BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

Posted by adminbasam trên 14/12/2011

BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Quốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến Hoàng Sa đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.

Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam Cộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.

————

Canglang.com

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

07-11-2011

Quốc Trung dịch

Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.

Chương I: Ôn lại trận chiến

Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm 1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.

Nam Việt:  “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”

Mỹ:  Đệ thất Hạm đội Hải quân Mỹ hoạt động tại vịnh Bắc Bộ đã từ chối các cuộc gọi của hải quân Nam Việt, yêu cầu sự can thiệp của Mỹ, thậm chí còn từ chối cả việc cử tàu đến cứu những người bị chết đuối.

•  Canh bạc lúc tàn hơi

Quần đảo Vĩnh Lạc là một bộ phận của quần đảo Tây Sa, quần đảo này được tạo thành từ các đảo san hô là: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân, Thâm Hàng, Tấn Khanh và Quảng Kim…, từ xa xưa là lãnh thổ của nước ta, nhưng từ thế kỷ 19, một phần các đảo bị nước Pháp là thực dân Đông Nam Á chiếm giữ. Năm 1954, Pháp bị đuổi đi, đảo San Hô bị Pháp chiếm giữ rơi vào tay Nam Việt. Tháng 1 năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đồng thời giao một lượng lớn tàu chiến cho Nam Việt. Từ tháng 8 năm 1973, Nam Việt liên tiếp đưa tàu quân sự xâm phạm lãnh hải của nước ta. Ngày 11 tháng 1 năm sau, lại càng trắng trợn hơn khi cho công bố bản đồ, quy Tây Sa vào bản đồ của họ. Khi ấy nước ta liên tục nảy sinh các vấn đề nội bộ và bên ngoài, trong nước rơi vào trạng thái hỗn loạn của cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, rồi quan hệ Trung-Xô căng thẳng, không còn sức để ngó ngàng đến phía nam. Vì thế hành động của Nam Việt mỗi lúc một mạnh, ngày 15 tháng 1, phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” (HQ-16) của hải quân Nam Việt xâm nhập đầu tiên, nổ súng uy hiếp vào hai tàu cá 402 và 407 đang tác nghiệp ở gần đảo Cam Tuyền. Trưa ngày 17, quân địch đổ bộ lên đảo Kim Ngân, đến chiều còn cưỡng chiếm cả đảo Cam Tuyền.

•  Cuộc đối đầu trên biển

Đối mặt trước sự xâm nhập ấy, hạm đội Nam Hải đã theo lệnh đưa hai con tàu 271 và 274 thuộc Đại đội tàu Chống ngầm 73 ở căn cứ Du Lâm, do Ngụy Minh Sâm, Phó Tư lệnh Quân 38002 và Đại Đội trưởng Vương Khắc Cường chỉ huy, hợp thành Biên đội 271, thực thi nhiệm vụ bảo vệ cá và vận chuyển cung cấp cho quân dân trên đảo. Biên đội này tới quần đảo Vĩnh Lạc vào đêm ngày 18, đưa 4 trung đội dân binh có vũ trang thuộc Quân khu Nam Hải đến 3 đảo Tấn Khanh, Thâm Hàng, Quảng Kim.

Trưa ngày 18, các tàu quân sự Nam Việt phiên hiệu “Trần Khánh Dư” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” tiến đến gần tàu cá số 407, nhấn chìm, hăm dọa để buộc phải dời đi. Thuyền trưởng tàu 407, Dương Quý Hào không chịu khuất phục, tàu “Lý Thường Kiệt” đột ngột chuyển bánh lái, đâm thủng mạn trái tàu cá. Chính giữa lúc các ngư dân đang cầm xỉa cá giơ lên quyết tử chiến, thì các tàu 271 và 274 của ta lao đến, phát tín hiệu cảnh báo. Khi thấy hải quân ta tới, tàu Việt đã treo cờ tín hiệu “Tàu mất lái”, rồi vội vàng rời khỏi hiện trường.

Tối hôm đó, đại tá quân địch Hà Văn Ngạc đã đưa tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (HQ-5) cùng tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” (1) (HQ-10) đi kèm tới tận nơi. Dù số lượng tàu của hai bên là 4-4, song xét cả về trọng tải lẫn hỏa lực, quân Việt đều chiếm ưu thế áp đảo. Tổng trọng tải các tàu bên quân ta còn chưa bằng một tàu của bên quân Việt! Hơn nữa, tàu bên quân Việt đều được trang bị hệ thống điều khiển tự động, còn tàu bên quân ta về cơ bản vẫn là thao tác bằng sức người, sự chênh lệch về tương quan thực lực giữa hai bên là quá rõ ràng.

Sáng sớm ngày 19, bên quân Việt phát hiện thấy bên quân ta chỉ có 4 con tàu nhỏ, liền cho rằng có thể tận dụng ưu thế binh lực để tiêu diệt quân ta, tàu Việt bố trận lại từ đầu, chia làm hai cánh chiếm đường ngoài lợi thế, triển khai đội hình chiến đấu, tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” dẫn tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư” từ ngoài khơi phía nam đảo Kim Ngân, rạn san hô Linh Dương tiếp cận hai đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, các tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” từ tây bắc đảo Quảng Kim tiếp cận chiến hạm của ta. Đồng thời, Tổng bộ hải quân Nam Việt hạ lệnh cho đại tá Hà Văn Ngạc nổ súng.

•  Kịch chiến trên biển

Theo sự dàn trận của Quân khu Quảng Châu, biên đội 396 tiến vào phía tây bắc đảo Kim Quảng để đánh chặn các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” và tàu phiên hiệu “Sóng Dữ”, biên đội 271 tiến vào mặt biển đông nam đảo Kim Quảng để giám sát các tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư”, phiên hiệu “Trần Bình Trọng”. Các pháp thủ bên quân ta bám chặt trận địa chờ đợi khi vừa phát hiện  thấy nòng pháp bên tàu địch lóe lên, là liền lập tức đạp cò, đạn pháo của chúng ta cũng ra khỏi nòng. Thời khắc ấy là 10 giờ 25 phút trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Toàn bộ trận hải chiến là tương quan 2-2. Biên đội 271 và các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt”, “Trần Khánh Dư” ở phía đông nam đảo Quảng Kim là chủ lực của hai bên, cho nên không hẹn mà cùng đều áp dụng chiến thuật “Đánh rắn phải đánh giập đầu”. Thế nhưng cả hai bên đều xuất hiện phán đoán sai lầm. Theo hồ sơ được phía Việt Nam công bố mấy năm gần đây, do khi Hà Văn Ngạc tới, quân Việt đổi tàu đô đốc từ phiên hiệu “Trần Khánh Dư” thành phiên hiệu “Trần Bình Trọng”, bên ta không biết, tất cả hỏa lực đều dồn vào tàu “Trần Khánh Dư; còn bên Việt thì cho rằng tàu 274 đi sau phía ta là tàu chỉ huy, vì thế hỏa pháo của trung đội 1 đã nhằm vào đài chỉ huy trên đó để quét, Chính ủy Phùng Tùng Bá chẳng may trúng đạn hy sinh. Tuy nhiên, bên địch đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng: Chúng đã sử dụng đạn xuyên thép với tàu chống ngầm không bọc thép, như vậy ngay cả đạn pháo có bắn trúng thì cũng thường xuyên qua thân tàu mà rơi xuống biển, thậm chí còn có rất nhiều đạn xịt; nếu sử dụng đạn nổ mạnh thì thắng thua là điều khó nói. Còn hai tàu bên quân ta thì đã tận dụng các đặc điểm mục tiêu nhỏ, chạy nhanh để dũng cảm đánh tiếp cận. Pháo bắn nhanh cỡ nhỏ bên quân ta liên tục nhả đạn về phía tàu địch, tàu “Trần Khánh Dư” không bọc thép bị bốc cháy rất nhanh, cự li bắn giữa hai bên từ 1.000m rút lại còn 300m. Lúc này, bánh lái điện của tàu 274 bất ngờ phát sinh sự cố, tận mắt nhìn thấy con tàu nhỏ mất lái đâm vào lưới lửa chằng chịt của tàu “Trần Khánh Dư” và tàu “Trần Bình Trọng”. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, thuyền trưởng tàu Lý Phúc Tường bình tĩnh ra lệnh chuyển sang người lái, đồng thời từ đài chỉ huy nhảy lên sàn tàu, đứng ở cửa cabin lớn tiếng ra lệnh quay đầu thật nhanh, rồi dùng khẩu lệnh và tay chỉ huy tác chiến. Đồng thời, tiểu đội trưởng chủ pháo Vương Tuấn Dân đã chỉ huy hỏa pháo bắn dữ dội về phía tàu “Trần Khánh Dư” đang lao tới trước mặt, tàu địch chống đỡ không nổi, quay đầu tháo chạy. Tàu 274 lại quay pháo bắn liên tiếp vào tàu “Trần Bình Trọng” đang chạy tới chi viện. Người nạp đạn Lý Như Ý nạp bắn một lèo tới hơn 180 quả đạn pháo, làm câm bặt chủ pháo ở sau tàu “Trần Bình Trọng”.

• Tử chiến ở hồ đá ngầm

Trận chém giết lẫn nhau bên trong hồ đá ngầm lại còn oanh liệt hơn, tác chiến trong một phạm vi nhỏ hẹp đầy những rạn san hô, không có khoảng chừa cho tác chiến cơ động, ai là kẻ dũng cảm sẽ chiến thắng, thế là hai tàu 396 và 389 dồn hỏa lực công kích vào tàu “Lý Thường Kiệt”. Tại đó, quân Nam Việt ở vào thế bất lợi, tàu “Sóng Dữ” nguyên là một chiếc tàu dò mìn, tốc độ cao nhất cũng chỉ có 14, có lòng mà giữ được hiệp đồng với tàu “Lý Thường Kiệt”. Cho nên, hai bên vừa bắn nhau, tàu “Sóng Dữ” chỉ có thể tạm thời bắn trước về phía đảo Quảng Kim, rồi chỉ còn cách đứng nhìn  tàu “Lý Thường Kiệt” bị quân ta tập trung công kích mà chẳng có cách gì đi vào chi viện. Khi ấy, hỏa lực mạn bên lớn nhất của quân Việt là 1 khẩu pháo 127 ly, 3 khẩu pháo 40 ly, một khẩu pháo 20 ly và 2 khẩu súng máy, còn bên quân ta thì vũ khí dùng được là 1 khẩu pháo 85 ly, 6 khẩu pháo 37 ly, 4 khẩu pháo 25 ly và 4 khẩu súng máy.  Chỉ cần tiếp cận được hoàn toàn vào tàu địch, không để cho khẩu pháo 127 ly này phát huy uy lực, thì ở chiến trường cục bộ này, bên quân ta vẫn có thể giành được ưu thế hỏa lực tương đối.

Hai tàu 396 và 389 một bên ép sát, một bên nhả đạn pháo lên tàu “Lý Thường Kiệt”. Lúc này, 1 phát đạn pháo 127 ly từ dưới nước vọt trúng tàu “Lý Thường Kiệt”, xuyên thủng khoang máy, nhưng không nổ. Thì ra vì cự ly chiến đấu giữa hai bên quá gần, nên đạn pháo chi viện cho tàu bạn từ tàu “Trần Bình Trọng” đã bắn nhầm phải người mình. Khi đó, tàu “Sóng Dữ” lao tới, bắn thọc đằng sau lưng biên đội của ta. Thế cục thay đổi trong nháy mắt, khiến cho tàu 389 bị quân địch tấn công từ hai phía bốc cháy nhiều chỗ. Mặc dù đã trúng đạn đầy mình, nhưng tàu 389 vẫn ép sát tàu địch, các chiến sĩ trong tình thế nguy cấp đã ôm luôn cả bệ phóng rocket, xách luôn cả súng tiểu liên, tay cầm lựu đạn, đúng là một trận đánh dũng mãnh, đã xảy ra một trận “đấu lưỡi lê trên biển” hiếm thấy trong lịch sử các cuộc hải chiến, quả là một trận xáp mạn tàu khiếp vía kinh hồn! Thuyền trưởng tàu “Sóng Dữ”, thiếu tá họ Ngụy [Văn Thà] đã mất mạng trong trận chiến trần trụi bằng lưỡi lê trên biển này.

Lúc này, tàu “Lý Thường Kiệt” quay về hồ đá ngầm, chuẩn bị cầu cứu tàu “Sóng dữ”. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, thuyền trưởng tàu Tiêu Đức Vạn hạ lệnh nạp bom chống tàu ngầm, quyết cùng chết với tàu địch. Còn thượng úy (2) họ Nguyễn (tức Nguyễn Thành Trí: BTV) chỉ huy thay thế tàu “Sóng dữ” thì muốn cố sức đâm chí mạng vào tàu 389. Chính trong thời khắc nguy cấp ấy, tàu 396 đã chuyển hướng đón chặn trước mặt tàu “Lý Thường Kiệt”, yểm trợ cho tàu 389 thoát hiểm. Tàu “Lý Thường Kiệt” vừa kịp hoàn hồn, không ngờ lại bị một đòn đau, chỉ còn cách rút lui về hướng tây bắc.

 • Thắng lợi và ý nghĩa của nó

11 giờ 49 phút, đại đội 74 tàu chống ngầm sinh lực quân của bên ta lao vào chiến trường. Hạm đội Nam Việt cho là đại quân (trong Hồi ký của trung tá họ Vũ [Hữu San], hạm trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cho rằng Trung Quốc đã điều 42 tàu quân sự và 2 tàu ngầm) đã quay đầu rút lui vào lúc 12 giờ. Bản thân tàu “Sóng dữ” tốc độ chậm, lại bị thương tích, nên đã không thể đuổi theo kịp đồng bọn đang tháo chạy. 12 giờ 12 phút, đại đội 74 vừa tới nơi đã tiếp nhận mệnh lệnh tấn công, tàu 281 lao lên hết tốc lực, bắn dữ dội vào tàu “Sóng dữ”, làm nó bị đánh chìm ở phía nam bãi đá ngầm Linh Dương vào lúc 14 giờ 52 phút.

Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.

Chương II: Bối cảnh quốc tế

Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.

Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt **. Những hòn đảo này của Tây Sa đã bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ không muốn rút quân, bởi vì giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ, cho đến tận bây giờ (năm 2004 hết hạn) (3). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối, chứng tỏ Trung Quốc đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ. Điều này không hề xuất phát từ chuyện Mỹ tốt với Trung Quốc đến đâu, lại càng không phải là ban ơn, mà hoàn toàn là xuất phát từ lợi ích tự thân của nước Mỹ. Chính trong bối cảnh toàn cục ấy, trong thời khắc then chốt ấy, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ để thu hồi Tây Sa.

Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh dạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến. Đài Loan từng nhiều lần thả hải quân Trung Quốc đại lục trong trận hải chiến với Trung Quốc đại lục, chưa hề có mối quan hệ mật thiết nào dưới sự chỉ đạo đằng sau của Mỹ.

Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay “ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc.

