BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

KIẾN NGHỊ 10/7/2011

Bạn đọc yêu quý,

Như thông lệ của Bauxite Việt Nam, lẽ ra bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay phải được gửi trước đến nhiều trí thức và đồng bào trong ngoài nước để thu thập chữ ký đến một số lượng nhất định rồi mới đăng lên. Nhưng vì mong muốn ra mắt kịp trong những ngày Quốc hội Việt Nam khoá XIII họp phiên đầu tiên, Nhóm soạn thảo quyết định cứ cho công bố sớm (ngày 14-7-2011) với 20 chữ ký mở đầu, sau đó sẽ xin tiếp tục trưng cầu ý kiến rộng rãi tất cả mọi người Việt quan tâm tới tình hình đất nước.

Nhóm soạn thảo lại có nhã ý mượn trang BVN làm nơi thâu nhận chữ ký của quý vị, vì thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn hòm thư dành riêng cho việc này. Những ai tán thành và tự nguyện ghi danh vào văn bản Kiến nghị đăng dưới đây xin vui lòng gửi về địa chỉ: kiennghi1007@gmail.com, sẽ có người chuyên trách thâu nhận và lên danh sách. Kính mong quý vị ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail và nếu có thể cả số điện thoại, để khi cần Nhóm soạn thảo có thể liên lạc. Cũng rất mong quý vị cố gắng ghi đủ dấu thanh tiếng Việt ở những phần tiếng Việt, giúp cho việc lên danh sách đỡ tình trạng nhầm lẫn.

Xin trân trọng chuyển lời cảm ơn chân thành của Nhóm soạn thảo đến toàn thể bạn đọc và bà con xa gần.

Bauxite Việt Nam

KIẾN NGHỊ

VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi đến quý vị bản kiến nghị của chúng tôi trước tình hình hiện nay của Tổ quốc.

I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng

1. Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là “công xưởng thế giới” và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Một số nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng đến nay Trung Quốc đã vượt tất cả những gì chủ nghĩa thực dân mới làm được sau Chiến tranh thế giới II.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là “đường chữ U 9 đoạn”, thường được gọi là “đường lưỡi bò”, chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng “lưỡi bò” này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.

Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.

2. Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu chiến hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.

Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường. Bằng mọi phương tiện và nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn, Trung Quốc tìm mọi cách dụ dỗ, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, can thiệp nội bộ, lấn chiếm, và đã từng dùng hành động quân sự – tất cả đều trong mưu đồ lâu dài nhằm khiến cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc.

Về phía ta, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nhân nhượng để bình thường hóa và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, song cho đến nay cục diện cơ bản diễn ra trong quan hệ hai nước là: Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.

3. Xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ.

Dưới đây xin điểm những nét chính:

– Về kinh tế, nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan… được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường. Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta. Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.

– Về chính trị, những hiện tượng thâm nhập của Trung Quốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi: Phía Trung Quốc đã làm gì, bàn tay của quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu? Nạn tham nhũng tràn lan và nhiều tha hóa khác ở nước ta hiện nay có sự tham gia như thế nào của bàn tay Trung Quốc?

Lãnh đạo nước ta đã quá dè dặt, không công khai minh bạch thực trạng nghiêm trọng trong quan hệ Việt – Trung để nhân dân ta biết và có thái độ ứng phó cần thiết. Thực trạng hiện nay làm cho dân bất bình, khó hiểu lãnh đạo nước mình trong quan hệ với Trung Quốc; về phía Đảng và Nhà nước thì lúng túng, không dựa vào sức mạnh của dân; còn bè bạn quốc tế thì lo lắng, thậm chí ngại ngùng ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.

– Về quan hệ đối ngoại Việt – Trung, cách ứng xử của phía ta gần đây nhất được thể hiện trong Thông tin báo chí chung (TTBCC) Việt Nam và Trung Quốc về cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc do Bộ Ngoại giao ta công bố ngày 26-06-2011. Thông tin này có những nội dung mập mờ, khó hiểu, gây ra nhiều điều băn khoăn, lo lắng cho dư luận trong nước và thế giới; ví dụ:

ü TTBCC hoàn toàn bỏ qua không nói gì tới những hành động gây hấn của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của nước ta trên Biển Đông, lại nêu “Hai bên cho rằng, quan hệ Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt – Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”. Nếu câu này là nhận định thực trạng quan hệ hai nước hiện nay thì nguy hiểm và không đúng với sự thực đang diễn ra ngược lại. Phương châm “16 chữ” và tinh thần “bốn tốt” do chính lãnh đạo Trung Quốc đề ra; vì vậy ta đòi lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đúng, chứ không thể xuê xoa bằng câu “hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác theo đúng phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt

ü TTBCC viết: “Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”. Nội dung của “nhận thức chung” này giữa lãnh đạo hai nước là gì, phía ta chưa nói rõ mà chỉ có những giải thích một chiều của phía Trung Quốc theo cách có lợi cho Trung Quốc, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29-06-2011 nhấn mạnh “phía Việt Nam cần thực hiện thỏa thuận chung của lãnh đạo hai nước về giải quyết những vấn đề Biển Đông” và nói rằng “Cả hai nước chống lại sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề Biển Đông”. Trung Quốc liên tục có những phát ngôn từ chính khách và báo chí, coi nguyên nhân những căng thẳng mới trên Biển Đông hiện nay là do ta và các nước trong khu vực khiêu khích. Trong những phát ngôn đó, không ít ý kiến cho rằng về cơ bản đã chuẩn bị xong dư luận trong nhân dân Trung Quốc cho việc đánh Việt Nam và giành lại chuỗi ngọc “liên châu” (chỉ quần đảo Trường Sa)… Cách viết mập mờ, khó hiểu của TTBCC rất bất lợi và nguy hiểm cho nước ta, kể cả trên phương diện quan hệ quốc tế có liên quan đến những nước thứ ba.

ü TTBCC nêu “(Hai bên…) tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước…”. Phía Trung Quốc dựa vào điều này để gây thêm sức ép kiềm chế dư luận nước ta trong khi báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục đăng những bài vu cáo, miệt thị nhân dân ta. Trước các hành vi trái luật pháp quốc tế do phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông, cần khẳng định việc dư luận nhân dân ta vạch ra và có những hoạt động biểu thị thái độ lên án các hành động đó, làm hậu thuẫn cho các hoạt động chính trị, ngoại giao của Nhà nước ta, không thể coi là những “lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước…” Nhân dân ta có truyền thống lịch sử và bản lĩnh kiên cường, thời nào cũng không tiếc sức mình chủ động tìm mọi cách xây dựng, gìn giữ, bảo vệ mối quan hệ hữu nghị với nước láng giềng này; cho đến nay không bao giờ tự mình gây hấn với Trung Quốc, mà chỉ có đứng lên chống Trung Quốc khi Tổ quốc bị xâm lược.

II- Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn

1. Nền kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả, và lâm vào khủng hoảng kéo dài.

Tất cả những cố gắng từ vài năm nay là tập trung “chữa cháy”, cố cứu vãn nền kinh tế ra khỏi khó khăn trước mắt, trước hết là chống lạm phát. Từ 2007 đến nay (trừ năm 2009) lạm phát liên tục ở mức 2 con số; dự báo năm 2011 vẫn là hai con số ở mức cao. Nguồn lực huy động được trong nước và từ bên ngoài cho nền kinh tế nước ta trong mấy năm qua cao chưa từng có, song hiệu quả kinh tế lại thấp kém với chỉ số ICOR (tỷ lệ nghịch với hiệu quả đầu tư) tăng nhanh, lên mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là cao nhất trong khu vực. Nhập siêu đang ở mức cao. Thâm hụt ngân sách vượt quá ngưỡng báo động (5% GDP theo kinh nghiệm thế giới). Nền kinh tế vẫn trong tình trạng cơ cấu lạc hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh đều thấp, tăng trưởng chủ yếu nhờ vào vốn đầu tư, lao động trình độ thấp và khai thác đất đai, tài nguyên đến cạn kiệt. Môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng, phân phối thu nhập ngày càng trở nên bất công. Các vấn đề kinh tế lớn như: sự tích tụ / phân bổ của cải; tình hình chiếm hữu và sử dụng đất đai; trạng thái thực thi pháp luật; sự hình thành các nhóm đặc quyền, đặc lợi và các nhóm quyền lực mới, sự xuất hiện các giai tầng mới đi liền với những bất công mới…, đang diễn biến ngược lại với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kết quả cuối cùng là thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người có tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống xuống cấp trên nhiều mặt; sự bất an của người dân tăng lên; mức sống thực tế của phần lớn nông dân, của số đông công nhân và những người làm công ăn lương hiện nay giảm sút nhiều so với mấy năm trước.

2. Thực trạng văn hóa – xã hội của đất nước có quá nhiều mặt xuống cấp, cái mới và tiến bộ không đi kịp yêu cầu phát triển của đất nước và không đủ sức lấn át những cái hủ bại và tiêu cực; công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, nguồn lực quý báu nhất của đất nước là con người chưa thực sự được giải phóng.

Trong nhiều vấn đề bức xúc, phải nói tới vấn đề hàng đầu là nền giáo dục của nước ta cho đến nay có nhiều mặt lạc hậu so với phần đông các nước trong khu vực, mặc dù nước ta thuộc số nước có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với thu nhập (của cả nhà nước và nhân dân) ở mức cao nhất khu vực. Nội dung, cách dạy và học, cách quản lý trong nền giáo dục của nước ta quá lạc hậu, thậm chí có nhiều sai trái. Nguồn nhân lực nước ta có trình độ giáo dục phổ cập ở mức khá cao, tỷ lệ bằng cấp các loại trên số dân và số người lao động đều ở mức cao hay rất cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương. Song trên thực tế chất lượng nguồn lực con người và năng suất lao động của nước ta vẫn thua kém nhiều nước, thấp xa so với yêu cầu đưa đất nước đi lên phát triển hiện đại. Nguyên nhân cơ bản là nền giáo dục trong môi trường chính trị – xã hội hiện nay của nước ta không nhằm đào tạo ra con người tự do và sáng tạo, con người làm chủ đất nước, mà là một nền giáo dục phát triển chạy theo thành tích và số lượng.

Trong đời sống văn hóa – tinh thần của đất nước, nhân dân thấy rõ và lên án hiện tượng giả dối và tình trạng tha hóa trong lối sống và trong đạo đức xã hội. Những cái xấu này, cùng với nạn tham nhũng tạo ra những bất công mới, đồng thời làm băng hoại nhiều giá trị truyền thống của dân tộc ta. Tình trạng thiếu vắng sự công khai minh bạch trong mọi mặt của đời sống xã hội đang làm cho mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng và tiêu cực ngày càng màu mỡ. Thực tế này cản trở nghiêm trọng việc xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh, đồng thời tạo ra một môi trường xói mòn luật pháp, rất thuận lợi cho việc dung dưỡng những yếu kém của chế độ chính trị.

3. Chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước.

Thực trạng kinh tế – văn hóa – xã hội hiện nay của đất nước phản ánh rõ nét sự bất cập và xuống cấp ngày càng gia tăng của hệ thống chính trị – xã hội và bộ máy nhà nước ta. Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi cơ cấu và mô hình phát triển (chuyển từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển dựa nhiều vào các yếu tố chiều sâu) để đi vào thời kỳ phát triển bền vững với chất lượng cao hơn. Giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi phải cải cách hệ thống chính trị để xóa bỏ mọi trở ngại, phát huy và sử dụng tốt mọi nguồn lực nhằm đổi mới và phát triển nền kinh tế. Nhiệm vụ đổi mới chính trị tuy đã được đặt ra nhưng chưa có mục tiêu, biện pháp và hành động thiết thực.

Đặc biệt nghiêm trọng là tệ quan liêu tham nhũng, tình trạng tha hóa phẩm chất, đạo đức đang tiếp tục gia tăng trong bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức và viên chức của hệ thống chính trị và nhà nước. Bộ máy này ngày càng phình to, tình trạng bất cập và nạn tham nhũng nặng nề hơn, gây tổn thất ngày càng lớn hơn cho đất nước. Thực trạng này cùng với những sai lầm trong cơ cấu tổ chức và trong cơ cấu đội ngũ cán bộ khiến cho các nỗ lực đổi mới hệ thống chính trị không đem lại kết quả thực tế, mặc dù tốn kém nhiều tiền của, công sức. Trong những việc đã làm có quá nhiều cái phô diễn, mang tính hình thức, giả dối. Trong đời sống thực tế, nhiều quyền dân chủ của dân tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng. Việc ứng cử, bầu cử các cơ quan quyền lực chưa bảo đảm dân chủ thực chất. Nhiều quyền công dân đã được Hiến pháp quy định nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình…

Có thể đánh giá tổng quát rằng đất nước ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng của dân tộc ta muốn sống trong một quốc gia “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, cùng đi với trào lưu tiến bộ của cả nhân loại, và một bên là sự tha hóa và bất cập ngày càng trầm trọng của hệ thống chính trị. Mâu thuẫn nguy hiểm này đang ngày càng trở nên gay gắt do sự uy hiếp của Trung Quốc đối với nước ta và kích thích thêm khát vọng bành trướng của Trung Quốc.

Vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, thậm chí những cuộc tấn công quân sự trực tiếp đang được để ngỏ. Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả!

Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

III- Kiến nghị của chúng tôi

Trước tình hình đó, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị:

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt – Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Muốn vậy, trước hết phải khắc phục tình trạng nền giáo dục và kinh tế của đất nước bị chi phối bởi ý thức hệ giáo điều. Cải cách chính trị, vì vậy, là tiền đề không thể thiếu cho những cải cách sâu rộng khác.

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Trong thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân đã ghi trong Hiến pháp, cần đặc biệt thực hiện nghiêm túc quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa, quyền lập hội, quyền đòi hỏi công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đất nước.

4. Ra lời kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, chúng tôi thiết tha mong đồng bào sống trong nước và ở nước ngoài hưởng ứng và ký tên vào bản kiến nghị này. Bằng việc đó và bằng những hành động thiết thực, mọi người Việt Nam biểu thị ý chí sắt đá của dân tộc ta, quyết ngăn chặn, đẩy lùi mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta, xóa bỏ bất công, nghèo nàn, lạc hậu trong nước mình, xây dựng và gìn giữ non sông đất nước xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc, không hổ thẹn với các thế hệ mai sau và với các dân tộc khác trên thế giới.

Giành thời cơ, đưa Tổ quốc chúng ta thoát khỏi hiểm họa, phát triển bền vững trong hòa bình là trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt Nam ta.

