BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Cái gì đến tiếp sau?

Cái gì đến tiếp sau?

 

     NẾU GIẢ NHƯ QUYỀN LỰC MỸ suy tàn, điều đó có nghĩa gì đối với trật tự quốc tế? Câu trả lời phụ thuộc vào cấu hình quyền lực nào rất có thể đi theo sau sự sa sút Mỹ. Có lẽ không cường quốc duy nhất nào sẽ thay thế Hoa Kỳ với tư cách siêu cường độc nhất; thế giới đã biết chỉ hai kỷ nguyên đơn cực trong hơn hai ngàn năm. Có một xác suất lớn hơn một chút về sự trở lại của một thế giới hai cực, nhưng có vẻ không chắc trong ngắn hạn. Ứng viên dẫn đầu để đuổi kịp Hoa Kỳ và trở thành siêu cường thứ hai là Trung Quốc. Đã có rồi những người Mỹ và người Trung Quốc nói về một thế giới “G–2” mà trong đó Washington và Bắc Kinh cùng nhau quyết định hết cho mọi người khác. Quy mô mênh mông của nền kinh tế Trung Quốc sẽ cho nó trọng lượng ngày càng tăng trên thế giới; một số nhà phân tích tiên đoán nó sẽ áp đảo nền kinh tế thế giới trong vài thập niên tới. Nhưng sẽ có vấn đề hơn đối với Trung Quốc để trở thành một siêu cường theo ý nghĩa địa chiến lược. Điều đó đòi hỏi cái gì đó giống sự sụp đổ của tất cả các cường quốc khác ở Châu Á, bao gồm Nhật Bản và Ấn Độ, và sự quỵ lụy của họ với Bắc Kinh. Việc này sẽ tương đương với sự thống trị của Moscow đối với Đông Âu, nhưng khó hơn nhiều để đạt được. Liên Xô đã giải quyết việc thống trị Đông Âu bởi vì quân của họ đã ở đó rồi tiếp sau sự thất bại của Đức. Trung Quốc sẽ phải bắt các nước láng giềng của nó theo ý muốn của Trung Quốc mà không có vũ lực hoặc thông qua chiến tranh tốn kém. Nếu nó không làm được thế, và vẫn bị bao quanh bởi các cường quốc lớn cảnh giác này, thì khó để thấy Trung Quốc nắm được loại quyền lực toàn cầu mà Liên Xô đã có. Ngay cả Liên Xô đã không là siêu cường theo cách mà Hoa Kỳ đã là và đang là, một phần bởi vì không giống Hoa Kỳ nó đã bị bao quanh bởi các cường quốc lớn khác.

Đó là vì sao khi hầu hết những người nghĩ về một thế giới hậu–Mỹ, họ nghĩ về một sự trở lại trạng thái đa cực – một cấu hình quyền lực quốc tế nơi nhiều cường quốc tồn tại đại khái ngang nhau. Hoa Kỳ có thể vẫn mạnh nhất, thứ nhất giữa các cường quốc ngang nhau, nhưng trong một thế giới thật sự đa cực sức mạnh và ảnh hưởng của nó sẽ không lớn hơn rất nhiều sức mạnh và ảnh hưởng của, chẳng hạn, Trung Quốc hay Ấn Độ, trong khi ở bậc thứ hai Liên Minh Châu Âu, Nga, Nhật Bản, Brazil, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm cho câu lạc bộ các cường quốc lớn đầy đủ hơn. Đấy sẽ là một thế giới giống nhiều với Châu Âu thế kỷ mười chín, nơi Anh đã là cường quốc mạnh nhất trong một số khía cạnh, nhưng các quốc gia khác – Đức, Pháp, và Nga – đã cũng hùng mạnh và trong vài lĩnh vực đã hùng mạnh hơn.

Tác động của sự dich chuyển này, khỏi trạng thái Mỹ chiếm ưu thế sang một thế giới ngang bằng đại thể giữa các cường quốc lớn, sẽ là gì? Các trí thức chính sách đối ngoại, những người báo trước một thế giới “hậu–Mỹ”, bất luận đó là một thế giới đa cực hay, như vài người tranh cãi, “không cực”, tưởng tượng rằng sẽ vẫn còn trật tự thế giới tự do trong hình thức đại thể như hiện tại của nó. Nhiều người cho rằng một cấu hình khác của quyền lực trong hệ thống quốc tế không nhất thiết tạo ra một trật tự ít tự do và mở hơn trật tự được tạo thành trong thời đại Mỹ chiếm ưu thế. Thế giới phần lớn sẽ vẫn là dân chủ. Trật tự kinh tế tự do thương mại, thị trường tự do sẽ vẫn còn. Hoa Kỳ sẽ phải quen với một hội đối tác ngang bằng hơn với các cường quốc lớn khác, nhưng chẳng có lý do nào vì sao thế giới lại không thể chuyển sang một sự dàn xếp mới – một “Concert of Powers – Hệ thống hòa hợp của các Cường quốc” mới, phần nhiều giống Concert của Châu Âu (Concert of Europe), liên minh đã giữ hòa bình trong hàng thập kỷ tiếp sau các cuộc Chiến tranh Napoleonic. Chẳng phải tất cả các cường quốc lớn đều có quyền lợi trong việc duy trì trật tự hiện thời?

Đấy là một tập các giả định rất lạc quan. Trước hết, thuần túy về mặt lịch sử, sự chuyển tiếp từ một cấu hình quyền lực sang cấu hình khác đã hiếm khi xảy ra một cách trơn tru và yên bình. Thí dụ gần đây nhất là sự chuyển tiếp từ trật tự do Châu Âu thống trị của thế kỷ mời chín, mà đã sụp đổ trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Một thí dụ có hy vọng hơn đã là sự kết thúc yên bình của Chiến tranh Lạnh, nhưng cường quốc nào muốn đóng vai của Liên Xô trong kịch bản đó? Sự sụp đổ Soviet đã là không êm thấm mà, theo quan điểm của Moscow, là tai họa. Bất cứ thứ gì đã thuộc về một trật tự thế giới Soviet đều đã bị phá sạch.

Về phần giả định rằng tất cả các cường quốc lớn trong thế giới hậu–Mỹ sẽ chia sẻ quyền lợi trong việc duy trì trật tự hiện hành, điều đó có vẻ cả đáng ngờ và, về một khía cạnh, không thích hợp. Có các khía cạnh quan trọng của trật tự quốc tế hiện hành mà một vài cường quốc lớn sẽ không tận tâm để duy trì. Và ngay cả về các khía cạnh mà họ muốn duy trì, câu hỏi là, liệu họ có thể?

Một yếu tố trong bộ ba (yếu tố) của trật tự quốc tế tự do hiện thời mà không phải tất cả các cường quốc lớn đều ủng hộ là dân chủ. Hai trong các cường quốc lớn, Trung Quốc và Nga, được cai trị bởi các nhà chuyên chế những người không chứng tỏ dấu hiệu nào về việc từ bỏ quyền lực hay việc mở các hệ thống của họ đến mức cho phép sự lựa chọn lãnh đạo một cách tự do. Vladimir Putin đã nói rõ quan điểm của ông về dân chủ, và tất cả các chuyên gia về Trung Quốc đều thống nhất rằng sự sống sót của chế độ là ưu tiên cao nhất của các nhà cai trị ở Bắc Kinh. Trong khi sự sống sót đó có thể đòi hỏi sự mở cửa kinh tế lớn hơn, họ kiên quyết ngăn cản một sự mở cửa chính trị mà có thể dẫn đến sự phế truất họ. Đối với cả Nga và Trung Quốc, như đối với tất cả các quốc gia, các mối quan tâm đối nội này định hình chính sách đối ngoại của họ. Khi các chế độ độc tài sụp đổ ở Georgia, Ukraina, và Kyrgistan giữa 2003 và 2006, trong cái được gọi là các cuộc Cách mạng Màu, Phương Tây dân chủ đã hoan nghênh chiến thắng của chủ nghĩa tự do. Nhưng đã không có sự hoan hô nào ở Moscow và Bắc Kinh, chỉ có mối lo rằng họ có thể là nạn nhân tiếp theo của áp lực dân chủ. Gần đây hơn, trong khi thế giới dân chủ tán dương Cách mạng Hoa Nhài ở Tunisia và Mùa xuân Arab tiếp sau khắp Trung Đông, thì ban lãnh đạo Trung Quốc hốt hoảng phong tỏa các từ “Hoa Nhài” và “Mùa xuân Arab” trên Internet ở Trung Quốc. Chính phủ Nga đã dự thảo một hiệp định Liên Hiệp Quốc cấm dùng Internet cho “các chiến dịch tâm lý” nhắm tới “gây bất ổn định xã hội”. Trong hai thập niên qua cả hai nền chuyên chế đã làm hết sức họ để ngăn cản hay chí ít để làm chậm các nỗ lực của Hoa Kỳ và Châu Âu nhằm gây áp lực lên các chế độ độc tài ở Sudan, Zimbabwe, Libya, Syria, Iran, Venezuela, Burma (Myama), và Bắc Triều Tiên – và đã thành công trong một vài trường hợp.

