BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Một trật tự thế giới tuyệt vời

Một trật tự thế giới tuyệt vời

 

      RỐT CUỘC, quyết định là ở trong tay những người Mỹ. Sự suy tàn, như Charles Krauthammer đã nhận xét, là một sự lựa chọn. Nó không phải là một số phận không thể tránh khỏi – chí ít vẫn chưa. Trong cuốn It’s a Wonderful Life (Một cuộc Sống Tuyệt vời) của mình, George Bailey đã thấy mình trong một cuộc khủng hoảng kinh khủng – một cuộc khủng hoảng tài chính, tình cờ mà – với ngân hàng của ông sắp phá sản và gia đình ông bị đẩy vào nghèo khổ. Ông quyết định rằng thế giới sẽ khấm khá hơn mà không có ông và vì thế ông tự tử. Nhưng ông đã bị một thiên thần chặn lại và đưa ông vào một cuộc đi chơi Dickensian để xem thành phố của ông sẽ trông giống thế nào giả như ông đã chẳng bao giờ sinh ra. Thành phố, bây giờ được chế ngự bởi chủ ngân hàng tham lam, là thô lỗ hơn và xơ xác hơn, tàn bạo hơn và cũng buồn hơn. Những người trước kia tốt bụng và hào phóng đã trở nên thô tục và ích kỷ. Những người khác đã bị phá sản. Một khi ông nhận ra thế giới khả dĩ khác này kinh khủng đến thế nào, và hiểu vai trò đặc biệt mà ông đã đóng trong việc biến thế giới riêng của ông thành cái nó đã là, ông quay lại cuộc sống và thấy rằng, trông lạ chưa kìa, ông có khả năng để tìm ra một giải pháp. Với một chút may mắn, nhưng cũng với các lực lượng chính nghĩa trong thành phố mà ông đã ủng hộ và cổ vũ, ông giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của mình và sống hạnh phúc kể từ đó.

Đó, tất nhiên, là một kết thúc Hollywood. Trong thế giới thực, câu chuyện không phải kết thúc có hậu. Các đế chế và các cường quốc nổi lên và suy tàn, và câu hỏi duy nhất chỉ là khi nào. Nhưng cái khi nào là quan trọng. Liệu Hoa Kỳ bắt đầu suy tàn trong hai thập niên tới hoặc thêm hai thế kỷ nữa vẫn chưa, sẽ là rất quan trọng cả cho những người Mỹ và cho bản chất của thế giới mà họ sống trong đó. Có lẽ nếu giả như những người Mỹ có được một bức tranh rõ hơn về cái gì có thể đến sau trật tự thế giới Mỹ, thì họ sẽ có ý sẵn sàng hơn để tiếp tục chiến đấu nhằm duy trì thế giới mà họ đã tạo ra, hay chí ít để bảo đảm rằng những thay đổi trong hệ thống không làm xói mòn trật tự mà họ, và những người khác, đã được hưởng lợi nhiều đến vậy.

Việc này đòi hỏi những gì? Trên hết, nó có nghĩa là làm việc để trụ đỡ tất cả ba trụ cột – chính trị, kinh tế, an ninh – của cái đã tạo thành thời đại này, với tất cả những sự hung ác của nó, một thời đại hoàng kim cho nhân loại. Chúng ta có xu hướng tách chính trị, kinh tế, và an ninh – “các lý tưởng” khỏi “các lợi ích”, sự ủng hộ dân chủ khỏi việc bảo vệ an ninh – nhưng trong trật tự thế giới Mỹ chúng đã hoàn toàn liên kết với nhau.