Chương III  Bối cảnh khi xảy ra trận chiến

Nguyên nhân xảy ra trận hải chiến Tây Sa là do sau khi Bắc Việt ký Hiệp định đình chiến, chính phủ Nam Việt đã nhân cơ hội đó để ổn định lại cục diện chiến đấu trên bộ, tích cực triển khai hoạt động trên các yếu điểm chiến lược Nam Việt đã chiếm đoạt. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, tàu quân sự Nam Việt liên tục xua đuổi và bắt giữ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển Tây Sa, chiếm giữ đảo, mưu đồ đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực này, tiến vào độc chiếm quần đảo Tây Sa, khi ấy Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên chiếm giữ một vài hòn đảo, tương tự như với quần đảo Nam Sa. Công bằng mà nói, động thái này của chính phủ Nam Việt quả thực rất có tầm nhìn chiến lược, đồng thời không loại trừ có người Mỹ đứng đằng sau khi trù mưu tính kế.

Trung Quốc khi ấy lại đang sa vào vũng lầy của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Tầm nhìn của Trung ương và Quân ủy đều tập trung vào 3 khu vực phía bắc tiếp giáp với Liên Xô. Khi ấy Liên Xô đang tập kết tới bốn mươi mấy sư đoàn đã được cơ giới hóa ở toàn bộ phía Đông, cộng thêm quân đội hàng không và quân đội dự bị chiến lược, tổng binh lực lên tới gần 1 triệu quân! Trận chiến trên đảo Trân Bảo nguy cấp nhất, tuy binh lực của cả hai bên không vượt quá quy mô tiểu đoàn, song bày trận ở đằng sau mỗi bên là binh lực với quy mô tập đoàn quân! Trong thời khắc nguy cấp ấy, phía Liên Xô còn tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn (với quy mô mười mấy sư đoàn) ngay trước mắt chúng ta. Phản ứng của phía ta là chỉ trong vòng 2 tháng đã cho nổ 2 quả bom hạt nhân! Không hề đưa một chữ nào trong phần tin tức. Sự kiện một phân đội đi tuần tra biên giới phía bắc sau đó đã khiến cho Trung ương hạ quyết tâm nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mỹ nhằm giảm bớt áp lực của Liên Xô đối với chúng ta. Không thể lơ lỏng dù chỉ một khắc cuộc đối đầu quân sự với Liên Xô ở phía bắc. Đại bản doanh nguồn lực quốc phòng đã bị liên lụy về phía ấy, còn với khu vực Nam Hải thì nói chung là áp dụng thái độ bỏ mặc, trong khi sự khiêu khích của chính phủ Nam Việt thì lại càng ngày càng mạnh.

Đến tháng 1 năm 1974, chính phủ Nam Việt tuyên bố phải khai thác dầu ở khu vực Tây Sa, buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải ra tuyên bố, nhắc lại chủ quyền của mình đối với Tây Sa và Nam Sa. Nhưng hành động của hải quân Nam Việt lại leo thang ngay tiếp sau đó, 4 ngày sau, biên đội chiến hạm chiến đấu của họ tiến đến vùng biển Tây sa, khiêu chiến với Trung Quốc bằng vũ lực. Phía Trung Quốc khi ấy về cơ bản chưa chuẩn bị cho việc đánh, trong lúc nguy cấp đã vội vã điều 2 tàu dò mìn (phiên hiệu 396 và 389), 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 271 và 274) đến Tây Sa vào ngày 17 tháng 1. Tàu dò mìn 389 trong số đó vừa được xuất xưởng sửa chữa, chưa hề lái thử, đã phải xuất phát đến vùng chiến địa. Có thể thấy được sự thảm hại của phía quân Trung Quốc khi ấy. Hơn 1 ngày sau, phía quân Trung Quốc lại vội điều 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 281 và 282) đến tăng viện cho Tây Sa. Sau này đã thấy: Chính 2 chiếc tàu này đã bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của quân Trung Quốc trong trận Tây Sa.

Những người am hiểu sẽ nhìn ra được những chiếc tàu này không phải được dùng cho các trận hải chiến đích thực. Chứng tỏ phía Trung Quốc khi ấy cơ bản là không muốn đánh, mà chỉ muốn chứng minh sự tồn tại vũ lực của mình ở vùng biển Tây Sa, nhìn mấy chiến tàu nhỏ bên quân Trung Quốc điều đến mà đã tạo nên dũng khí để làm nên chuyện, thì e rằng cũng đã nằm ngoài dự liệu của các nhà quyết sách quân sự khi ấy.

Ngày 18 tháng 1, tàu Trung Quốc đến vùng biển Tây Sa, gặp phải tàu của hải quân Nam Việt ở đó, tổng cộng có 1 tàu khu trục (số ghi ở thân tàu là 04), 2 tàu hộ tống (số ghi ở thân tàu là 05 và 16) và 1 tàu tuần tra (số ghi ở thân tàu là 10). Bốn tàu của hải quân Nam Việt, với tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, hơn 50 khẩu hỏa pháo, lại được trang bị hệ thống điều khiển bắn tự động điện tử tiên tiến nhất hồi bấy giờ; còn 4 chiếc tàu bên quân ta gộp lại tổng cộng mới được hơn 1.700 tấn, 16 khẩu hỏa pháo, trọng tải tàu tối đa không bằng trọng tải con tàu nhỏ nhất của quân Nam Việt. Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận chênh nhau như vậy cũng là điều hiếm gặp trong lịch sử các trận chiến hải quân trên thế giới. Vì thế, hải quân Nam Việt phán đoán máy bay chiến đấu của Trung Quốc do hành trình xa nên không thể tới chi viện cho Tây Sa được, cảm thấy vẫn có thể đánh được biên đội hải quân nhỏ ấy của Trung Quốc. Cũng có nghĩa là vào sớm ngày hôm đó, sĩ quan chỉ huy tàu Nam Việt khi đã liên lạc được với tổng thống của họ là có thể được trao quyền khai hỏa vào tàu Trung Quốc.

Song hải quân Trung Quốc khi ấy, mặc dù về mặt trang bị và sẵn sàng tác chiến không bằng được Việt Nam, nhưng lòng quả cảm và sĩ khí thì lại ở hàng đầu, là quân đội được trang bị bằng tư tưởng Mao Trạch Đông, đã không hề run sợ trước hải quân Nam Việt với ưu thế áp đảo. Còn hải quân Việt Nam khi gặp phải biên đội tàu Trung Quốc tiến tới bất ngờ, tuy coi thường, nhưng vì cũng không biết được nội tình bên quân Trung Quốc nên cũng không dám manh động, hai bên lại đối đầu trong đêm tối, thế là cả hai bên cùng thu quân. Ngày hôm sau, 19 tháng 1, tàu Nam Việt nhìn thấy bên quân ta không hề có tăng viện, chỉ vẻn vẹn có 4 chiếc tàu nhỏ, thế là can đảm hẳn lên. Tàu hộ tống 5 cậy mình thừa đủ trọng tải mã lực đã va vào trước đánh chặn 2 tàu dò mìn 396 và 389 của bên quân ta, tàu dò mìn 396 của ta bị hư hỏng nhẹ, dùng mấy chiếc xuồng máy đưa khoảng 1 trung đội lính đánh bộ lên 2 hòn đảo Trân Hàng, Quảng Kim, đã bị bên quân ta khống chế (2 hòn đảo này có 1 đại đội dân binh của ta đóng trên đó), đối đầu với dân binh Trung Quốc trên đảo. Tàu bên quân ta nhằm hỏa pháo vào quân Nam Việt đang đổ bộ lên đảo, hiệp trợ dân binh trên đảo, còn tàu quân sự lớn của Nam Việt do ở quá gần đảo, nên chủ pháo ** đã bị rơi vào góc chết, chẳng trợ giúp gì được. Trong tình huống có cảnh cáo cũng vô hiệu ấy, dân binh Trung Quốc đã nổ súng trước, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên, buộc quân Nam Việt phải quay đầu rút chạy thảm hại.

Khi thấy không dễ gì chiếm được đảo, tàu quân sự Nam Việt đã thu hồi quân đổ bộ lên đảo, lượn một vòng ra ngoài khơi (khiến cho tàu bên quân ta bị nằm vào tầm bắn của hỏa pháo ** bên họ), triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội tàu Trung Quốc không những không lui về, mà còn dốc hết mã lực cũng triển khai đội hình chiến đấu để đón đầu tàu quân sự Nam Việt (bởi nếu như bị chúng giãn cách cự ly, thì bên quân ta chỉ còn cách chịu đòn). Hai bên đối trận lúc này, pháo chĩa vào nhau, lưỡi lê đã tuốt, khoảng cách ngày một thu hẹp, căng thẳng tột độ. Cuối cùng tàu quân sự Nam Việt không nén nổi, các tàu cùng nổ súng về phía quân Trung Quốc, ngay chính trong khoảnh khắc lửa pháo lóe lên, pháo thủ bên quân ta cũng ấn nút điện, trận hải chiến Tây Sa chính thức bắt đầu!

Chương IV: Giải mật tư liệu

Về chuyện ai nổ súng trước, có một loạt quan điểm cho rằng, tàu quân Nam Việt lúc ấy nổ súng trước là khi lui về phía sau để giãn cách cự li, cho hỏa pháo ** ở vào vị trí lợi thế, thì tàu quân Trung Quốc đã truy kích để thu hẹp cự ly, thực ra không phải như vậy. Trước hết, nếu đúng là như vậy, thì tàu quân Nam Việt chắc chắn đã đối mặt với quân Trung Quốc bằng pháo đuôi chứ không phải bằng chủ pháo, không phải ở vị trí đắc địa; thứ hai, khi đối đầu, tàu của hai bên ở cách nhau rất gần, dùng theo cách nói của người Nam Việt là “trong tầm cự ly bắn của **”, thì tàu bên quân ta lại chạy nhanh hơn tàu quân Nam Việt (bên Trung Quốc tốc độ 25, bên Nam Việt tốc độ 20), nên chẳng cần phải đợi đến khi tàu quân Nam Việt chạy xa rồi mới đuổi theo; thứ ba, các văn bản chính thức của phía Trung Quốc cũng nói khi ấy hai bên chĩa súng vào nhau, quân Nam Việt nổ súng trước. Cho nên, tình huống khi ấy nên hiểu là khi hai bên tiếp cận chính diện với nhau, đối với quân Nam Việt, nếu quân Trung Quốc tiến gần vào nữa là sẽ bị rơi vào góc chết của chủ pháo ** hạm đội Nam Việt, sẽ bất lợi cho họ, nên họ phải nổ súng trước.

Khẩu pháo ** số 1 của tàu quân Nam Việt là đài chỉ huy của tàu bên quân ta, do ** rất lâu, nên đạn pháo đã bắn rất chuẩn. Một loạt đạn pháo bắn ra, mấy thuyền trưởng và chính ủy bên quân ta khi ấy đã có thương vong. Nhưng tàu bên quân ta tiếp tục áp sát địch hết tốc lực, phát huy ưu thế cự ly gần  của pháo bắn tốc độ **, nên đã áp chế được tàu quân Nam Việt. Còn tàu quân Nam Việt lúc này do tốc độ bắn của hỏa pháo ** chậm, tàu của bên quân ta lại nhỏ, chiều cao chỉ có 2 m, cự ly lại quá gần, rơi vào góc chết của pháo rất khó điều chỉnh, không phát huy được ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu Trung Quốc bắn trả điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, tàu quân Nam Việt có ý đồ giãn cách cự ly, còn tàu bên quân ta thì truy đuổi đến cùng, áp sát tàu quân địch. Tập trung hỏa lực bắn vào các tàu khu trục 04, tàu hộ tống 16. Quân ta dũng mãnh tấn công tàu khu trục 4 và tàu hộ tống 16 của Nam Việt, vì những con tàu ấy lần lượt ở vào vị trí tàu chỉ huy trong các tàu quân sự Nam Việt. Còn cho đến sau trận hải chiến ấy, phía Trung Quốc đều cho rằng tàu khu trục 04 là kỳ hạm của cả hạm đội Nam Việt. Thực tế, tin của tình báo Trung Quốc rất chuẩn xác, cho đến ngày 18, tàu khu trục 04 luôn là kỳ hạm của Nam Việt, nhưng vào sớm ngày 19, do sự thay đổi về chỉ huy hạm đội Nam Việt, tàu hộ tống 05 đã biến thành kỳ hạm, đây là điều bên quân Trung Quốc không ngờ tới. Hỏa lực từ các tàu chống ngầm 271 và 274 của bên quân ta đã chuyển hướng bắn về phía chủ pháo cùng hệ thống điều khiển bắn, thông tin và chỉ huy của tàu hộ tống 04 Nam Việt.

Mặc dù có sự cứu viện của tàu hộ tống 05, tàu này vẫn bị đánh tới mức làm gián đoạn thông tin, chỉ huy vô hiệu lực, tàu bị cháy khói um lên. Cùng lúc ấy, các tàu quân sự của Nam Việt cũng cố sức bắn trả về phía quân Trung Quốc, pháo ** bắn tàu Trung Quốc ở gần không được liền bắn tới tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho đồng đội. Do tàu quân ta và quân địch đánh nhau ở cự ly gần, nên không ít ** lực của Nam Việt đã bị đánh gục trên tàu của mình, các tàu của Nam Việt đều bị xơi phải đạn pháo của người mình.

Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt đã lao tới và nhả đạn điên cuồng vào tàu dò mìn 389 của ta, để tìm hiểu cứu vãn tàu hộ tống 16 đang bị 2 tàu dò mìn 396 và 389 của quân ta vây đánh. Tàu dò mìn 389 của ta đang chịu tấn công từ hai phía đã bị trúng đạn nhiều chỗ, 6 sĩ quan và lính tử trận, trên tàu bốc cháy, nhưng vẫn dũng cảm chiến đấu, cùng với tàu 396 quay họng pháo bắn trả xối xả về phía tàu tuần tiễu số 10 của đối phương, rồi quay đầu lao tới tàu này. Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt bị bắn trúng phải kho đạn đã phát nổ bốc cháy. Tàu dò mìn 389 của ta lúc này đạn pháo cũng đã hết sạch, nhưng vẫn dũng cảm lao lên, xông thẳng tới chỗ cách tàu số 10 mấy chục mét, hải quân Trung Quốc xách cả bệ phóng rocket, súng tiểu liên, bắn xối xả về sàn tàu số 10 (số vũ khí này vốn là vận chuyển cho dân binh của ta đóng trên đảo, nhưng do đêm 18 [tháng 1-1974] sóng quá lớn, nên không thể đưa lên đảo được). Thuyền trưởng tàu tuần tiễu số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết trong trận chiến (4).

Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt muốn tiến tới cứu tàu tuần tiễu số 10, nhưng đã bị tàu dò mìn 396 của ta đánh chặn. Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt đã bị trúng phải một phát đạn pháo từ tàu hộ tống số 5 của họ (may mà quả đạn pháo này không nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã đánh đắm mất con tàu của họ trước), sau đó lại bị 2 tàu của quân ta tấn công, lúc này các hệ thống thông tin, điều khiển và cung cấp điện đều bị mất hiệu lực hoàn toàn, tàu bị nghiêng 20º (khi về đến cảng quân sự Nam Việt bị nghiêng tới 40º, chỉ còn lại phần máy chính là còn có thể vận hành), không thể tiếp tục tác chiến, thế là quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi.