Làm tại Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2011

Biên nhận chuyển phát nhanh gửi văn bản Kiến nghị đến Văn phòng Trung ương Đảng chiều 13.7.2011

Danh sách ký tên vào bản kiến nghị

về bảo vệ và phát triển đất nước

trong tình hình nóng bỏng hiện nay

(Cập nhật đến 23 giờ 40 ngày 16-7-2011)

STT HỌ TÊN

NGHỀ NGHIỆP

NƠI CƯ TRÚ
1 PGS TS Hồ Uy Liêm Hà Nội
2 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Hà Nội
3 Trần Việt Phương Hà Nội
4 GS Hoàng Tụy Hà Nội
5 Trần Đức Nguyên Hà Nội
6 GS Nguyễn Huệ Chi Hà Nội
7 Nguyễn Trung Hà Nội
8 Phạm Chi Lan Hà Nội
9 Chu Hảo Hà Nội
10 TS Nguyễn Xuân Diện Hà Nội
11 Nguyễn Đình Đầu TP.HCM
12 Linh mục Huỳnh Công Minh TP.HCM
13 Lê Hiếu Đằng TP.HCM
14 GS Tương Lai TP.HCM
15 Luật sư Trần Quốc Thuận TP.HCM
16 Vũ Thành Tự Anh TP.HCM
17 Lê Mạnh Thát TP.HCM
18 Nhà văn Nguyên Ngọc TP.HCM
19 Nguyễn Hữu Châu Phan Huế
20 Nguyễn Đình An Đà Nẵng
21 Nhà giáo Phạm Toàn Hà Nội
22 Nguyễn Thế Hùng Vice-President of Vietnam Association of Fluid Mechanics. Head of Division of Water Resources Engineering Fundamentals. University of Danang, Vietnam Đà Nẵng
23 TS Nguyễn Quang A Hà Nội
24 PGS TS Hoàng Dũng Đại học Sư phạm TP HCM TP.HCM
25 TS Phan Thị Hoàng Oanh TS Hóa học, Giảng viên Đại học TP.HCM
26 BS Nguyễn Đình Nguyên TS Y khoa, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia Úc
27 BS Nguyễn Đắc Diên Nha khoa TP.HCM
28 Đặng Thị Hảo Viện văn học Hà Nội
29 André Menras Hồ Cương Quyết Công dân Việt Nam Pháp
30 Nhà văn Phạm Xuân Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Hà Nội
31 Lữ Phương Nhà nghiên cứu, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam TP.HCM
32 Trần Văn Long Nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigonntourist TP.HCM
33 Đỗ Đăng Giu Nguyên Giám đốc nghiên cứu CNRS, chuyên ngành Vật Lý Đaị học Paris XI Pháp
34 Phạm Xuân Yêm Pháp
35 BS Huỳnh Tấn Mẫm Nguyên Đại biểu Quốc hội khoá 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975 TP.HCM
36 Trần Thức Nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học Sư phạm Huế TP.HCM
37 Nhà thơ Hoàng Hưng Viết báo, dịch sách TP.HCM
38 Nguyễn Thị Mười Nội trợ TP.HCM
39 Nhà báo Tống Văn Công TP.HCM
40 Phan Thị Ngọc Mai Nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM TP.HCM
41 Đặng Minh Điệp TP.HCM
42 Hoàng Ngọc Lễ USA
43 KS Hoàng Ngọc Sơn Hà Nội
44 Huy Đức Nhà báo (Blog Osin) Hà Nội
45 Nhà văn nhà thơ Thế Dũng Công dân Việt Nam đang sống tại CHLB Đức Germany
46 Quỳnh Liên Giáo viên Hà Nội
47 Nhà văn Nguyễn Quang Lập TP.HCM
48 GS TSKH Hoàng Xuân Phú Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hà Nội
49 Nhà thơ Đỗ Trung Quân TP.HCM
50 PGS TS Ngô Đức Thọ Đã nghỉ hưu Hà Nội
51 Luật sư Trịnh Đình Ban Nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Chính phủ TP.HCM
52 Lê Đăng Doanh Nhà nghiên cứu kinh tế Hà Nội
53 TS Đặng Nguyệt Ánh Nguyên cán bộ Nghiên cứu của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam
54 Đỗ Duy Văn Nhà nghiên cứu Văn hóa – Văn nghệ dân gian Việt Nam Hà Nội
55 Bùi Việt Hà GĐ Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường Hà Nội
56 Phạm Xuân Huy Hà Nội
57 PGS TS Trần Minh Thế Nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Tư liệu Địa chất, hiện nghỉ hưu Hà Nội
58 TS Phan Hồng Giang Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Hà Nội
59 Đỗ Thanh Thảo Đà Lạt
60 Đại Tá Pham Xuan Phuong Cuu chien binh Hà Nội
61 Nguyễn Bá Dũng Công dân Việt Nam Hà Nội
62 Đặng Ngọc Lan Giảng viên Hà Nội
63 Tô Quang Vinh Hà Nội
64 Do Dinh Bang Công dân Việt Nam Nha Trang
65 Nguyễn Văn Học Kiểm toán viên Bộ Tài chính Hà Nội
66 TS Nguyễn Thạch Cương Hà Nội
67 KS Lê Ngọc Anh Hà Nội
68 Đồng Xuân Đảm NCS Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Quebec tại Montreal (UQAM) Canada Canada
69 PGS TS Nguyễn Anh Tuấn Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học Hà Nội
70 PGS TS Hoàng Xuân Huấn Giảng dạy tại Đại học quốc gia Hà Nội Hà Nội
71 Lê Văn Cát Germany
72 ThS Nguyen Ba Anh Kinh tế Nga
73 Lê Dũng Hà Nội
74 Đỗ Vân Anh Hà Nội
75 Trần Đức Độ Giảng viên đại học TP. HCM TP.HCM
76 Nguyễn Thị Khánh Trâm Nghiên cứu viên văn hóa – Phân Viện VHNT VN tại TP HCM TP.HCM
77 KS Nguyễn Thế Hùng Tin học, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Hà Nội
78 Nguyễn Tiến Bính Hà Nội
79 Dương Thanh Sơn Công dân Việt Nam Hà Nội
80 Vũ Ngọc Tiến Viết văn, viết báo tại Hà Nội Hà Nội
81 Thủy Nguyên Hà Nội
82 Nguyễn Khánh Việt Cục Phục vụ Ngoại giao Đoàn, Bộ Ngoại giao Hà Nội
83 Trần Nhu USA
84 Tống Sơn Lương Cựu giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Nam Định
85 Đỗ Thịnh Hưu trí Hà Nội
86 KTS Trần Thanh Vân Kiến trúc sư cảnh quan Hà Nội
87 Đào Tiến Thi Biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Hà Nội
88 Đặng Quang Vinh Sinh viên Đại học GTVT – TP.HCM TP.HCM
89 Võ Văn Tạo Nhà báo, thường trú tại Nha Trang (học sinh miền Nam tập kết, chiến sĩ C23, F304 – mặt trận Quảng Trị 1972 Nha Trang