Điều này là hầu như không ngạc nhiên: các nền chuyên chế không làm công việc giúp các nền dân chủ lật đổ các nền chuyên chế khác. Nhưng chúng ta phải thật rõ ràng về điều này có nghĩa là gì trong một thế giới “hậu–Mỹ” thật sự trong đó các nền chuyên chế và các nền dân chủ nắm sức mạnh đại thể ngang nhau. Thay cho một cân bằng quyền lực quốc tế ủng hộ dân chủ, như đã tồn tại nhiều thập kỷ nay, sẽ có một cân bằng ngang bằng hơn, với các hệ lụy không thể tránh khỏi đối với các quốc gia nhỏ hơn đang trong quá trình chuyển đổi chính trị trên khắp thế giới. Như Larry Diamond nhận xét, “Sự ủng hộ từ một cường quốc chuyên chế bên ngoài có thể cách ly một chế độ độc tài mà khác đi thì có thể dễ nghiêng về phía phương Tây, như vai trò của Trung Quốc trong duy trì các chế độ độc tài ở Burma và Bắc Triều Tiên chống lại những trừng phạt rộng rãi của phương Tây hay Nga đã cản trở các áp lực dân chủ lên các chế độ ở Belarus, Armenia, và Trung Á”.60 Điều này là đúng ngay cả ngày nay, trong một thế giới do các nền dân chủ áp đảo. Cho nên hãy tưởng tượng một thế giới mà trong đó các cường quốc chuyên chế mạnh hơn và các cường quốc dân chủ yếu hơn. Sự dịch chuyển trong cân bằng đại thể về quyền lực giữa các chế độ chuyên quyền và các nền dân chủ có thể là đủ để lật thế giới sang một “làn sóng ngược”, mà, dựa trên kinh nghiệm lịch sử, chưa chắc đã quá hạn.

Sự cân bằng trong một thế giới mới, đa cực có thể thuận lợi hơn cho dân chủ nếu một số cường quốc dân chủ đang lên – Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi – bù được sự bê trễ của một Hoa Kỳ đang sa sút. Thế nhưng không phải tất cả họ có mong muốn có hay năng lực để làm việc đó. Ấn Độ sống trong một vùng lân cận nguy hiểm và không thực dân chủ, và các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi việc ủng hộ dân chủ ở nước ngoài là một sự xa xỉ mà họ không thể và không cần phải chi. Nam Phi, nước đã ủng hộ Qaddafi cho đến sự kết liễu cay đắng, thường có vẻ quan tâm hơn đến tình đoàn kết toàn–châu Phi hơn là giúp đỡ nền dân chủ bên ngoài biên giới của nó. Brazil, giống nhiều nền dân chủ Mỹ Latin, đã đổi chiều tới và lui giữa các nguyên lý thường xung đột nhau của nền dân chủ và sự tự quyết. Trong số các cường quốc đang lên này, chỉ Thổ Nhĩ Kỳ đã thử để giúp các lực lượng dân chủ trong khu vực và chỉ theo sau các nỗ lực năng nổ hơn của Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngần ấy là chưa đủ để bù cho sự chênh lệch. Chẳng có gì là không bình thường trong việc một nền dân chủ không quan tâm đến việc ủng hộ các phong trào dân chủ ở bên ngoài biên giới của nó. Các nền dân chủ Á châu, dù được thiết lập tốt, đã không nổi bật trong bảo vệ hay thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài. Hoa Kỳ là không thông thường, nếu không phải là độc nhất, về khía cạnh này. Một vài cường quốc Âu châu đã biến việc thúc đẩy dân chủ ở bên ngoài Châu Âu thành một mục đích chính của chính sách đối ngoại, nhưng hầu hết không thế.

Quả thực, trong những năm gần đây thế giới đã chứng kiến một sự sụt giảm nhỏ nhưng đều đặn về số các nền dân chủ. Mùa xuân Arab có thể hoặc có thể không xoay trào lưu lại lần nữa, nhưng đáng suy ngẫm liệu đã có thể có ngay cả một Mù Xuân Arab trong một thế giới nơi giả như các cường quốc lớn chuyên quyền, Trung Quốc và Nga, mạnh hơn một cách tương đối và Hoa Kỳ yếu hơn một cách tương đối. Liệu những người Âu châu có đóng cùng vai trò ủng hộ dân chủ khi đối mặt với một sự phản đối mạnh hơn của Trung Quốc hay không, biết rằng một Hoa Kỳ yếu hơn thiếu khả năng hay mong muốn ủng hộ họ? Sự mở cửa trong thế giới Arab có thể bị nghiến nát, hệt như phong trào đòi thay đổi ở Châu Âu đã bị đè nát năm 1848. Khi đó cũng vậy, đã có một sự cân bằng đại khái về quyền lực giữa các chính phủ tự do và các chế độ chuyên quyền bảo thủ, nhưng nó đã là không đủ để cứu các phong trào mở rộng tự do. Người Anh, đặc biệt, đã cảm thấy bị kiềm chế trong việc ủng hộ những người tự do ở Lục Địa e sợ rằng việc này làm hỏng các mối quan hệ ổn định với các cường quốc lớn chuyên quyền khác. Trong một trật tự mới, đa cực, có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ bị kiềm chế tương tự.

Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế đang lên đã đặt một quả cân lên bàn cân ủng hộ chủ nghĩa chuyên quyền. Đặc biệt ở châu Phi, nó đã cung cấp các khoản tiền lớn cho các nhà độc tài để đổi lấy sự tiếp cận được đảm bảo đến nguyên liệu. Người ta cũng chẳng kỳ vọng nó hành xử khác đi. Nga đã sử dụng các nguồn năng lượng của mình để thâm nhập các hệ thống chính trị của các nước láng giềng, đôi khi thao tác đầu nối dầu và gas để ủng hộ các ứng viên và các đảng được (Nga) ưa chuộng, như ở Ukraina và Belarus. Đó chí ít là một lý do vì sao các lãnh thổ thuộc Liên Xô trước đây là một trong các vùng ít dân chủ nhất trên thế giới. Trong một thế giới cân bằng đồng đều hơn trong đó Hoa Kỳ đã sa sút xuống vị trí thứ nhất giữa các cường quốc ngang nhau, thì ảnh hưởng của cả Trung Quốc và Nga sẽ lớn hơn một cách cân xứng, với các tác động tiêu cực lên nền dân chủ toàn cầu. Lịch sử cho thấy rằng sự phân bố quyền lực thế giới ở trên đỉnh tác động đến diễn tiến của các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn trên khắp thế giới. Khi chủ nghĩa phát xít đã là mốt giữa các cường quốc lớn Âu châu trong các năm 1920 và 1930, các chính phủ phát xít đã bắt đầu nổi lên ở nơi khác, thậm chí ở Mỹ Latin. Khi Liên Xô trở thành siêu cường thứ hai trên thế giới sau Chiến tranh Thế giới II, các phong trào cộng sản đã nổi lên khắp thế giới và các nhà lãnh đạo đã dương cao sự nghiệp cách mạng. Khi Liên Xô sụp đổ và Hoa Kỳ nổi lên với tư cách siêu cường độc nhất, thì số các nền dân chủ trên khắp thế giới tăng vọt. Nếu giả như sự cân bằng lại thay đổi, chúng ta có thể kỳ vọng để thấy một sự thay đổi tương tự trong xu thế chung.

Còn về trật tự kinh tế tự do thì sao? Liệu nó có sống sót qua sự phân bố lại quyền lực khỏi Hoa Kỳ? Đa số các nhà quan sát giả định nó sẽ sống sót. Rốt cuộc, họ lý lẽ, tất cả các cường quốc đang lên, kể cả cường quốc quan trọng nhất, Trung Quốc, đã hưởng lợi rất nhiều từ trật tự kinh tế được Hoa Kỳ và các đồng minh của nó đặt vào vị trí sau Chiến tranh Thế giới II. Trung Quốc đã đưa mình ra khỏi nghèo nàn và đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới về mặt tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tăng trưởng kinh tế của nó được dẫn dắt bởi xuất khẩu, và vì thế phụ thuộc vào hệ thống thương mại mở. Sự phát triển nội địa của nó dựa vào sự tiếp cận đến vốn nước ngoài và công nghệ nước ngoài. Cũng đúng thế đối với Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, và các cường quốc kinh tế đang lên khác. Vì sao lại có bất cứ ai trong số họ muốn giết con ngỗng – trật tự kinh tế tự do – đẻ ra các quả trứng vàng?

Đó có thể là câu hỏi sai. Các cường quốc này có thể không muốn kéo đổ trật tự kinh tế tự do mà họ được hưởng lợi. Nhưng họ có cả ý chí lẫn năng lực để duy trì nó khi thiếu vắng sức mạnh vượt trội của Mỹ? Như chúng ta đã thấy, các trật tự kinh tế tự do là không tự–duy trì. Về mặt lịch sử, việc tạo ra và sự sống sót của chúng đã là tác phẩm của các cường quốc lớn muốn và có khả năng ủng hộ thương mại mở và các thị trường tự do, và để làm vậy phải sử dụng tất cả các công cụ cần thiết, kể cả sức mạnh quân sự, để giữ các đại lộ cho thương mại được mở. Liệu các quốc gia khác này sẽ bước vào và lấp chỗ trống do Mỹ sa sút bỏ lại?

Một yếu tố then chốt của trật tự kinh tế tự do suốt hai thế kỷ vừa qua đã là việc kiểm soát các đại dương. Ngày nay, tuy chúng ta sống trong một kỷ nguyên số, các hàng hóa không được phát qua chín tầng mây. Phần lớn dầu và gas, nguyên liệu, quặng và khoáng chất, thực phẩm và ngũ cốc vẫn được chuyển bằng tàu thủy, mà có nghĩa rằng thương mại tự do vẫn đòi hỏi các làn đường thương mại để ngỏ trên biển khơi. Thế nhưng suốt lịch sử, các làn đường biển đã thường trở thành nạn nhân của các cuộc khủng hoảng và xung đột quốc tế, khi các quốc gia đã tìm cách kiểm soát các đường thủy và từ chối sự tiếp cận đối với các đối thủ. Hoa Kỳ đã tham chiến hai lần – năm 1812 và 1917 – một phần như phản ứng đối với các nỗ lực phong tỏa thương mại Mỹ trong thời chiến bởi các cường quốc lớn khác. Từ Chiến tranh Thế giới II, Hoa Kỳ đã dùng thế áp đảo của nó trên các đại dương để giữ cho các tuyến thương mại để mở cho tất cả mọi người, ngay cả trong các thời kỳ xung đột. Nhưng là không đủ để có một lợi ích trong thương mại tự do. Ngày nay, Bồ Đào Nha và Singapore có lợi ích trong thương mại tự do và các đại dương để ngỏ, nhưng họ thiếu năng lực để giữ các tuyến đường thương mại để ngỏ. Đã chỉ có Hoa Kỳ có cả ý muốn và năng lực để duy trì quyền tự do của biển cả. Quả thực, nó đã làm như vậy phần lớn tự mình, làm cảnh sát trên các đại dương của thế giới với hải quân át trội của nó chỉ với sự giúp đỡ nhỏ của các cường quốc khác, trong khi các quốc gia thương mại khác, từ Đức đến Nhật Bản, từ Brazil đến Ấn Độ, từ Nga đến Trung Quốc, đã hài lòng để là “những người hưởng khống–free riders”. Đấy đã là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Mỹ cho trật tự thế giới tự do hiện hành.

