm, 2 tàu này đã vượt qua sóng gió, chạy gấp với tốc độ đối đa 34, cao hơn so với thiết kế tàu, cuối cùng đã đến kịp, khiến cho cán cân thắng lợi của trận hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía quân Trung Quốc.  

Các tàu Nam Việt tự biết không thể thắng được, nên đã lần lượt quay đầu tháo chạy, tản mát về phía tây bắc và phía đông nam, còn tàu số 10 do bị thương quá nặng, nên đã bị bỏ mặc mãi tít tận đằng sau. Nghe nói giữa đường chúng từng yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, đồng thời cứu viện các binh lính trên tàu số 10, nhưng đã bị quân Mỹ từ chối.  

Từ lúc tàu Nam Việt nổ súng cho đến khi hạm đội của chúng bị đánh tan tác, chỉ vẻn vẹn trong vòng 58 phút. Sau trận chiến, hải quân Nam Việt kiểm lại, ngoại trừ tàu số 10 bị đánh chìm, tàu số 16 bị trúng 820 phát đạn, các tàu số 4, số 5 đều bị trúng cả trên ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của tình hình chiến sự cùng lòng dũng cảm trong tác chiến của hải quân Trung Quốc khi ấy.

11 giờ 30 phút, biên đội 281 chạy tới chỗ cách đảo Thâm Hàng 6,4 hải lý về phía đông, lúc này, sở chỉ huy biên đội tàu hải quân Trung Quốc lập tức ra lệnh cho các tàu 281 và tàu 282 quyết không để cho tàu số 10 của Nam Việt tháo chạy.

11 giờ 49 phút, các tàu chống ngầm 281 và 282, từ phía đông đảo Thâm Hàng, đi vào hồ đá ngầm, lập tức lao tới truy diệt tàu số 10 của địch. 12 giờ 12 phút, 2 tàu chuyển hướng nổ súng từ vị trí 1200 m, cả 16 khẩu pháo đồng loạt nhả đạn. Loạt đầu tiên bắn hỏng buồng lái của tàu địch, loạt thứ hai tập trung bắn vào bộ phận trung tâm chìm dưới nước, trong 4 phút bắn tới 1.766 phát đạn pháo, khoang dầu tàu số 10 của địch bốc cháy, kho đạn lập tức nổ tung. 12 giờ 30 phút, tàu 281 ngừng bắn. 14 giờ 52 phút, tàu số 10 bị nổ và chìm ở cách bãi đá ngầm Linh Dương 2,5 hải lý về phía nam.  

Khi ấy, biên đội hải quân Trung Quốc bận rộn tổ chức hạm đội phòng không và tàu 389 cứu hộ cứu nạn, không tổ chức lực lượng cứu vớt tù binh. Bốn, năm ngày sau, một chiếc tàu dầu của Đan Mạch đã cứu được 23 lính Nam Việt đang trôi giạt trên biển, 60 thuyền viên còn lại trên tàu “Sóng dữ” của Nam Việt đã bị mất xác trong sóng dữ của Nam Hải.

Trận hải chiến Tây Sa cùng kết quả của nó đã khiến cho cả chính phủ Trung Quốc và Nam Việt cùng cảm thấy kinh hoàng ngoài dự kiến. Chính phủ Trung Quốc lập tức bắt đầu động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, thu hồi lại 3 đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân đã bị Nam Việt xâm chiếm, ra một đòn là giải quyết được vấn đề Tây Sa.

Đêm ngày 19 tháng 1, hạm đội hải quân Nam Hải tuân theo chỉ thị của cấp trên đã nhanh chóng điều tổng cộng 15 tàu, gồm 1 tàu cứu hộ, 1 tàu  chống ngầm, 8 tàu cứu hộ loại nhỏ, 5 tàu ngư lôi, vận chuyển 3 đại đội thuộc trung đoàn 10 pháo đài đồn trú Du Lâm, 2 đội trinh sát cùng một bộ phận các phân đội và dân binh tăng cường thuộc Quân khu Quảng Châu, tổng cộng 508 người, lần lượt tới vùng biển quần đảo Vĩnh Lạc từ 4 giờ 30 phút đến 8 giờ ngày 20, với sự yểm hộ của hàng chục lượt máy bay chiến đấu của lính hàng không thuộc Hạm đội Nam Hải. Chuẩn bị thu hồi lại các đảo đã bị quân đội Nam Việt xâm chiếm, đồng thời đánh các tàu Nam Việt có khả năng tái xâm nhập. 

9 giờ 35 phút, phân đội thủy thủ phát lệnh tấn công lần lượt từng đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim Ngân đã bị quân đội Nam Việt xâm chiếm, trận chiến được bố trí như sau:  Đầu tiên tập trung binh lực tấn công vào đảo Cam Tuyền không có công sự kiên cố, nằm giữa 2 đảo San Hô và Kim Ngân, đánh hạ đảo này xong, sẽ tiến công tiếp vào đảo San Hô có công sự kiên cố, binh lực tương đối nhiều, cuối cùng tấn công đảo Kim Ngân. Đồng thời với việc tấn công, sẽ tổ chức cho các lực lượng trên biển dánh các tàu hải quân của quân đội Nam Việt tới tăng viện cho quần đảo Vĩnh Lạc.

Sau khi đến được vị trí đã định, bộ đội đổ bộ chuyển sang xuồng cao su và xuồng nhỏ, với sự yểm hộ của hỏa pháo hải quân, đại đội 4, đại đội 5 và 2 đội trinh sát dàn quân thành 3 đội đổ bộ lên bãi cạn đông nam đảo Cam Tuyền.

Đối mắt với sự tấn công ngoan cường dũng mãnh của quân đội Trung Quốc, quân đội Nam Việt xâm chiếm đảo này thấy khó bề chống cự, nên sau khi buộc phải rời bỏ trận địa bãi cạn, đã rút về khu vực giữa đảo Cam Tuyền. Sau khi đại đội 4 đánh đầu trận đã chiếm lĩnh được trận địa đầu bãi cạn xong, không để cho quân địch được nghỉ, chỉ mất 10 phút đã buộc toàn bộ sĩ quan binh lính của quân đội Nam Việt đang bị bao vây phải nộp vũ khí làm tù binh.

Sau khi nắm được đảo Cam Tuyền, đại đội 5 và 2 đội trinh sát cùng một bộ phận dân binh đã không quản mệt nhọc, lại phân nhau lê 4 tàu cứu hộ và 1 tàu rà phá bom mìn tiến vào mặt biển rạn san hô phía nam đảo San Hô, rồi lại chuyển sang xuồng cao su, chia làm 3 thê đội, từ phía tây nam, đông nam và nam của đảo này, đồng thời ra lệnh tấn công quân đội Nam Việt xâm nhập.

Chỉ huy thê đội 1 của đại đội 5 trên đường xuất kích tới đảo San Hô, chiếc xuồng cao su không may đã bị đạn địch bắn thủng, người và vũ khí đều bị nhào xuống biển, để khỏi lỡ thời cơ chiến đấu, họ đã đạp sóng tiến tới, bảo đảm chiếm cứ được trận địa bãi cạn đúng giờ.  Hơn 30 tên sĩ quan binh lính Nam Việt xâm nhập đảo này chỉ còn cách tháo chạy khỏi khu vực giữa đảo.