Xuất phát với thực tế rằng một trật tự thế giới tự do sẽ chỉ được ủng bộ bởi các quốc gia tự do. Kỳ vọng rằng một Trung Quốc hay Nga chuyên quyền sẽ giúp đỡ trong việc ủng hộ sự cai quản dân chủ và các nguyên lý kinh tế tự do – và hai thứ này liên hệ mật thiết với nhau – là điên rồ. Những người Mỹ và các dân tộc tự do khác, những người được hưởng và ủng hộ trật tự thế giới hiện thời, vì thế có lợi ích trong việc gây sức ép cho các cải cách dân chủ và tự do lớn hơn ở các quốc gia chuyên chế của thế giới, kể cả ở hai cường quốc lớn chuyên quyền. Việc này không phải bởi vì đúng là việc những người Mỹ làm, bởi vì ủng hộ dân chủ là nhất quán với các nguyên lý của họ và khiến họ cảm thấy thoải mái về chính họ. Lý do quan trọng hơn rất nhiều là, tương lai của trật tự thế giới tự do có thể phụ thuộc vào nó. Nếu đúng rằng Hoa Kỳ cuối cùng có thể sẽ phải chia sẻ quyền lực toàn cầu với một Trung Quốc giàu hơn và hùng mạnh hơn, thì sẽ là sự khác biệt rất lớn đối với trật tự thế giới tương lai liệu Trung Quốc vẫn là chuyên quyền hay bắt đầu mở ra về mặt chính trị cũng như kinh tế. Ngay cả một Trung Quốc siêu cường dân chủ có sẽ đặt ra những thách thức cho Hoa Kỳ? Tất nhiên nó sẽ. Ảnh hưởng Mỹ sẽ nhất thiết giảm bớt tương đối so với của Trung Quốc. Nhưng ít nhất một Trung Quốc dân chủ có thể được tin cậy dễ dàng hơn để duy trì trật tự thế giới tự do mà trong đó những người Mỹ tiếp tục phát đạt. Nó sẽ hơi giống hơn với sự chuyển tiếp giữa địa vị thống trị của Anh và Mỹ trong thế kỷ hai mươi. Đúng như Anh đã có thể nhường một cách an toàn quyền lực cho Hoa Kỳ đang lên, và đúng như Hoa Kỳ đã thử lặp đi lặp lại để nhường quyền lực ngang Đại Tây Dương cho một Châu Âu thống nhất và dân chủ hòa bình, cũng thế những người Mỹ có thể có một thời kỳ dễ dàng hơn để nhường quyền lực và ảnh hưởng nào đó ngang Thái Bình Dương cho một Trung Quốc dân chủ đang lên.

Rộng hơn, những người Mỹ cũng có một lợi ích trong việc liệu xu hướng toàn cầu là hướng tới nhiều nền dân chủ hơn hay thế giới bắt đầu trải nghiệm một “làn sóng ngược” lớn còn phải đến. Họ có lợi ích [một khoản tiền cược] trong kết quả của Mùa Xuân Arab, liệu nó có tạo ra một vụ thu hoạch mới của các nền dân chủ ở một phần của thế giới mà được biết đến hầu hết là các chế độ chuyên quyền hay liệu lối chuyên quyền cũ, hay lối thần quyền mới, sẽ thắng thay vào đó.

Trong các chính sách kinh tế của mình, những người Mỹ cần tiếp tục thúc đẩy và củng cố thương mại tự do quốc tế và chế độ thị trường tự do. Việc này, tất nhiên, có nghĩa là đặt nền kinh tế riêng của họ trở lợi một tiến trình tăng trưởng bền vững. Nó có nghĩa, như Friedman và những người khác gợi ý, là làm công việc tốt hơn về giáo dục và đào tạo những người Mỹ để cạnh tranh với những người khác trong một nền kinh tế quốc tế ngày càng cạnh tranh. Nó có nghĩa là tạo ra một môi trường lành mạnh cho đổi mới công nghệ. Nhưng nó cũng có nghĩa là chống lại những cám dỗ bảo hộ chủ nghĩa và sử dụng ảnh hưởng Mỹ, cùng với ảnh hưởng của các quốc gia thương mại tự do khác, để đẩy lùi, chống lại một số xu hướng của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Trung Quốc và những nơi khác. Ở đây và về các vấn đề khác, Hoa Kỳ và Châu Âu không được mất hy vọng vào nhau. Cùng nhau Hoa Kỳ và Châu Âu có hơn 50 phần trăm của GDP toàn cầu. Họ có thể sử dụng ảnh hưởng toàn cầu đáng kể, ngay cả trong thế kỷ Á châu, nếu họ có thể ngừng việc lấy làm thích thú trên đau khổ của người khác và tập trung vào việc duy trì một hệ thống quốc tế thương mại tự do, thị trường tự do chống lại những thách thức trong nước và quốc tế đang tăng lên.