Nhìn thấy tàu số 16 rút chạy, chính ngay lúc đó,  2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đã đuổi đến vùng biển chiến trận (hai con tàu này đã đến địa điểm được chỉ định sớm hơn một chút, đêm 18 gặp phải sóng lớn, đã vội chạy với tốc độ tối đa cao hơn so với thiết kế của tàu, cuối cùng được phía Trung Quốc kịp thời đưa về sinh lực quân, khiến cho cán cân chiến thắng của trận hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía Trung Quốc). Tàu tuần tiễu 04, tàu hộ tống 05 của Nam Việt không còn lòng dạ nào để chiến đấu tiếp, bỏ lại tàu số 10 đã bị đánh cho tơi tả, cũng quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi. Kể từ lúc tàu Nam Việt nổ súng cho đến khi tàu của chúng bị đánh cho tơi tả, chỉ vẻn vẹn trong vòng có mười mấy phút. Theo kiểm nghiệm của hải quân Nam Việt sau trận chiến, ngoại trừ tàu tuần tiễu số 10 bị ta đánh chìm ra, 16 chiếc tàu hộ tống đã bị trúng 820 phát đạn, 2 chiếc tàu còn lại đều bị trúng trên cả ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của trận chiến và sự anh dũng trong tác chiến của hải quân Trung Quốc.

Mặc dù hạm đội của Nam Việt đã bị đánh tơi bời, tàu bên quân ta lúc này cũng ở trong tình trạng không hay: Tàu  389 cháy mãi không tắt, thân tàu bị nghiêng lệch nặng, buộc phải đưa vào bãi cạn với sự hiệp trợ của các tàu bên ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì với tầu tuần tiễu số 10 đã không còn đủ năng lực tự vệ của Nam Việt. Cuối cùng phải để cho 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đưa tàu tuần tiễu số 10 của bên quân địch nhấn chìm xuống biển.

Trận hải chiến Tây Sa cùng hậu quả của nó đã khiến cho Trung Quốc và chính phủ Nam Việt cùng cảm thấy kinh hoàng và bất ngờ. Trung Quốc là bên yếu thế về hải quân đã giành được thắng lợi không hề có sự chuẩn bị ở Tây Sa đã lập tức bắt đầu tổng động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, ra tay giải quyết luôn vấn đề Tây Sa. Phía Trung Quốc khẩn cấp trưng dụng 500 lính đánh bộ và dân binh, đưa các tàu quân sự và tàu cá ra vùng chiến địa vào ngày 20, ngoài việc điều các tàu của hạm đội Nam Hải khẩn cấp ra chi viện Tây Sa, 2 tàu khu trục đạn đạo của hạm đội Đông Hải cũng từ phía nam eo biển Đài Loan tới tăng viện. Về không quân, nghe nói khi ấy đã điều máy bảy chiến đấu F-7 vừa mới được nghiên cứu chế tạo (có tính năng ngang với Mic-25), mặc dù thời gian đậu lại giữa không gian trên vùng biển Tây Sa của loại máy bay chiến đấu này chưa đầy 10 phút, nhưng sự xuất hiện của nó vẫn gây sự phấn chấn lớn lao. Ngày 20 tháng 1, bộ đội tinh nhuệ của Trung Quốc đã đến Tây Sa, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo hạm, đã chiếm gọn cả 3 hòn đảo từng bị hải quân Nam Việt chiếm giữ từ năm 1956, bắt sống 48 tên địch, trong đó có 1 sĩ quan liên lạc Mỹ.

Tuy Bắc Việt đang đánh nhau với Nam Việt, nhưng khi chúng ta trừng phạt Nam Việt, trong lòng Bắc Việt chưa hẳn đã hài lòng. Với trận hải chiến Tây Sa, hải quân Nam Việt vốn đã có sự chuẩn bị, với ý chí quyết giành bằng được, không ngờ lại bị ăn một đòn trời giáng, đột nhiên trở nên hoảng loạn. Khi viên chỉ huy trận hải chiến đến gặp Tổng thống Nam Việt để báo cáo, không dám nói là trận hải chiến đã bị thất bại, mà chỉ một mực trách không quân không đến chi viện. Đến chiều ngày 20 tháng 1, Nam Việt mới đưa tàu quân sự Kỳ lân chở 1 tiểu đoàn lính đánh bộ, với ý đồ tăng viện cho quân đóng ở Tây Sa (nửa đường đã quay về), ngoài ra còn cho tập kết lính hải, không quân rải khắp làm khung sườn tái chiếm, nhưng sau khi đối mặt với sự tăng viện lớn của bên quân ta, lính hải quân Tây Sa bám trận địa chờ thời từ trước, đã không hề dám manh động, cuối cùng phải rút về.

Trong trận chiến ở Tây Sa, các tàu quân sự của phía Nam Việt đã bị đánh chìm, bị đánh trọng thương, bị thương nhẹ mỗi loại 1 chiếc, lính tử trận hơn 100 người, bị bắt sống 18 người, số bị thương không rõ. Các tàu phía Trung Quốc bị đánh trọng thương 1 chiếc, bị thương nhẹ 3 chiếc, lính tử trận 18 người, bị thương 67 người. Mặc dù phía Trung Quốc đã không lường trước được hết quyết tâm khai chiến của Nam Việt, binh lực điều động hết sức yếu ớt, nhưng sĩ quan binh lính hải quân Trung Quốc tham gia chiến trận đã chiến đấu dũng cảm, chiến thuật vận dụng cũng hết sức thành công, nên cuối cùng đã giành được thắng lợi. Khi xem xét đến sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa hai bên, sẽ thấy chiến quả như vậy là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam Việt. Nếu không, đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau khi thống nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của phía Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.

1)  Số lượng tàu tham chiến

Con số thực và loại hình tàu tham chiến của phía Trung Quốc: 2 tàu chống ngầm, 2 tàu dò mìn, 2 tàu hộ tống cao tốc; trong đó có 4 tàu khai chiến trước, 2 tàu đuổi theo sau, và chính 2 chiếc tàu đuổi theo sau này đã khiến hải quân Nam Việt cho là còn có một loạt tàu tăng viện nữa đang đuổi tới, gây khiếp đảm, làm quân Nam Việt phải bỏ chạy, ở bước ngoặt quyết định cuối cùng đã làm cho cán cân thắng lợi nghiêng về phía quân ta.

2)  Ai là người nổ phát súng đầu tiên?

Thật tình là hiện giờ cũng không thể nói rõ được ai là người nổ phát súng đầu tiên. Theo những người tham chiến nói, khi ấy bên quân ta chắc chắn không ra lệnh nổ súng, nhưng trước khi nổ súng, bên quân Nam Việt đã bắn 1 phát đạn pháo về phía quân ta bằng pháo **, (đương nhiên là không có trong lệnh), do hỏa pháo chủ yếu của các tàu bên quân Nam Việt đều được điều khiển tự động bằng rađa, cho nên phát đạn pháo này bên quân ta phán đoán là để hiệu chỉnh hệ thống điều khiển bắn tự động, đồng thời sau khi tàu bên quân Nam Việt lui lại với ý đồ giãn cách cự ly (điều này buộc phải làm về mặt chiến thuật khi tàu lớn khai chiến với tàu nhỏ), chỉ huy bên quân ta phải ra lệnh cho 2 biên đội bám sát, đồng thời cảnh báo: Chú ý, quân địch sắp nổ súng! Vào lúc ấy, trận hải chiến đã nổ ra. Khi người bên quân ta phát hiện thấy nòng pháo bên quân địch tóe lửa một cái là liền lập tức đạp cò! Cho nên gần như cùng lúc với bên quân địch nổ súng, đạn pháo bên quân ta cũng nhả luôn! Nhưng do phía quân ta pháo nhỏ, vận tốc cao, thế nên loạt dạn pháo đầu tiên của bên quân ta đạp cò sau, nhưng lại rơi xuống đầu hải quân Nam Việt trước (quả có chút nực cười). Lúc này, chỉ huy bên quân ta quả thực không ra lệnh nổ súng, bắn trả hoàn toàn là sự phản ứng tự động của các chiến sĩ (sự phản ứng tự động này tương đối quan trọng, nếu như đợi đến khi chỉ huy ra lệnh mới bắn trả, thì rất có thể lịch sử về trận hải chiến Tây Sa sẽ phải viết lại). Viết đến đây, đã có thể rõ được ai là người nổ súng trước rồi.

3)  Trận hải chiến đã liều ném luôn cả lựu đạn?

Không phải là bên quân ta đã có chiến pháp liều ném lựu đạn trong trận hải chiến, mà là một chiếc tàu khi ấy do bị thương, mất lái, tốc độ chạy quá nhanh, đâm thẳng vào giữa 2 chiếc tàu bên quân Nam Việt, nên đã bị tấn công bằng hỏa lực chằng chịt rồi bốc cháy, tổn hại nghiêm trọng, chiếc tàu phía sau của quân ta nhìn không rõ (khi ấy cho là khói do tự mình tuôn ra) sợ đánh bị thương nhầm tàu mình, lại không thể chi viện được, nên kết quả là chiếc tàu này lái luôn cả khói lửa đâm thẳng vào tàu số 10 của địch, thuyền trưởng hoa mắt:  Lắp tên lửa chống tàu ngầm! Chuẩn bị sống chết với quân địch. Thế là tàu số 10 quay lái sạt qua tàu của ta, nguy hiểm tới cực điểm. Lúc này hỏa pháo của hai bên đều không thể dùng được, thuyền trưởng gặp nguy ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy bên quân ta cơ bản chưa chuẩn bị đánh trận hải chiến, trên tàu này có mấy hòm lựu đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, vào lúc này đã được điều dùng cho trận chiến. Thế là mọi người tranh nhau vớ lấy lựu đạn ném sang tàu số 10 của Nam Việt, có người còn ôm luôn cả bệ phóng tên lửa chống tăng của bộ binh bắn về phía tàu Nam Việt! Đây chính là xuất xứ của chuyện quân Trung cộng đã sử dụng lựu đạn mà Nam Việt đã thông tin cho giới truyền thông sau này, nhân lúc quân địch hoảng loạn chuyển hướng, quân ta đã ngoặt tàu chạy hết tốc độ, đẩy lui được cuộc tấn công của Nam Việt, sau đó lao tới tự cứu lại được bãi đá ngầm.

4)  Được mất về chiến thuật của trận hải chiến

Về kết quả của trận hải chiến mọi người đều đã rõ: Bên quân Nam Việt: 1 chiếc tàu hộ tống nhỏ nhất (phiên hiệu “Sóng dữ”, 650T) bị chìm, 3 chiếc tàu khu trục còn lại bị thương (rất nhẹ). Bên quân ta: 1 chiếc tàu dò mìn gần như bị chìm (đưa lên bãi cạn thành công, tất nhiên, nếu đưa lên bãi cạn không kịp thì chắc chắn sẽ chìm), bị thương 1 chiếc, 2 chiếc còn lại cũng bị thương nhẹ, nhưng 2 chiếc thêm vào sau đó lại không hề bị sứt mẻ gì.

a)  Khi khai chiến, cả hai bên đều theo quan điểm đã đánh phải đánh cho giập đầu, tấn công vào tàu chỉ huy của đối phương, song đều phán đoán nhầm: Trong số 2 biên đội bên quân ta, 1 chiếc tàu xông lên trước nhất là tàu chỉ huy, mà bên quân địch tấn công lại là 2 chiếc tàu ở đằng sau 2 biên đội bên quân ta, phán đoán sai (nếu như quân địch khi ấy đọc được báo chí Trung Quốc thì sẽ không bị sai). Bên quân ta phán đoán quân địch sợ chết, cho nên viên chỉ huy sẽ nấp ở đằng sau, vì thế cũng tấn công 2 tàu ở đằng sau, và cũng phán đoán sai! Xác minh sau trận chiến cho thấy, tàu chỉ huy bên quân địch là tàu đầu ở biên đội số 2!

b)  Bên quân Nam Việt đã sai lầm về vận dụng chiến thuật:  Hải quân Nam Việt cho rằng tàu của ta đại pháo lớn, dùng đạn xuyên thép làm thủng cho mấy lỗ là tàu nhỏ của mày chìm ngay, cho nên trong lúc bắn nhau bên quân Nam Việt đã sử dụng đạn xuyên thép (tất nhiên, không thể nói là không đúng, nhưng nếu như một tàu dùng đạn xuyên thép, một tàu dùng đạn bộc phá thì rất có thể bên quân ta sẽ phải chịu kết cục thảm hại, bởi dẫu sao thì tàu của ta cũng quá nhỏ).

Bên quân ta cho rằng, mặc dù mày là hỏa lực tự động, nhưng có phải lúc nào cũng có người đến thao tác đâu? Tao đánh cho mày bò lê bò càng hết cả ra, thì mày có tự động hóa thì cũng chẳng có ai đến ấn nút được cả! Cho nên tình hình bên quân ta sử dụng đạn bộc phá (người viết cho rằng đây là chiến thuật khi ấy không có biện pháp để đề xuất) trong giao chiến là:  Hai bên vừa bắn nhau, toàn bộ hải quân trên tàu quân sự Nam Việt đều chui hết cả xuống dưới boong tàu, còn hỏa pháo tự động hóa cũng bị mất hiệu lực khi bị quân ta tấn công trọng điểm vào hệ thống điều khiển tự động bằng rađa, người điều khiển pháo đương nhiên là không bắn được chúng ta nữa rồi. Sau khi bên quân ta bị bắn đạn xuyên thép, phần tàu chìm dưới nước bị thủng mấy lỗ lớn, mà những miếng nút chúng ta chuẩn bị sẵn thì lại không đủ, may mà có các chiến sĩ xả thân bịt lại thì mới bảo vệ được tàu. Từng có tin là có chiến sĩ đã hi sinh vì dùng thân mình bịt tàu, thế nhưng quân lính hiện giờ đã được điều đi xa rồi, lát nữa người viết kể cho mọi người nghe về trận hải chiến Xích Qua Tiêu (tức Bãi đá Gạc Ma – ND) thì sẽ biết.

Lời cuối:  Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.

Trong trận hải chiến oai hùng thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa của quân dân Trung Quốc, hải quân Trung Quân ở vào thế yếu về trang bị, tổng cộng đã bắn chìm một tàu hộ tống,  bắn bị thương ba tàu khu trục, tiêu diệt thuyền trưởng tàu “Sóng dữ” cùng hơn 100 quân dưới quyền bên quân Nam Việt; trong khi đổ bộ thu hồi ba hòn đảo Cam Tuyền, đảo San Hô và đảo Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc  đã bắt sống được thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 quân dưới quyền bên quân Nam Việt, viên sĩ quan liên lạc Kirsch thuộc Lãnh sự quán Mỹ thường trú tại Đà Nẵng cũng đã thành tù nhân của quân dân Trung Quốc. Tất nhiên, trong trận chiến đấu bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải trả những cái giá nhất định. Chính ủy tàu 274 của hải quân Trung Quốc, Phùng Tùng Bá cùng 18 sĩ quan binh lính khác đã anh dũng hy sinh, 67 chiến sĩ tham chiến bị thương, tàu 389 của ta bị bắn hỏng.

