BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hồi ký Tống Văn Công’

12.284. Tưởng Năng Tiến – Những Đứa Bé Lên Ba

Posted by adminbasam trên 07/04/2017

Tưởng Năng Tiến

7-4-2017

Tống Văn Công và bìa hồi ký. Ảnh: internet

Tôi cho rằng tình trạng khu phố 4, phường Tân Kiểng, quận 7 nơi tôi cư ngụ là sự thu nhỏ hiện trạng của cả nước. Đảng độc quyền, thoái hoá tham nhũng, đàn áp những người trung thực”. Trích Hồi ký Tống Văn Công – “Đến Già Mới Chợt Tỉnh”

Càng già, tôi càng bê tha và càng hay la cà/ đàn đúm. Qua tuổi sáu mươi, ngồi điểm lại mới thấy là số bè bạn thân/sơ dám tới cả ngàn. Đông hết biết luôn!

Đã vậy, gặp ai tui cũng rủ rê nhậu nhẹt tưng bừng và nài nỉ anh em uống cho tới xỉn luôn để … thắt chặt thêm tình bằng hữu. Bởi thế, sau khi chia tay là tôi không còn nhớ ai vô ai nữa – trừ hai người: Trần Ngọc Thành và Tống Văn Công. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

11.328. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: THÁP TÙNG ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐI “XÉ RÀO”

Posted by adminbasam trên 13/01/2017

Viet-studies

Tống Văn Công

13-1-2017

Ảnh bìa sách Hồi Ký Tống Văn Công. Nguồn: internet

Ảnh bìa sách Hồi Ký Tống Văn Công. Nguồn: internet

Từ tháng 12-1976 ông Võ văn Kiệt làm bí thư Thành ủy thay ông Nguyễn Văn Linh được điều lên làm Trưởng ban cải tạo Trung ương. Ngày 16– 2–1978 Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Cải tạo, nâng số hộ tư sản từ 6000 lên 28.787 hộ và “quét sạch sành sanh” tư sản công thương nghiệp trong mấy ngày. Sau đó cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm nhặt. Chẳng bao lâu sau tất cả các xí nghiệp bắt đầu vấp những khó khăn giống nhau: Máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế; nhiên liệu, nguyên liệu cạn kiệt không có ngoại tệ để nhập khẩu. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đi khảo sát hàng chục xí nghiệp đang gặp khó khăn lớn.

Biết đây là việc quan trọng, tôi xin ông cho được tháp tùng hầu hết các chuyến đi. Ông Võ văn Kiệt không chỉ nghe giám đốc báo cáo mà sau đó ông gặp từng trưởng phó phòng, ban, chủ tịch công đoàn, bí thư thanh niên và một vài tổ trưởng. Sau mỗi chuyến đi, ông còn hỏi nhận xét của chúng tôi, những người tháp tùng. Ví dụ, trong cuộc làm việc với ngành sản xuất thuốc lá có mặt các vị cục trưởng, tổng giám đốc, các giám đốc, các trưởng phòng. Sau khi ra về ông hỏi: “Theo cậu hôm nay phát biểu của anh nào có giá trị ‘tháo gỡ’ nhứt”? Ông đồng ý với tôi: “Đúng, cái cậu nói tiếng Huế vạch ra những điều phi lý và chỉ rõ cách giải quyết rất căn cơ”. Đó là anh Phó phòng kỹ thuật Lê Đình Thụy, người có cấp bực thấp nhất hôm đó. Ông Kiệt gợi ý Bộ công nghiệp nhẹ bồi dưỡng, đề bạt anh Thụy trở thành Tổng giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.012. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: GẶP BA NHÀ VĂN BỊ VÙI DẬP

Posted by adminbasam trên 12/12/2016

Viet-studies

Tống Văn Công

12-12-2016

Ảnh bìa Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books

Ảnh bìa Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books

Tôi gặp nhà văn Hà Minh Tuân ngay sau khi ông bị lâm nạn năm 1962. Bạn tôi, anh Trần Dũng Tiến nguyên là cảm tử quân Hà Nội năm 1946, phụ trách công tác Tuyên truyền – Thi đua của Nhà máy gỗ Hà Nội ở Bến Chương Dương, gần bãi sông Hồng. Tôi đến nhà máy gặp anh Tiến tìm tài liệu viết báo và nhân đó xin mua gỗ vụn làm củi đun bếp. Anh Tiến cho biết, ông Hà Minh Tuân vừa bị cách chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học, đang lao động cải tạo ở đây. Công việc của ông là khuân gỗ dưới bến sông Hồng xếp lên xe hai bánh, kéo xe về, xếp gỗ vào kho nhà máy. Lúc giải lao giữa ca, anh Tiến mời ông vào văn phòng uống nước, trò chuyện với chúng tôi.