90 Le Dinh Vu Nga
91 Nguyễn Ngọc Giao Pháp
92 Ngô Thái Văn TP.HCM
93 KS Nguyễn Thanh Xuân Công nghệ thông tin TP.HCM
94 Trần Minh Thảo Công dân Việt Nam, viết văn Bảo Lộc
95 KS Bùi Đình Giáp Công dân Việt Nam hiện đang sống tại Nhật Bản, cơ điện tử Nhật Bản
96 Trịnh Hồng Trang Hà Nội
97 KS Nguyễn Xuân Thọ Truyền thông Germany
98 Quảng Trọng Nhân Nhân viên TP.HCM
99 Nguyễn Hữu Chuyên Giáo viên Thái Bình
100 Hà Văn Thịnh Giảng viên khoa Sử, Đại học Khoa học Huế Huế
101 KS Trần Văn Lạc Địa chất – Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 2 TP.HCM
102 Nguyễn Ái Chi Cán bộ hưu trí TP.HCM
103 Dang Van Lap Hà Nội
104 Dao Duy Dong Nhân viên Hà Nội
105 Dao Duy Chu Hà Nội
106 Nguyễn Thiết Thạch Công dân Việt Nam, lao động tự do TP.HCM
107 Nguyễn Thiện Nhân Nhân viên ngân hàng Bình Dương
108 Lê Hồng Oanh Công dân Việt Nam Hà Nội
109 Vũ Anh Minh Úc
110 Cao Thị Nhung Giảng viên khoa Hóa trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh TP.HCM
111 KS Vũ Văn Luân Công nghệ thông tin Pháp
112 Nguyễn Cường CH SEC
113 KS Nguyễn Văn Dũng Đồng Nai
114 TS Đoàn Hòa CH SEC
115 KS Phan Quốc Tuyên Công tác tại Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU), Genève, Thuỵ Sĩ Thụy Sĩ
116 Nguyễn Trang Nhung Sinh viên Hà Nội
117 Trần Tuấn Dũng Hưu trí Canada
118 Nguyễn Hùng Cử nhân CNTT Đồng Nai
119 Nguyễn Đăng Hoàng Hà Nội
120 Trần Đông A Kinh doanh Hà Nội
121 KS Trần Quang Anh Tin học TP.HCM
122 Lê Hải Trưởng đại diện tạp chí “Nhiếp Ảnh” tại miền Trung – Tây Nguyên Đà Nẵng
123 Nguyễn Quốc Sơn Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, hội viên CCB VN, nhiếp ảnh gia Hà Nội
124 Nguyễn Quang Trung Germany
125 KS Nguyễn Vĩnh Nguyên Công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ Hà Nội
126 Phan Le Thuy Pháp
127 Nguyễn Đông Khê Công dân Việt Nam Đắk Nông
128 Nguyễn Lương Quang Service d’Astrophysique Pháp
129 TS Nguyễn Văn Phú Nghiên cứu và giảng dạy ở CNRS (Pháp) Pháp
130 Hoàng Thị Thanh Hà Hà Nội
131 Lê Trần Anh Chủ tịch Công ty TNHH Kỹ thuật MEA Thái Nguyên
132 Nguyễn Thị Phương Hoa Cử nhân Vật lý TP.HCM
133 Nguyễn Quý Kiên KTV Tin học Hà Nội
134 Hoàng Thị Nhật Lệ TP.HCM
135 Hoàng Nguyễn Thụy Khê Công dân Việt Nam TP.HCM
136 Bùi Thu Trang Dịch thuật Hà Nội
137 Phan Thế Vấn TP.HCM
138 Le Thanh Thien Nga Bac si TP.HCM
139 Nhà Thơ Nguyễn Duy TP.HCM
140 Nguyễn Thu Hảo Nhân viên dự án ODA Hà Nội
141 Lê Viết Huấn TP.HCM
142 KS Vũ Văn Quyết Xây dựng Vĩnh Phúc
143 LS Bùi Trần Đăng Khoa Công ty Jipyong & Jisung Vietnam TP.HCM
144 TS Nguyễn Thăng Long Hà Nội
145 Đỗ Thị Ngọc Quyên Higher Education Quality Assurance & Accreditation Hà Nội
146 Bùi Nhật Ánh Hà Nội
147 Nguyễn Thị Kim Phú Hà Nội
148 GS Ngô Thúc Lanh Nhà giáo nhân dân đã nghỉ hưu Hà Nội
149 Nguyễn Minh Thi Cán bộ hưu trí Hà Nội
150 Quản Tuấn Ngụ Cựu chiến binh chống Pôn Pốt, hiện đang công tác tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long – Cần Thơ Cần Thơ
151 KS Trần Minh Khôi Điện toán Germany
152 Nguyễn Văn Quyết Hà Nội
153 Phạm Như Hiển Giáo viên Toán, trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình Thái Bình
154 Bùi Minh Quốc Đà Lạt
155 Hoàng Thiên Sơn Nhân viên kinh doanh Bình Dương
156 Nguyễn Đức Huy Quảng Bình
157 KS Nguyễn Quốc Bình TP.HCM
158 Nguyen Le Hieu USA
159 Trần Văn Vinh Cán bộ nghỉ hưu Hà Nội
160 Đinh Trinh Vân Giáo viên Thái Lan
161 TS Lê Văn Điền Ngành toán học Ba Lan
162 Nguyễn Văn Tạc Giáo học hưu trí Hà Nội
163 Vũ Minh Tiến Hà Nội
164 GS TSKH Nguyễn Đăng Hưng Giáo sư Danh dự Thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ TP.HCM
165 ThS Lê Hữu Hoàng Lộc Tài chính Vĩnh Long
166 Nhà văn Thùy Linh Hà Nội
167 ThS Vũ Quốc Ngữ Nhà báo Hà Nội
168 Nguyễn Đức Hiệp Bộ Môi trường và Thay đổi Khí hậu, NSW Úc
169 PGS TS Hoàng Quý Thân Hưu trí Hà Nội
170 KS Nguyen D Hoa Xây dựng USA
171 Nguyễn Sỹ Hùng Cựu chiến binh Hà Nội
172 Nguyễn Phạm Điền Úc
173 Lương Châu Phước Cư sĩ Phật giáo Canada
174 KS Triệu Bình Cơ khí Hà Nội
175 Nguyen Ba Thuan Thay giao Dai hoc ve huu Đan Mạch
176 KS Đỗ Toàn Quyền TP.HCM
177 Nguyễn Anh Thông Bình Dương
178 Vo Anh Khoa USA
179 Đàm Văn Vĩ Phòng sản xuất, công ty cổ phần Silkroad Hà Nội Hà Nội
180 Trần Văn Ninh Giáo viên trung học Phú Yên
181 KS Huỳnh Trọng Lương Công nghệ thông tin Bình Định
182 Đỗ Chí Kiên Hưng Yên
183 Đào Thanh Thủy cán bộ hưu trí Hà Nội
184 Trần Quý Huy cán bộ hưu trí Hà Nội
185 TS Vũ Quang Việt Nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hợp Quốc USA
186 KS Tran Hoa Binh Giao vien Tin Hoc, cong tac tai Trung tam Tin hoc Bach Khoa Tp.HCM TP.HCM
187 TS Nguyễn Thị Thúy Loan Ngôn ngữ học, Giảng viên chính Khoa Tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Đà Nẵng
188 Nguyễn Gia Hảo Cử nhân ngoại thương, chuyên gia tư vấn độc lập (lĩnh vực kinh tế đối ngoại) Hà Nội
189 TS Phùng Liên Đoàn Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Nguyên tử và Môi trường PAI Corporation, Chủ tịch sáng lập Hội Khuyến khích Tự Lập và Hội Khuyến học Việt-Mỹ USA