Sau khi cuộc chiến nổ ra, các chỉ huy 2 đội trinh sát thuộc thê đội 2, phối hợp hành động với đại đội 5, đã tới tấp nhảy xuống biển ở chỗ cách bờ hơn 700m, sau khi bơi đổ bộ lên bờ, đã kề vai chiến đấu với đại đội 5, khiến cho phần lớn quân lính Nam Việt đang tháo chạy tan tác phải giơ tay đầu hàng.

Nhưng cũng còn một số ít quân địch ngoan cố chui vào lô cốt ở giữa đảo, nổ súng chống cự, quân đội Trung Quốc đánh trả dữ dội, đồng thời gọi chúng ra bằng tiếng Việt, cuối cùng buộc những tên quan quân Nam Việt này phải giương cờ trắng ra khỏi lô cốt nộp vũ khí đầu hàng. Trong quá trình dọn dẹp chiến trường và tìm kiếm tiêu diệt địch, bộ đội đổ bộ lên đảo của ta còn bắt được Phạm Văn Hồng, thiếu tá chỉ huy tối cao của quân đội Nam Việt trên đảo San Hô trong bụi cây. 

Khi đã thu hồi được 2 đảo Cam Tuyền và San Hô, đại đội 1 phát lệnh tấn công đảo Kim Ngân. Sau khi đổ bộ lên đảo, phát hiện thấy có 15 tên địch xâm chiếm đảo này đã đáp xuồng cao su tháo chạy khỏi đảo từ trưa ngày 19. Mười ngày sau được một tàu cá Nam Việt cứu, có 1 người đã chết. Thế là bộ đội chủ công thu hồi đảo Kim Ngân chưa phải bắn một viên đạn nào, đã hoàn thành nhiệm vụ tác chiến một cách thuận lợi. Đến 13 giờ 45 phút đã thu hồi được cả 3 đảo, tiêu diệt hoàn toàn quân đội Nam Việt xâm nhập.

Đến đây, toàn bộ quần đảo Tây Sa đã trở về lòng tổ quốc.

Trưa ngày 20 tháng 1, nhà cầm quyền Nam Việt sau khi được tin 2 đảo Cam Tuyền, San Hô đã bị quân đội Trung Quốc đoạt lại, liền lập tức điều tàu đổ bộ phiên hiệu “Kỳ Lân” chở binh lực gồm 1 tiểu đoàn lính đánh bộ chạy đến đảo San Hô. Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và không quân của Quân khu Quảng Châu cũng lập tức điều quân hạm và hàng chục lượt máy bay tác chiến triển khai nghênh chiến, để bảo đảm cho việc chiến đấu thu hồi 3 đảo được tiến hành một cách thuận lợi. Nhà cầm quyền Nam Việt qua cuộc đọ sức của trận hải chiến, đã sợ tàu “Kỳ Lân” có khi mà không có về, nên chỉ để cho tàu này chạy đến vị trí cách quần đảo Vĩnh Lạc hơn 40 hải lý là hạ lệnh quay về.

Sau trận hải chiến và trận chiến đổ bộ Tây Sa kết thúc, để cứu vãn lại thể diện, nhà cầm quyền Nam Việt một dạo đã nhiều lần điều động máy bay và quân hạm, mưu đồ đọ lại cao thấp, ngoài việc điều 2 tàu khu trục chạy từ Vũng Tàu và Nha Trang đến tập kết ở cảng Đà Nẵng ra, còn điều cả 6 quân hạm xuất phát từ cảng Đà Nẵng chạy về hướng quần đảo Tây Sa, đồng thời ra mệnh lệnh đặt hải quân, không quân ở khu vực này vào tình trạng cảnh giới khẩn cấp, phát tín hiệu chiến tranh lần nữa với Trung Quốc. Nhưng sau khi đối mặt với cảnh tăng viện quy mô lớn của Trung Quốc, với bộ đội hải quân Tây Sa đã nghiêm trận chờ từ trước, nhà cầm quyền Nam Việt đã không dám manh động, cuối cùng buộc phải thốt ra lời than “nên tránh tiếp tục tác chiến với Trung Quốc” vào ngày 21 tháng 1.

Sau vụ việc này, nhà cầm quyền Nam Việt ra sức che đậy cho những thất bại của mình, Lê Trọng Hiên, phát ngôn viên quân sự Nam Việt, đã tuyên bố trước cuộc họp báo: “Lần chiến đấu này, con số tàu của Trung Quốc từ 11 chiếc tăng lên 16 chiếc, bao gồm 4 tàu khu trục Komar trang bị tên lửa Styx, các tàu Nam Việt đều bị loại ‘tên lửa Styx’ này bắn trúng”.  Đã lấy đó để truy tìm cớ thất bại cho mình. Ngụy Minh Sâm, Tổng chỉ huy trên biển của quân Trung Quốc nghe xong cười sảng khoái, nói: “Nếu thực sự chúng ta có những đồ chơi tiên tiến như vậy, thì trận hải chiến Tây Sa sẽ còn đánh hay hơn”.

Lần hải chiến này là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc ra khỏi bờ biển, tác chiến ở vùng biển mới lạ. Trong trận hải chiến oai hùng mà quân dân Trung Quốc thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa, hải quân Trung Quốc chỉ được trang bị ở mức yếu thế, các sĩ quan binh lính đã chiến đấu dũng cảm, vận dụng chiến thuật thành công, làm chìm 1 pháo hạm hộ vệ của hải quân Nam Việt, bắn bị thương 3 tàu khu trục, bắn chết thuyền trưởng, thuyền phó tàu “Sóng dữ”, thuyền trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cùng hơn 100 sĩ quan binh lính dưới quyền của chúng, bắn bị thương viên thượng tá chỉ huy hiện trường phía địch là Hà Văn Ngạc; trong khi tác chiến đổ bộ thu hồi 3 đảo Cam Tuyền, San Hô và Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc đã bắt sống thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 sĩ quan binh lính dưới quyền của quân đội Nam Việt, trong đó có cả viên sĩ quan liên lạc Gerald Emile Koch, thuộc Lãnh sự quán Mỹ, thường trú tại Đà Nẵng, Nam Việt, cũng đã bị quân dân Trung Quốc bắt làm tù nhân. Nhìn nhận lại sự thảm hại trong đối sánh lực lượng giữa hai bên, kết quả trận chiến như vậy cũng là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới.

Trong trận chiến bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải có những sự trả giá nhất định. 18 sĩ quan binh lính là Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương, Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân, Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông, Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý, Hà Đức Kim, Thạch Tạo… đã anh dũng hy sinh, 67 người tham chiến bị thương, tàu rà phá bom mìn 389 bị trọng thương nằm trên bãi cạn, tàu chống ngầm 274 bị hỏng nặng, tàu rà phá bom mìn 396 và tàu chống ngầm 271 bị hỏng nhẹ.

Ngày 27 tháng 2 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố với toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc quyết định toàn bộ 48 sĩ quan binh lính Nam Việt như Phạm Văn Hồng… cùng 1 sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt làm tù binh trong trận phản kích tự vệ ở quần đảo Tây Sa được hồi hương.