Nhưng cái gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ ngừng vác gánh nặng này? Nếu sự suy tàn của Mỹ có nghĩa là bất cứ thứ gì, thì nó sẽ có nghĩa là một sự chấm dứt bá quyền này trên biển khơi. Liệu những người hưởng khống ngày nay có quyết định để gánh vác gánh nặng và chi phí nhằm duy trì các lực lượng hải quân mà có thể tiếp quản một số nhiệm vụ hiện nay do những người Mỹ quản lý? Và cho dù họ có làm, thì việc này sẽ thực sự tạo ra một commons toàn cầu (tài sản chung toàn cầu) để ngỏ, hay nó tạo ra sự tranh đua và căng thẳng? Vì như đang xảy ra, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng năng lực hải quân của họ. Việc này đã không tạo ra một sự an ninh lớn hơn mà là một sự tranh đua chiến lược ngày càng tăng giữa họ ở cả Ấn Độ Dương và, ngày càng tăng, ở Biển Đông. Sự thực rằng Trung Quốc đang thử dùng sức mạnh hải quân ngày càng tăng của nó không để mở mà để đóng các vùng nước quốc tế cho một cái nhìn thoáng qua vào một tương lai nơi Hải quân Hoa Kỳ không còn chiếm ưu thế nữa. 

Sự dịch chuyển từ các đường trên đại dương do Mỹ thống trị sang hoạt động cảnh sát tập thể bởi nhiều cường quốc lớn – cho dù nó có xảy ra – có thể hóa ra là một công thức cho tranh đua và xung đột hơn là một sự ủng hộ trật tự kinh tế tự do. Trong thế kỷ mười chín, sự thống trị của hải quân Anh đã củng cố hòa bình và ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, trừ trong thời chiến, khi bản thân Anh đóng các đường thương mại với các kẻ thù của nó và các đối tác thương mại của chúng. Khi các hải quân của thế giới trở nên ngang bằng hơn – với sự nổi lên không chỉ của hải quân Đức mà cả của hải quân Nhật Bản và Hoa Kỳ – thì cả hòa bình và hệ thống thương mại tự do quốc tế đều bị lâm nguy. Về mặt lịch sử, một trật tự kinh tế tự do đã thịnh vượng chỉ dưới một tập các điều kiện – một cường quốc lớn với hải quân thống trị toàn cầu và một mối quan tâm sâu sắc vào một hệ thống quốc tế tự do thương mại, thị trường tự do, một tình huống mà đã tồn tại trong nửa sau của thế kỷ mười chín dưới ưu thế tuyệt đối của hải quân Anh, và một lần nữa sau Chiến tranh Thế giới II, dưới ưu thế tuyệt đối của hải quân Mỹ. Các thời kỳ đa cực, trước ưu thế áp đảo của hải quân Anh, và giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, trước ưu thế áp đảo của hải quân Mỹ, đã không tạo ra các trật tự kinh tế tự do.

Cho dù ta có bỏ sang một bên vấn đề ai sẽ làm cảnh sát trên commons, không rõ là các cường quốc lớn trong một kỷ nguyên mới, đa cực sẽ có khả năng để duy trì một hệ thống quốc tế thị trường tự do, thương mại tự do, cho dù họ có muốn làm. Họ có thể giết con ngỗng một cách vô ý, bất chấp sự phụ thuộc của họ vào nó, đơn giản bởi vì bản chất của các hệ thống chính trị và kinh tế riêng của họ. Vượt xa trong khía cạnh này, người chơi quan trọng nhất trong tương lai sẽ là Trung Quốc. Nền kinh tế của nó được dự phóng sẽ vượt nền kinh tế Hoa Kỳ, chí ít về mặt số lượng tuyệt đối, tại thời điểm nào đó trong thế kỷ này. Khả năng và sự sẵn sàng của Trung Quốc để ủng hộ trật tự kinh tế tự do sẽ đi xa hướng tới việc xác định liệu trật tự đó có sống sót hay không. Nhưng ngay cả những người lạc quan về sự phát triển của Trung Quốc cũng thấy trước các vấn đề có thể xảy ra.

Hai khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc gây nghi ngờ về liệu nó có thể hay sẽ đóng vai trò của người bảo vệ hệ thống hiện hành. Một là sự thực rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc có thể trở nên lớn nhất thế giới, nó còn xa mới là giàu nhất. Quy mô của nền kinh tế của nó là một sản phẩm của dân số to lớn của nó, nhưng về mặt thu nhập trên đầu người, Trung Quốc vẫn là một nước tương đối nghèo. Năm 2010 GDP của Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Liên minh Âu châu, EU. Nhưng trong khi Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, và các cường quốc khác có GDP trên đầu người hơn 40.000 USD, còn GDP đầu người của Trung Quốc hơn 4.000 USD một chút, xếp hạng ngang với mức như Angola, Algeria và Belize. Cho dù các dự báo lạc quan có đúng, vào năm 2030 GDP trên đầu người của Trung Quốc sẽ vẫn chỉ là một nửa của Hoa Kỳ, xếp nó đại loại cùng mức của Slovenia và Hy Lạp ngày nay.

Điều này sẽ gây ra một tình thế độc nhất về mặt lịch sử.61 Trong quá khứ các nền kinh tế lớn nhất và áp đảo nhất trên thế giới đã cũng là giàu nhất. Điều đó đã chắc chắn đúng trong các kỷ nguyên thống trị của Anh và Mỹ. Và các hệ quả bắt nguồn từ điểm này. Các quốc gia, mà nhân dân của họ là những người thắng cuộc hiển nhiên như vậy trong hệ thống kinh tế tương đối tự do, có ít sự cám dỗ để theo đuổi các biện pháp bảo hộ và có nhiều khuyến khích để giữ cho hệ thống được mở. Cho nên dù họ chiếm vị thế thống trị, họ sử dụng vị thế thống trị của mình theo cách cho phép các quốc gia khác cũng dần dần trở nên giàu có.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, tuy vậy, có thể phải đối mặt với một tập khác của các vấn đề và sự cám dỗ. Với tư cách những người đứng đầu của một nước nghèo hơn và vẫn đang phát triển, họ có thể tỏ ra ít sẵn sàng hơn để mở các khu vực của nền kinh tế của họ. Họ đã bắt đầu đóng rồi một số khu vực đối với cạnh tranh nước ngoài và chắc sẽ đóng các khu vực khác trong tương lai. Áp lực để tìm các công việc được trả cao hơn cho nhân dân họ vượt khỏi nghèo khó để bước vào một tầng lớp lớn hơn có thu nhập trung bình thấp có thể dẫn họ đến bảo hộ một số ngành công nghiệp nào đó tạo các việc làm ấy. Một Trung Quốc bảo hộ hơn sẽ không là tai họa cũng chẳng là không có tiền lệ. Nhiều quốc gia đã trải qua các giai đoạn bảo hộ trong quá trình phát triển kinh tế của họ. Hoa Kỳ chắc chắn đã thế. Vấn đề là, giai đoạn bảo hộ của Trung Quốc có thể trùng với sự đi lên của nó để thống trị nền kinh tế toàn cầu. Đó sẽ là không có tiền lệ. Hoa Kỳ đã rất bảo hộ trong nửa sau của thế kỷ mười chín, nhưng khi nó dần dần trở thành nền kinh tế thống trị thế giới, nó đã dần dần bỏ rơi chủ nghĩa bảo hộ bởi vì nó đã có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong một môi trường tự do thương mại. Nước Anh cũng đã chuyển một cách tương tự từ chủ nghĩa bảo hộ sang thương mại tự do khi nền kinh tế của nó trở nên thống trị. Trung Quốc có thể khác.

Ngay cả những người lạc quan về sự phát triển chính trị và kinh tế của Trung Quốc tin trật tự kinh tế tự do đòi hỏi “sự bảo hiểm nào đó” chống lại một kịch bản trong đó “Trung Quốc sử dụng ưu thế của nó để hoặc đảo ngược các chính sách trước đây của nó, hay không mở các lĩnh vực của nền kinh tế mà hiện nay được bảo hộ mạnh”. Vì giả như nó làm như vậy, “căn cứ vào quy mô của nó, xung đột nảy sinh có thể làm xói mòn hệ thống sau Chiến tranh Thế giới II”.62 Như nhà khoa học chính trị Ian Bremmer hỏi, “Cái gì xảy ra khi ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định rằng chiến lược phát triển của nó không còn phụ thuộc nhiều đến vậy vào đầu tư nước ngoài và thay vào đó thích sử dụng mọi công cụ mà nhà nước có thể tùy ý sử dụng để ủng hộ các công ty địa phương và che chở chúng khỏi sự cạnh tranh nước ngoài?”63 Ưu thế kinh tế Mỹ đã được hoan nghênh bởi nhiều người trên thế giới bởi vì, nhìn chung, giống Hayman Roth trong The Godfather (Bố già), Hoa Kỳ đã luôn luôn kiếm tiền cho các đối tác của nó. Ưu thế kinh tế Trung Quốc, tuy vậy, có thể nhận được sự đón tiếp khác.