Biên đội trên biển, bộ đội tàu chống ngầm của hải quân ta

Trong trận chiến, tàu tham chiến của quân ta đã cố sức áp dụng thủ pháp cận chiến, cự ly bắn giữa hai bên từ 1.000 m đến 300 m, pháo bắn nhanh khẩu độ nhỏ của quân ta liên tục rót đạn về phía tàu địch, buộc địch không còn dám ở lại trên tầng cao của tàu quân sự.

Trong ảnh là tàu của hải quân Nam Việt chuẩn bị xâm phạm vùng biển Tây Sa đang được kiểm tra sửa chữa ở cảng Đà Nẵng, đồng thời đậu ở bên ngoài là kỳ hạm tham chiến của hai quân Nam Việt, phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (số ghi bên mạn tàu là “5”).

Bản đồ hiển thị tác chiến của trận hải chiến Tây Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Sau thắng lợi của trận hải chiến Tây Sa, quân ta thừa thế thu hồi lại tất cả những hòn đảo đã bị Nam Việt xâm chiếm, bắt sống hơn 40 sĩ quan binh lính Nam Việt, trong đó có cả 1 cố vấn Mỹ.

————

Ghi chú của BTV:

(1) Chiếc HQ-10 mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ” (怒涛), Việt Nam gọi là Nhật Tảo, do ông Ngụy Văn Thà làm thuyền trưởng lúc đó .

(2) Ông Nguyễn Thành Trí lúc đó giữ chức đại úy.

(3) Có lẽ bài gốc được viết trước năm 2004.

(4) Tức thiếu tá Ngụy Văn Thà, sau khi mất, ông được truy phong hàm Trung tá Hải quân.

Nguồn: Canglang.com

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Bản tiếng Việt © Quốc Trung

97 bình luận to “559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố”

  1. […] Trung Quốc. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của […]

  2. […] Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog Basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính […]

  3. […] trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog     Basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính […]

  4. […] trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog     Basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính […]

  5. Người Việt trong nước hình như không thèm đếm xỉa gì đến những tài liệu do người Việt ở hải ngoại viết về trận Hải Chiên Hoàng Sa mặc dù họ là người trong cuộc, ngay cả trên trang Nhật Báo Ba Sàm này cũng hiếm khi đề cập tới, có vẻ như là tài liệu ở hải ngoại thuộc loại “ngụy” hay là “không chính thống”.

    Nhân đề tài này, xin được giới thiệu tới độc giả ỦY BAN NGHIÊN CỨU TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA, một tổ chức của những quân nhân thuộc Hải Quân VNCH đã mất 6 năm ròng rã để sưu tầm, soạn thảo và ấn hành tác phẩm HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974 tại địa chỉ : http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/12/uy-ban-nghien-cuu-tran-hai-chien-hoang.html

    Đọc để mở rộng tầm nhìn về một biến cố lịch sử vẫn đang còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh đất nước.

  6. […] Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố […]

  7. Tần Cối said

    CẢM ƠN
    “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”.

  8. TC Việt Mường said

    Đọc bài: Lộ diện kẻ đánh mất Hoàng Sa sau 33 năm
    https://dinhtan.wordpress.com/2010/12/11/l%e1%bb%99-di%e1%bb%87n-k%e1%ba%bb-danh-m%e1%ba%a5t-hoang-sa-sau-33-nam/#comment-619
    ——————————————————————
    Vẫn cái thói nói chuyện trơ tráo. Ông ta là chuẩn tướng, là người nằm vùng của VC mà không có một hành động gì, lại gắp lửa bỏ tay người. “Ngày ấy, VN chỉ là quân cờ trong tay nước lớn” – ông ấy đã nhận ra việc đó mà vẫn không có biện pháp hãm phanh chiến tranh nào, vẫn ăn cháo đá bát VNCH mà hại nhân dân mình để cho cuộc chiến thêm phần khốc liệt. Ông Nguyễn Hữu Hạnh đúng là nhân cách giả tạo, một kẻ chỉ biết bợ đít các kẻ khác. Vậy mà vẫn làm đến UVTƯ MTTQVN thì hiểu kẻ bợ đít oai hùng như thế nào, đang “thời bợ đít” mới thế.

  9. LÊ BÌNH said

    TẠI SAO BASAM DẤU ĐI COMMENT GÓP Ý CỦA TÔI?TÔI GÓP Ý NHƯ VẦY MÀ CŨNG XÓA ? MỌI Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ “HƠI HƠI TRÁI CHIỀU” VỚI CHỦ BÚT ĐỀU KHÔNG ĐƯỢC TRANG ” SIÊU DÂN CHỦ” NẦY GẠT PHẮT HAY SAO?
    LẼ NÀO BASAM CHỈ CHO HIỂN THỊ COMMEN KHEN…ĐẠI CHÍNH MÌNH?!

    XIN ĐỪNG TẢNG LƠ VỚI COMMENT NẦY NHÉ.

    • LÊ BÌNH said

      ỦA? VẬY CÒN NỘI DUNG COMMENT CỦA TUI GỞI TỐI QUA ĐI ĐÂU RỒI?
      BASAM CHO “TREO” COMMEN HỎI NẦY NHƯNG LẠI DẤU ĐI COMMENT GỐC THÌ CÓ CÒN Ý NGHĨA GÌ NỮA?
      CHƠI CHO ĐẸP VÀO ĐI !

      (GIẢ SỬ NHƯ BASAM CHO RẰNG COMMENT CỦA TUI SAI QUẤY THÌ CŨNG CẦN PHẢI CHỈ RA SAI QUẤY Ở ĐÂU CHỨ? TUI CHỈ CHO RẰNG NÓ “SAI” BỞI NÓ “DÁM ” CHỈ RA CÁI …CHƯA ĐÚNG CỦA BASAM -MÌNH TỰ BẢO MÌNH PHẢI TỰ “KIỂM DUYỆT” LỜI LẼ THIỆT CHẶT ! BỞI LỠ LỜI NÓI …THIỆT THÌ CHẲNG CÓ ĐẤT DIỄN Ở TRANG “DÂN CHỦ” NẦY ĐÂU-KINH NGHIỆM ĐAU THƯƠNG TẠI ĐÂY MÌNH CÓ VÔ KHỐI)

  10. Hu..Hu… Đọc xong bài này mà muốn khóc. Bao giờ lấy lại được HS-TS đây hả trời? Thù Tàu 1 thì hận CS 10!!!

  11. Ẩn danh said

    ho nam thien on 15/12/2011 lúc 01:31
    said:

    – “Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở
    Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân
    đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm
    1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam
    Việt. ” Điều này chứng tỏ Việt Nam đang
    làm chủ Hoàng Sa một cách hòa bình vì

    trước đây Hoàng Sa không hề có chiến
    tranh và làm chủ bằng chiến tranh xâm
    lược. Vì vậy trung quốc là kẻ xâm lược
    chiếm đảo làm gì có phản kích tự vệ. (……) Đặc biệt là những tên u mê mất gốc làm
    tay sai cho bọn hán. Theo quan điểm của
    khổng tử thì bọn chúng còn tệ hơn bọn
    hán, bán mình theo hán rồi khi lệ thuộc
    bọn hán cũng không tin và sẽ bị chính
    bọn hán xử nốt.

    – Hôm nay có cầu truyền hình láng giềng,
    thật đáng tiếc. Truyền hình quốc gia VN
    lại trực tiếp với truyền hình tỉnh quảng
    tây, khu tự trị dân tộc choang nghia là
    sao ? Trong hoàn cảnh này, trung quốc
    thì toàn quốc cảnh giác, hâm dọa chiến

    tranh lên án VN, trong khi VN thì toàn
    quốc ru ngủ hữu nghị.ca ngợi hữu nghị.
    Có phải là chuyện nỏ thần hiện đại sao?

    – Chúng ta rất muốn gởi một thông điệp
    rằng, VN là đất nước có văn hóa á đông
    gần trung quốc nhưng VN là đất nước
    độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm biển
    đảo Hoàng sa, Trường Sa. Nếu cầu truyền
    hình chống lại việc này thì những kẻ tay

    sai đã tự nhận án tử hình gia truyền.
    Nghĩa là chưa xử được bọn chúng thì
    cho dù có hơn 100 năm sau, hậu duệ con
    rồng cháu tiên sẽ xử hết tất cả hậu duệ
    bọn bán nước tay sai chỉ ngoại trừ có sự
    lập công chuộc tội.

    ———————–
    “Nếu ai cam tâm làm tôi mọi cho TQ gây đau thương mất mát cho đồng bào, tổn hại đến quyền lợi của Tổ Quốc thì những kẻ tay
    sai đã tự nhận án tử hình gia truyền.
    Nghĩa là chưa xử được bọn chúng thì
    cho dù có hơn 100 năm sau, hậu duệ con
    rồng cháu tiên sẽ xử hết tất cả hậu duệ
    bọn bán nước tay sai chỉ ngoại trừ có sự
    lập công chuộc tội.”
    Vâng, có lẽ, trong bối cảnh họa ngoại xâm lăm le ngoài ngõ, nội gián táo tợn tay trong của thế nước hiện nay thì đây là lời thề của dân tộc VN dành cho những kẽ đại nghịch bất đạo, cam tâm bán rẻ giống nòi cho ngoại bang. Chắc hẵn, danh phận của bọn tay sai đã được toàn dân theo dõi và ghi nhớ?

  12. Quốc Hận said

    dấu đầu hở đuôi , kẻ phản quốc lại to mồm quy tội người yêu nước , một sự ngược đời , không khác thằng ăn cắp khoe mẽ với thiên hạ , vu vạ tội cho người bị mất của , qua sự việc quần đảo hoàng xa , cho ta thấy chính quyền cộng sản xử sự như thế nào ? không phản ứng việc mất quần đảo mà còn cám ơn Tầu , còn quân đội miền Nam họ chống trả quyết liệt với Tầu để giữ gìn biển đảo cho Tổ Quốc , hai sự việc trên cho ta thấy , đâu là chính nghĩa đâu là phản quốc , nhân dân ta có còn tin tưởng nữa không , câu nói của người xưa ( mang trứng gửi cho ác ) mọi người dân trên đất nước này hãy tỉnh ngộ mà nhận ra lẽ phải , cùng đứng lên phá vòng lô lệ , để tự cứu mình !!!!!