190 TS BS Trần Tuấn Hà Nội
191 Kha Lương Ngãi Nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Gỉai Phóng thuộc Thành Uỷ TP.HCM TP.HCM
192 Trịnh Hồng Kỳ Cựu chiến binh TP.HCM
193 KS Trần Kim Long USA
194 Nguyễn Hữu Tùng Quản trị mạng máy tính Đà Nẵng
195 Khuất Đăng Khoa Sinh viên CNTT TP.HCM
196 Tran Luong Son Hà Nội
197 BS Nguyễn Trong Hoàng Pháp
198 Đỗ Minh Đức Nhân viên văn phòng Hà Nội
199 Hà Quang Vinh Hưu trí, công dân Việt Nam TP.HCM
200 Đặng Kim Toàn Tư doanh USA
201 Lê Thúy Ba Lan
202 Hoang Dinh Minh Long USA
203 PHAN Antoinette Chu nha hang Pháp
204 Bùi Văn Đạo USA
205 Ngô Anh Văn nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Mỹ, đại học Nam California USA
206 Tran Tinh – Le Germany
207 Vũ Ngọc Thăng Canada
208 Nguyễn Quang Việt Cựu TNXP trước 1975, công dân Hà nội Hà Nội
209 KS Lê Viết Hải Hà Nội
210 BS Hung Le USA
211 Đỗ Thanh Tùng Người thanh niên đã tự châm lửa đốt chiếc xe máy của mình rồi tung biểu ngữ phản đối lệnh cấm đánh bắt và chiếm giữ trái phép Biển, Đảo của Việt Nam trước cửa ĐSQ Trung Quốc ngày 10/4/2011 Hà Nội
212 KS Tô Tuấn Lưu Software Germany
213 Truong Quyet Chien Germany
214 Nguyen Quang Tuyen Nghe si thi giac USA
215 Phạm Hoàng Kim Trang Thụy Sĩ
216 KS Nguyển Minh Khanh CNTT Ngân hàng LCL Pháp
217 KS Nguyễn Hải Tùng Điện tử USA
218 Bùi Hồng Mạnh Cử nhân Hoá học, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (CCB), cán bộ nghiên cứu Đại học Bách khoa Hà Nội; hiện nghĩ hưu và làm việc biên dịch tự do. Germany
219 Lê Dinh Hong Canada
220 Nguyễn Hữu Tấn Đức Công chức về hưu Pháp
221 Tô Oanh Thày giáo THPT đã nghỉ hưu Bắc Giang
222 Thích Nguyên Hùng Tu hành, nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy Phật học Pháp
223 Nguyễn Thanh Ý Cán bộ thư viện đã nghỉ hưu Bắc Giang
224 Nguyễn Đức Việt IT professional Úc
225 KTS Đinh Khắc Giao Pháp
226 Nhà văn Nguyễn Tiến Lộc Chủ nhiệm tạp chí Người Việt Hải Ngoại Canada Canada
227 Nguyễn Tiến Đạt Học sinh hết lớp 12 Bắc Giang
228 Đặng Lợi Minh Giáo viên cấp 3 về hưu Hải Phòng
229 Phạm Thị Ngọc Trâm Hà Nội
230 Nhà giáo nhà thơ Tạ Đức Phương Hải Phòng
231 Hà Văn Thùy Nhà nghiên cứu văn hóa TP.HCM
232 GS BS Nguyễn Thị Ngọc Toản Ủy viên Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin TP.HCM
233 Nguyễn Lâm Duy Quí Sinh viên Đại học Hoa Sen Tiền Giang
234 TS Nguyễn Cao Thắng Nghỉ chế độ TP.HCM
235 Đào Minh Châu Chuyên viên Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sỹ tại Việt Nam Hà Nội
236 KS Đỗ Nam Hải Phó tổng giám đốc Công ty CP May Ha, cựu Sỹ quan Quân đội Hải Phòng
237 Nguyễn Thành Long Giáo viên Hà Nội
238 Nguyễn Hòa Bình TP.HCM
239 Nguyễn Văn Hùng Ninh Thuận
240 TS Lê Hoàng Lan Ngành Hóa học, cán bộ về hưu Hà Nội
241 Nguyễn Quang Khải 70 tuổi, 42 năm tuổi Đảng Thanh Hóa
242 Lâm Văn Lẫy Doanh nhân Ninh Thuận
243 Hoàng Sơn Tùng Sales manager Hà Nội
244 Bui Huy Long USA
245 Nguyễn Việt Vương Sinh viên ĐHXD Hải Phòng
246 Trần Quốc Thành TP.HCM
247 Lê Thị Thu Hương Nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ USA
248 Kevin Nguyen Oklahoma City University USA
249 Nguyễn Hoàng Dũng TP.HCM
250 Nguyễn Trung Thành Hà Nội
251 Hồ Kim Nhân Profession: Dentist USA
252 Vũ Quang Chính Nhà lý luận phê bình điện ảnh Hà Nội
253 Phan-Bá Phi Cao học tin học, chuyên viên cấp cao King County, TB Washington USA
254 KS Lê Mạnh Đức Hưu trí TP.HCM
255 Lại Gia Định Luật sư Luật Sáng chế, Kỹ sư Cơ khí USA
256 Nguyen Huu Thia Hải Phòng
257 Chu Giang Sơn Hưng Yên
258 Phùng Hồng Kổn Giáo viên THPT Hà Nội
259 Michael Nguyễn Hưng Cao học Kế toán (Master in Accounting) và là một kiểm toán viên USA
260 Hồ Quang Huy Nha Trang
261 Đỗ Quốc Minh Đồng Nai
262 Trần Đình Dũng Hội sinh thái Việt http://www.vietecology.org/ USA
263 Nguyễn Minh Tiến Hải Phòng
264 GS TS Nguyễn Trọng Nhân Nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên đại biểu Quốc hội khoá IX và X Hà Nội
265 Nguyến Đức Cường Hà Nội
266 Nguyễn Hải Thanh Công dân Việt Nam Hải Phòng
267 Hồ Quang Tây TP.HCM
268 Nguyễn Quốc USA
269 Trần Minh Phương USA
270 Huỳnh Ngọc Đăng Trình Sinh viên cao học tại trường University of Washington, Seattle USA
271 PGS TS Phan Văn Hiến Giảng viên cao cấp Hà Nội
272 Phùng Hoài Ngọc Giảng viên đại học Đại học An Giang An Giang
273 Trương Minh Quý Nghề nghiệp: tự do Đắk Lắk
274 TS Phạm Quỳnh Anh Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
275 TS Lê Thị Thanh Tâm TP.HCM
276 Nguyễn Ngọc Long Lao động tư nhân Hà Nội
277 KS Đỗ Hoàng Điệp Xây dựng Hà Nội
278 Ha Duong Duc USA
279 Phan Nguyên Sinh viên ĐH Văn Lang TP.HCM
280 Phạm Sỹ Hưng Hà Nội
281 Nguyễn Vĩnh Tuyên Sinh viên Đ1 Đại học Điện lực Hà Nội Tuyên Quang
282 TS Phạm Hoài Đức TS Sinh học, CB hưu trí Hà Nội
283 KTS Cao Quốc Tuấn Hà Nội
284 Đoàn Lâm Tất Linh Kỹ thuật viên phòng thu Kiên Giang
285 Phạm Lâm Cán bộ, Đảng viên hưu trí Hà Nội