Mội câu hỏi thứ hai liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc, vì nó cũng khác. Phần lớn nền kinh tế Trung Quốc, dù định hướng thị trường, bị chi phối không phải bởi các nhà khởi nghiệp kinh doanh tư nhân mà bởi chính phủ. Chủ nghĩa tư bản Trung Quốc ở mức độ lớn là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước thống trị các phần sống còn của nền kinh tế – khu vực năng lượng, chẳng hạn – và tích lũy tiền lãi vào các quỹ tài sản chủ quyền (sovereign wealth fund) khổng lồ dưới sự kiểm soát của chính phủ. Như Bremmer nhận xét, mục đích của chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ để cực đại hóa lợi nhuận mà cũng để tối đa hóa “quyền lực nhà nước và các cơ hội sống sót của các lãnh đạo”.64

Trung Quốc không đơn độc. Nga, và ở mức độ ít hơn, Brazil, Mexico và các cường quốc đang lên khác tất cả đều thực hành mức độ nào đó của chủ nghĩa tư bản nhà nước, đặc biệt trong sự kiểm soát của họ đối với các công ty năng lượng quốc gia. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc được hướng nhiều nhất đến lợi ích quốc gia đối lại các lợi ích công ty. Thí dụ, đối với Công ty Dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC), lợi nhuận là ít quan trọng hơn việc đảm bảo các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp dầu sao cho Trung Quốc không cần phải sợ một sự cắt trong tương lai. Công ty sẵn sàng trả nhiều hơn cho sự an toàn, theo lợi ích của quốc gia Trung Quốc, hơn là nếu nó được đẫn dắt thuần túy bởi những cân nhắc về lợi nhuận và các lợi ích của công ty và của các cổ đông của nó. Kết quả là, giữa các thứ khác, một sự méo mó trong thị trường đẩy giá lên đối với tất cả mọi người.65

Bất luận việc này là tốt hay xấu, điểm cốt yếu là nó khác. Hơn hai thế kỷ vừa qua, trong các thời đại của ưu thế Anh và Mỹ, các cường quốc kinh tế dẫn đầu đã được thống trị phần lớn bởi các cá nhân hay các công ty tư nhân. Các khoản thặng dư từ thương mại rốt cuộc hầu hết nằm trong tay tư nhân. Về mức độ nhà nước được hưởng lợi, hay đã có ảnh hưởng đến các quyết định công ty, nó đã là gián tiếp. Hệ thống của Trung Quốc là giống chủ nghĩa trọng thương của các kỷ nguyên trước đây hơn – chẳng hạn như, Anh, Pháp và Tây Ban Nha trong các thế kỷ mười sáu, mười bảy và mười tám – trong đó các chính phủ tích cóp tài sản nhằm bảo đảm sự cai trị liên tục của họ và chi trả cho quân đội, hải quân để cạnh tranh với các triều đại khác và các cường quốc lớn khác. Ngày nay cũng vậy, “các khoản thặng dư của Trung Quốc đã dẫn đến sự kiếm được các nguồn lực tập trung vào tay nhà nước”, để giữ những kẻ cai trị tiếp tục nắm quyền lực và cho họ khả năng “phóng chiếu quyền lực về mặt quốc tế”.66

Liệu một cường quốc như vậy – và Trung Quốc không phải là cường quốc duy nhất – sẽ là một người ủng hộ đáng tin cậy của một trật tự kinh tế tự do, hay nó sẽ, như Bremmer e sợ, đe dọa “tương lai của nền kinh tế toàn cầu?”67 Đối với những người khăng khăng rằng Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ có lợi ích để làm xói mòn một trật tự mà trong đó nó đã thịnh vượng, thì câu trả lời là, có thể là nó không có khả năng nhịn được. Trong chuyện ngụ ngôn về bọ cạp và ếch, con ếch đồng ý một cách bồn chồn để cõng con bọ cạp trên lưng bơi ngang qua con suối chỉ sau khi con bọ cạp khăng khăng rằng nó không có lợi ích nào để chích con ếch, vì cả hai sẽ đều chết. Nhưng sau đó, giữa đường ngang qua dòng suối, con bọ cạp có chích con ếch, và khi con ếch hấp hối hỏi vì sao mày lại chính, con bọ cạp trả lời: “Bởi vì tao là một con bọ cạp. Đó là bản chất của tao”. Trung Quốc, và Nga có thể kết thúc gây thiệt hại cho, hay lật úp trật tự kinh tế tự do không phải vì họ muốn làm vậy mà đơn giản bởi vì đó là bản chất của họ với tư cách các xã hội chuyên quyền để cố gắng trên mọi thứ khác nhằm duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với của cải và quyền lực nó mang lại.

Cho dù ta có lấy một quan điểm tốt lành hơn về vai trò mà Trung Quốc, Nga, và các cường quốc lớn khác có thể đóng, và giả định rằng họ sẽ tiếp tục có khoản đặt cược (stake) trong trật tự kinh tế tự do, câu hỏi là, họ có chán ngấy khoản đặt cược? Hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc thừa nhận rằng các nhà cai trị Trung Quốc, lơ đễnh vì họ canh cánh bận tâm với các thách thức bên trong, cho đến nay đã rất miễn cưỡng để gánh vác các trách nhiệm toàn cầu nặng nề. Trước hết, họ không đối mặt với tình thế Hoa Kỳ đã đối mặt vào cuối Chiến tranh Thế giới II, với một trật tự thế giới bị phá hủy và trật tự khác đang chờ để được tạo ra theo các sở thích Mỹ. Những người Trung Quốc được yêu cầu đảm đương gánh nặng để giữ gìn một thế giới mà họ đã không tạo ra và đã không được xây dựng theo các lợi ích riêng của họ. Ai có thể trách họ là không sẵn lòng ôm lấy “những trách nhiệm” mới và nặng nề mà những người Mỹ và những người khác muốn đặt lên vai họ? Hoa Kỳ đã thấy mình trong hoàn cảnh tương tự giữa các cuộc chiến tranh (thế giới) và đã từ chối đảm nhận các trách nhiệm đó. Ngày nay, trật tự hiện thời hết sức phù hợp với các lợi ích của Hoa Kỳ, và đã rất phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ, đến nỗi người ta phải tự hỏi liệu nó sẽ có sống qua một sự thay đổi sang một thế giới đa cực mà trong đó diễn viên chính, cũng như các diễn viên quan trọng khác, có thể hoặc không sẵn sàng hay không có khả năng để làm trụ cột cho nó.

Thách thức sẽ là hoàn toàn lớn hơn nếu sự dịch chuyển từ một thế giới do Mỹ chiếm ưu thế sang một thế giới đa cực dẫn đến một sự gia tăng cạnh tranh chiến lược và xung đột giữa các cường quốc lớn. Ngược với cái ta thường nghe, các hệ thống đa cực về mặt lịch sử đã không đặc biệt ổn định, cũng chẳng đặc biệt yên bình. Chiến tranh giữa các cường quốc lớn đã là sự cố phổ biến, nếu không phải là liên tục, trong các thời kỳ đa cực dài trong các thế kỷ mười sáu, mười bảy, và mười tám, thời kỳ cuối lên đến cực điểm trong một loạt các cuộc chiến tranh tàn phá toàn Âu châu tiếp sau Cách mạng Pháp và kết thúc với sự thất bại của Napoléon ở Waterloo năm 1815.

Thế kỷ thứ mười chín đã đáng chú ý về hai quãng thời gian hòa bình giữa các cường quốc lớn, mỗi quãng kéo dài ba mươi tám năm và bốn mươi ba năm. Hòa bình đã bị ngắt quãng, tuy vậy, bởi các cuộc chiến tranh lớn giữa các cường quốc lớn: Chiến tranh Crime năm 1853 và một chuỗi các cuộc chiến tranh giữa Phổ và các láng giềng của nó – các cuộc chiến tranh thống nhất Đức – lên đến cực điểm trong Chiến tranh Pháp–Phổ năm 1870–71. Các nhà lý luận quan hệ quốc tế thường coi các cuộc chiến tranh này như những sự nhiễu loạn nhỏ trong một thế kỷ mặt khác khá yên bình, nhưng chúng đã là rất lớn và tốn kém. Chiến tranh Crime đã là một cuộc chiến tranh thế giới mini kéo theo hơn một triệu lính Nga, Pháp, Anh, và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các lực lượng từ chín quốc gia khác, và đã làm chết gần một nửa triệu lính chiến đấu và làm nhiều người bị thương hơn. Trong Chiến tranh Pháp – Phổ mười bảy năm sau, hai quốc gia cùng nhau đã đưa gần hai triệu lính ra mặt trận, mà trong số đó gần nửa triệu đã bị giết chết hoặc bị thương. Loại chiến tranh đó ngày nay sẽ không được coi như một nhiễu loạn nhỏ trong một thế kỷ mặt khác khá yên bình.