    • Khoằm said

      Xem cái này đi: Bài trên trang 1, báo Nhân Dân số ra ngày 26.2.1988<Sau khi sơ lược về vị trí địa lý hai quần đảo, bài báo nêu các mốc chính của quá trình các nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và liên tục thực hiện chủ quyền tại hai quần đảo, Hoàng Sa và Trường Sa, kể từ thế kỷ XVIII.- Tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), vua Gia Long sai cai đội Hoàng Sa là Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa để thăm dò đường biển.- Năm 1816, vua Gia Long long trọng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.Ngày 7.9.1951, ông Trần Văn Hữu – Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Bảo Đại – long trọng tuyên bố trước đại diện của 51 nước dự Hội nghị San Fransisco: hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là bộ phận lãnh thổ Việt Nam.- Ngày 13.7.1961, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 174-NV, đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này xã Định Hải, thuộc quận Hoà Vang.- Từ ngày 15.1 đến 20.1.1974, Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình: “Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.”- Ngày 15.3.1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố bị vong lục về vấn đề biên giới Việt -Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.- Ngày 28.9.1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa….Phần II của Văn kiện về Hoàng Sa – Trường Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 25.4.1988: Thái độ của các nước về “chủ quyền của Trung Quốc” đối với hai quần đảo.Trong phần này, có đoạn lý giải về: phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ung Văn Khiêm năm 1956; Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phản đối Hoa Kỳ quy định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có nói khu vực đó phạm vào “vùng biển Tây Sa của Trung Quốc”.<Thương lượng hoà bình: con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảoTrong phần này, có dẫn lời Đặng Tiểu Bình trong cuộc hội đàm với Tổng bí thư Lê Duẩn, ngày 24.9.1975: “Giữa hai bên có tranh chấp về hai quần đảo và hai bên có thể bàn bạc với nhau.”Bản đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày ngày 26.4.1988 – Văn kiện Hoàng Sa – Trường Sa và luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 25.4.1988.Phần 1: Những luận cứ của Việt Nam và Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trường Sa 14.3.1988 – Công bố Văn kiện Hoàng Sa, Trường SaNgày 25.4.1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo, công bố Văn kiện về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chủ trì họp báo, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm khẳng định: “Các Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thực sự, liên tục và hoà bình chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này khi chúng còn là đất vô chủ, ít ra là từ thế kỷ XVII đến nay.”Để làm rõ vấn đề này trước công luận, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ những luận cứ phi lý, xuyên tạc lịch sử và địa lý của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố văn kiện về hai quần đảo đó. Văn kiện gồm 3 phần:Phần 1 – Những luận cứ của Việt Nam và Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, theo tập quán quốc tế, việc xác định chủ quyền của một nước đối với một lãnh thổ dựa trên nguyên tắc thật sự, nghĩa là chủ quyền phải được thực hiện một cách thật sự, liên tục và hoà bình.<<Các triều đình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ cai trị của Pháp, chính quyền Sài Gòn và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều thực hiện chủ quyền bằng biện pháp hoà bình, không hề dùng vũ lực để chiếm đoạt hai quần đảo này của bất cứ nước nào.Trung Quốc chỉ chiếm đóng Hoàng Sa tháng 4.1956 và tháng 1.1974, chiếm đóng một số bãi đá ngầm ở Trường Sa từ tháng 1.1988, cả ba lần đều bằng vũ lực.Phần 2 – Thái độ của các nước về “Chủ quyền của Trung Quốc” đối với hai quần đảo.Chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bác bỏ tại các hội nghị quốc tế bàn về lãnh thổ Trung Quốc như Hội nghị Cairo tháng 11.1943, Hội nghị Posdam tháng 7.1945, Hội nghị San Fransisco tháng 9.1951. Thứ trưởng Đinh Nho Liêm cũng vạch rõ dụng ý của Trung Quốc trong việc trích dẫn ba lần tuyên bố của Việt Nam năm 1956, 1958 và 1965. Theo ông, cần xem xét ba lần tuyên bố này trong bối cảnh tình hình từ năm 1956 đến năm 1965… Khi đó, là đồng minh của nhau, Việt Nam tin cậy Trung Quốc, cho rằng sau chiến tranh vấn đề lãnh thổ giữa hai nước sẽ được giải quyết…Phần 3 – Thương lượng hoà bình, con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo.Trường Sa 14.3.1988 – Tỉnh Hải Nam và chiến lược bành trướng của Trung QuốcViệc Quốc hội khoá 7 của Trung Quốc thông qua quyết định thành lập tỉnh Hải Nam – bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được đánh giá là có tầm quan trọng chiến lược ngang với việc đưa quân vào Tây Tạng năm 1950, đẩy đường biên giới tây-nam của Trung Quốc tới giáp phía Bắc dãy Himalaya.Bài trên báo Nhân Dân số ra ngày 20.4.1988 và 21.4.1988 tóm lược quá trình Trung Quốc chinh phục đảo Hải Nam, ý đồ của Bắc Kinh khi thành lập tỉnh Hải Nam.Dân tộc Lê (Ly) bản địa ở Hải Nam có liên quan đến dân tộc Ly ở Thanh Hoá Cho đến đầu thế kỷ 20, các chính quyền Trung Quốc đều coi lãnh thổ của họ chỉ từ Hải Nam trở lên phía Bắc. Hàng loạt tài liệu chính thức và không chính thức của Trung Quốc đều thể hiện, điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Như: Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ xuất bản năm 1896, Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản năm 1910. Cuốn Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư xuất bản năm 1906 ghi rõ: điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Cuốn sách này còn nói rõ, điểm cực Nam ở vĩ tuyến 18 độ 13 phút Bắc…Từ năm 1909, Trung Quốc mới bắt đầu bộc lộ tham vọng ôm lấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam… Năm 1950, Trung Quốc xuất bản bản đồ Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc phân tỉnh tinh đồ, trong đó điểm cực Nam được đưa xuống xa hơn 1500 km, tới tận vĩ tuyến 4 độ Bắc, gần bờ biển Malaysia. Theo bản đồ này, biên giới trên biển của Trung Quốc trùm lên 80% biển Đông… Từ yêu sách trên bản đồ và lời nói, nhà cầm quyền Trung Quốc từng buớc hành động. Năm 1956, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa quân chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ, Trung Quốc đánh chiếm nốt nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chỉ huy chiến dịch bành trướng bờ cõi này là Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh, được đích thân Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai uỷ nhiệm… Họ xây dựng hạm đội Hải Nam thành hạm đội mạnh nhất của hải quân Trung Quốc, mở những cuộc tập trận từ Hải Nam tới tận Trường Sa… Từ tháng 8/1987, Trung Quốc chuẩn bị thành lập tỉnh Hải Nam, nhằm hợp pháp hoá việc thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sau khi đã chuẩn bị kỹ về dư luận, về lực lượng quân sự và dự án lập pháp, Trung Quốc bắt đầu hành động, gây nên sự kiện 14.3.1988.Phương cách “chính trị pháo thuyền” của Trung Quốc khơi động những mối lo ngại từ lâu về chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa ở Đông Nam Á. Trường Sa 14.3.1988 – Trung quốc lập tỉnh Hải NamMột tháng sau sự kiện đẫm máu 14.3, ngày 13.4.1988 Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, bao gồm các đảo, bãi đá ngầm và vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.và Tuyên bố của Uỷ ban Đối ngoại, Quốc hội Việt Nam về việc Trung Quốc lập tỉnh Hải NamTuyên bố ngày 15.4.1988 của Bộ Ngoại giao Việt NamTrung Quốc tiếp tục mưu đồ lấn chiếm với chiêu bài “nghiên cứu hải dương học”.Bài trên báo Nhân Dân, ngày 10.4.1988Dư luận phương Tây khi đó đã nhận ra chính sách “ngoại giao pháo thuyền” của Trung Quốc và cách “thử phản ứng” cho vai trò tương lai của Trung Quốc ở châu Á.Trường Sa 14.3.1988 – các đảo Hải quân Việt Nam đang đóng giữTrước 30/4/1975, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ 5 đảo của quần đảo Trường Sa: Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa.Trước sự kiện 14.3.1988, ta đã đóng giữ thêm gần chục đảo, trước mũi tàu Trung Quốc. Hiện nay tại Trường Sa, Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Từ 14/4/1975 đến 29/4/1975, Đội 1 thuộc Đoàn 126 đặc công nước phối hợp với Đoàn 125 và một bộ phận của D471, Đặc công Quân khu 5 lần lượt giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.Tháng 4/1976, Quân chủng Hải quân đã tổ chức diễn tập đổ bộ và chống đổ bộ trên các đảo Trường Sa.Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường trinh sát quanh các đảo ta đã đóng quân. Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang. Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông. Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh). Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông. Cũng trong tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.Ngày 8/5/1978, Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa được thành lập. Năm 1980, đơn vị được nâng cấp thành Lữ đoàn 146. Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia vây đảo An Bang, nhưng tàu của họ phải rút đi sau 11 ngày gây áp lực với quân ta không có kết quả.Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài. Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được hoàn thành.Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Họ đã tổ chức tập trận ở khu vực Trường Sa từ 16/5 đến 6/6/1987. Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngày 25/10, quân ta đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập). Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3) thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.Đô đốc Tư Lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88). Hải quân nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3). Chúng ta đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc.Ngày 14/2/1988, 3 tàu chiến của đối phương lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. 1g30 ngày 15/2, tàu 701 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6/2) đã lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng nhưng đã trở thành chiếc lô cốt, thành bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn! Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.Ngày 12/3, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3, cắm cờ Việt Nam trên đảo. 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17h ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu 604, 505.Đêm 13/3, quân ta bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Sáng 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 phát hiện bốn tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo bảo vệ Quốc kỳ.Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh. Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ ta từ tàu 604 lao xuống biển bơi vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng với nhau quây thành một vòng tròn để bảo vệ lá cờ thấm máu đồng đội.Quân địch bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu 604, khiến tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ ta đã hy sinh cùng tàu 604.Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo lúc 5h. Khi thấy tàu 604 bị bắn chìm, thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu anh hùng này đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy. Thủy thủ tàu 505 vừa dập lửa cứu tàu, triển khai bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988 những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3 tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.Các liệt sĩ Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu HQ-505, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong năm 1988, quân ta đóng giữ thêm 11 bãi đá ngầm khác, nâng tổng số đảo đóng giữ tại quần đảo Trường Sa lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.Từ tháng 6/1989, để tăng cường bảo vệ chủ quyền tại thềm lục địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp giáp quần đảo Trường Sa, Hải quân nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đừơng, Ba Kè. Tại đây chúng ta đã xây dựng nhiều trạm Kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1).Danh sách 21 đảo do Hải quân Việt Nam đóng giữ, đăng trên báo Nhân Dân ngày 14.4.1988. Các đảo được liệt kê theo toạ độ, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.Tuyên bố ngày 20.2.1988 của Bộ Ngoại giao Việt NamTrường Sa 14.3.1988 – Trung Quốc lấn từng bướcĐầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2) thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Họ còn định chiếm một số đảo chìm, bãi đá khác, nhưng Hải quân Việt Nam đã nhanh hơn Bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa.<Tuyên bố ngày 6.4.1988 của Bộ Ngoại giao Việt NamSau sự kiện 14.3, Trung Quốc nói rằng Việt Nam khiêu khích, gây hấn trước.

  13. […] liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố và được dịch ra tiếng Việt trên một số trang mạng, […]

  14. Bị làm con tin said

    Trung Quốc đang nắm đàn cán của con dao, họ biết nhiều sự thật về chính phủ CS thời đó và thời nay, họ biết rất nhiều sự thật về Hồ chí Minh..có .những diều mà dảng lâu nay nói láo tuyên truyên hay che đậy không muốn dân biết. Vì thế TQ dùng lá bài này để nắm được chóp các ông , bảo gì phải nghe nếu cứ lạng quạng không tuân thủ thì họ cứ ”xì” chút ít những chuyện như vậy. Đây chỉ còn là chuyện nhỏ . Cứ chờ xem lúc họ cần ” xi” thêm chuyện khác nữa.

    • Vài lời said

      Cái ”xì” này có lẻ để trừng trị NT Dũng dám cả gan tuyên bố ” TQ dùng vũ lực chiếm TS trong thời VNCH” choc giận nhà Hán

  15. NDD said

    Tôi tiến, hãy theo tôi;
    tôi lùi, hãy bắn tôi;
    tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
    Tôi không phải là thần thánh,
    tôi chỉ là một người bình thường,
    tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
    một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.

  16. […] 559. Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố […]

  17. – “Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam Việt. ” Điều này chứng tỏ Việt Nam đang làm chủ Hoàng Sa một cách hòa bình vì trước đây Hoàng Sa không hề có chiến tranh và làm chủ bằng chiến tranh xâm lược. Vì vậy trung quốc là kẻ xâm lược chiếm đảo làm gì có phản kích tự vệ. Chỉ khi nào thế giới này mọi người là óc lợn mới nghĩ là phản kích tự vệ.
    – Việt nam đang bị nồi da xáo thịt chứ không thì bố bọn hán còn mạng mà chiếm được đảo.
    – Ngẫm lại thấy liên kết của bọn mao tưởng mà khóc hận cho những kẻ bao năm chia rẽ đoàn kết dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là những tên u mê mất gốc làm tay sai cho bọn hán. Theo quan điểm của khổng tử thì bọn chúng còn tệ hơn bọn hán, bán mình theo hán rồi khi lệ thuộc bọn hán cũng không tin và sẽ bị chính bọn hán xử nốt.
    – Hôm nay có cầu truyền hình láng giềng, thật đáng tiếc. Truyền hình quốc gia VN lại trực tiếp với truyền hình tỉnh quảng tây, khu tự trị dân tộc choang nghia là sao ? Trong hoàn cảnh này, trung quốc thì toàn quốc cảnh giác, hâm dọa chiến tranh lên án VN, trong khi VN thì toàn quốc ru ngủ hữu nghị.ca ngợi hữu nghị. Có phải là chuyện nỏ thần hiện đại sao?
    – Chúng ta rất muốn gởi một thông điệp rằng, VN là đất nước có văn hóa á đông gần trung quốc nhưng VN là đất nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm biển đảo Hoàng sa, Trường Sa. Nếu cầu truyền hình chống lại việc này thì những kẻ tay sai đã tự nhận án tử hình gia truyền. Nghĩa là chưa xử được bọn chúng thì cho dù có hơn 100 năm sau, hậu duệ con rồng cháu tiên sẽ xử hết tất cả hậu duệ bọn bán nước tay sai chỉ ngoại trừ có sự lập công chuộc tội.

    • Khoằm said

      Tháng trước Lại Văn Sâm làm cầu truyền Hình Việt – Nga, tháng này Diễm Quỳnh là cầu truyền hình Việt – Trung hóa ra Diễm Quỳnh học ở TQ.

      Ai có đầu KTS VTC xem kênh Quảng Ninh thì sẽ thấy vụ cầu truyền hình này (có cả hội thi tiếng hát truyền hình nữa) là chuyện bình thường ở huyện.

      Nhưng xét Dân Nước Việt thì trước giờ rõ ràng là chả ưa gì cái tên hàng xóm rắc rối này rồi, mình suy nghĩ đơn giản cái cầu truyền hình này được nhiều hơn mất.

      Chúng ta cũng thừa hiểu rằng 1 chương trình truyền hình chả làm cho nhà cầm quyền TQ thay đổi được cái gì cả, nhưng ít nhất, nó có thể làm cho người dân TQ xem chương trình đó có cái nhìn thoải mái hơn khi nói đến người Việt Nam, góp phần nào hạn chế bớt mấy cái loa cực đoan của bọn ‘dân tộc chủ nghĩa’ bên đó.

      Chúng ta cũng chả tham vọng gì mình trực tiếp từ HN mà bắt nó phải trực tiếp từ BK, thực tế một tí, gây dựng không khí hòa dịu với các tỉnh trực tiếp liền kề với chúng ta là lợi ích sát sườn hơn, nội nguyên cá khu Tự trị Dân tộc Choang dân số đã gấp mấy lần Nước Việt..

  18. […] Trung dịch Theo blog Anh Ba Sàm BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến […]

  19. Hoanglam said

    ăn lắm ị nhiều. Đáng nhẽ cũng kệ thôi nhưng đọc song lại muôn đi ị. Ba sàm có phai là ba láp

    ?

  20. nguyễn văn Đức said

    cảm ơn anh em TQ đã thay chúng tôi thu hồi được quần đảo Tậy Sa từ tay quân tay sai Nam Việt. vậy là rõ ràng ai là loại bán nước. không cần có những giòng viết trên tôi cũng đặt dấu hỏi là tại sao lại bắt giam những người biểu tình chống TQ chính quyền này là ai mà lại bắt giam những người đứng lên chống lại TQ. bây giờ không ai còn tin tưởng vào việc chính quyền này nói nữa họ chỉ nói mà không làm gì cả.

    • Nguyễn An Liên said

      Nhưng chính phủ Trung quốc ” đồng chí, anh em” đã từ chối bức ” điện cảm ơn ” này mới ” nhục như con cá nục ” chứ !

  21. […] Posted on 14/12/2011 by bahaidao Canglang.com 07-11-2011 Quốc Trung dịch Posted by 559. Basamnews  on 14/12/2011 BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận […]

  22. […] on Tháng Mười Hai 14, 2011 by bahaidao Canglang.com 07-11-2011 Quốc Trung dịch Posted by 559. Basamnews  on 14/12/2011 BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận […]

  23. khách said

    Nông Đức Mạnh là hình mẩu của Đảng viên Đảng CSVN …

  24. nông dân said

    http://www.pagewash.com//nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.eq.lnubb.pbz/oybt/zbq/neg_gvgyr/*uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/znvgatuv/negvpyr=3fzvq=3d543
    Không phải là MTH mà chính xác là lão Cua Rận

  25. Ôi “Vinh Quang” thay Quân Lực VNCH….!!!!!!!!????

  26. dong said

    Oi, thang con nit ranh cua TQ ABS oi.
    Tuong gi, doc mot choc thay buon cuoi, rang he, thoi, thoi ky den toi .oi…oi..oi.i( cua N.N.TU nha)
    chuc ngu ngon.
    Coi chung, neu tai co cau Chinh Phu hoac The che thi keu toi day nha!!!
    Con tai co cau may thu khac thi de yen toi ngu, luc nao ” chin” hoac ” ham ninh nhu” thi kiem mieng .

  27. B40 said

    Thà rằng chẳng biết cho xong
    Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu !
    Mơ hồ bạn với “cú diều”
    Để Dân tộc phải chịu nhiều khổ đau
    Hãy nên tỉnh ngộ mau mau !
    Kẻo hậu họa chẳng biết đâu mà lường !