Nghĩa trang liệt sĩ trận hải chiến Tây Sa cùng danh sách những người đã hy sinh

Nghĩa trang liệt sĩ trận hải chiến Tây Sa được xây dựng năm 1975, tọa lạc ở Âu Gia Viên, thị trấn Hồng Sa, thành phố Tam Á. Hạm đội Nam Hải trong trận hải chiến Tây Sa tổng cộng có 18 người đã hy sinh oanh liệt vì tổ quốc, vì nhân dân. Họ là:

Phùng Tùng Bá, Chu Thích Thông, Tăng Đoan Dương, Vương Thành Phương  

Khương Quảng Hữu, Vương Tái Hùng, Lâm Hán Siêu, Văn Kim Vân,

Hoàng Hữu Xuân, Lý Khai Chi, Quách Thuận Phúc, Quách Ngọc Đông

Dương Tùng Lâm, La Hoa Thắng, Chu Hữu Phương, Tăng Minh Quý

Hà Đức Kim, Thạch Tạo

———–

Ghi chú:

(1) Tức Việt Nam Cộng hòa.

(2) Tức nhóm đảo Trăng Khuyết, còn có tên khác là nhóm Nguyệt Thiềm. Tên tiếng Anh là Crescent Group.

(3) Tức Hoàng Sa.

(4) Tức biển Đông.

(5) Nhóm An Vĩnh, tên tiếng Anh là Amphitrite Group.

(6) Tức đảo Phú Lâm, tiếng Anh là Woody Island.

(7) Không rõ đảo San Hô này có tên tiếng Việt là gì.

(8) Tức Đảo Hữu Nhật, tên tiếng Anh là Robert Island.

(9) Tức Đảo Quang Ảnh, tên tiếng Anh là Money Island.

(10) Tức Đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây. Tên tiếng Anh là Duncan Islands.

(11) Không rõ đảo Quảng Kim mà Trung Quốc nhắc ở đây có phải là đảo Đá Lồi với tên tiếng Anh là Discovery Reef?

(12) Tức Đảo Duy Mộng. Tên tiếng Anh là Drummond Island.

(13) Không rõ.

(14) Không rõ.

(15) Tức quần đảo Trường Sa.

(16) Tức đảo trường Sa.

(17) Tức đảo Ba Bình.

(18) Tỉnh Đồng Nai sau này.

(19) Tức hộ tống hạm Nhật Tảo.

(20) 1 dây, tức 1 chain, là đơn vị đo chiều dài ở Anh, tương đương 66 bộ hay 22 yards, khoảng 20.1168 mét.

(21) Tức Trung tá Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo, HQ-10.

Nguồn: TIEXUE.NET

81 bình luận to “652. 38 năm trước, Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép Quần đảo Hoàng Sa như thế nào?”

  1. Very intreresting post. It was very relavant. I was looking exaxtly for this. Thank you for your effort. I hope you will write more such useful posts.

  2. T. T. said

    Xin được nhắc lại để góp thêm tư liệu mà cùng suy ngẫm:

    1. Ngày này 38 năm trước
    http://quechoa.info/2012/01/15/ngay-nay-38-nam-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc/

    Hôm sau, phiên họp của Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên về việc Giám sát thi hành Hiệp định Paris do Thiếu tướng Lê Quang Hòa, trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa chủ trì tại Sài gòn. Trong phiên họp này, phía Việt nam Cộng hòa đã đưa văn bản đề nghị chính thức Chính phủ VNDCCH cùng với mình ra thông cáo lên án hành động xâm lược lãnh thổ-lãnh hải của Việt nam.
    (…)
    Theo lời kể lại của ông H., nguyên sỹ quan bảo vệ an ninh cho đoàn, ông Hòa đã điện về xin ý kiến Trung ương. Đích thân ông Lê Đức Thọ phê bình ‘’lập trường chính trị các anh để đâu? Đang có chiến tranh, lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta thôi.’’

    2. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

    559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

    Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay “ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc.
    (…)
    Lời cuối: Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.

    SAO MÀ TRÙNG HỢP VẬY TA?
    SAO MÀ ĐAU QUÁ TRỜI VẬY TA?????

    • Ẩn danh said

      Láo khoát, bịa đặt, xuyên tạc thấp hèn…không hề có 1 văn bản nào của phía VN…lúc đó, sau này cũng không nghe ai nhắc…Nếu có đã rò rĩ…trên báo chi, Internet….như nhiều tin khác….Làm sao giữ nỗi bí mật quan trọng như thế…

      • Ẩn danh said

        Xuyên tạc trắng trợn, bịa dặt thấp hèn…không có văn bản nào của VN lúc bấy giờ…Sau này nhiều năm cũng không nghe ai nhắc chuyện văn bản đó. Nếu có đã rò rỉ từ lâu…thời nay cái gì cũng có thể nói láo., miễn có lợi cho mình..? …

        • Quả như T.T said

          Tôi không biết chuyện thât giả như thế nào nhưng điều TT đã nói thì có đăng trên một bài dịch từ một bài viết khác của TQ , nếu tôi không lầm thì ANhBaSam có đem lên mang cách đây không lâu lắm

  3. Nvan said

    Hôm nay đúng là ngày cách đây 38 năm TQ xâm lăng chiếm đóng Hoàng Sa. 74 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất mẹ, xin mọi người cùng nhau nghiêng mình tưởng niệm cho các người con Việt Nam đã ngã xuống!

  4. Kichbu said

    Mỗi blogger nên copy và post lên trang của mình…
    Nhân rộng ra cho con cháu mai sau nhớ có ngày 19.01 như thế!

  5. Điểm Tin Thứ Năm 19.01.2012

    Điểm Tin Thứ Năm 19.01.2012

  6. […] Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo, HQ-10. Nguồn: TIEXUE.NET NGUỒN: BA SAM. Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: […]

  7. KOSOHUDOA said

    Kỷ niệm 38 năm ngày Hoàng Sa bị TC xâm lược, cưỡng chiếm bất hợp pháp 19-01-1974, Tôi ghi nhớ CÔNG của 74 Chiến sĩ HQ.VNCH đã chiến đấu, anh dũng hy sinh bảo vệ lãnh thổ, biển – dảo VN…
    – Đời còn dài, thế giới còn nhiều thay đổi, dân tộc VN sống trong và ngoài nước dang phát triển nhanh…VN vẫn tiếp tục đấu tranh bằng ngoại giao đòi lại Hoàng sa..cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế…
    -Hiện nay TC dang suy thoái chính trị, xã hội…đạo đức suy đồi…, kinh tế …phát triển không bền vững…sẽ có nhiều thay đổi sâu rộng trong thời gian gần…
    Chúng ta bình tĩnh, tĩnh táo nhận định tình hình, có bước đi ngoại giao khôn khéo.. đoàn kết dân tộc, giừ hòa bình, ổn định, hợp tác sâu rộng với Ásean…tạo thế mạnh cho công tac dối ngoại…
    – Hãy biến nỗi đau từ mất HS…thành ý chí mạnh mẽ,đoàn kết, xây dựng Tổ quốc ngày càng vững mạnh về quốc phòng…giữ vững độc lập,chủ quyền, tự do…toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, biển – đảo…
    KOSOHUDOA