Các nhà lý luận quan hệ quốc tế với sự trìu mến đã nhìn lại sự cân bằng quyền lực Âu châu tiếp sau sự thống nhất Đức. Có lẽ quá nhiều trìu mến. Đúng, đã có hòa bình giữa các cường quốc lớn trong bốn thập niên, nhưng giai đoạn ấy đã được đặc trưng bởi sự căng thẳng và tranh đua gia tăng, vô số sự kinh hoàng chiến tranh, và một sự gia tăng hàng loạt về vũ trang cả trên bộ và trên biển – tất cả lên đến đỉnh điểm trong chiến tranh tàn phá và chết chóc nhất mà loài người đã biết đến lúc đó. Ngay cả khi cân bằng quyền lực được duy trì, đã không chỉ bởi ngoại giao thân ái mà cả bởi triển vọng luôn hiện diện của đối đầu quân sự. Như nhà khoa học chính trị Robert W. Tucker đã nhận xét, “Sự ổn định và sự điều độ như vậy với tư cách sự cân bằng được mang lại đã dựa rốt cuộc vào sự hăm dọa hay sử dụng vũ lực. Chiến tranh vẫn là phương tiện thiết yếu để duy trì cân bằng quyền lực”.68

Người ta tưởng tượng rằng ưu thế Mỹ sẽ được thay thế bằng một loại nào đó của sự hài hòa đa cực, nhưng có ít lý do để tin rằng một sự quay về tính đa cực trong thế kỷ thứ hai mươi mốt sẽ mang lại hòa bình và ổn định lớn hơn nó đã làm trong quá khứ. Ngày nay các cường quốc lớn hành động theo cách kiềm chế không phải họ kiềm chế một cách cố hữu mà bởi vì các tham vọng của họ bị ngăn cản bởi một Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế. Một số người tưởng tượng chúng ta đã bước vào thời đại “không cực – nonpolar” bởi vì, trong khi họ tin Hoa Kỳ đang suy tàn, họ không thấy các cường quốc khác đang lên để lấp các khoảng chân không khu vực.69  Nhưng, thực ra, các cực khác đã không nổi lên, bởi vì trật tự thế giới Mỹ vẫn còn nguyên vẹn. Giả như Hoa Kỳ thực sự suy tàn, các cường quốc lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Brazil sẽ nhanh chóng trở nên áp đảo hơn trong các khu vực tương ứng của chúng, và thế giới sẽ trở về cái gì đó giống hệ thống đa cực của Châu Âu thế kỷ mười chín.

Vấn đề trong một thế giới như vậy ít có khả năng đến từ các nền dân chủ khác – cho dù các nền dân chủ có những tham vọng và theo đuổi các khu vực ảnh hưởng của chúng. Nó có khả năng hơn đến từ các cường quốc lớn chuyên quyền. Các nền dân chủ có thể thỏa mãn với trật tự thế giới tự do mà Hoa Kỳ tạo ra, điều chỉnh một cách thích đáng để hợp với ảnh hưởng tăng lên của riêng chúng. Nhưng các cường quốc chuyên quyền có thể thỏa mãn với một thế giới ủng hộ dân chủ và gây áp lực liên tục lên các chế độ chuyên quyền?

Ta thường nghe ngày nay rằng Hoa Kỳ không cần lo ngại về Trung Quốc và Nga. Trung Quốc là một diễn viên thận trọng trên sân khấu thế giới và không quan tâm đến bành trướng lãnh thổ hay xung đột với các láng giềng của nó. Các chuyên gia về Nga ngày nay cho rằng, bất chấp lối nói đôi khi khoa trương tân đế quốc, các nhà cai trị ở Moscow không có mong muốn để lập lại Đế chế Nga, để nắm quyền kiểm soát các quốc gia Baltic gồm Lithuania, Latvia, và Estonia, hay để thống nhất các nước cộng hòa Soviet cũ như Ukraina, Moldova, Georgia, và Belarus. Nhưng đấy là bởi vì họ không quan tâm một cách bẩm sinh đến các mục tiêu như vậy hay bởi vì họ bị chế ngự bởi sự cân bằng quyền lực toàn cầu khỏi việc thực hiện các tham vọng này, và như thế kiềm chế họ? Chẳng có cách nào để biết chắc chắn, nhưng lịch sử gợi ý rằng khi chúng ta nhìn vào ứng xử của các quốc gia và thử hiểu động cơ và các tham vọng của họ, chúng ta cần phải biết rằng những tính toán của họ bị tác động bởi cái họ tin họ có thể đạt và cái họ tin là bị cấm vào.

Chúng ta biết một thứ chắc chắn: một Trung Quốc không bị kiểm soát bởi sức mạnh Mỹ sẽ là một Trung Quốc khác với một nước phải lo ngại về sức mạnh Mỹ. Nếu Bắc Kinh ngày nay không ứng xử một cách hung hăng hơn với Nhật Bản, hay Ấn Độ, hay các quốc gia Đông Nam Á, mà với họ nó có các tranh chấp, thì đấy không phải là bởi vì Trung Quốc vốn dĩ thụ động và thận trọng. Đã có những thời kỳ trong lịch sử của nó khi Trung Quốc đã tiến hành các hành động quân sự, ngay cả trong các tình huống khi cơ may không thuận lợi cho nó – thí dụ, chống lại các lực lượng Mỹ ở Triều Tiên năm 1950. Đúng hơn, là bởi vì các cường quốc đó được sức mạnh của Mỹ yểm trợ. Giả như sức mạnh Mỹ bị bỏ khỏi phương trình đó, người Trung Quốc sẽ tính toán khác. Các quốc gia khác cũng vậy. Ngày nay họ vừa lòng để cưỡng lại các mưu đồ tham vọng hơn của Trung Quốc, ở Biển Đông và những nơi khác, bởi vì họ biết Hoa Kỳ ở đó để ủng hộ họ. Trung Quốc, không ngạc nhiên, đang tăng cường sức mạnh hải quân của nó trong một nỗ lực để làm giảm vai trò này của Mỹ. Các quan chức Mỹ tự cho là bị bối rối bởi sự tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc. Họ đòi “sự minh bạch” lớn hơn về các ý định của Trung Quốc. Họ cũng có thể hỏi vì sao một con hổ lại mọc răng. Đấy là ứng xử bình thường của các cường quốc lớn đang lên. Nó chỉ có vẻ khác thường bởi vì trật tự thế giới Mỹ cho đến hiện nay đã ngăn cản các xu hướng tự nhiên này của các cường quốc lớn.

Cũng đúng thế với Nga và các láng giềng của nó. Sự coi thường Moscow liên tục ở các quốc gia Baltic, Caucasus, và Đông Âu nhờ rất nhiều vào sự thực rằng các quốc gia này có một đồng minh hùng mạnh ủng hộ họ. Nếu thiếu sức mạnh Mỹ, Nga sẽ bị cám dỗ hơn rất nhiều để bắt các nước láng giềng của nó phải thích nghi với các mong muốn của Moscow, và họ sẽ bị xúi giục hơn rất nhiều để ưng thuận. Nếu Putin, người đã từng gọi sự sụp đổ của Liên Xô là “tai họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ hai mươi, tin ông ta có thể khôi phục nó một cách chắc chắn, liệu ông ta có cưỡng lại sự cám dỗ? Ông ta đã sử dụng rồi mọi công cụ trừ lực lượng quân sự – năng lượng, thương mại, sự ủng hộ các chính trị gia và các đảng – để đưa các nước Soviet trước đây vào dưới ảnh hưởng của Moscow càng nhiều càng tốt. Trong một trường hợp ông ta đã sử dụng vũ lực, chống lại Goergia năm 2008, cũng chẳng chắc là ông ta đã dừng quân của mình không tới Tbilisi giả như ông ta đã không bị Hoa Kỳ và NATO làm nhụt chí.

Lưu ý điều này không phải là để quy các động cơ tội lỗi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay Nga. Đó là để đổ tội cho sự bình thường. Tất cả các cường quốc lớn đều đáp lại các cơ hội và các ràng buộc trong hệ thống quốc tế. Kể cả Hoa Kỳ. Khi sức mạnh Mỹ tăng dần vào cuối thế kỷ mười chín, các tham vọng của nó cũng tăng dần. Trong thế kỷ hai mươi, Hoa Kỳ đã tiến hành một chính sách can thiệp tích cực hơn sau khi Liên Xô sụp đổ so với nó đã tiến hành suốt phần lớn Chiến tranh Lạnh. Sau 1989 các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài đã trở nên thường xuyên hơn và đã xảy ra ở các phần của thế giới mà trước đó đã bị cấm vào do sự xa cách Chiến tranh Lạnh.

Chúng ta đã dần dần trở nên quen với cuộc sống trong trật tự Mỹ đến mức chúng ta có lẽ đã quên mất các quốc gia ứng xử thế nào khi chúng giành được sức mạnh. Sức mạnh tăng lên làm thay đổi các quốc gia. Nó làm thay đổi các tham vọng của họ, ý thức của họ về bản thân mình, và thậm chí định nghĩa của họ về các lợi ích của họ. Nó cũng có một cách để làm lộ rõ ra các tính chất đặc trưng mà có thể đã bị nhận chìm hoặc ít rõ rệt khi họ còn yếu hơn. Lấy một cường quốc thân thiện, như Pháp. Ngày nay nó là một cường quốc trung bình nhân từ với một chính sách đối ngoại khá khéo léo. Hầu hết các láng giềng Âu châu của nó coi nó như hơi kiêu căng và ích kỷ, nhưng điều đó là có thể dung thứ được bởi vì nó chắc chắn không nguy hiểm. Nhưng Pháp sẽ thế nào với tư cách một siêu cường? Liệu các nét đặc trưng mà ngày nay người ta thấy chỉ gây khó chịu hay gây cười có trở thành có vấn đề hơn không? Khi Pháp đã là một trong hai hay ba cường quốc mạnh nhất thế giới, dưới triều Louis XIV trong thế kỷ mười bảy và đầu thế kỷ mười tám, và dưới thời Napoléon trong cuối thế kỷ mười tám và đầu thế kỷ mười chín, nó đã hai lần thử chính phục con đường để trở thành bá chủ Âu châu (và đã hai lần thất bại). Có thể một siêu cường dân chủ Pháp của ngày mai sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại khiêm tốn, kiềm chế, nhưng nếu như thế, đó sẽ là một sự dị thường lịch sử. Các siêu cường dân chủ cũng có thể đầy tham vọng, như Hoa Kỳ đã chứng tỏ một cách thừa thãi. Điểm cốt yếu là sức mạnh làm thay đổi các quốc gia, và đôi khi rất đột ngột. Cả Đức và Nhật Bản đã là khá nhân từ như các quốc gia có sức mạnh vừa phải hoặc ít. Trong các thế kỷ mười bảy và mười tám, “Đức buồn ngủ” đã được biết đến như “xứ sở của các nhà thơ và các nhà tư tưởng”.70 Trước thời hiện đại hóa dưới thời Minh Trị của nó, Nhật Bản đã là một quốc gia ẩn dật mà đã chủ ý cắt các mối liên hệ với thế giới bên ngoài và đã chẳng đe dọa ai. Thế mà cả hai đã phô bày một tập các tính chất khác hẳn khi chúng trở nên mạnh, thống nhất và tích cực trên sân khấu thế giới.