Cuối cùng, có vấn đề về quyền lực cứng của Mỹ. Trong các năm gần đây, những cái đầu thông thái đã tranh luận rằng có quá nhiều sự nhấn mạnh đến sức mạnh quân sự mà không nhấn mạnh đủ đến quyền lực mềm hay đến cái gì đó được gọi quyền lực thông minh (smart power). Việc này là có thể hiểu được, căn cứ vào những kinh nghiệm xấu của cả Iraq lẫn Afghanistan, mà đã chỉ ra một cách rõ ràng các hạn chế và những phí tổn của sức mạnh quân sự. Nhưng cũng đáng nhớ lại các hạn chế của quyền lực mềm nữa. Nó là loại quyền lực khó nhất để sử dụng. Không tổng thống Mỹ nào đã từng có được sự ưa thích quốc tế bằng Woodrow Wilson khi ông đến Paris để thương lượng hiệp ước chấm dứt Chiến tranh Thế giới I. Ông đã là anh hùng đối với thế giới, nhưng ông đã thấy khả năng của mình để định hình nền hòa bình, và để thiết lập Hội Quốc Liên mới, bị hạn chế nghiêm trọng, một phần không nhỏ bởi sự từ chối của đồng bào của ông để cam kết dùng sức mạnh quân sự Mỹ để bảo vệ hòa bình. John F. Kennedy, một tổng thống khác được ngưỡng mộ toàn cầu, đã thấy sự ưa thích quốc tế của ông là vô dụng trong các cuộc đối đầu của ông với Khrushchev, người, theo thú nhận của chính Kennedy, “đã nện tôi một trận ra trò” và người có thể đã được thuyết phục bởi nhận thức của ông về sự yếu đuối của Kennedy rằng Hoa Kỳ sẽ chịu đựng việc ông đặt các tên lửa Soviet ở Cuba.

Quyền lực mềm có tồn tại, nhưng ảnh hưởng của nó là khó đo lường và dễ bị phóng đại. Nhân dân và các quốc gia có thể thích nhạc pop và phim ảnh Mỹ và vẫn không ưa Mỹ. Nhìn chung đúng cả về nhân dân và các quốc gia rằng liệu họ thấy ai đó hấp dẫn hay không hấp dẫn không phải là nhân tố quyết định trong ứng xử kinh tế, chính trị, và chiến lược của họ, đặc biệt khi dính dáng đến các lợi ích cốt lõi của họ. Họ thích bạn khi bạn làm cái gì đó có lợi cho họ, và họ không thích bạn khi bạn đứng cản đường họ. Hoa Kỳ, ngay cả ở lúc quyến rũ nhất của nó, đã thấy ảnh hưởng của nó bị hạn chế. Và thậm chí tại lúc không hấp dẫn nhất của nó, nó đã đạt được một số mục tiêu quan trọng, như khi chính quyền Nixon đã thắt chặt các mối quan hệ với Trung Quốc.