  8. […] 38 năm trước, Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép Quần đảo Hoàng Sa như thế … […]

  9. 123abc@gmail.com said

    Tôi cảm thấy nhục nhã thay cho Tàu. Hai lần “đớp trộm”.
    Năm 1956, 1974 đúng lúc Việt nam đang bận chiến tranh với đất liền, hải quân bị phân tán lực lượng thì ra chiếm đảo.
    Năm 1988: Đúng lúc Việt nam đang tập trung chiến trường Campuchia, đất nước khó khăn trăm bề thì chiếm đảo.
    Việc này giống như một thằng to béo đánh người ốm không ở trạng thái khỏe mạnh vậy.
    Đã thế còn quân tử Tàu, làm không dám nhận. Người Việt có câu “có gan ăn cướp, có gan chịu đòn”. Đã xâm chiếm đảo thì thừa nhận xâm chiếm có thể còn được hiểu ở một góc độ nào đó, lại còn “vừa ăn cướp vừa la làng”. Một thứ quân tử tàu không hơn không kém.

  10. quang dinh said

    TÂN BẠCH MY TÀ GIÁO
    *
    BẠCH MY GIÁO tự phong tân lãnh tụ
    Chủ tịch HỒ cẩu tạp chủng chiếm ngôi
    Bọn lâu la hơn ba triệu ghế ngồi
    Người “lề trái” đừng hòng mong cách mạng
    *
    Đảng thống trị toàn quyền truy tài sản
    Khủng bố dân cướp của cải về mình
    Đạo bất nhân lí lịch khỏi chí minh
    Giáo dâm dục chẳng cần ai tranh cãi
    *
    Tám nghề lớn môi ngoài theo bè phái
    Bảy chữ trong mép nhỏ phải ra oai
    Đám giang hồ thổ phỉ có chân tài
    Mộng khủng sản quyết cha truyền con nối
    *
    Tụi khuyển mã công an thăng cùng cõi
    Chuyên dối lừa trộm cắp bức dân oan
    Chúng có than cứ xử dụng loa làng
    Gây trọng tội toàn “nhân dân tự phát”
    “TRƯỜNG SA có đền thờ HỒ ”
    *
    TÂM THANH

  11. Hùng Anh said

    Xin đc góp đôi lời.
    Hoàng Sa đã mất rồi. Nhưng là một bài học quá đắt giá… Việt Nam không thể trông chờ vào một thế lực ngoại bang để chống lại ngoại bang. Bên cạnh anh Tàu xấu tính thì phải tính trước mọi thủ đoạn hắn có thể giở ra. Như HS là ví dụ, âm mưu xâm chiếm đc ủ rất lâu rồi, có kế hoạch. Khi xảy ra chiến sự – rõ ràng quân VNCH ở thế bị động, lực lượng thua kém + đồng minh bán rẻ – việc thua trận là không thể tránh khỏi.

    Và tôi cũng chắc chắn rằng Tàu đã có kế hoạch các bước đi tiếp theo ở Trường Sa, chỉ có điều chưa tung đc vì như chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua quốc tế đã lên tiếng về khu vực này. Hiện nay VN đang xây dựng một lúc nhiều kế hoạch: nâng cấp hải quân, xây dựng lô cốt, trang thiết bị trên các đảo chìm, đảo nổi … nhưng lại quên đi một điều rất quan trọng là lòng dân (không công bố công khai các bằng chứng chủ quyền, không tuyên truyền khích lệ hiểu biết và lòng yêu nước với 2 quần đảo). Các kế hoạch của VN đều nằm trong vòng ngắm của Tàu. Hệ thống gián điệp chắc chắn rất nhiều trong bộ máy chính trị, quân sự, các lái buôn và người Tàu đi trên đất Việt như đi trên đất của họ (…), các trung tâm du lịch, danh lam thắng cảnh ở đâu không có người Tàu…
    Việc giáo dục, lưu giữ văn hóa, truyền thống, lòng yêu nước của VN chưa bao giờ lại tệ hại và cấp thiết đổi mới như hiện nay. Muốn như vậy thì phải có DÂN CHỦ – các bạn cũng nói quá nhiều rồi, nhưng lộ trình thế nào thì dân đen chúng ta vẫn chưa rõ.
    Việc lấy lại Hoàng Sa theo tôi có 2 khả năng:
    1. Lấy bằng ngoại giao – đây là điều nhiều người hứa hẹn, tin tưởng v v … nhưng nó xa xôi và mong manh. Vì rằng 1 nước dù có chính nghĩa nhưng bé và yếu hơn về mọi mặt như VN ta thì không có tiếng nói. Như nước Nhật mà còn không đòi được 1 số đảo từ Nga thì ta cũng đủ biết là ta đang sống trong thế giới như thế nào.
    Nhưng ngoại giao có thể hỗ trợ làm tăng sức mạnh mềm của VN – làm cho quốc tế biết và ủng hộ chính nghĩa. Từ thắng lợi này sẽ tạo nhiều đk cho VN phát triển trong các mặt khác
    2. Lấy bằng QUÂN SỰ – nếu dốc toàn lực và có 1 kế hoạch tốt – chắc chắn là Hải quân VN có thể lấy lại Hoàng Sa trong 1 thời gian ngắn (ý kiến của tôi). Nhưng việc giữ đc là rất khó – nếu ko muốn nói là không thể. Hệ lụy xảy ra sau đó cũng rất khủng khiếp – quân Tàu sẽ triển khai kế hoạch chiếm luôn Trường Sa, phong tỏa biển VN. Chiến tranh trên bộ khó xảy ra vì nhiều nguyên nhân, nhưng trên biển thì hoàn toàn có thể.
    Kịch bản chiến tranh 1 lúc với vài nước trên biển Trung Quốc cũng đã và đang chuẩn bị – theo quan sát của chúng ta (…)
    Nên VN phải luôn sẵn sàng cho 1 cuộc chiến bảo vệ Trường Sa thân yêu. Một kế hoạch “phản công tự vệ” chính đáng có thể có khi quân địch nổ súng ở Trường Sa thì súng của ta có thể nổ ở Hoàng Sa và đâu đó (…)

    Hiện nay nước ta thế còn yếu về KT, chính trị, quân sự – nên phải chỉnh lại chính mình thì mới có hy vọng (…). Phải phát triển 2 mặt trận – ngoại giao và quân sự. Và phải chuẩn bị tinh thần lấy lại Hoàng Sa bằng quân sự trong tương lai chứ không phải bằng lời nói. Sẽ có hy sinh, sẽ có mất mát, nhưng nếu hy sinh vì tổ quốc vì dân tộc chứ ko phải vì một nhóm người thì những người con Việt như chúng ta đâu có nề hà.

    “Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

  12. Ẩn danh said

    1-Cảm ơn ABS đã nhắc nhớ ngày này
    2-Tôi không thể hiểu được những “đỉnh cao trí tuệ VN” vô ơn, vô tri,đớn hèn hơn được nữa không? Không thể hiễu được thế nào “vừa là đống chí, vừa là anh em” bên cạnh 16 chữ vàng.
    12 chữ của Trần Thủ Độ, 13 chữ của Trần Bình Trọng vẫn còn giá trị dến hôm nay.