Bởi vì những thay đổi về sức mạnh tương đối làm thay đổi các tham vọng quốc gia và làm thay đổi các ràng buộc, một sự quay trở lại tính đa cực sẽ làm thay đổi đặc tính của chính sách đối ngoại của mọi cường quốc lớn. Các quốc gia mà sức mạnh của nó tăng lên trong mối quan hệ tương đối (với quốc gia khác) sẽ phô bày các tham vọng bành trướng xứng với ảnh hưởng mới của họ trong hệ thống quốc tế. Như trong quá khứ, họ sẽ đòi hỏi những phạm vi ảnh hưởng đặc biệt, giá mà chỉ như sự đảm bảo chống lại các cường quốc lớn khác. Các cường quốc mà sức mạnh của nó suy giảm tương đối, như Hoa Kỳ, sẽ có ít lựa chọn trừ việc cắt giảm và nhường lại ảnh hưởng nào đó trong các lĩnh vực ấy. Như thế Trung Quốc sẽ đưa ra đòi hỏi phạm vi ảnh hưởng của nó ở Châu Á, Nga ở Đông Âu và Caucasus. Và, như trong quá khứ, các đòi hỏi của họ sẽ chồng lấn nhau và xung đột: Ấn Độ và Trung Quốc đòi hỏi cùng phạm vi trên Ấn Độ dương; Nga và Châu Âu có các phạm vi gối lên nhau ở khu vực giữa Biển Đen và Baltic. Không có Hoa Kỳ để ngăn chặn và kiềm chế các tham vọng mâu thuẫn nhau này, thì sẽ phải có các điều chỉnh phức tạp để thiết lập một cân bằng mới. Một số trong những sự điều chỉnh này có thể được thực hiện thông qua ngoại giao, như đôi khi chúng đã được làm trong quá khứ. Những điều chỉnh khác được thực hiện thông qua chiến tranh hay đe dọa chiến tranh, như cũng đã xảy ra trong quá khứ. Ý niệm, rằng thế giới có thể thực hiện một sự chuyển tiếp trơn tru và hoàn toàn yên bình từ cấu hình quyền lực hiện tại sang một cấu hình mới phản ánh một phân bố hoàn toàn khác của quyền lực, là ý niệm đáng ao ước.

Một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh trong suốt lịch sử đã là sự ngang hàng đại thể (rough parity) của sức mạnh mà tình trạng đó bỏ mặc các quốc gia trong sự nghi ngờ ai là mạnh hơn. Sự ngang bằng đại thể tạo ra sự không chắc chắn về cường quốc nào có thể thắng trong chiến tranh, mà tình trạng đó dẫn đến một sự tương tác phức tạp của những sự thăm dò và làm điệu bộ giữa các cường quốc tranh đua, làm tăng rất nhiều khả năng của một sự kiểm thử thật để phát hiện ra ai thực sự là hùng mạnh hơn. Các cuộc chiến tranh có khuynh hướng nổ ra như kết quả của những thay đổi quy mô lớn trong phương trình sức mạnh, khi quỹ đạo hướng lên của một cường quốc đang lên trở nên gần để giao (cắt ngang) quỹ đạo hướng xuống của một cường quốc đang suy giảm. Kỳ công lớn của Chiến tranh Lạnh đã là, Hoa Kỳ và Liên Xô đã chẳng bao giờ quyết định để kiểm thử sức mạnh tương đối của họ, dù đã có thời kỳ họ đã đến gần việc đó một cách nguy hiểm. Không có công thức tốt hơn nào cho hòa bình giữa các cường quốc lớn là sự chắc chắn về ai nắm tay trên.71 Và không phải là sự trùng khớp ngẫu nhiên mà các học giả đã bắt đầu nói về sự không thể của xung đột giữa các cường quốc lớn sau Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ đột nhiên được hưởng một ưu thế quân sự to lớn đến vậy trên mọi quốc gia thách thức khác. Giả như tính ưu việt đó bị xói mòn, sự quay trở lại của cạnh tranh cường quốc lớn sẽ làm cho chiến tranh cường quốc lớn lại có thể xảy ra hơn.

“Liên minh Hòa hợp Châu Âu–Concert of Europe” nổi tiếng thì sao? Có thể không có một sự hòa hợp của các cường quốc lớn để điều phối các chính sách và duy trì hòa bình trong thế giới hậu–Mỹ? Đúng là, trong nền hòa bình kéo dài ba thập niên tiếp sau sự thất bại của Napoléon năm 1815, các cường quốc lớn Âu châu đã thành công dàn xếp công việc của họ và tránh được chiến tranh. Cái đã giữ cho liên minh hòa hợp hoạt động, tuy nhiên, đã không phải là phép màu của sự cân bằng sức mạnh. Nó đã là một tập của các giá trị chung, các nguyên tắc chung, và một tầm nhìn chung về các vấn đề quan trọng nhất của thời đó – từ hình thù của trật tự Âu châu đến cái tạo thành quyền uy hợp pháp và bản chất của chính trị đối nội và xã hội. Vì hậu quả trực tiếp của Cách mạng Pháp và của chiến tranh tàn phá rộng khắp Âu châu tiếp sau đó, tất cả các nhà lãnh đạo của các cường quốc lớn đã chia sẻ một sự ghê tởm chung về chủ nghĩa cực đoan và cách mạng. Họ đã liên hiệp lại với nhau không chỉ để gìn giữ hòa bình mà để giữ nền hòa bình bảo thủ. Họ đã muốn làm cho thế giới an toàn cho chế độ quân chủ và chế độ quý tộc. Họ đã chia sẻ một tầm nhìn về một loại đặc biệt của Châu Âu mà họ muốn duy trì chống lại thách thức của các lực lượng tự do và cách mạng. Tuy vậy, sự đồng thuận đó mau chóng bắt đầu trở nên căng thẳng, khi nước Anh, cường quốc tự do nhất trong các cường quốc này, ngày càng phản đối sự khăng khăng của các đối tác Áo và Nga đòi đập tan tất cả mọi sự ám chỉ của chủ nghĩa tự do ở Lục địa bằng lực lượng quân sự. Liên minh hòa hợp trên thực tế đã sụp đổ sau khi cách mạng tự do đã lại quét khắp Châu Âu trong các năm 1840.

Đôi khi người ta hy vọng rằng một liên minh hòa hợp của các cường quốc lớn có thể được hình thành ngày nay, nhưng các cường quốc lớn ngày nay có chia sẻ, như những người Âu châu đã chia sẻ, một tầm nhìn về cả trật tự quốc tế và tính hợp pháp nội địa hay không? Không nhiều năm trước đây, câu trả lời đã có vẻ là có. Trong các năm 1990 hầu hết mọi người tin thế giới đã bước vào một giai đoạn hội tụ và sự đồng thuận tương tự như sự đồng thuận của đầu thế kỷ mười chín, chỉ có lần này không nhân danh chủ nghĩa bảo thủ, chế độ quý tộc, và chế độ quân chủ mà trong sự ủng hộ chủ nghĩa tự do, các thị trường tự do, và dân chủ. Các năm 1990 đã là Kết thúc của Lịch sử, là sự chiến thắng, theo lời của một học giả, của “tầm nhìn tự do về trật tự quốc tế”, một thế giới mà trong đó “dân chủ và các thị trường hưng thịnh … toàn cầu hóa đã được lưu vào nơi thiêng liêng như lực lượng lịch sử tiến bộ, còn ý thức hệ, chủ nghĩa dân tộc và chiến tranh đã thoái trào”.72 Trong thế giới hậu–Chiến tranh Lạnh tất cả các cường quốc lớn đã đi theo chủ nghĩa tự do hoặc người ta đã muốn tin như thế: Nga dưới thời Eltsin; Trung Quốc đang ở giữa sự tự do hóa kinh tế của nó. Cho nên ý tưởng về một “cộng đồng quốc tế” lại tái sinh, và nhiệm vụ của nó đã là để giải quyết nhiều “vấn đề toàn cầu” – bệnh tật, nghèo đói, thay đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc – mà về chúng tất cả các quốc gia đã có các lợi ích chung hơn là xung đột.