Ông hơn tôi một giáp, hoạt động cách mạng từ năm 1943, tham gia khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội, rồi vào bộ đội lên đến chính ủy trung đoàn, sau tiếp quản Hà Nội được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Văn học. Nếu ông cứ chuyên tâm vào việc “gác cổng chính trị” như các vị giám đốc khác thì hẳn đã leo lên cấp Vụ, cấp Bộ rồi, hoặc ít nhất cũng được yên vị tới lúc hưởng lương hưu. Nhưng do có máu mê văn chương, năm 1957 ông viết quyển “Trong lòng Hà Nội”, năm 1960 ông viết “Giữa hai trận tuyến”. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá đã “đóng góp xuất sắc cho nền văn học xã hội chủ nghĩa”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

10.990. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: CUỘC TRANH LUẬN VỀ TƯ PHÁP TRÊN BÁO SỰ THẬT

Posted by adminbasam trên 09/12/2016

Viet-studies

9-12-2016

Ảnh bìa, Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books

Ảnh bìa, Hồi ký Tống Văn Công. Nguồn: Người Việt Books

Tôi gởi đơn xin tòng quân, nhưng được phân công về Phòng Bình dân Học vụ, Nha Giáo dục Nam Bộ, do thạc sĩ Hoàng Xuân Nhị làm giám đốc. Phòng này mới thành lập do nhà giáo Nguyễn Hậu Lạc làm trưởng phòng. Đã có một vài người tới trước tôi như Ca Lê con cả của giáo sư Ca văn Thỉnh, Đặng Minh Trang con giáo sư Đặng Minh Trứ… Chưa có công việc gì làm, chúng tôi thường đến hai nơi: một là, văn phòng của Nha Giáo dục để gửi thư và nhận thư; hai là tới Thư viện đọc sách báo.

Thư viện của Nha Giáo dục có khá nhiều sách. Ở đây tôi được đọc hai bộ sách lớn củả chủ nghĩa cộng sản: “Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô” và “Những nguyên lý chủ nghĩa Lê Nin của Stalin”. Cũng ở đây tôi đọc quyển “Sửa đổi lề lối làm việc” của X.Y.Z. Giám đốc Hoàng Xuân Nhị giới thiệu “quyển này là một tác phẩm lớn của Hồ Chủ tịch”. Quyển sách khiến tôi tha thiết mong muốn được trở thành đảng viên cộng sản bởi câu này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Trong sách này, Cụ Hồ cảnh báo cán bộ đảng viên chớ có làm “quan cách mạng”, cậy quyền, cậy thế, hũ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo… Bài “ Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy mạnh phê bình tự phê bình” của Cụ Hồ tôi đọc như nuốt từng lời đã góp phần cho tôi được… “ngu lâu”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

10.972. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: NGHE ÔNG LÊ ĐỨC THỌ THUYẾT GIÁO

Posted by adminbasam trên 07/12/2016

Viet-studies

Tống Văn Công

7-12-2016

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi. Ảnh: Wiki.

Lê Đức Thọ (trái) và Henry Kissinger (phải) trong lễ ký kết Hiệp định Paris. Người đứng giữa phía sau là Thư ký đoàn VNDCCH Lưu Văn Lợi. Ảnh: Wiki Commons.

Cuối năm 1950, Trường trung học Huỳnh Phan Hộ (trường tôi học) đăng cai cuộc họp học sinh của ba trường trung học kháng chiến (Huỳnh Phan Hộ, Thái Văn Lung, Nguyễn Văn Tố) để nghe huấn thị của đại diện Trung ương cục miền Nam. Dù ba trường này cách nhau hàng chục cây số đường sông, nhưng 7 giờ sáng tất cả đã có mặt đầy đủ ở hội trường Trung học Huỳnh Phan Hộ. Ông Nguyễn Thượng Tư hiệu trưởng trường Huỳnh Phan Hộ thông báo, hôm nay chúng ta được vinh dự nghe bác Sáu Lê Đức Thọ, phó bí thư Trung ương Cục miền Nam nói về tình hình thế giới, trong nước và nhiệm vụ mới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

10.927. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: SỐ ĐÔNG TRÍ, PHÚ, ĐỊA, HÀO ĐI THEO VIỆT MINH

Posted by adminbasam trên 02/12/2016

Viet-studies

Tống Văn Công

2-12-2016

Cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. Ảnh: internet

Cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. Ảnh: internet

Ngày 25 tháng 8 năm 1945 có tin Việt Minh đã cướp được chánh quyền ở Bến Tre, tỉnh trưởng Phan Văn Chi đầu hàng. Ấp An Hoà cùng cả làng An Bình Tây của tôi sôi sục chuẩn bị tham gia cướp chánh quyền thị trấn Ba Tri. Các đảng viên cộng sản công khai đứng ra nhân danh Mặt trận Việt Minh cắt đặt việc mua vải, giấy hai màu đỏ, vàng để may và dán cờ đỏ sao vàng, tổ chức các đội võ trang với dáo mác, gậy gộc.