  28. MỘT GÓC VỀ NGHỀ GIÁO
    Nghề dạy học được cho là “ một nghề cao quý trong các nghề cao quý”. Nói nôm na nghề dạy học gọi là nghề Giáo. Nghề này rất được ưu tiên, quan tâm, đầu tư của Nhà nước, xã hội, nhưng công việc, sản phẩm của nghề này vẫn còn nhiều bất cập, sai sót. .. Phải chăng nên xem lại nghề Giáo ?
    Không có nghề nào dễ làm như nghề Giáo: Có “ món “ ( Giáo án ) cứ “ xào “ năm này qua năm khác.
    Thật vậy! Nếu làm kỹ sư hay bác sĩ, hay cán bộ quản lý …thì phải luôn trau dồi nghề nghiệp, đổi mới công nghệ, bổ sung những kiến thức để phù hợp với xã hội, với thực tiễn, còn làm nghề Giáo thì chỉ tốn công năm đầu làm giáo án còn những năm sau cứ thế “copy”, giảng dạy. Nói cách khác là có “ món “ cứ xào đi, xào lại năm này qua năm khác, vậy mà có người làm cũng không xong !
    Cũng không có nghề nào có cái DANH tốt như nghề Giáo! Học trò gọi thầy, gọi cô đã đành đến ba mẹ của trò cũng gọi là thầy, là cô. Các quan chức dù cấp cao như thế nào nếu biết thì cũng gọi là thầy, là cô ( Chứ đố dám gọi là thằng nầy, con nọ ! ). Ai ai cũng gọi là thầy, là cô !
    Bọn người hay chửi thề thì chỉ có chửi mẹ, chửi bà chứ chẳng bao giờ dám chửi cô !
    Cũng không có nước nào trên Thế giới này như nước ta: Dành riêng một ngày trong năm để toàn xã hội tôn vinh nghề Giáo.
    Một tuần lễ các ngành nghề khác phải làm việc từ 40 đến 48 giờ còn nghề Giáo thì chỉ khoảng 18 đến 20 giờ nhưng mức lương thì hệ số ngang nhau, vậy mà lắm kẻ khi nói đến lương của nghề Giáo thì tỏ ra …thương hại !
    Không có nghề nào bình an, an nhàn như nghề Giáo . Nếu anh là kỹ sư, bác sĩ, cán bộ quản lý… thì anh phải luôn cố gắng phấn đấu, cạnh tranh với đồng nghiệp, còn nghề Giáo thì chỉ vất vả một hai năm đầu, sau đó vào biên chế thì anh làm như thế nào chăng nữa cũng không ai đuổi việc anh, trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng, dính dáng đến pháp luật..vv.
    Bây giờ các cô làm nghề Giáo rất có giá !
    Các giám đốc, các sĩ quan công an, bộ đội có “ mốt “ thích lấy vợ là cô giáo, bởi các cô có thời gian chăm sóc chồng , con, biết cách giáo dục con cái !
    Các thầy giáo, nhất là các thầy giáo dạy các môn khoa học tự nhiên là một trong những nghề có thu nhập cao của xã hội.
    Và cũng không có nghề nào “ được ăn, được nói “ như nghề Giáo! Nói thì nói toàn nhân nghĩa nhưng học trò mà không quà cáp, không đi học thêm, học kèm thì chì chiết, chửi mắng, hành hạ. Chính vì vậy mà những năm gần đây xu hướng nộp đơn thi vào các trường sư phạm là rất cao. Điểm chuẩn vào các trường sư phạm gần như nằm ở tốp cao nhất . Thế nhưng có một thực tế là nhìn nhận và đánh giá nghề Giáo hiện nay không đúng, lệch lạc vì vậy mà nền giáo dục của nước nhà mặc dù được sự quan tâm của Nhà nước, xã hội, tốn kém rất nhiều ngân sách của Đất nước nhưng vẫn …ì ạch, luẩn quẩn, bệ rạc, không phát triển. Phải chăng vì hiện trạng không nhìn nhận đúng nghề Giáo ? Có phải nghề Giáo không “ sòng phẳng”, công bằng với mọi ngành nghề khác ? Và có sự “ bao che “, “ bảo kê” của xã hội , của Nhà nước ?
    Đã qua rồi cái thời “ Muốn sang phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy !” Ngày xưa các thầy giáo làng “ ăn cơm nhà, vác tù và làm hàng tổng “ . Họ làm việc không công, dạy học vì muốn đem cái chữ, cái nghĩa trao cho trò , nhưng giờ dạy thêm mà đến tháng không đưa tiền thì đố tháng sau được tiếp tục học ? Ngày xưa người thầy giáo phải đạo đức, nghiêm trang, phải làm gương cho học trò noi theo. Dạy học thì “ Tiên học lễ, hậu học văn “, còn ngày nay thì thầy giáo mua dâm, cô giáo bán điểm, hiệu trưởng thì bê tha, lấy trường học làm nơi mua bán dâm, nhậu nhẹt, giết người…vv. Không có nơi nào bầy nhầy, ghê tởm như ký túc xá sư phạm ! Các cô giáo tương lai thì yêu đương, buông thả, các thầy giáo tương lai thi nhậu nhẹt, bỏ học, đánh nhau, bài bạc… Khi trở thành thầy cô giáo thì không tận tụy, cố gắng với công việc, không trau dồi nghề nghiệp, đạo đức, nên “ sản phẩm “ chính vì thế có bao nhiêu chuyện rối rắm, tiêu cực, bị báo chí, dư luận lên án, lo âu …
    Cái nghề mà hằng năm được Nhà nước, xã hội dành một ngày để dung túng cho hành vi “ Đưa hối lộ “ và “nhận hối lộ”.
    Nên chăng phải nhìn nhận đúng hơn về nghề Giáo ?
    Có nhìn nhận đúng, công bằng, sòng phẳng so với mọi ngành nghề khác thì giáo dục nước nhà mới phát triển, tương xứng với những đầu tư của Nhà nước, xã hội. Và cũng từ đó “ sản phẩm “ mới đúng tầm, không bị méo mó, lo âu, lệch lạc…

    • Khách thường xuyên đọc AnhBaSàm said

      Bác ơi, dưới bầu trời VN hiện nay thì nghề nào cũng rứa cả thôi ! Riêng với ngành GIÁO DỤC tôi cũng buồn như bác trước “sự nghiệp trồng người” của đảng ta, khi mà Cương lĩnh của ĐCS ngay từ khi thành lập đã xác định đối với trí thức phải “đào tận gốc, bốc tận rễ”. Vậy thì tình cảnh như bác nêu là tất yếu thôi, dù có nhìn nhận khác thế nào đi nữa thì kết cục “sản phẩm” vẫn rứa thôi.

  29. Ẩn danh said

    Khách đã nói
    14/12/2011 lúc 11:38

    Ai cung hieu My da lam ngo de TQ danh chiem Hoang Sa, nhung tai sao luc nay TQ dua bai viet nay ra? Vi ho dang muon chia re Viet nam & My vao luc nay . Dung la mot chieu tham doc cua TQ

    ——————
    Tại sao bài báo được tung vào thời điểm này? Có lẽ, bác đã nói đúng. Nhưng bọn tay sai của TQ lại không ngờ rằng cũng chính bài báo đó vạch trần sự thật mà ĐCSVN cố giấu hàng mấy chục năm nay. Không lẽ TQ cũng muốn đánh nguội thằng em?. Đó là lời cám ơn của ĐCSVN dành cho TQ vì đã chiếm lấy được quần đảo Hoàng Sa của VN. Thậi mĩa mai. Ngoại bang chiếm đất của ông cha để lại mà vẫn phải cám ơn rối rít !!! Và cũng từ đây người dân VN cả hai miền đã nhận thức được rất rõ bộ mặt gian xảo tham lam của khựa và tay sai nên càng quyết tâm ủng hộ việc liên kết cùng Hoa Kỳ và các nước trong khu vực để chống lại dã tâm xâm chiếm biển đảo cùng đất liền của VN. Trong quá khứ, người Mỹ đã mắc phải sai lầm và nay họ đang ra sức sửa chửa những sai lầm đó bằng cách quay trở lại BĐ với một ý chí mạnh mẽ.

  30. Dòng Dõi Hồng Bàng said

    Xin hỏi ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam:
    Ông và Bộ ngoại giao Việt Nam có ý kiến gì về bài báo này
    Hay là cũng lại “ngậm miệng ăn tiền”

  31. Chợ Lớn said

    Chỉ cần một bài báo của nước ngọ thôi thì người việt xôn xao cả lên, ai bảo người việt không ảnh hưởng Trung Hoa Đại Quốc.

  32. […] Ba Sàm Like this:LikeBe the first to like this […]

  33. Somalit said

    Tại sao ta lại phải nghe những gì thằng Trung quốc nói, trong khi thằng Trung quốc là vua thủ đoạn, lời nói chẳng có nước nào tin cả. Ta có thể không tin những lời cộng sản VN thì càng không thể tin lời thằng trung quốc.

  34. […] nguồn Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. […]

  35. Xq said

    Csvn vì tham vọng bất chấp hậu qủa,để cs tàu ngư ông đắt lợi. Vn chỉ là con cờ trong tay nước lớn,vì lợi ích Mỹ bỏ con săn sắt bắt con cá MẬP-LIÊN XÔ-bù lại họ cưu mang hàng triệu người tị nạn-vượt biển,ODP,HO…-đó là hành động chuộc lỗi với dân Nam VN. Csvn dính bẩy bọn Tàu,kết bằng hữu với kẻ cướp,
    rồi van xin để nó trả lại ! Ngày xưa,mua chuộc tướng LữHán -QDĐảng TQ-làm ngơ để giết QDĐảng VN -vụ án phố Ôn như Hầu- đúng gậy ông đập lưng ông. Khốn khổ thay cho phận nước nhỏ!

  36. Khách said

    Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”.

    ĐAU !!!!

    Liệu vài năm sau phía “bạn” có tiết lộ tiếp: “năm 20… Việt nam gửi điện cảm ơn Trung Quốc đã giữ và quản lý hộ Tây Sa”?

    Sự thật như cái kim trong bọc, sẽ có ngày lòi ra. Tài liệu này như một cái tát vào mặt những kẻ lừa đảo đang cố đổ tội cho QĐ VNCH đã “hèn nhát bỏ chạy để mất đảo cho nước ngoài”.

    • Khách thường xuyên đọc AnhBaSàm said

      Tôi rất ngờ câu “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt” của bọn tàu đểu.
      Tôi nhớ học giả Hoàng Tranh của TQ đã viết rằng Chủ tịch HCM trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng đã yêu cầu được nghe một bài hát của TQ. Tôi không tin điều này (vì nhiều lý do). Năm 2009 chúng tôi có dịp gặp trực tiếp ông ta trong một bữa ăn tối tại Quảng Tây. Sau bữa ăn tôi đã hỏi ông ta rằng trước lúc Chủ tịch HCM lâm chung ông có mặt ở bên cạnh hay không mà ông viết như vậy? Ông ta tảng lờ và lẩn đi chỗ khác. Vậy có đáng tin không?

      • noileo said

        “Mấy hôm nữa thì Chính ủy Trung đoàn xác nhận là có thật cái việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Nhưng ông này nói thêm: “Các đồng chí Trung Quốc giúp ta lấy Hoàng Sa, sau này sẽ giao lại cho mình. Lo cái gì. Đây là việc làm mang tầm chiến lược”.” (blog Mai Thanh Hai)

  37. Nông dân quèn Miền Nam said

    Tôi nghĩ chúng ta phải chơi với những quốc gia nào có ý định kiềm hãm thậm chí triệt tiêu TQ, càng chơi với nhiều quốc gia nói trên càng có lợi nay mai. Chúng ta nhất định triệt tiêu TQ chia nó ra thành nhiều nước nhỏ tự trị. Như vậy, VN không còn nỗi ám ảnh của Bành Trướng Bắc Kinh

  38. Nguoi doc bao said

    Tội nghiệp anh TCS,khi sống anh đã ôm đàn hát vang:
    “Một ngàn năm nộ lệ: giặc Tàu,
    Một trăm năm đô hộ: giặc Tây.
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho con, gia tài của mẹ một lũ bội tình…”
    Sau ngày 30/4 anh phải lên bờ xuống ruộng vì đã nói 20 năm nội chiến.
    Không biết bạn thế nào, riêng tôi, tôi đã cố gắng hết sức để không phải tin cuộc chiến tranh vừa qua giữa hai miền Nam Bắc là nội chiến.

    • dong said

      Ho ” xay dung CNXH va CNCS tren toan the gioi” nen do chi la buoc di rat nho cua ke hoach.
      Con “noi chien” hay khong la do TAM tung nguoi, vi du:
      – Nguoi noi rang, dau xuc pham toi, si nhuc toi, nhung nhan dan toi phai com no ao am, phai tien bo …( nha vua TL)
      – Nguoi noi rang, dau dot chay ca day TS, du HN HP co thanh tro bui cung danh…
      Hen xui.

    • TC Việt Mường said

      Nội chiến rõ ràng, ở chỗ:
      1/ Mỹ không đi xâm chiếm đất đai nước khác, bằng chứng là giao lại Nhật, Hàn cho nhân dân họ (trước cuộc chiến tranh VN) và sau này Mỹ cũng không chiếm Nam Tư, I-Rắc, Apganixtan hoặc bất cứ nước nào.
      2/ Nó chỉ là nơi cho cuộc chiến ý thức hệ CNXH và CNTB, Miền Nam nhận việc trợ từ Mỹ và đồng minh tư bản, còn Miền Bắc nhận viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc và đồng minh XHCN.

      Để xẩy ra chiến tranh là do những người lãnh đạo của chúng ta mê muội, tàn nhẫn với dân tộc mình, kể cả Nam và Bắc, nhưng lãnh đạo Miền Bắc tội nặng hơn vì xua dân đi bắn dân mình. Nói chung Miền Bắc chịu 80% tội, còn Miền Nam chịu 20%.

  39. Nông dân quèn Miền Nam said

    TQ đánh hoàng Sa, Mỹ không can thiệp do có lý do của nó (chúng bắt tay nhau), nó không phụ họa TQ tấn công luôn. Bắc VIệt tại sao không can thiệp? lại gởi điện cám ơn:”Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt!”. Hành động này thật chẳng khác gì để rắn vào nhà cắn gà mình. Bây giờ rắn cắn luôn chủ nhà là điều tất yếu.

  40. nông dân said

    buồn cười quá đi thôi, bây giờ mà còn có những người tin vào chuyện nhảm nhí rằng Ông tướng Hạnh của VNCH bảo rằng đánh mất HS là do Ông Thiệu. he hehe Đầu óc thê`1 này sao khá lên được? Thằng phóng viên nào đó viết xong rồi lấy cái hình của Ông Hạnh bỏ vào rồi la làng lên là Ông Hạnh nói thế, Bác PV Đào tào lao đem về trao trên Blog. Thế là cả đám tin vào tin Vịt .
    Bây giờ lại cũng có kẻ cho rằng Mỹ đểu , không giúp VNCH chống lậi TQ, hình như mấy tay chơi này chưa bao giờ học lịch sử hoặc đọc sách nhỉ ? Vậy thì về mà tìm cuốn sách nào cũng được chỉ cần có nói về Hiệp Định Paris là hết chưỡi rủa nữa nhá.
    Trong HĐ Paris , có 1 điều kiện là ” Mỹ rút quân ra khỏi VN, không tham chiến dù bất cứ hình thức nào” Vậy thì tại sao lại trách Mỹ nhúng vào ? Ai muốn Mỹ không được tham chiến tại VN ? Lúc trước thì bảo Mỹ phải rút quân khỏi VN và hoan hô um xùm, nay thì lại trách Mỹ không giúp VN giũ đảo. Nếu ngày ấy Mỹ mà tham dự vào thì cũng sẽ có khối bác la làng rằng Mỹ vi phạm trắng trợn HĐ Paris.
    Luật nhân quả thôi .
    Ai còn mù mờ xin mời qua Blog Mai Thanh Hải hỏi “lão gia ” ấy lúc đó thì thế nào? bác này lúc ấy là bộ đội MB và bác có kể lại tình hình lúc đó .