286 Cao Lập Cựu tù Côn Đảo, cựu cán bộ Thành đoàn TP Hồ chí Minh, nguyên giám đốc Làng Du lịch Bình Qưới – Saigontourist TP.HCM
287 PGS TS Nguyễn Hoàng Lê Sử học, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
288 Pham Anh Sy Hà Nội
289 Trịnh Quốc Việt Lập trình viên Hà Nội
290 Nhà thơ nhà báo Nguyễn Quốc Minh Công dân Việt Nam. TP.HCM
291 Nguyen Ha TP.HCM
292 Xà Quế Châu Đầu bếp TP.HCM
293 Lê Lan Chi Nhân viên thư viện Canada
294 Giang Thanh Tung Quảng Ninh
295 Nguyễn Hữu Hùng Giáo viên đã nghỉ hưu Đà Nẵng
296 Luật gia Nguyễn Tường Tâm USA
297 Nguyễn Bắc Hà Đảng viên Huế
298 Nguyễn Quang Thạch Hà Nội
299 Nguyễn Hải Đăng Kinh doanh phần mềm Hà Nội
300 Nguyễn Hồng Khoái Cán bộ hưu trí, cử nhân kinh tế Hà Nội
301 Dương Tấn Trung Chuyên gia điện toán Úc
302 Lê Văn Tâm Nhật Bản
303 Nguyễn Lê Thu Mỹ Hưu trí – CCB TP.HCM
304 Nguyễn Quang Đồng Công tác phát triển (development) Hà Nội
305 Nhà văn Trần Thùy Mai Huế
306 Kỹ sư Ngô Duy Quyền Cơ khí Hà Nội
307 Luong Thi Truong Hà Nội
308 TS Vũ Hoàng Minh Ngành Hóa học, chuyên gia giáo dục tại nước Cộng hòa Angola Angola
309 Phạm Văn Khoa Thái Bình
310 Phạm Văn Tuyên Hưng Yên
311 Đỗ Trọng Luyện Quảng Bình
312 Trần Ngọc Nhi Hưng Yên
313 Nghiêm Ngọc Trai Hà Nội
314 Nguyễn Đức Phổ Lão nông TP.HCM
315 Lê Mai Tùng Nghiên cứu sinh tiến sĩ Úc
316 Nguyên-Phu-Binh Doanh nhân Thụy Sĩ
317 Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh Thường trực Truyền thông Chúa Cứu Thế, hiện đang làm việc tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn TP.HCM
318 Bùi Anh Tuấn Phó phòng kế toán công ty TNHH Tân Mỹ – chi nhánh Quốc Oai Hà Nội
319 Nguyễn Tuấn Thi Hà Nội
320 KS Phạm Hoàng Cầm Điện tử Nhật Bản
321 TS Phan Dao CH SEC
322 Nguyễn Trọng Khôi Cựu chiến binh chống Mỹ, công dân đã nghỉ hưu Hà Nội
323 KS Nguyễn Thanh Minh Cử nhân Anh ngữ TP.HCM
324 Nhà văn Nhật Tuấn TP.HCM
325 KS Doãn Mạnh Dũng Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM, đảng viên Đảng CS VN TP.HCM
326 Nguyen Minh Diep Logistic Officer Úc
327 Dr Thục-Quyên Germany
328 KS Trần Xuân Đàm Cơ khí TP.HCM
329 Trịnh Văn Toàn Nam Định
330 Lê Anh Hùng Quảng Bình
331 Trương Đình Ngộ Chuyên Viên Ngân Hàng (Master) Thụy Sĩ
332 Phạm Thanh Sơn Kinh doanh Hà Nội
333 Dương Văn Nam Viễn thông Nam Định
334 Võ Hữu An Khương Sinh viên đang học MBA USA
335 Trương Tấn Phát Kinh doanh Úc
336 Tran Quoc Viet Kinh doanh tu do TP.HCM
337 Ts Vũ Minh Tâm Đồng Nai
338 TS Nguyễn Hồng Kiên Sử học (Viện Khảo cổ học Việt Nam) Hà Nội
339 Bùi Đức Viên Biên tập viên Hà Nội
340 KS Trần Anh Tuấn Vũng Tàu
341 Tống Đình Huân Công nhân Bình Thuận
342 Lê Sơn Anh Hoàng Alliances Manager TP.HCM
343 Đỗ Thành Long Giáo viên Anh Văn TP.HCM
344 Hồ Trung Tính Học viên cao học ĐH KHTN TP HCM TP.HCM
345 TS Lê Viết Bình Hóa học, nghỉ hưu TP.HCM
346 Nguyễn Thanh Tùng Chuyên viên Văn phòng TP.HCM
347 Nguyễn Thu Nguyệt Giảng viên đại học, hưu trí TP.HCM
348 Phạm Kỳ Đăng Làm thơ, dịch thuật Germany
349 Lê Đình Ty Thi sỹ – Nhiếp ảnh gia, hội viên Hội VHNT Quảng Bình Quảng Bình
350 Nguyễn Công Dinh Công chức (cán bộ Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương) Bình Dương
351 Trần Đức Hiếu Sinh viên Huế
352 Nguyễn Văn Lịch Cựu sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch, Hà Nội TP.HCM
353 Nhà báo tự do Bùi Tín Pháp
354 Nguyễn Quang Huân Tổng giám đốc, Infra-Thanglong Hà Nội
355 Hoàng Mạnh Đễ Nguyên dạy Toán Lycèe Marie Curie – Đại học Khoa học Saigon TP.HCM
356 Nguyễn-Phước Hí Cựu cán sự Biologie về hưu Germany
357 Nguyễn Đình Đồng Cử nhân KHXH TP.HCM
358 Nguyen Long Sinh vien Germany
359 Phung Dinh Khai Germany
360 TS Âu Dương Thệ Germany
361 Nguyễn Đức Quỳnh Kinh doanh TP.HCM
362 Cao Ngọc Chuyết Cử nhân Hà Nội
363 Tô Văn Hai Đồng Nai
364 Nguyễn Tiến Tài Nhà giáo hưu trí Hà Nội
365 Le Than Cuu tu chinh tri Con Dao truoc 1975, nguyen Tong giam doc cong ty lien doanh Riveside Nha Trang
366 Lê Hiền Đức Nhà giáo hưu trí (Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế) Hà Nội
367 Trần Thị Hồng Nghiên cứu khoa học Bỉ
368 Đặng Trung Việt Quảng Nam
369 Nguyễn Văn Nhẫn Đồng Nai
370 Nguyen Van Lich Hà Nội
371 KS Hồ Trọng Để Cơ khí TP.HCM
372 Assoc. Prof. Phạm Quang Tuấn School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney 2052, AUSTRALIA Úc
373 KS Cao Viết Cường Tự động hóa TP.HCM
374 Trần Văn Toàn Pháp
375 Tạ Thế Hùng Sinh viên sau đại học Hàn Quốc
376 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Úc
377 Võ Đoàn Phong Công chức TP.HCM
378 TSKH Phạm Văn Đỉnh Pháp
379 Nhà văn Phạm Đình Trọng TP.HCM
380 Nguyễn Phương Anh Sinh viên Hà Nội
381 TS Phạm Gia Minh Kinh tế Hà Nội
382 Nhà báo Phạm Thành Công tác tại Đài TNVN Hà Nội
383 Nguyễn Mạnh Thành Công dân Hà Nội Hà Nội
384 Khải Nguyên Dạy học (hưu), viết văn Hải Phòng
385 Đinh Quang Minh Cử nhân Kinh tế Hà Nội
386 Vu Ngoc Yen Germany
387 Nguyễn Phước Khải Hưng TP.HCM
388 Nguyễn Kỳ Hoàng Giáo Viên Đà Nẵng
389 La Khanh Lan Thuong gia CH SEC