Chú thợ hồ Hai Dần là bí thư chi bộ, bác giữ vịt Tư Nay là phó bí thư chi bộ, không xưng danh cộng sản mà là Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, ngồi vào những chiếc ghế mới hôm qua còn là của Hương Cả, Hương Chủ trong Nhà Việc (trụ sở Ban Hội tề), chỉ đạo hoạt động cách mạng. Suốt đêm tiếng hô tập đi theo nhịp “một hai ” làm cho bọn con nít chúng tôi cũng không thể chợp mắt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

10.908. Cựu tổng biên tập Lao Động ‘hối tiếc vì làm công cụ của Đảng’

Posted by adminbasam trên 01/12/2016

BBC

30-11-2016

Ông Tống Văn Công tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014. Nguồn: uyennguyen.net

Ông Tống Văn Công tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014. Nguồn: uyennguyen.net

Cựu tổng biên tập Lao Động trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt nhân cuốn hồi ký ‘Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo cộng đến chống cộng’ của ông vừa được phát hành tại Mỹ.

Nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập Lao Động (1989 – 1994), từng được biết đến với những bài phản biện trên báo lề trái và ‘thư góp ý với Đảng’ và từng bị tờ Quân đội Nhân dân có bài công kích năm 2013.

Năm 2014, ông tuyên bố từ bỏ Đảng và nay hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.

BBC: Thông điệp mà ông muốn chuyển tải qua cuốn hồi ký vừa được Người Việt Books ấn hành tháng 11/2016? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

10.892. Trích Hồi Ký Tống Văn Công: Đến già mới chợt tỉnh

Posted by adminbasam trên 30/11/2016

Viet-studies

 TRƯỚC KHI VÀO CHUYỆN

Tống Văn Công

29-11-2016

Ảnh bìa Hồi ký Đến già mới chợt tỉnh

Ảnh bìa Hồi ký Đến già mới chợt tỉnh – Tống Văn Công

Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi “Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau.

Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: “Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi”! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuận: “Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước.” Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên “phây” bài thơ tặng tôi có những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình”. Tiến sĩ, luật sư Lưu Nguyên Đạt sau khi kể tội kẻ từng là “cơ sở truyền thông của Đảng cộng sản” đã nhận xét “Quyết định bỏ Đảng của Tống Văn Công không quyết liệt, không sáng sủa như qua lời phát biểu của luật gia Lê Hiếu Đằng. Nó không đanh thép bằng lập trường thô bạo của một Dương Thu Hương.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

10.866. Hồi ký của nhà báo Tống Văn Công: Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo Cộng đến chống Cộng

Posted by adminbasam trên 27/11/2016

Cao Trí

27-11-2016

Ảnh bìa hồi ký Tống Văn Công

Ảnh bìa hồi ký Tống Văn Công

Về tác giả Tống Văn Công: Được xem như một trong những nhà báo lão thành của nền “báo chí cách mạng”, ông Tống Văn Công đã trở thành “kẻ thù” của đảng chỉ vì nhìn ra chân tướng chế độ và mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi cải cách dân chủ. Ông bị quy chụp là “phần tử chống đảng điên cuồng”, chỉ vì ông bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Ông Tống Văn Công vừa cho ra mắt quyển hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo cộng đến chống cộng”. Ông thuật lại đời làm báo của mình. Ông cũng nhắc lại nhiều chuyện oái oăm khác trong chế độ mà ông từng phục vụ và từng tung hô để rồi nhận ra rằng chế độ ấy chỉ được dựng lên bằng dối trá. Dưới đây là vài trích đoạn trong hồi ký trên.

Kỳ 1: TÔN ĐỨC THẮNG, PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ VỤ ÁN ĐƯỜNG BARBIER

Năm 1949 anh Lê Văn Chánh (hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) bạn đồng hương của tôi được kết nạp vào Đảng, sau đó được học một khóa chính trị, chương trình học gồm có: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Cách mạng dân chủ mới; Lịch sử Đảng. Trong giáo trình lịch sử Đảng, có một bài về tổ chức tiền thân của Đảng là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Chủ tịch Kỳ ủy của tổ chức này (cấp lãnh đạo Nam Kỳ) là Tôn Đức Thắng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN, Điểm sách | Thẻ: | 7 Comments »