    • Khoằm said

      “Ai còn mù mờ xin mời qua Blog Mai Thanh Hải hỏi “lão gia ” ấy lúc đó thì thế nào? bác này lúc ấy là bộ đội MB và bác có kể lại tình hình lúc đó .”
      =======
      MTH năm 1974 mới dứt sữa xong, vậy bác ý kể lại tình hình lúc đó thế nào?

      • nông dân said

        Lão gia ấy là CUA RẬN, VÀO blog của lão Cua Rận thì sẽ rõ

      • nguyễn văn Thép said

        Nếu VNCH lúc đó giàn không quân,hải quân ra tái chiếm Hoàng Sa thì sẽ mắc mưu quân Cộng Sản Bắc Việt và Trung Cộng.Chúng muốn chia nhỏ lực lượng Quân Đội VNCH ra phía biển đông để thừa cơ xâm chiếm đất liền và các thành phố VNCH năm 1974 .Vì vậy VNCH đành để mất đảo để giữ đất liền.

        Nhưng quân xâm lược Cộng Sản đã cố xâm lược, thì trước sau gì VNCH cũng không tự vệ mãi được. Cộng Sản Bắc Việt đã không ngờ Đàn Anh Trung Cộng Ngư Ông Đắc Lợi, chiếm luôn Đảo và Biển của VN ta.

        Đúng là Gậy Ông Đập lưng ông. Cộng Sản Việt Nam đã lộ rõ bản chất bán nước để giữ lấy Đảng CS. Việt Nam có thể hy sinh tới người cuối cùng để bảo vệ chủ nghĩa Mác LêNin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Âu cũng là vận nước phải trải qua 70 năm đen tối. Hy vọng 2015 Việt Nam sẽ hồi sinh và vững bước trên trường Quốc Tế.

      • noileo said

        “THÌ RA CÁC ÔNG Ở TRÊN CŨNG DỚ DẨN…”
        Mai Thanh Hải Blog

        Mai Thanh Hải Blog – Những câu hỏi đặt ra rất bình thường nhưng cũng không kém phần nhức nhối về vấn đề Hoàng Sa nói riêng và biển đảo nói chung của người lính già trong Blog Cua Rận. Nỗi niềm tâm sự: “Đã lâu không thấy đài báo nói đến cụm từ “dân tộc Việt Nam anh hùng”. Ừ nhỉ. Chỉ thấy phim Tàu, tin kinh tế Tàu tràn ngập ti vi từ Trung ương đến cấp tỉnh và người Tàu thì nhan nhản mọi nơi trên đất Việt Nam. Nhiều đến nỗi nếu có tai nạn như vụ Dìn Kí thì Ba Tàu cũng góp mặt số đông…” khiến chúng ta không thể không giật mình nhìn ra hiện tại cuộc sống, ở ngay đất nước của mình.

        Xin trân trọng giới thiệu bài viết.
        ——————————-

        BĂN KHOĂN

        Hồi tháng giêng năm 1974

        Bọn mình đang đánh nhau ở Tiên phước Quảng Nam. Suốt ngày OV10 vè vè trên đầu kêu gọi “cán binh Cộng sản bỏ súng quay về Bắc với cha già vợ dại con thơ”. Rồi tiếng ru con eo éo, tiếng trẻ con khóc u oa… cải lương lâm li… ong ong bên tai. Điên hết cả người!.

        Một hôm không thấy ru eo éo, không thấy u oa, không thấy cải lương… mà lại thấy léo nhéo: “Hỡi các cán binh cộng sản Bắc Việt! Bọn giặc Trung Cộng đã ngang nhiên xâm lược nước Việt Nam, ngang nhiên dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Chính phủ… bán nước, công nhận Hoàng Sa là của Trung Cộng. Là người Việt Nam chúng ta cùng nhau chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất đai Tổ quốc”.

        Cánh lính mình đều nghe thấy hết. Nhưng không đứa nào dám hỏi gì. Phải đến vài hôm sau mình mới mạnh dạn hỏi chính trị viên. Lão ta bảo: “thằng ngụy nó nói bậy. Tin thế chó nào được!”.

        Mấy hôm nữa thì Chính ủy Trung đoàn xác nhận là có thật cái việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Nhưng ông này nói thêm: “Các đồng chí Trung Quốc giúp ta lấy Hoàng Sa, sau này sẽ giao lại cho mình. Lo cái gì. Đây là việc làm mang tầm chiến lược”.

        Mình là thằng lính trơn, tuổi mới 20, chẳng biết thế nào là chiến lược chiến thuật nhưng nghe vậy thì tin ngay vì “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” Trước khi đi bộ đội, mình thấy khối nhà còn treo ảnh Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ bên cạnh ảnh Cụ Hồ. Sinh hoạt Đại đội vẫn có thằng đứng lên hát “Ra khơi nhờ tay lái vững làm cách mạng nhờ tư tưởng Mao Trạch Đông” (Ta hai jang xing kháo tua sâu oản ù sâng tì quó thi thái jang)…Và Chính ủy đã nói là phải đúng.

        Năm 1975, không thấy nó trả Hoàng Sa. Mình nghĩ: “Chả nhẽ Chính ủy nói phét?”. Năm 1976, cả đơn vị phải đi đánh nhau biên giới Tây Nam. Rồi 1979 thằng Tàu đánh biên giới phía Bắc. Lúc bấy giờ lại thấy Chính ủy bảo: “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm”.

        Thì ra các ông ở trên cũng dớ dẩn…

        Năm 1988 nó xả súng giết 64 chiến sĩ tại Trường Sa.

        Mấy năm sau lại thấy khẩu hiệu “Đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng”.

        Rồi thấy giải tán những người biểu tình bày tỏ Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Vào mạng Bauxit và một số trang hô hào “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” thì lại bị ngăn tường lửa.

        Vừa rồi vụ biển Đông, giặc Tàu xâm phạm chủ quyền, các báo nhà nước ú ớ nói chả ra đầu ra đũa. Xem trên ti vi, cái cô Phương Nga Phương Ngiếc vừa phản đối, vừa làm duyên mặt tươi như người mẫu trình diễn áo tắm. Chắc là nói mấy câu cho qua lượt.

        Được mỗi hôm rồi lại im thin thít.

        Mình hỏi mấy ông Bí thư Chi bộ: “Có biết chuyện biển Đông vừa rồi không?”. Ông nào cũng không biết, ông nào cũng há hốc mồm nghe, xong lại còn hỏi ngược lại: “Thật á? Thật á? Chả có nhẽ?”, sau đó lại khen: “Phim Trạng sư Mộng Cát của Tàu hay thật!”.

        Hôm nay, nghe Philippin gọi hẳn Đại sứ quán Tàu quở trách. Cái anh Phi vậy mà gớm! Chả như mình!.

        À! Phải rồi!. Đã lâu không thấy đài báo nói đến cụm từ “dân tộc Việt Nam Anh hùng”. Ừ nhỉ!. Chỉ thấy phim Tàu, tin kinh tế Tàu tràn ngập ti vi, từ Trung ương đến cấp tỉnh và người Tàu thì nhan nhản mọi nơi trên đất Việt Nam. Nhiều đến nỗi nếu có tai nạn như vụ Dìn Kí thì Ba Tàu cũng góp mặt số đông…

        Chợt nhớ một cái đề, cho học sinh điền vào dấu 3 chấm (…)

        Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm.

        Tổ quốc ta có bao giờ… thế này chăng.

        Sao mà ra đề ác thế, khó thế!!! Điền không đúng ý thì liệu thần hồn!.

        Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 23:08
        Nhãn: CHỦ QUYỀN – BIỂN ĐẢO

  41. Bác Ba Phi said

    LỘ DIỆN ĐẢNG CHƯ HẦU ĐẠI HÁN

    Cùng chung lý tưởng đại đồng
    Hoàng Sa đảng đã cho không bạn vàng
    Giờ còn rống họng oang oang
    Hoàng Sa đất Việt rõ ràng lũ gian

    Với dân rộng họng la làng
    Với khựa câm họng không màng Hòang Sa
    Bây giờ dân Việt nước ta
    Đã biết bản chất ranh ma đảng này

    Bắt giam nhà báo Điếu Cày
    Chỉ vì khẳng định đảo này của ta
    Đảng này là đảng yêu ma
    Bắt người như ngóe gian tà có dư

    Tuyên truyền xuyên tạc tổ sư
    Chuyện không nói có, có từ rất lâu
    Cùng đường thì húc sừng trâu
    Hoặc ngồi sủa đổng “gâu gâu” luật rừng

    Luôn mồm khoác lác tự xưng
    Đảng ta dân chủ xin đừng xía vô
    Cúi đầu làm phận hán nô
    Miễn sao có được ô tô nhà lầu

    Lãnh đạo một lũ mặt NGẦU(*)
    Chỉ giỏi dùng cái đầu trâu húc càn
    Dân ta lớp lớp hàng hàng
    Mai này diệt gọn lũ gian chúng mày

    Tom cat ! mày khá lắm thay
    Hán gian cài cắm đảng này leo cao
    Có giỏi làm thử xem nào
    Đừng có hù dọa dân tao nhé mày

    Bây giờ không phải trước đây
    Bắt người thật dễ xin mày nhớ cho
    Ba Sàm,… chẳng chút âu lo
    Là mày phải hiểu nên lo là vừa.

    (*) Từ Hán Việt là BÒ

  42. Ôi Quê Hương Tôi !!!! said

    Những cái đầu chiến lược của Mỹ mưu cao thật. TQ thoạt tưởng là “thâm” nhưng bản chất tham lam, ngạo ngược ngàn đời khiến chúng cực kỳ ngu. TQ chắc chắn thua Mỹ trong cuộc chiến giành vị thế “bá chủ” thế giới.

    Theo TQ chỉ có mất đất, mất nước. Theo Mỹ thì có cơ tự cường và có thể trở thành một Việt Nam mới như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc đã làm được.

    TQ hay Mỹ? Nhân dân chọn ai? Đảng chọn ai?
    Đất nước tôi, đồng bào tôi còn khổ đến bao giờ?

  43. Chích Chòe Lửa said

    Ngay Tưởng Giới Thạch kẻ đối đầu với Trung cộng cũng đã ý thức được việc cưỡng chiếm Hoàng sa và ngấm ngầm hổ trợ.
    Còn Cộng sản Bắc việt thì sao? Họ đã lặng thinh khi lãnh thổ VN bị chiếm mất, chua sót thay. Lịch sử VN sẽ ngàn đời ghi nhận nổi đau này….

  44. Ẩn danh said

    bước chân dẩm lên là xương máucũa tiền nhân và của chính chúng ta,trong đáy mắt tôi dưới đáy hòang sa là xương cốt
    của bạn bè ,dưới biển đông nam á là những thuyền nhân đã
    nằm xuống trên đường tị nạn cộng sản có người viết [nổi đau này tôi chịu đựng đây]
    các bạn ơi.
    thân thể việt nam là mắt bão xoay ,nơi âm dương tạo dựng,nơi
    rồng bỏ biển đông,nơi tiên bỏ núi,mối tình dựa vào núi và chao
    trên sóng mở giang sơn bởi chử nhân nghĩa và tồn tại cho tới hôm nay.có lần tôi viết
    ……dân tộc tôi nào có tội gì đâu
    hơn bốn ngàn năm cũng vì yêu nước
    giữ vững cơ đồ đã một kỳ quan….
    chúng ta bước xuống gian tà và thánh thiện ,các bạn có biết
    cuối đường chính thắng tà,nên tôi tin tưởng việt nam tồn tại
    dân tộc việt hùng cường sau gian nan này,lưới trời lòng lộng ,thưởng phạt công minh ,nên hãy như anh hải, như chị
    hằng và như huynh thục vi .quả thật không thẹn với trời đất

  45. Ẩn danh said

    Ai cung hieu My da lam ngo de TQ danh chiem Hoang Sa, nhung tai sao luc nay TQ dua bai viet nay ra? Vi ho dang muon chia re Viet nam & My vao luc nay . Dung la mot chieu tham doc cua TQ

    • KOSOHUDOA said

      Chỉ có bạn hiếu sai Mỹ làm ngơ thôi…HD Paris 27-01-1973 ko cho phép Mỹ can dự …Bai này tuyên truyền đổi trắng thay đen…Kẻ đi xam lược, bành trướng cả Thế gioi đều biết từ ngày 19-01-1974 đến nay…lại dùng cụm từ : Phản kích tự vệ…với lực lượng nhỏ hơn quân VNCH..?
      -Tuy nhiên, Ngày nay VN đã có sách lược ngoại giao khôn khéo….sẽ có đối thoại lấy lại Hoàng sa bàng biện pháp Hòa bình…theo luật biển quốc tế UNCLOS 1982…Mấy tháng qua, hoat động ngoại giao có nhiều thành tưu quan trọng, nâng cao vị thế VN trong Ásean và Châu Á- TBD….được đông đảo bạn bè quôc tế ủng hộ, dồng tình…
      Chuyện ai đó gây căng thẳng ỏ Biển Đông có tính chiến thuật…hù dọa là chính( Ko đánh mà thắng…)…Ko ai dại dột đi gây chiến, lợi bất cập hại…

  46. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/12/14/tai-lieu-mat-ve-hai-chien-hoang-sa-do-trung-quoc-tiet-lo/ Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. « Trần Thanh Hiệp: Quyền Lập Hiến Ở Việt Nam […]

  47. […] +Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố ( Quốc trung dịch):Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. (Đọc tiếp…) […]

  48. […] Nguồn anhbasam […]

  49. nguyen trong tuyen said

    NGUYỄN HỮU HẠNH là thằng […]. Thân mang hàm tướng ăn trên ngồi trước, vinh thân phì gia. Có bao giờ ra mặt trận đâu mà bây giờ trở mặt chửi QĐVNCH. Con cháu nó cũng sẽ không còn hưởng được ân huệ […]. Ai biết được tên tuổi con cái của nó hãy nêu ra cho bà con thiên hạ biết

    • BẤM VÀO XEM HÌNH Nguyễn Hữu Hạnh là AI  ? : tên Phản tướng Hèn tướng đáng ngàn đời phỉ nhổ !=======================================================

      Mãi mãi trong Chiến sử – Việt sử 

      Đại Việt gian có hai mặt thật như :

      Phản – Hèn tướng ngàn đời phỉ nhổ !

      Theo giặc trong – giặc ngoại cũng không từ !

      Trọn đời hắn sống mòn đời vô loại

      Ôi Chiến tranh mang vào cõi Không hư :

      Danh Tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Chiến hữu …

      Thương thân Bại tướng – Hàng tướng … hiền từ !…

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      • TRÍCH NGUYÊN VĂN bài viết TRÊN ĐÂY nhưng TRÌNH BẦY lại :

        ” Năm 1950, Trung Quốc xuất bản bản đồ Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc phân tỉnh tinh đồ, trong đó điểm cực Nam được đưa xuống xa hơn 1500 km, tới tận vĩ tuyến 4 độ Bắc, gần bờ biển Malaysia.