Nhưng trong thập niên thứ hai của thế kỷ hai mươi mốt, sự hội tụ cảm thấy như một ảo tưởng lý tưởng chủ nghĩa khác. Các cường quốc lớn không thống nhất về các nguồn của sự hợp pháp đối nội. Hoa Kỳ và các đồng minh tự do của nó cố nhiên ủng hộ dân chủ. Nga và Trung Quốc, cũng đương nhiên, muốn một thế giới an toàn cho chế độ chuyên quyền của họ. Một trật tự mới, đa cực, giả như là trật tự sắp hình thành, sẽ bao gồm hai cường quốc lớn chuyên quyền này như các diễn viên chính. Nếu lịch sử của Liên minh Hòa hợp Châu Âu có là bất cứ chỉ dẫn nào, sự thiếu thống nhất về cái gì tạo thành chính phủ hợp pháp sẽ giỏi nhất là một trở ngại đối với sự hợp tác và tồi nhất là một nguồn xung đột. Samuel P. Huntington, viết vào năm 1991, đã suy đoán rằng nếu “Liên Xô và Trung Quốc trở thành các nền dân chủ như các cường quốc lớn khác, thì xác suất của sự cư xử hung bạo giữa các quốc gia sẽ giảm xuống rất nhiều”. Nhưng, mặt khác, “một thế giới bị chia rẽ thường xuyên” đã “có nhiều khả năng là một thế giới hung bạo”. Theo cách gợi ý của (Abraham) Lincoln, ông đã hỏi, “Một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau có thể sống qua một phần dân chủ một phần chuyên quyền đến bao lâu?”73

Những người hiểu rằng trật tự khai phóng hiện thời đã được xây dựng xung quanh sức mạnh Mỹ đã vật lộn với câu hỏi làm thế nào để duy trì nó nếu và khi sức mạnh đó phai tàn. John Ikenberry, giữa những người khác, đã biện hộ rằng nhiệm vụ của Hoa Kỳ trong một thời đại ảnh hưởng suy giảm là để thiết lập các định chế và luật quốc tế mà có thể bén rễ và duy trì trật tự đó khi Mỹ suy tàn, và để thuyết phục các cường quốc đang lên rằng họ có lợi ích để tham gia và duy trì các định chế và các quy tắc quốc tế đó. Bằng cách này, các định chế có thể giành được cuộc sống riêng của chúng và có thể kiềm chế ngay cả các quốc gia hùng mạnh mà khác đi có thể có thiên hướng phá hủy trật tự khai phóng. Các định chế và quy tắc mạnh hơn này rốt cuộc sẽ trở thành những cái thay thế cho sức mạnh Mỹ.

Ý tưởng này về dựng lên các định chế quốc tế tự do, tự–duy trì đã nhử trêu ngươi những người Mỹ từ khi quốc gia trở thành một cường quốc lớn vào cuối thế kỷ mười chín. George Kennan và “những người có đầu óc thực tiễn” khác đã phàn nàn về thiên hướng Mỹ để tìm sự cứu giúp trong các luật và định chế quốc tế, hy vọng để “chặn những khát vọng hỗn loạn và nguy hiểm của các chính phủ” thông qua một “hệ thống các quy tắc pháp lý và những kiềm chế”.74 Nhưng có thể hiểu được rằng những người Mỹ muốn một trật tự mà về cơ bản đã là tự–điều chỉnh và tự–duy trì. Nó là câu trả lời cho câu hỏi hắc búa về sức mạnh và lợi ích hết sức làm họ điêu đứng – làm thế nào để tạo ra một thế giới có ích cho các lý tưởng và lợi ích Mỹ mà không đòi hỏi việc thực hiện sức mạnh Mỹ phức tạp về mặt đạo đức và tốn kém tiền bạc. Theodore Roosevelt đã nghĩ dưới dạng một consortium quốc tế của các cường quốc lớn, hoạt động một cách hợp tác để thúc đẩy văn minh – một giấc mơ bị tan vỡ khi cũng chính các cường quốc lớn ấy bản thân họ đã suýt phá hủy nền văn minh năm 1914. Woodrow Wilson đã giương ngọn cờ sau chiến tranh (thế giới I), tạo ra một Hội Quốc Liên (và các đồng hương của ông khi đó đã từ chối tham gia) mà đã có nghĩa là để giữ gìn các luật và các định chế được sức mạnh tập thể của các chính sách tự do ủng hộ. Sự thử lại được tiến hành một lần nữa sau Chiến tranh Thế giới II, với việc thành lập Liên Hiệp Quốc, và lại lần nữa sau Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống George H. W. Bush đã nói một cách đầy hy vọng về một “Trật tự Thế giới Mới” đang đến, trong đó “pháp trị thay thế luật rừng,” “các quốc gia thừa nhận trách nhiệm chung đối với tự do và công lý,” và Liên Hiệp Quốc “hoạt động như những người sáng lập ra nó đã hình dung”.75

Nhiều người đã coi sự chuyển tiếp từ bá quyền Mỹ, hay từ bất cứ dàn xếp cường quốc lớn nào, sang một thế giới của các luật và các định chế quốc tế như giai đoạn cuối cùng của sự tiến bộ con người. Sự lệ thuộc của nhà nước–quốc gia riêng lẻ vào ý chí tập thể của tất cả các quốc gia, sự thay thế chủ nghĩa dân tộc bằng chủ nghĩa thế giới quốc tế, sự sao chép những sự kiềm chế pháp lý và chế định của đời sống nội địa Mỹ trên trường quốc tế – các mục tiêu này vẫn cám dỗ người dân ngày nay như đã từng cám dỗ các thế hệ trước kia. Sự khác biệt duy nhất là, trong quá khứ những người Mỹ đã tìm cách dựng lên một thế giới như vậy khi sức mạnh Hoa Kỳ đang lên. Ngày nay, một thế giới như vậy có nghĩa là để bù cho sức mạnh Hoa Kỳ bị coi là suy giảm.

Liệu có lý do để tin chúng ta có khả năng tốt hơn để xây dựng một thế giới như vậy ngày nay, có vẻ là trong một thời kỳ suy tàn, hơn là một trăm năm trước đây, hay thậm chí năm mươi năm trước đây, khi chúng ta đang lên? Thế kỷ xen ở giữa cho ít lý do để lạc quan. Tất cả các nỗ lực, để chuyển giao việc duy trì trật tự và an ninh cho một cơ quan quốc tế với thẩm quyền lớn hơn các quốc gia bên trong nó, hay để dựa vào các quốc gia tuân theo các quy tắc quốc tế, bất chấp sức mạnh của họ để coi thường chúng, đã thất bại. Nhà chức trách mới đã tỏ ra quá yếu để gánh vác nhiệm vụ. Các quốc gia mà đã có trách nhiệm hay sức mạnh, thì đã hoặc bỏ qua nó hay đã sử dụng nó như một lý do để bào chữa cho việc bản thân họ không hành động. Các quy tắc nói chung đã ràng buộc chỉ những kẻ yếu, trong khi những kẻ mạnh, kể cả Hoa Kỳ, đã cảm thấy tự do để bỏ qua chúng và không đối mặt với sự trừng phát nào bởi “cộng đồng quốc tế”. Hội Quốc Liên đã từ chối một cách nổi tiếng để phản ứng lại những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế – sự xâm chiếm của Nhật vào Mãn Châu năm 1931, sự xâm chiếm của Ý vào Ethiopia năm 1935. Hoa Kỳ và Liên Xô, cả hai đã sống qua hầu hết thời Chiến tranh Lạnh bằng  cách bỏ  qua hay tìm cách  lách Liên Hiệp Quốc. Như  Reinhold Niebuhr đã nhận xét, “uy tín của cộng đồng quốc tế” chẳng bao giờ là đủ lớn và các thành viên riêng lẻ của nó chẳng bao giờ đủ thống nhất “để kỷ luật các quốc gia ngoan cố”.76 Các định chế không thể sử dụng nhiều quyền lực hơn các quốc gia tạo thành chúng, mà chúng thường nắm ít hơn.

Trong một thế giới đa cực, quốc gia nào hay nhóm nào của các quốc gia sẽ có khả năng sử dụng quyền lực của nó một cách đơn độc hay một cách tập thể để duy trì trật tự khai phóng chống lại những quốc gia làm đảo lộn nó? Đây là câu hỏi cốt yếu, bởi vì bất cứ trật tự nào, dựa cuối cùng không chỉ vào riêng các quy tắc, mà còn vào sức mạnh để thực thi các quy tắc. Ngày nay có một tình thế duy nhất, trong đó quốc gia hùng mạnh nhất thế giới được hưởng một mức độ cao đáng chú ý của tính hợp pháp quốc tế khi nó sử dụng vũ lực. Trong các thời đại đa cực trước, khi tất cả các quốc gia đã tìm kiếm sự an ninh từ một cân bằng phiền phức về quyền lực và đã hoạt động bên trong các phạm vi ảnh hưởng được xác định một cách đại khái hay trong các lĩnh vực của các phạm vi chồng lấn nhau, đã đe dọa làm mất ổn định sự cân bằng. Trong cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi, chẳng hạn, các cường quốc lớn đã không thể mang lại trật tự cho vùng Balkan náo động bởi vì việc sử dụng vũ lực bởi bất cứ một trong các cường quốc lớn nào đã đe dọa lợi ích của các cường quốc khác và cân bằng tổng thể. Đã không có cường quốc quốc tế nào để áp đặt trật tự. Đấy đã là nan đề mà Wilson đã thử giải bằng Hội Quốc Liên. Thực ra, nó đã được giả quyết chỉ bởi quyền bá chủ Mỹ. Trong cuối thế kỷ hai mươi, Hoa Kỳ đã có khả năng lãnh đạo hai cuộc can thiệp vào các nước Balkan vì lợi ích của việc duy trì trật tự khai phóng mà không kích động xung đột giữa các cường quốc lớn. Trong khi những người Nga cảm thấy bị làm nhục một chút bởi ưu thế Mỹ ở một vùng Slavic và được Nga quan tâm về mặt truyền thống, (nhưng) đã chẳng hề có vấn đề chiến tranh. Giả như sự không ngang bằng hiện hành về sức mạnh giữa Hoa Kỳ và các cường quốc lớn khác giảm đi, có thể là không thể để can thiệp trong tình huống tương tự mà không phải chịu rủi ro gây ra đối đầu giữa các cường quốc lớn. Cường quốc nào hay các cường quốc nào trong thế giới hậu–Mỹ sẽ có khả năng hành động với sự chấp nhận của các cường quốc khác? Việc thiếu lực lượng quân sự được hợp pháp hóa khiến cho ngày càng khó để bảo vệ các nguyên tắc cốt lõi của trật tự khai phóng chống lại những thách thức không thể tránh khỏi.