390 Nguyễn Cảnh Hoàn Cử nhân Hóa ; Nguyên chủ tịch hội người Việt vùng Mansfeld – Südharz , Bang Sachsen – Anhalt Germany
391 Vũ Đình Hưng Vẽ sơn mài Hà Nội
392 PGS TS Nghiêm Hữu Hạnh Nghiên cứu khoa học Hà Nội
393 Phan Tinh Electrification Railway Consultant MSc, BEng, CEng, MIET Anh
394 KS Trần Viết Dung Úc
395 Tô Hoài Nam Khánh Hòa
396 Hồ Đại Đồng cựu chiến binh Hà Nội
397 Lâm Hữu Lộc cựu chiến binh Hà Nội
398 ThS Lê Đức Tuấn Thạc sỹ nghệ thuật Hà Nội
399 Hồ Sỹ Lâm Hà Nội
400 Trần Kim Anh Nguyên cán bộ viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội
401 KS Khổng Hy Thiêm Điện Khánh Hòa
402 Đình Chẩn Sinh viên du học, Università Urbaniana Italia
403 Bùi Đức Lai Hà Nội
404 Vũ Văn Hoàng Hà Nội
405 KS Lã Việt Dũng Công nghệ thông tin Hà Nội
406 Nhà báo Nguyễn Thượng Long Hà Nội
407 PGS TS Nguyễn Gia Định Khoa Toán, trường Đại học Khoa học Huế Huế
408 Lê Thị Bình Minh Giáo viên nghỉ hưu Quảng Bình
409 Võ Nam Việt Nga
410 Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng Cuu luat su, hien la Chu tich Cau lac Bo Luat Khoa Viet Nam USA
411 Nhà thơ Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam Hà Nội Hà Nội
412 Dương Đình Giao Nhà giáo về hưu Hà Nội
413 Nguyễn Thanh Phong Giảng viên Đại học, Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan Đài Loan
414 Trần Thị Ca Dao TP.HCM
415 Nguyễn Duy Nhạc Công chức Úc
416 Nguyễn Thanh Phụng Nhân viên văn phòng Gia Lai
417 Phùng Hồ Hải Viện Toán học, Viện KH&CN Việt Nam Hà Nội
418 Nguyễn Trọng Bình Giáo viên giảng dạy đại học Cần Thơ
419 Lê Minh Sơn Bộ đội xuất ngũ, cựu giáo viên, hiện nay là giám đốc Cty TNHH ngoài Quốc doanh Tây Ninh
420 Hoàng Ngọc Biên USA
421 Võ Tấn Huân Sinh viên Dược khoa (năm 4), University of Tennessee-College of Pharmacy, thành phố Memphis, bang Tennessee, Hoa Kỳ USA
422 Tạ Ba Gác cổng TP.HCM
423 Đinh Hoàng Bảo Quốc Contruction Engineer 1994, Microsoft System Engineer 2002 Đan Mạch
424 Nguyễn Công Khôi Cựu chiến sĩ Trung đoàn 108 LK 5 USA
425 Thành Đức Kiên Hà Nội
426 KS Phạm Văn Tân Xây dựng Khánh Hòa
427 Lê Nguyên Chủ bút website: http://www.phusa.info/ Pháp
428 PGS TS Hoàng Hòa Bình Nghiên cứu viên chính, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Hà Nội
429 Tran Thi Huong Kinh doanh Germany
430 Trinh Anh Hung Kinh doanh Germany
431 Trinh Tuyet Trinh Sinh vien Germany
432 Lê Quang Vinh Buôn bán TP.HCM
433 GS Bùi Văn Phú Giáo sư đại học cộng đồng USA
434 KS Bùi Khôi Hùng Đã nghỉ hưu Hà Nội
435 Lê Đắc Thắng Bình Thuận
436 Nguyễn Việt Lâm Cử nhân kinh tế, Kế toán Doanh nghiệp Hà Tĩnh
437 Trần Thị Mùi Kinh doanh CH SEC
438 KS Nguyễn Trọng Tiêu Giao thông Hà Nội
439 TS Trần Anh Kinh tế USA
440 Đinh Hạ Hùng Buôn bán tự do TP.HCM
441 GS TS Đình Quang Hà Nội
442 KS Nguyễn Ngọc Hải Vũng Tàu
443 BS Nguyễn Đình Trị Răng hàm mặt, nha khoa Thuận Kiều TP.HCM
444 Nguyễn Trung Lĩnh Kỹ sư cơ khí, kinh doanh thang máy, nhà khung thép và các thiết bị khác Hà Nội
445 TS Nguyễn Thế Phương Canada
446 Lê Hồng Phú Nhân viên kỹ thuật Hà Nội
447 ThS Nguyễn Hồng Quang Tự động hóa, Viện cơ học – Viện KH-CN Việt Nam Hà Nội
448 KS Phạm Huy Việt Đại tá hưu trí, nguyên là lính thành cổ Quảng Trị Hà Nội
449 Nguyễn Hữu Hoàn Giáo viên TP.HCM
450 KS Nguyễn Thế Dũng Tin học Áo
451 Nguyen Viet Hong Hà Nội
452 KS Nguyễn Tiến Đức Công trình cảng – đường thủy TP.HCM
453 Bui Thi Bich Ngoc Nha bao da nghi huu TP.HCM
454 Nguyễn Ngọc Sơn Nhà giáo – nhà báo Hà Nội
455 Nguyễn Quốc Khánh Quản lý TP.HCM
456 Lê Thanh Phước Quản lý TP.HCM
457 Nguyễn Đào Trường Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương Hải Dương
458 Nguyễn Thành Lâm Giám đốc doanh nghiệp Hà Nội
459 Ngô Tấn Lắm Chuyên viên kinh doanh TP.HCM
460 Đỗ Quý Toàn USA
461 Vu Anh Thu USA
462 Nguyễn Ngọc Toàn Nhân viên an ninh Đồng Nai
463 Đinh Đăng Định Giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn – Tuy Đức – Đắk Nông Đắk Nông
464 Hạ Đình Nguyên Công dân thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
465 KS Lê Hồ Sinh Nguyên Cơ khí Nhật Bản
466 Nguyễn Văn Cung Nhạc sỹ, Thượng tá QĐND Hà Nội
467 Trần Hữu Phi Chuyên ngành Cơ khí, đang công tác tại Công ty Hyundai Engineering Hàn Quốc
468 Đỗ Quốc Long CH SEC
469 Nguyễn Xuân Ánh Huế
470 Nhà báo Trần Trung Chính Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và phát triển Hạ tầng Hà Nội
471 Nguyễn Trung Chính Designer
472 Ngô Văn Cương Nguyên Điều phối viên chương trình Quốc gia – tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam; Trưởng đại diện tổ chức Phi chính phủ Quốc tế HEKS Thụy Sỹ tại Việt Nam. Thụy Sĩ
473 KS Hoàng Tiến Cường Giao thông Hà Nội
474 Phạm Ngọc Điệp Kỹ sư Công chánh nguyên làm việc tại Hỏa Xa Việt Nam TP.HCM
475 Đào Việt Dũng Cựu chiến binh Việt Nam 1972-1975 tại QK5
476 KS Hoàng Giang Công ty An Việt Hải Phòng Hải Phòng
477 KS Nguyễn Thị Hà Nông nghiệp Hải Phòng
478 KS Nguyễn Song Hào Xây dựng Sơn La
479 Nguyễn Văn Hoàng Sinh viên Đại học chính qui tốt nghiệp loại khá ra trường đã 5 năm, hiện chưa có việc làm Thanh Hóa