    • Chuyện chính trị thì phải nói thế, không nói thế thì nó tấn công VN. Bao nhiêu Vua anh hùng của VN năm xưa còn phải quỳ gối xưng thần với Tàu. Nay được gọi nó là “đồng chí” đã tốt lắm rồi.

  13. […] by Basamnews on […]

  14. […] by Basamnews on […]

  15. Xe Thồ said

    Đọc khoảng được 1/10, xin nói : Kính thưa người Trung Hoa, tôi, một người Việt Nam, ít học, làm nghề xe thồ, (Xe Thồ: Hy vọng người Trung Hoa cũng hiểu) thường là tiếp xúc với tầng lớp bình dân của xã hội, chưa bao giờ tiếp xúc với quan chức, cỡ lãnh đạo quốc gia. Tôi nghĩ rằng: Cấp lãnh đạo một nước thì là rất rất tuyệt vời … Nhưng ! Thất vọng ! Xin hỏi ? “Phản kích tự vệ” là gì ? Theo ngôn ngữ Việt Nam, chỉ dùng khi : Ai đó, tự nhiên xâm phạm đến thân thể hoăc cái gì đó thuộc về của mình rồi mình chống lại. Quần đảo Hoàng Sa là của ai ? Nước nào được quốc tế công nhận chủ quyền quần đảo Hoành Sa ? Và nữa, năm 1979, ngôn từ của một nước cũng có văn hóa kha khá mà lại tiếp tục : “Phản kích tự vệ” ! Tầm cở lãnh đạo một nước mà phát ngôn không sợ dân “xe thồ” khinh bỉ ! Chắc khi xưa người Anh người Nhật … bóp chẹt người Hoa họ cũng gọi là “Phản kích tự vệ” !
    Ở Việt Nam chúng tôi, hiện nay, có một vụ rùm ben cả nước là “Hoa Cải” xuất hiện ở Tiên Lãng thuộc tp Hãi Phòng mới Xứng đáng là “Phản kich tự vệ”. Nếu lãnh đạo nước Trung Quốc còn thiếu chữ, tầng lớp thấp nhất của Việt Nam xin mạo muội chỉ giáo.

    • Ẩn danh said

      – Đúng là kiểu tuyên truyền một chiều maoist. Thế giới phải thấy rõ và phải tiêu diệt bọn hán bành này. Chứ không ngày mai bọn chúng phản kích ự vệ toàn thế giới

  16. Nails Man said

    Thằng Tàu vậy mà quá dở ! Chỉ vì hòn đảo nhỏ mà gây hiềm khích với VN và ngày nay với cả Đông Nam Á . Như vậy chả trách gây ra một cái cớ cho Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương và được tất cả các quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh ! Điều tai hại nữa là đối đầu với Hoa Kỳ , TQ sẽ bị tan rã như Liên Xô và sẽ chia thành 7 nước nhỏ ! Ngày ấy chắc không xa !
    Nếu TQ rộng lượng và cư xử như một siêu cường có trách nhiệm thì sẽ thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới ! Tiếc thay ! Con cháu của Khổng Minh tính một nước cờ quá thấp !

  17. Giáo Sư già về hưu said

    Lúc Trung Quốc đánh chiếm HS năm 1974, Hoa-Kỳ đã có những thỏa thuận về tình hình VN (nghĩa là Mỹ đã có sự “đồng ý” của TQ trong việc hội đàm Paris về chiến tranh Việt Nam và sự kết thúc của nó) và vì vậy Hoa-Kỳ đã im hơi lặng tiếng để mặc TQ hoành hành.
    Nhưng điều này chứng tỏ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hoàn toàn chủ động về sự tự trị cũng như về những hành động của VNCH, nghĩa là chỉ tùy thuộc Mỹ về cung cấp khí giới và quân sự thôi.
    Cái đau khổ nhất cho Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức là Bắc Việt lúc đó là VNDCCH cũng đã im hơi lặng tiếng (nghĩa là đồng tình để TQ cưỡng chế HS và TS) trước sự xâm lăng lãnh thổ VN của TQ.
    Vì vậy bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải sửa sai bằng cách công nhận trước quốc hội VN là năm 1974 VNCH đã anh dũng giao tranh với TQ để bảo vệ đất đai VN. Và ông NTD đã tuyên bố trước quốc hội là TS và HS là của VN.
    Thế thì câu hỏi tiếp mình có thể đặt ra từ bây giờ : chính quyền VN sẽ làm gì để đòi và lấy lại những đảo HS và TS đã bị TQ chiếm đóng ?
    Lịch sử VN sẽ tiếp tục chứng minh cho điều này. Hay là có thể chúng ta sẽ phải thêm vào lịch sử một trang mới : làm thế nào để sống nhục hơn chết vinh với chính quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng trước sự cưỡng chế của TQ (hóa ra ông Đoàn Văn Vươn đã có câu trả lời)..

    • 1nxx said

      Đừng bao giờ nghe Dũng nói mà hãy nhìn những gì Dũng làm.

    • Có đứa con hư thì cũng vẫn phải gọi chúng nó là con. Ngụy là những đứa con mất dạy, bất trung với nước, bất hiếu với dân, đứng về phía Mỹ, cầm súng theo chân lính Mỹ giết người nhưng vẫn vì dải đất Hoàng Sa mà đành “muối mặt” nói về ngụy với những lời tử tế. Cái gọi là ghi công đó, ai chẳng biết, là vì Hoàng Sa, chứ k hề vì ngụy. Chỉ có bọn ngụy tự nhận vơ là Dũng có sự ghi nhận gì về chúng nó thôi.

  18. Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
    Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.
    Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!
    Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
    Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
    1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
    2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.
    3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.
    Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
    Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
    Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!
    Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
    Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
    Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
    Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
    Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.
    Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.
    Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
    Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều” thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái “biển bạc” của nước mình thì bị tầu-Tầu đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.
    ĐAU! ĐAU! ĐAU!
    Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.
    © Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu

  19. Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
    Chiếm Lại Đảo DUCAN
    Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
    Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.

  20. Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa
    Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

  21. Dang hung said

    Thông tin đa chiều lúc nào cũng rất hữu ích. Đây có lẽ là tài liệu tuyên truyền. Có tư liệu nào tin cậy và trung thực hơn không.

  22. Haisg said

    Lũ mọi rợ, vừa ăn cướp vừa la làng.
    Bàn cờ thế giới đã được sắp xếp từ 1972
    Đây chính là cú đánh nhử xem phản ứng của Mỹ như thế nào ?
    Và kết quả như mọi người đã rõ suốt gần 40 năm qua.
    Một tấc đất cũng nhất định đòi lại huống hồ gì 2 đảo Hoàng sa – Trường sa (những tài nguyên biển và dầu hỏa ngày càng lộ rõ rõ ra)

    TH

  23. ngày 19 tháng 1 năm 1974 trung quốc XÂM LƯỢC HOÀNG SA của Việt Nam chứ . phải ghi danh những người con hy sinh cho tổ quốc . ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC . nhân dân Việt Nam bằng mọi giá để giành lại HOÀNG SA . kẻ thù chớ cười to.