        Theo bản đồ này, biên giới trên biển của Trung Quốc trùm lên 80% biển Đông…

        Từ yêu sách trên bản đồ và lời nói, nhà cầm quyền Trung Quốc từng buớc hành động. Năm 1956, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa quân chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.

        Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ, Trung Quốc đánh chiếm nốt nhóm phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.


        Chỉ huy chiến dịch bành trướng bờ cõi này là Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh, được đích thân Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai uỷ nhiệm…

        không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.


        Họ xây dựng hạm đội Hải Nam thành hạm đội mạnh nhất của hải quân Trung Quốc, mở những cuộc tập trận từ Hải Nam tới tận Trường Sa…

        Từ tháng 8/1987, Trung Quốc chuẩn bị thành lập tỉnh Hải Nam, nhằm hợp pháp hoá việc thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Sau khi đã chuẩn bị kỹ về dư luận, về lực lượng quân sự và dự án lập pháp, Trung Quốc bắt đầu hành động, gây nên sự kiện 14.3.1988.Phương cách “chính trị pháo thuyền” của Trung Quốc khơi động những mối lo ngại từ lâu về chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa ở Đông Nam Á. ”

        =========== >>>>>>>

        CHỨNG TỎ bài viết TRÊN ĐÂY còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc,


        không như ý kiến của một số người NHƯ THẰNG VIỆT GIAN PHẢN TƯỚNG HÈN TƯỚNG Nguyễn Hữu Hạnh đáng ngàn đời phỉ nhổ

        cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”…

  50. […] sai trái của Trung Quốc về “chủ quyền” Hoàng Sa và Trường Sa anhbasam Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố + TRUNG QUỐC CÓ THỂ TỰ CỨU VÃN NỀN KINH TẾ CỦA MÌNH? + QUỐC TẾ HÓA […]

  51. Ẩn danh said

    bọn mỹ và trung quốc đã bắt tay với nhau để gây rối nước ta lâu dài. đúng là bọn thâm hiểm.

    • ĐÚNG LÀ 1 góp ý GÂY HỎA MÙ !!!

      “bọn mỹ và trung quốc đã bắt tay với nhau để gây rối nước ta lâu dài. đúng là bọn thâm hiểm.”

      CHÍNH RA PHẢI VIẾT

      bọn TÀU KHỰA gây rối nước ta lâu dài. đúng là bọn thâm hiểm.

      LUẬN ĐIÊU như thằng ĐẠI VIỆT GIAN nguyễn hữu hạnh TÓM LƯỢC QUA CÂU của anh BS

      “không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.”

      NGÀY NÀO còn bọn […] thì TỔ QUỐC VIỆT NAM còn mất mát đau khổ chắc sẽ thành GIAO CHỈ QUẬN Thế kỷ 21 !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

      • Ẩn danh said

        cho tui nói hớt ở đây vài giòng.’
        theo tui mỹ nó có ý đồ rỏ ràng ,20năm ở vn ,nó nắm tình hình vn rất rỏ ràng.lui một bước bây giờ trung cộng bị thế bao vây hình như thiên thời địa lợi nhân hòa đang nghiêng về
        mỷ,nếu nó đả tính thế cờ này ,bạn nghỉ sao

  52. Quốc Hận said

    […] mọi việc trong thiên hạ sẽ trở lại như cũ , đất đai biển đảo của Việt Nam sẽ là của Việt Nam , đó là một chân lý bất di bất dịch chỉ có những kẻ ham mê chức quyền đứng trên đầu dân tộc , sau này khó tránh khỏi pháp luật !!!!!!

  53. […] Theo: ABS […]

  54. Mixnai said

    Trung quốc đã tận dụng thời cơ không thể nào tốt hơn để chiếm Hoàng sa, khi họ đã được Mỹ nhắm mắt làm ngơ với chiêu “không biết, không nghe, không thấy” của hạm đội 7 khi được yêu cầu trợ giúp của Việt Nam cộng hòa. Trong khi đó Trung quốc đang là đồng minh cộng sản của Bắc Việt, nên lãnh đạo nhà ta ngây thơ nghĩ rằng đồng chí tốt Trung quốc chiếm giữ Hoàng Sa tạm thời thay cho mình, không ngờ lại “giao trứng cho ác” để rồi “mất trứng”.

  55. danquangnam said

    Goi cong ham cong ham cong nhan chu quyen cua Trung Quoc tren vung bien dao cua Viet Nam la hop ly . Vay theo ong Luat su Tran Dinh Thu thi goi dien chuc mung Trung Quoc chiem Hoang Sa cua Viet Nam cung la hop ly ( ? )
    Chuc mung dang cong san VN co nhung dang vien Trung kien ” chi biet con dang con minh ” nhu Tran Dinh Thu .

  56. “Dân ta phải biết sử ta
    Cho tường gốc tích nước nhà việt Nam”
    Trường Sa và cả Hoàng Sa
    Là phần máu thịt nước nhà Việt Nam.

    Ngàn năm chứng cứ rành rành
    Đâu cho kẻ cướp la làng kêu to
    Kêu rằng lưỡi chúng “lưỡi bò”
    Chiếm bằng súng ống lại vu cho người.

    Biển ta có cả Hoàng Sa.
    Bao đời khai thác ngư dân yên bình.
    Bỗng đâu lũ ác bá quyền
    Xưng danh ” nước lạ” chiếm luôn cho mình.

    Gây bao thảm họa tai ương
    Ngư dân nước Việt vào đường lầm than.
    Cướp tàu, đánh đập, bỏ tù
    Bắt đòi tiền chuộc như phường lưu manh

    Mồm kêu bốn tốt chữ vàng
    Nhưng dạ sâu hiểm hơn loài sài lang
    Trường Sa có bãi Gạc ma
    Vẫn còn đẫm máu Anh hùng Việt Nam.

    Đã ăn cướp lại la làng
    Để che bộ mặt của loài ác nhân.
    Cho dù xảo biện, hoạt ngôn.
    Nhưng che sao nổi tâm loài sài lang.

    Tham lam chủ nghĩa bá quyền.
    Chỉ rình cướp đất của người xung quanh.
    Vậy mà chót lưỡi đầu môi
    “Láng giềng hữu nghị” anh em một nhà

    Trường Sa và cả Hoàng Sa
    Non sông một dải sơn hà cha ông.
    Đất trời, Biển bạc của ta.
    Cha ông để lại ta nên giữ gìn
    Chung tay vạch kẻ gian manh
    Giữ gìn gấm vóc cha ông bao đời.

    Chủ quyền biển đảo quê ta.
    Luôn luôn phải nhớ Hoàng Sa của mình.
    Trường Sa thì ở trong tim
    Mỗi người dân Việt khắc nghi trong lòng.

    Mong rằng lãnh đạo đảng ta.
    Có tâm trong sáng giữ gìn non sông
    Đừng nghe “nước lạ” hoạt ngôn
    Chữ Vàng bốn Tốt mất dần Biển xanh.

    Lắng nghe trí thức hiền tài
    Những người yêu nước lời ngay thẳng lòng.
    Lời ngay nghe chẳng xuôi tai
    Nhưng là ngọc quý sáng soi chỉ đường.

  57. Ẩn danh said

    Buồn thật

  58. Chín Đờn Cò said

    Những ngày tàn của Sài Gòn, tay tướng thất sũng Nguyễn hữu Hạnh lái chiếc Chovolet màu trắng chạy tới chạy lui khắp nơi để vận động, hầu kiếm chác một chức vị thừa trong chính phủ Big Minh, bỏ lỡ cơ hội chuồn sang Mỹ đầy hối tiếc sau này.
    Vậy mà cũng cố chút hơi tàn trả thù Nguyễn Văn Thiệu, tay đã đẩy Hạnh về vườn, bằng bài phỏng vấn ” Lộ mặt kẻ đánh mất Hoàng Sa”.
    Tình đời là thế. Hoàng Sa mất, toàn miền Nam phẫn nộ, biểu tình phản đối rầm rộ. Miền Bắc dâng công điện cảm ơn “Giải phóng giùm” và bị từ chối nhục nhã.
    Vì vậy, có thể lý giải nguyên nhân đàn áp các cuộc biểu tình chống Khựa liên quan đến Hoàng-Trường Sa, và kể cả sự “lộ mặt” ai đồng tình trong việc ấy.
    Chưa thấy Anhbasam bàn việc ấy trong Chính Sử của mình.

    • buncuoiwa said

      NHH là cộng sản chính hiệu con nai vàng đó!

      • Chín Đờn Cò said

        Bạn ơi, không hẳn thế đâu. Bơ thừa sữa cặn vẫn ngon gấp vạn lần bo bo mì lát. Có dính dáng đôi chút với người chiến thắng thì theo gió trở cờ thui.
        Tui chả tin vào lý tưởng cao đẹp của bất cứ vĩ nhân nào, mà không kèm chút bả vinh hoa.

        • Minhhoang said

          Tức ” Có thực mới vực được đạo”, nhân văn hơn theo văn hóa mới là “Ăn cây nào là, ối dào,….đào luôn gốc í”, có phải không ạ?

          Lâu lém mới nghe lại các bài Bác kéo.

  59. TRỰC NGÔN said

    Dù đã nghiên cứu kỷ tài liệu của các nhân chứng VNCH trong trận chiến, nhưng đọc lại bài này vẫn thấy bất ngờ. Có điều là trong lòng muốn thốt lên câu chửi ( Tỉu nà ma) cái bọn đã đi xâm lược biển đảo của người khác, lại hênh hoang là tự vệ anh dũng, bảo vệ đất đai của tổ tiên ngàn đời….vv
    Mới thấy là dù CS hay không CS thì cái chiêu ” đổi trắng thay đen” rồi là ” gắp lửa bỏ tay người” , vu khống đối phương…luôn là đặc tính của bọn bá quyền phương Bắc. Giờ đây, những trò tuyên truyền bẩn này được bọn “đàn em” học hỏi rất kỷ, đem vận dụng vào việc quản trị xã hội như chụp mũ, vu cáo, bịa đặt… những người đối lập.
    Một xã hội mà nhà cầm quyền thì lộ bản chất dối trá, dân đen thì bị đối xử như đàn cừu được ” chăn”, trước sau gì cũng đưa đến Hoa nhài, Hoa sen, hoa lúa…
    Riêng bài viết của ông chuẩn tướng hồi hưu thì không những đạp lên vong linh của 74 sĩ quan, chiến sĩ VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa, mà còn đạp lên chính cái danh dự còn sót lại chút ít của ông với cái hàm chuẩn tướng! Thời nào cũng vậy, có anh hùng thì cũng có gian hùng. Nhưng lập công bằng cách quay lưng lại với đồng đội thì đó là tư cách hèn nhất của những kẻ gian manh, cơ hội mà thôi. Điều đó thì ai cũng khinh rẻ. Như nhà cầm quyền cũng chỉ lợi dụng cái hèn này của ông tướng, ngược lại xa xưa hơn là một ông thiếu tướng tình báo, một ông phó TT… chứ có trọng dụng gì đâu.

  60. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/12/14/tai-lieu-mat-ve-hai-chien-hoang-sa-do-trung-quoc-tiet-lo/ […]

  61. D.Nhật Lệ said

    Thật là chuyện cười ra nước mắt,đảo chung của tổ quốc mà 1 bên thì liều chết bảo vệ còn 1 bên thì cám ơn bọn đã cướp được.Một bi hài kịch có 1 không 2 của cuộc chiến huynh đệ tương tàn !
    Ở đây,bài báo không thèm đếm xỉa gì đến chủ nghĩa đại đồng hay ý thức hệ giai cấp vô sản…mà chỉ
    viết lạnh lùng mấy chữ “Bắc Việt đang đánh nhau với Nam Việt” và “ta trừng phạt Nam Việt” !

  62. henry said

    Trước đã gởi công hàm công nhận chủ quyền của bọn cướp nước trên biển đảo của Tổ Quốc , sau lại gởi công diện cảm ơn ” đồng chí , anh em ” đã cướp được đất đai của tổ tiên , đảng cộng sản VN quả thiệt là ” quang vinh ” , không bán nước bao giờ (!), chưa kê đất đai ở biên giới phía Bắc như Ải Nam Quan , Thac Bản Giốc , cao điểm 1509 …
    Vui mừng vì đồng chí , anh em mình ăn cướp đất đai của Tổ Quốc , vì vậy họ không bảo rằng Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vì dốt nát đã để mất Hoàng Sa đã đành , nhưng một kẻ theo đóm ăn tàn , theo voi hít bả mía như nguyễn hữu hạnh , cái thân dù sao cũng từng làm tướng , lại bảo Hoàng Sa mất là do TT Nguyễn Văn Thiệu và VNCH , muốn tỏ chút lòng thành để kiếm chút cơm thừa , canh cặn mà viết lách vô liêm sỉ như vậy thì thực là nhực nhã cho cả giòng họ , ông cha và cho cả lũ con cháu của y sau này nữa . Miền Nam VN có cái hạng vô liêm sỉ như vậy mà làm đến ” tướng ” thì không mất nước mới là lạ .

    • Ẩn danh said

      Miền Nam VN có cái hạng vô liêm sỉ như vậy mà làm đến ” tướng ” thì không mất nước mới là lạ.
      Đây là một kết luận mang tính đáp số cho thất bại của miền nam.một loạt các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp là người của việt cộng. dân chủ kiểu mỹ trong thời chiến là tự sát, thằng mỹ là thằng con nít nhà giàu, muốn nhào nặn miền nam theo ý nó, […] đưa miền nam từ một xứ có chính nghĩa dân tộc trở thành một con rối. quả báo dân việt!

    • KOSOHUDOA said

      Tc xâm lược Hoang sa năm 1974 của VN…Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng…Việc N.H Hạnh tên tướng hèn VNCH viêt bài phủ nhận công sức bảo vẹ HS-TS của HQ VNCH là phản bội Tổ quốc, nên cho Hắn 1 bài học….?
      -Hiện nay trên 1 vài trang Web hải ngoại…còn vài bài viết sai trái, hằn học cho rằng : Mỹ đã phản bội VNCH..? Thật vô ơn …1 số cho là ta đây trí thức? Viết bài phê phán , dự đoán sự can dự của Mỹ ở Trung Đông sẽ thất bại…các bài đó hoàn toàn sai thực tế 100%…Tôi nhân thấy bài viết trình độ, nhận thức quá yếu…
      +Cuộc chiến xâm lược của bon bành trướng hoàn toàn theo chủ nghĩa dân tộc…Ý thức hệ Mác-Lê…ko có chỗ ở Biển Đông…?

  63. Nguoidanviet said

    Trong chien tranh co rat nhieu loai tuong: Danh tuong, duong nhien roi; Bai tuong, la le thuong tinh. Hang tuong cung la dieu de hieu. Duy chi co phan tuong va nhat la hen tuong la loai tuong dang phi nho. Nguyen Huu Hanh la tuong dat duoc ca 2 tieu chuan sau nay. Da the ma ve gia lai khong biet liem si, biet giu gin chut tiet thao con lai, neu co, ma lai tuyen bo nay no, giay dap len xuong mau cua bao dong doi.
    Khon nan.

Bình luận về bài viết này