Bài học của thế kỷ hai mươi, có lẽ đã bị quên trong thế kỷ hai mươi mốt, là, nếu ta muốn một trật tự khai phóng hơn, thì có thể không có cái thay thế cho các quốc gia tự do hùng mạnh để xây dựng và bảo vệ nó. Trật tự quốc tế không phải là một sự tiến hóa; nó là một sự áp đặt. Nó là một sự thống trị của một tầm nhìn đối với các tầm nhìn khác – trong trường hợp này, sự thống trị của các nguyên tắc tự do của hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị trong nước, và các quan hệ quốc tế trên các nguyên tắc khác, không tự do. Nó sẽ kéo dài chỉ với điều kiện là những người áp đặt nó vẫn có năng lực để bảo vệ nó. Đấy là một thực tế không thoải mái đối với những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do. Chúng ta thích tin rằng một trật tự quốc tế tự do tồn tại bởi vì nó đúng và công bằng – và không chỉ cho chúng ta mà cho tất cả mọi người. Chúng ta thích hình dung rằng sự chấp nhận một trật tự khai phóng là tự nguyện hay, còn tốt hơn, là sản phẩm của các lực lượng tự nhiên, chứ không phải là việc sử dụng quyền lực. Đó là vì sao sự “Kết thúc của Lịch sử” đã là  một luận đề hấp dẫn đến vậy đối với nhiều người, và vẫn thế thậm chí sau khi đã bị các sự kiện làm mất uy tín. Lý luận về sự tiến hóa không thể tránh khỏi có nghĩa là không có đòi hỏi nào để áp đặt trật tự khai phóng. Nó sẽ đơn thuần xảy ra. Điều này giải quyết sự mơ hồ, tính nước đôi đạo đức – và các thách thức thực tiễn và tài chính – của việc áp đặt nó và bảo vệ việc áp đặt nó.

Cũng có một giả định được gắn vào thế giới quan Khai minh của chúng ta, đó là có một mối liên kết tất yếu giữa trật tự khai phóng và sự kết thúc của chủ nghĩa dân tộc, và thậm chí của bản thân quốc gia. Sự tăng lên của các định chế siêu quốc gia và một cảm giác thế giới chủ nghĩa đại diện cho sự tiến bộ theo hướng một trật tự khai phóng hoàn hảo hơn. Nhưng nếu giả định này sai thì sao? Nếu một trật tự được đặc trưng bởi hòa bình, dân chủ, và thịnh vượng lại phụ thuộc vào các quốc gia cá biệt để duy trì nó, thì sao? Người theo chủ nghĩa quốc tế Theodore Roosevelt đã lý lẽ cũng vậy năm 1918, trong phản ứng lại các tầm nhìn siêu dân tộc chủ nghĩa của thời ông. “Chúng ta hãy từ chối hủy bỏ chủ nghĩa dân tộc,” ông đã nói. “Ngược lại, chúng ta hãy đặt cơ sở cho một chủ nghĩa quốc tế khôn ngoan và thực tiễn trên một chủ nghĩa dân tộc lành mạnh và nồng nhiệt”.77 Sự tiến bộ khai phóng chân chính có thể gắn, một cách nghịch lý, với khái niệm lại giống này của quốc gia, sẵn sàng sử dụng sức mạnh của nó, cùng chung với các quốc gia khác, để duy trì một trật tự mà chỉ có thể tiệm cận đến nhưng không bao giờ đạt được lý tưởng khai phóng quốc tế. Chính khi chúng ta thực sự thử để đạt cái lý tưởng, để vượt quá quốc gia đến một tầm nhìn hậu–quốc gia, là lúc toàn bộ dự án thất bại.

Về phương diện này, Liên minh Châu Âu, EU, có thể là một cảnh báo. Không nhóm nào của các quốc gia đã từng tiến gần hơn đến việc đạt lý tưởng khai phóng quốc tế chủ nghĩa, nền hòa bình vĩnh cửu Kantian. Nhưng cái giá đã là một Châu Âu ngày càng giải trừ quân bị trong khi các cường quốc lớn khác lại từ chối đi theo hành trình của nó. Liệu Châu Âu hậu hiện đại này thậm chí sẽ có sống sót nếu giả như nó thực sự phải tự lo liệu lấy trong một thế giới mà không vận hành theo các quy tắc của nó?

Sự mỉa mai là, thành công của trật tự thế giới Mỹ đã làm cho là có thể đối với rất nhiều người để tin rằng nó có thể được vượt quá, rằng có thể không còn cần đến sức mạnh Mỹ để duy trì nó nữa. Giấc mơ cũ đã có vẻ trở thành hiện thực hơn trong hai thập niên vừa qua bởi vì thành công của sức mạnh Mỹ đã khiến nó có vẻ thực tế hơn. Thay cho việc nhận ra rằng xung đột và ganh đua cường quốc lớn đã bị chặn, người ta tưởng tượng rằng bản thân các cường quốc lớn đã thay đổi căn bản đặc tính của chúng, rằng các định chế, các luật, và các tiêu chuẩn (nắm quyền) kiểm soát. Cứ như thể những người dân New York, đi dạo xuyên qua Công viên Trung tâm an toàn, quyết định rằng sẽ không còn cần đến cảnh sát nữa. Công viên là an toàn bởi vì loài người đã tiến hóa.

Tổng thống Bill Clinton khi rời nhiệm sở đã tin rằng nhiệm vụ then chốt của Mỹ là để “tạo ra thế giới mà chúng ta muốn sống khi chúng ta không còn là siêu cường duy nhất của thế giới nữa,” để chuẩn bị cho “một thời kỳ khi chúng ta sẽ phải chia sẻ vũ đài”.78 Đó là một đề xuất nghe cực kỳ hợp lý, biết điều. Nhưng liệu nó có thể được thực hiện hay không, lại là câu hỏi khác. Vì khi đến các quan hệ giữa các quốc gia, và đặc biệt về vấn đề của quyền lực và chiến tranh và hòa bình, thì các quy tắc và các định chế hiếm khi sống sót, trải qua được sự suy tàn của cường quốc hay của các cường quốc đã dựng chúng lên. Các quy tắc và các định chế đó giống giàn giáo xung quanh tòa nhà: chúng không giữ tòa nhà đứng vững; tòa nhà giữ chúng đứng vững. Khi sức mạnh Mỹ suy giảm, các định chế và các chuẩn mực mà sức mạnh Mỹ ủng hộ cũng suy giảm. Hoặc, có thể có khả năng hơn, nếu lịch sử là một chỉ dẫn, chúng có thể sụp đổ hoàn toàn khi chúng ta chuyển sang một loại khác của trật tự thế giới, hoặc trở thành vô trật tự, hỗn loạn. Khi đó chúng ta có thể phát hiện ra rằng Hoa Kỳ đã là thiết yếu để giữ trật tự thế giới hiện hành, Hoa Kỳ và trật tự thế giới hiện hành là không tách rời nhau, và rằng sự lựa chọn khả dĩ khác đối với sức mạnh Mỹ đã không phải là hòa bình và hài hòa mà là hỗn loạn và tai họa – mà là tình trạng đã tồn tại trước khi trật tự thế giới Mỹ hình thành.

 

CHÚNG TA CÓ THỂ THẤY RỒI các dấu hiệu xói mòn. Số các nền dân chủ qua bầu cử đã lên đỉnh điểm 123 vào năm 2005. Kể từ đó con số này giảm một chút mỗi năm, và năm 2011 còn 115. Tổ chức Freedom House cũng báo cáo một sự khoét rỗng dân chủ, với “áp lực gia tăng lên tự do ngôn luận, kể cả tự do báo chí, cũng như lên các nhà hoạt động xã hội công dân tham gia thúc đẩy cải cách chính trị và đòi tôn trọng các quyền con người, kể cả quyền tự tổ chức của những người lao động”.79

 Các định chế và chuẩn mực khai phóng đã cũng bị yếu đi một chút trong các năm gần đây. Liên Minh Châu Âu, EU, ngoài những khó khăn kinh tế và sức mạnh quân sự giảm bớt của nó ra, đã có ít ảnh hưởng đạo đức trong hệ thống quốc tế hơn nó đã có một thập niên trước. Theo các học giả ở Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (European Council on Foreign Relations), chẳng hạn, thì EU đang bị “một cuộc khủng hoảng đề xuất–chậm” tại Liên Hiệp Quốc, nơi khả năng của nó để “thúc đẩy một nền pháp trị dựa trên các quyền con người và công lý” đang giảm sút đều đặn. Họ quy việc này chủ yếu cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, mà đã thiết lập tại Liên Hiệp Quốc “một liên minh ngày càng chắc chắn về các cuộc biểu quyết đại hội đồng, thường được huy động để chống lại các giá trị EU như sự bảo vệ các quyền con người”.80

 Trong khi ấy, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do đang trải qua một trong những cuộc vật lộn có tính chu kỳ tự làm mất uy tín của nó. Cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn và suy thoái kế tiếp sau đã lại nêu ra những nghi ngờ về khả năng đứng vững và sự đáng ao ước của hệ thống, tương tự như cái đã xảy ra trong các năm 1930 và 1970. Các mô hình khác, như chủ nghĩa tư bản do nhà nước dẫn dắt của Trung Quốc, có được thành công lớn hơn, một phần bởi vì các khoản thặng dư khổng lồ của nhà nước đã giúp làm giảm nhẹ các tác động của suy thoái quốc tế.

Cuối cùng, các cường quốc lớn ngày càng ứng xử theo cách đại cường quốc truyền thống, khẳng định và cố thử để tạo ra các phạm vi ảnh hưởng phù hợp với sức mạnh gia tăng của họ: lời kêu gọi của Putin cho một “Liên minh Âu Á” của các quốc gia Soviet trước kia; những đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; những đòi hỏi của Ấn Độ ở vùng Ấn Độ dương. Chúng là những ám chỉ nhỏ về cái có thể còn sẽ đến.

 

Như thế Hoa Kỳ có suy tàn?

Bình luận về bài viết này