Cái khiến cho Hoa Kỳ hấp dẫn nhất đối với phần lớn thế giới đã không phải là văn hóa của nó, sự sáng suốt của nó, hay thậm chí các lý tưởng của nó một mình. Có lúc những cái này đã đóng góp một phần; lúc khác chúng đã không liên quan tới. Nhất quán hơn đã là sự hấp dẫn của sức mạnh Mỹ, cách mà nó được dùng, và các mục đích mà nó đã được dùng cho. Điều đã đúng từ thời La Mã vẫn đúng hôm nay: không thể có một trật tự thế giới mà không có sức mạnh để duy trì nó, để định hình các tiêu chuẩn của nó, để duy trì các định chế của nó, để bảo vệ sức khỏe của hệ thống kinh tế của nó, và để gìn giữ hòa bình. Sức mạnh quân sự có thể bị lạm dụng, có thể được sử dụng một cách dại dột và không hiệu quả. Nó có thể được triển khai để trả lời cho các vấn đề mà nó không thể trả lời được hay không có câu trả lời nào. Nhưng nó cũng là cốt yếu. Không quốc gia hay nhóm quốc gia từ bỏ quyền lực nào mà lại có thể kỳ vọng để duy trì bất cứ loại trật tự thế giới nào. Nếu Hoa Kỳ bắt đầu có vẻ giống một người bảo vệ ít tin cậy hơn của trật tự hiện thời, trật tự đó sẽ bắt đầu sổ ra, tuột ra. Dân chúng có thể thấy những người Mỹ trong trạng thái yếu hơn này quả thực là rất hấp dẫn, nhưng nếu Hoa Kỳ không thể giúp họ khi và ở nơi họ cần sự giúp đỡ nhất, thì họ sẽ phải dàn xếp theo cách khác.

Như thế những người Mỹ một lần nữa cần phải lựa chọn, họ muốn đóng vai trò nào trên thế giới. Họ không thích đưa ra một lựa chọn như vậy. Nếu lịch sử có là bất cứ chỉ dẫn nào, họ sẽ làm việc đó với sự lưỡng lự, sự không chắc chắn, và với những mối nghi ngại. Họ rất có thể quyết định rằng vai trò mà họ đã đóng là quá đắt đỏ. Nhưng trong cân nhắc các chi phí, họ cần phải hỏi mình: trật tự thế giới Mỹ có đáng để duy trì?

Không phải mọi thứ có thể được duy trì, tất nhiên. Thế giới luôn thay đổi. Khoa học, công nghệ, các công cụ mới của truyền thông, giao thông, và tính toán, tạo ra các hình mẫu mới của ứng xử con người và các cấu hình kinh tế mới, như những thay đổi của môi trường vật lý tạo ra. Trong lĩnh vực quốc tế, sự phân bố quyền lực giữa các quốc gia, và giữa các quốc gia và các diễn viên không–nhà nước, luôn thay đổi liên tục. Một số quốc gia dần trở nên giàu hơn và mạnh hơn, các quốc gia khác trở nên nghèo hơn và yếu hơn. Các nhóm nhỏ các cá nhân ngày nay có thể gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia hùng mạnh, hơn chúng đã có thể làm trong quá khứ. Trong tương lai các công nghệ mới có thể thay đổi cán cân một lần nữa chống lại chúng. Là cả ngu xuẩn lẫn vô ích để thử bám chặt lấy quá khứ và tin rằng những cách cũ luôn luôn là đủ để đối phó với hoàn cảnh mới. Thế giới phải điều chỉnh, và Hoa Kỳ phải điều chỉnh, theo cái mới.

Tuy vậy, chúng ta không thể bị mê hoặc đến như vậy bởi sự thay đổi đến nỗi không nhận ra vài sự thật cơ bản và lâu dài – về quyền lực, về bản chất con người, và về cách mà lòng tin và quyền lực tương tác với nhau để định hình một trật tự thế giới. Chúng ta cần phải biết lịch sử, không bám vào quá khứ, nhưng để hiểu cái gì đã là độc nhất về thời đại của chúng ta. Cho dù các thiếu sót của nó, những điều bất hạnh của nó, thế giới do Mỹ tạo ra đã là một sự dị thường tuyệt vời trong lịch sử nhân loại. Ngày nào đó chúng ta có thể không có lựa chọn nào trừ để nhìn nó cuốn đi. Ngày nay chúng ta thực có một sự lựa chọn.

Bình luận về bài viết này