  24. Đúng là ba xạo said

    Hôm nay ta có một ba xạo cứ nói xạo để tôn vinh, ôm quần quan thầy TQ.

  25. Góp ý tiếp:
    Thâm Hàng (10), Quảng Kim (11)
    Ý của bài tách 2 đảo trong cùng chung một bãi Quang Hòa
    Thâm Hàng (10): Quang Hòa Đông (琛航岛)
    Quảng Kim (11): Quang Hòa Tây (广金岛)

    ——–
    BTV: Cám ơn bác Thợ Cạo.

  26. Nguyen the Com said

    Gần 40 năm các Liệt sỹ Việt nam hy sinh bảo vệ Tổ quốc vấn chưa được vinh danh, lại còn đàn áp những người biểu tình vinh danh các liệt sỹ Nam Việt,mà những người cùng dòng máu lại Ôm hôn và can tâm làm “Phiên thuộc” cho bọn kẻ cươp Đại Hán

    • Ba Xạo said

      BÁN NƯỚC
      Đó là các liệt sỹ yêu nước ư? Một chế độ bán nước có hệ thống sao lại có thể có các chiến sỹ yêu nước chịu hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ tổ quốc và danh dự dân tộc được?

      Từ tầm cao đại cục nhìn xuống Đảng đã thừa nhận nhân dân ta tuy vĩ đại nhưng dân tộc Đại Hán cũng vĩ đại đến mức Mỹ cũng phải phát sợ. Đặc biệt sung sướng là giữa hai đảng anh em có tình hữu nghị là vốn quý của cả 2 dân tộc và nhân dân 2 nước.

      Yêu nước cũng có nhiều cách yêu nước. Lựa chọn bá chủ mà phụng thờ, bợ đỡ là việc rất quan trọng, không phải ai cũng có thể hiểu, bàn bạc thấu đáo, thiệt hơn và lợi hại.

      Tất yếu lịch sử khách quan biện chứng là phải chọn và ôm hôn kẻ nào vừa mạnh, vừa khôn ngoan vừa bảo vệ được chế độ. Không phải cứ nóng máu lên là chết vì chọn sai con đường, đưa nhân dân vào khổ cực chiến tranh ngay.

      • H-A said

        Dốt thì đừng có nói, người ta cười cho.

      • vr said

        Chẳng lẽ chỉ có VC với có quyền yêu nước. VNCH không có quyền yêu nước.
        Bác Đoàn Văn Vươn là ai? Bác ấy đã làm gì mà nên nông nỗi. Đó chỉ là 1 trường hợp thôi. Đừng cố bám vào 1 cái huyễn hoặc.

      • xuan binh said

        Dung la ke ngu xuan

      • Ngọc said

        He he anh ba sạo nhé…

      • Đúng là ba xạo said

        Đầu đất sao mà đọc bài không hiểu à ? Nói như kiểu đầu đất của chư vị thế thì ai đánh trận này vậy ? hải quân QDND ? Biết bao nhiêu tài liệu về trận hải chiến nhưng cứ cứng đầu, bịt miệng, bịt tai từ chối sự thật rành rành. Quả là bệnh nặng !

  27. Nam said

    Biển đảo bị bọn tàu, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt luôn lăm le thôn tính đất nước. Vậy mà có những thằng VN chính gốc, gởi điện cám ơn bọn tàu đã chiếm đóng quê hương. Ôi ! nhục nhã thay bọn trần ích tắc. Ngàn đời dân Việt rèo tên những kẻ này và con cháu no ra mà rủa xả : BỌN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!

    • Ba Xạo said

      CHÍNH TRỊ LỊCH SỬ
      Mỗi người đều có quyền yêu nước theo cách của mình, không nên nóng máu rồi phỉ báng nhau.

      Ai muốn sung sướng thì cứ qua Mỹ ở và xin nhập quốc tịch Mỹ, cũng được xem là kiều bào yêu nước có sao đâu.

      Yêu nước theo nền chính trị khách quan tất yếu biện chứng lịch sử không phải là nóng máu chửi tràn. Mà phải cô lập kẻ thù, phân hóa chúng, kể cả bằng những lời nói dịu ngọt, thậm chí khiến chúng phải chi ra tiền bạc, gao cơm, vải vóc và cả vũ khí.

      Yêu nước là phải thỏa nguyện đa số quần chúng nhân dân, tức là gạo cơm mắm muối qua ngày, từ từ dựng xây cơ đồ, tranh thủ thời cơ.

      Những người mở miệng nói yêu nước mà kích động đẩy nhân dân vào vòng xoáy lạm phát, hệ thống hành chính quan liêu, tham nhũng và chiến tranh với 1 siêu cường đang lên có phải là tội ác không?

      • H-A said

        Ngu thì đừng có gào thét, loại chó sẻ chỉ có thịt là ngon thôi.

      • thanh said

        Thần kinh. Nói yêu nước nhưng không phải là Nói yêu nước là nói yêu đất, nói yêu nước không chỉ là yêu nước mà là yêu cả đất, yêu cả đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất thủy sản. sic
        thằng cha này đúng là bị hâm nặng rồi, luyện đạo tặc chân kinh của đảng nhiều quá rồi nên bị tẩu hỏa nhập mà đây mà.

      • lũngcu1 said

        ông bạn ơi đã 66 năm rồi đấy, thời gian bằng 1 đời người như vậy vẫn còn ngắn à. thật buồn thế kỷ này ông còn sống, dân vn còn khổ….?

      • Nvan said

        Lạm phát là do đường lối quản lý kinh tế tồi, liên quan gì đến chuyện “kích động đẩy nhân dân vào vòng xoáy lạm phát”, kiểu lý luận bừa ” Đỗ văn Thừa” này nghe quen lắm mấy chục năm nay , hi hi hi!
        “hệ thống hành chính quan liêu, tham nhũng” là kết quả của chính sách độc đảng, cấu trúc hành chính ấu trĩ, thiếu nguyên tắc, thiếu đào tạo, không kế thừa khoa học quản trị hành chính của nhân loại, chứ chẳng phải là kết quả của việc biểu thị lòng yêu nước. Trái lại nó là giặc nội xâm, là đối tượng cần triệt hạ của phong trào yêu nước. Nó hình thành từ cơ chế Độc Đảng trị, chỉ có Đảng mới được làm lãnh đạo (những người thực tài, đạo đức nhưng không là Đảng viên thì đừng có mà mơ) dẫn đến kết quả là hàng năm Đảng kết nạp cơ man nào là kẻ cơ hội chủ nghĩa, giỏi phe cánh, luồn cúi đút lót, mấy chục năm hình thành cơ man nào là sâu dân hại nước, bây giờ nhà mục sắp sập từ nóc, Tổng bí thư lại phải tuyệt vọng kêu gào chỉnh đốn Đảng nữa đấy !
        Mấy ngàn năm dựng nước đến nay, siêu cường nào, mạnh đến đâu hễ đặt chân xâm lược lên đất VN đều ôm lấy thất bại ! Đừng mị dân, ru ngủ với luận điệu “Siêu cường đang lên” để nhằm mục đích hèn dân, bắt mọi người chịu nhục im miệng cho kẻ thù lấn đất, chiếm đảo, cắt cáp. Xưa rồi Diễm, những luận điệu lạc hậu mị dân, lên giọng dạy dỗ nhân danh lòng yêu nước kiểu vậy.

        Câu cuối dành tặng cho những luận điệu như vậy xin trích từ ” STĐ mưng mủ” là:”Đà NGU MÀ CÒN CỐ TỎ RA NGUY HIỂM “, Tái bút: sưu tầm hình vẽ minh họa xem mới thấy đã nhé

      • 1nxx said

        Tội nghiệp bác Ba Xạo quá, u đầu chưa?

      • Đúng là ba xạo said

        Sao ăn nói lắp liếm thế ? vừa phỉ báng những người hải quân VNCH ở trên rồi lại đem giọng nói luân lý bảo chớ nên phỉ báng nhau. Vừa điêu vừa kém ” khôn” !

        Trên bảo người bán nước, dưới bảo ” thế giới đại đồng ” cần chi quốc gia … đầu óc rối răm thế này thì bệnh quá hệ trọng khó chữa. Trình độ thấp lại thích tuyên bố nhiều nên lòi ra cái ”thấp” !

  28. Ẩn danh said

    Bọn cướp nước….rồi con cháu tụi tao sẽ hất tụi bây xuống biển…không đường về !

    • Ba Xạo said

      HÒA BÌNH
      Rất thông cảm với bạn nhưng yêu nước cũng phải có cách của nó. Tuyệt đối không được nóng máu mà phải có cái đầu LẠNH.

      Phải đòi lại, đấu tranh hòa bình. Thế giới luôn chán ghét chiến tranh, bạn hiểu không?

      • H-A said

        Lý thuyết, dốt nát, không tưởng tượng nổi…

      • Con gì đây? Có phải con VẸT không? Sao đất nước VN sản sinh nhiều vẹt thế? Từ con vẹt Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấ Dũng trở xuống chỉ thuộc có 1 bài duy nhất để hót! Ôi thảm thương cho đất nước VN

      • Ngọc said

        Mình chưa kịp đòi nó bắt ta cúng cái khác nữa đó bác ,quỷ thì không tha người lành bao giờ,bác cũng thấy rõ mà.

  29. Người Việt Yêu Nước said

    Thắp một nén nhang tưởng nhớ và ghi ơn những anh hùng VN đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ.

    Đau thương và tổn thất đến như vậy mà lũ bán nước vẫn anh em đồng chí. Nỗi đau này còn hơn nỗi mất mát vì đó là nỗi nhục của dân tộc VN

  30. Góp ý thêm với Dịch giả Quốc Thanh:
    (7) đảo San Hô – chính là đảo Hoàng Sa (珊瑚岛)

  31. Mạnh said

    Đọc xong mà buồn chán, không còn muốn ăn tết nữa, ra đường nhìn thấy thằng TQ nào chỉ muốn chém vỡ mặt nó! cái chính quyền cộng sản càng ngày càng thối nát, lại sắp trở về kiếp nô lệ nữa rồi…

  32. Vô danh said

    Đúng là lũ kẻ cướp. Đoạn đầu thì viết là phản kích tự vệ, đoạn sau lòi bộ mặt ăn cướp ra: “mở rộng chiến quả”.

  33. Hà Ái Quốc said

    Trung công là bọn lưu manh ăn cướp. Ấy thế mà nhiều kẻ xin làm đồng chí của chúng. Đ/c của bọn ăn cướp thì là gì hả bạn?

    • Nvan said

      Từ lập quốc đến nay TQ chưa bao giờ là bạn của VN, kiểu đồng chí chúng muốn gọi với ta chỉ là thứ lừa mị, lôi kéo VN vào phe XHCN, lợi dụng VN làm con cờ trao đổi quyền lợi trên bàn cờ chính trị quốc tế.
      Cái bánh vẽ “thế giới đại đồng do giai cấp cách mạng liên minh công nông làm chủ ” nay tan rã gần hết rồi, còn lại chăng 3 quân “tốt” ngu, nghèo, bảo thủ là còn leo lẻo mồm thôi.
      Kẻ thù truyền thống hàng mấy nghìn năm lịch sử chẳng thể ngày một ngày hai thành bốn tốt mười sáu chữ vàng được, có chăng 4 cái Tát và 16 cục C… vàng hôi thối thì có!
      Chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Có ai đi gọi kẻ thù là đồng chí !

  34. Ẩn danh said

    Cam thu bon ban nuoc va bon cuop nuoc

  35. Chính MAO TRẠCH ĐÔNG trực tiếp chỉ huy trận đánh Hoàng Sa ngày 19/01/1974,…đây là trận CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG trước khi hắn chết năm 1976

    và chính ĐẶNG TIỂU BÌNH chỉ huy trận đánh …

    CHỨNG TỎ Hoàng Sa năm 1974,..- rồi Trường Sa năm 1988 RỒI BIỂN ĐÔNG quan trọng đến thế nào TRONG định nghĩa CỐT LÕI của ĐẠI HÁN

    • Ba Xạo said

      THẾ MỐI BIẾT
      Rõ là Mao chủ tịch có tầm nhìn xa và quyết đoán, xứng đáng được Ủy viên bộ chính trị Phó thủ tướng kiêm nhà thơ Tố Hữu khóc thương vô hạn.

      Rõ là nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình có tài cầm quân và kinh bang tế thế đáng để cho nhân dân và cán bộ đảng cùng nhau nghiên cứu, học tập và chiêm nghiệm. Đó đúng là 1 vị THẦY LỚN có các Bài dạy lớn.

      Tiếp thu cái hay của người ta là khó, làm người cũng là khó.

      • H-A said

        Đọc bài báo trên mà còn sủa được như vậy thì cũng khen cho loài chó dại cắn chủ nhà bảo vệ giặc cướp. Mặt dày mắt híp ôm chân ngoại bang.

        Nhục nhuc nhục
        Vô cùng nhục nhã….

      • Nvan said

        Bè lũ Mao dùng Bắc VN, như dùng Bắc Triều Tiên từ trước tới nay, là con cờ chiến tranh nhằm thu hút chiến tranh ra bên ngoài biên giới TQ, là phên dậu đổ máu xương che cho TQ yên ổn phát triển, là phương tiện trao đổi trên bàn cờ thế giới. Theo lời cố thủ tướng PV Đồng: “Nếu không có sự can thiệp của TQ, sự nghiệp giải phóng DT của VN đã thành công sớm hơn rất nhiều”
        Mao còn là quan thầy của bè lũ diệt chủng Pol-pot giết chết mấy triệu dân CPC, phá hoại biên giới giết chóc người VN, bài học này diễn ra chưa lâu, chưa ai quên!

        Văn phong của Ba Sạo cho thấy rất rõ đây là kẻ tay sai cài lại của kẻ thù truyền thống phương bắc.

      • Nvan said

        Theo Tác giả Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá, trong cuốn ” Mao Trạch Đông ngàn năm công và tội” tổng kết nhiều ý kiến cho rằng Mao có công 3 trong thống nhất TQ, nhưng tội tới 7 trong các chính sách đại nhẩy vọt, cách mạng văn hóa khiến trên 30 triệu nông dân TQ chết đói, giết hại không biết bao nhiêu trí thức. Mao giỏi kích động tầng lớp lần cùng trong xã hội, thậm chí vô hiệu hóa được cả ĐCS TQ, cuối đời âm mưu đưa Giang Thanh (vợ) lên nắm quyền nhưng, rất may mắn bè lũ này bị tiêu diệt.
        Miền bắc VN dưới sự khống chế của Mao cũng tiến hành rập khuôn cải cách ruộng đất, giết chóc, tịch thu đất đai nhà cửa, thanh trừng oan ức hàng trăm nghìn người. Đây là vết nhơ trong lịch sử! Hậu quả việc phá hỏng những truyền thống văn hóa nhân văn tốt đẹp của dân tộc, phá hoại chùa đình, cơ sở tôn giáo dẫn đến hình thành lớp người mất gốc về văn hóa, đạo đức, trong xã hội sự hèn hạ, độc ác lên ngôi. Di hại của nó đến nay vẫn còn.

      • Ngọc said

        Quỷ Sa tăng chĩ thu phục được những tên yếu bóng vía .Và vật phẩm dâng cho quỷ được tao ra dưới bàn tay của đồng bóng mà thôi,Không tin ư thí đó vài ba ngàn tỉ đô mà để hậu thế phải gánh một đất nước rách như xơ mướp người TQ đáng tự hào nhỉ ?Bác là TQ hay VN không biết có đủ vốn từ Việt để hiểu?

      • Đúng là Việt gian said

        VIỆT GIAN !

  36. vr said

    Càng đọc càng căm thù lũ cẩu tàu, căm thù chúng nó 1, căm thù những người có trách nhiệm 10. Biển của dân tộc, đất của dân tộc. Ôi quê hương đất nước!

  37. gatrongtre said

    Nhớ thôi chứ chẳng làm gì được cũng như chẳng bao giờ lấy lại được Hoàng Sa , nhưng nếu…..

  38. Chín Đờn Cò said

    Tội nghiệp cho từ ngữ của bọn bành trướng. Kéo quân ồ ạt xâm lấn thì gọi là “phản kích tự vệ”, nhắm được vùng đất nào ngon ăn mặc dù là lãnh thổ của nước khác thì gọi là “một phần lãnh thổ của Trung quốc” có từ đời Đường, Tống, Hán.
    Lần đầu tiên cụm từ “Bành trướng Bắc kinh” được phổ biến ở miền Nam VN khi chúng xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa, sau này được lập lại khắp nước năm 1979 khi chúng “phản kích tự vệ” 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
    Thảm thương nhất cho VN là bức điện cảm ơn
    Bắc kinh đã “lấy giùm em” và nuốt luôn quần đảo Hoàng Sa.

  39. Người Sông Tiền said

    Tinh thần hy sinh của Trung tá Ngụy Văn Thà và các chiến hữu trong trong trận đánh Hoàng Sa mãi mãi bất diệt. Mỗi năm sẽ nhắc lại trận đánh Hoàng Sa ngày 19/01/1974, khắc ghi các thế hệ con cháu phải nhớ để mong có ngày sẽ chiếm lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa thân yêu.

    • KOSOHUDOA said

      Thế giới còn thay đổi…TQ cũng sắp thay đổi nhiều ….vậy ta kiên trì dối thoại, đấu tranh ngoai giao, không lùi bước theo Luật biển Quốc tế UNCLOS 1982….Một ngày nào đó Thế giới sẽ buộc kẻ xâm lược, cưỡng chiếm bất hợp pháp năm 1974 phải trả Hoang sa lại cho VN trong hòa bình…

      • Ba Xạo said

        CHỚP MẮT LỊCH SỬ
        Một trăm năm chỉ là 1 cái chớp mắt của lịch sử duy vật biện chứng mà thôi. Với tình đồng chí cao đẹp. Với 1 thế giới đại đồng do giai cấp cách mạng liên minh công nông làm chủ mọi biên giới đều bị xóa nhòa. Không còn cái gọi là DÂN TỘC HẸP HÒI. Khi đó không còn cái gọi là chủ quyền lãnh thổ và vấn đề Hoàng Sa chỉ là trò cười và các anh em đồng bọn chỉ cần nhìn nhau cười 1 cái và cho qua mọi chuyện. Tại sao không?

        • H-A said

          Mày là giặc Tàu, hoặc là gián điệp của Tàu. Ngôn ngữ của mày không phải ngôn ngữ của người Việt chúng tao.
          Tất cả người Việt Nam đều căm hận loại chó phản chủ, loại gián điệp sâu mọt như mày.
          Từ nay – mày ra đường phải nhìn trước nhìn sau kẻo đụng xe, tai nạn bất ngờ. Những CÔNG – NÔNG mà mày nói, cả những người từng theo DUY VẬT BIỆN CHỨNG đều sẵn sàng xé xác mày ra không thương tiếc đó…

          (Xin lỗi các bạn đọc phải dùng những từ ngữ trên ở đây – nhưng với kẻ thù thì không được khoan nhượng)

          • Nvan said

            Cảm ơn H-A đã nói thay, mình rất muốn nói như vậy với kẻ thù còn ẩn núp đâu đó !

        • năm sài gòn said

          Ngu như […]. giờ nầy, thế kỷ 21 rồi mà còn lải nhải thế giới đại đồng.

        • Nvan said

          Từ lập quốc đến nay TQ chưa bao giờ là bạn của VN, kiểu đồng chí chúng muốn gọi với ta chỉ là thứ lừa mị, lôi kéo VN vào phe XHCN, lợi dụng VN làm con cờ trao đổi quyền lợi trên bàn cờ chính trị quốc tế.
          Cái bánh vẽ “thế giới đại đồng do giai cấp cách mạng liên minh công nông làm chủ ” nay tan rã gần hết rồi, còn lại chăng 3 quân “tốt” ngu, nghèo, bảo thủ là còn leo lẻo mồm thôi.
          Kẻ thù truyền thống hàng mấy nghìn năm lịch sử chẳng thể ngày một ngày hai thành bốn tốt mười sáu chữ vàng được, có chăng 4 cái Tát và 16 cục C… vàng hôi thối thì có!
          Chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Có ai đi gọi kẻ thù là đồng chí !

        • Nvan said

          Đây đúng y là giọng điệu chính trị mị dân Bắc Việt trả lời nhân dân lúc TC chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974.
          Kẻ theo giặc đời nào cũng có, đó là tất yếu giống như kẻ khùng điên đâu mà chẳng có, chỉ có kết cục khác nhau: khùng điên không ai chấp, còn bọn theo giặc thì trước sau cũng bị tru diệt !

        • ccb vn said

          “1 thế giới đại đồng” đúng là thằng tâm thần mọi người đừng tranh luận với nó

        • Ngọc said

          Bác đang rao chuyên thiên đường hay địa ngục thế .Thế giới đại đồng của cộng sản chỉ là địa ngục thôi bác nhé hãy nhìn dân Trung Quốc đi thì rõ tranh giành giết hai nhau ních cho đầy túi rồi tếch sang các nước tư bản sống khỏe mặc người trong nước đau khổ lặn hụp.Nói duy vật mà không hiểu bản chất con người thì cái đầu giống như loài nhai lại thôi.

Bình luận về bài viết này