480 Nguyễn Bích Khê Giáo viên TP.HCM
481 Nhà báo tự do Nguyễn Mạnh Kim TP.HCM
482 Bùi Như Lạc Công dân Việt Nam
483 Lê Lộc Cựu sinh viên đấu tranh trong phong trào sinh viên Sài Gòn trước 1975 TP.HCM
484 TS Đào Thế Long Đại tá về hưu
485 Võ Quang Luân
486 TS Nguyễn Văn Nghi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hà Nội
487 Lê Văn Ngọ Cán bộ hưu trí Hà Nội
488 Hoàng Thị Hạnh Phúc Giáo viên THCS Cát Linh, Hà Nội Hà Nội
489 KS Nguyen Anh Son USA
490 KS Vũ Quyết Thắng Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
491 Nguyễn Văn Thành USA
492 Đoàn Ngọc Thành Dạy học TP.HCM
493 Ngô Văn Thuận TP.HCM
494 Trần Khang Thụy Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS), Đại học Kinh tế Tp.HCM TP.HCM
495 KS Lê Nam Triệu Kinh tế Xây dựng
496 KS Trần Văn Tuấn
497 Nguyễn Ánh Tuyết Cán bộ C.ty Viễn thông EVN Hà Nội
498 Nguyễn Trác Chi Công dân nước Việt TP.HCM
499 Võ Hoàng Vinh USA
500 Lê Đức Xuân Vũ USA
501 KS Vũ Lê Minh Môi trường Hà Nội
502 Kenny Khanh Quoc Bui Associate Scientist: nghien cuu thuoc suyen, DEY Pharma L.P USA
503 Luật sư Nguyễn Hữu Liêm USA
504 Nguyen Anh Tuan Germany
505 KS Nguyễn Hữu Bảo Quốc Universal Automation, Inc., chuyên ngành Hệ điều hành điện lạnh công-thương nghiệp USA
506 Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội
507 Huang Ying Jun Kỹ sư điện kỹ thuật Campuchia
508 Lê Thanh Dũng Hà Nội
509 Nguyễn Hữu Đính Canada
510 Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc Nhà báo TP.HCM
511 Nhà vănThái Bá Tân Dich giả, nguyên phó chủ tịch Hội đồng văn học nước ngoài, Hội nhà văn Việt Nam. Hà Nội
512 Nguyen Quoc Huy. USA
513 Nhà báo Phạm Trần USA
514 Phan Tan Huy Công dân Việt Nam TP.HCM
515 TS Vũ Ngọc Sơn Tin học Pháp
516 Đỗ Quốc Bảo Nghiên cứu sinh Pháp
517 Pham Huu Uyen CH SEC
518 Nhà báo tự do Trần Thọ Tuấn Germany
519 Nhà báo Huỳnh Sơn Phước TP.HCM
520 Trần Kế Dũng Engineering Úc
521 Nguyễn Thị Nga Nông dân Đồng Nai
522 Nguyễn Văn Chính Nhà báo, nhạc sỹ Nha Trang
523 Nguyễn Hữu Úy USA
524 Trương Đại Nghĩa Cựu tù nhân cải tạo USA
525 BS Vương Thiện Đức Bác sĩ thú y Đồng Nai
526 KS Tran Ngoc Van Cơ khí Nhật Bản
527 KS Nguyen Thi Tin Nu Hóa học Nhật Bản
528 Dương Ngô Cộng Hòa Nhân viên văn phòng TP.HCM
529 KS Trần Trí Dũng Hà Nội
530 Vũ Minh Quân Công dân Việt Nam TP.HCM
531 Nguyễn Văn Báu Sinh viên ĐH Xây Dựng HN Hà Nội
532 Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam Hà Nội
533 GS TS Trần Đình Sử Hà Nội
534 Nguyễn Thị Sen Giáo viên Thái Bình
535 Nguyễn Hà Tịnh Automatic Transnmissions Rebuilder USA
536 Nguyễn Việt Quang Công dân yêu nước Việt Nam Hải Phòng
537 KS Đỗ Thái Bình Ủy viên thường trực Ban Chấp Hành Hội KHKT Biển T/P HCM TP.HCM
538 KS Hoàng Thanh Bình Hà Nội
539 Hoàng Quân sinh viên Hillsborough Community College, Tampa, Florida USA
540 Nguyễn Văn Hùng TP.HCM
541 TS Trần Xuân Nam Nguyên Trưởng Khoa VTĐ Trường ĐH Bưu Điện Hà Nội
542 Đào Phương Hoa Cán bộ đã nghỉ hưu Hà Nội
543 KS Nguyễn Doãn Thụy Canada
544 PGS TS Phí Mạnh Hồng Cán bộ giảng dạy, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
545 Nguyễn Kim Thái Công dân Việt Nam Vũng Tàu
546 Phạm Văn Hiền Nguyên giảng viên lý luận, trường Chính trị Tô – Hiệu, Hải Phòng đã nghỉ hưu Hải Phòng
547 Hoàng Ngọc Úc
548 Nguyễn Đình Thắng TP.HCM
549 Hàn Quang Vinh Hà Nội
550 Nguyễn Thị Diệu Công dân Việt Nam Nam Định
551 KS Nguyễn Tuấn Anh Máy tàu thủy Hải Phòng
552 PGS TS Nguyen Thu Linh Nguyen giang vien cao cap Hoc vien Hanh chinh Hà Nội
553 Trần Đăng Ưng Khánh Hòa
554 Từ Anh Tú Bắc Giang
555 KS Hồ Cao Anh Tuấn Điện TP.HCM
556 Trần Ngọc Thạch Bán bánh mỳ TP.HCM
557 Nguyễn Minh Thành Sinh viên năm 4 trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Bến Tre
558 KS Vũ Hải Hồng Pháp
559 Trần Đắc Lộc Công dân Việt Nam, cựu giảng viên ĐHKH Huế CH SEC
560 TS Võ Văn Châu Tiến sĩ hóa học, Nghiên cứu Pháp
561 Nguyễn Văn Tâm Kinh doanh Đà Nẵng
562 Vũ Lê Hoài Bảo Công chức nhà nước, Đảng viên CS Quảng Bình
563 Thường Quán Úc
564 Pham Gia Khanh 90 tuoi, can bo huu tri TP.HCM
565 Dương Sanh Giáo viên Tiểu học (đã nghỉ việc) Khánh Hòa
566 Đoàn Nguyên Hồng Kỹ sư cơ khí , kỹ sư cấp thoát nước (hồi hưu) Úc
567 Trần Quốc Túy Nguyên kỹ sư hóa học
568 Phan Bảo Châu Nguyên kỹ sư hóa thực phẩm
569 Nguyễn Khắc Vỹ Cán bộ hưu trí, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, nguyên Trưởng phòng kiêm Bí thư
Chi bộ Phòng Văn hóa Thông tin Quận 4 TP.HCM, nguyên Giám đôc kiêm Bí thư Chi bô Công ty Nhiếp Ảnh TP.HCM, nguyên Giám đôc kiêm Bí thư đảng ủy Công ty Vafaco TP.HCM
TP.HCM
570 BS Vũ Văn Bến Bác sĩ Nhi khoa Long An
571 Nhà báo Phan Hoàng Tĩnh Xuyên Đà Lạt
572 TS Trần Anh Tuấn Tiến sĩ hóa học Germany
573 Nguyễn Bích Thủy NCS Lịch sử mỹ thuật Thụy Điển
574 Trần Đồng Minh Dạy học Hà Nội
575 Tô Ngọc Trang Hà Nội
576 KS Nguyễn Như Mai Địa chất, nhà báo (đã nghỉ hưu) Hà Nội
577 ThS KS Hoàng Ngọc Liên Hà Nội
578 Nguyễn Hồng Anh Điều hành vận tải- Tổng công ty vận tải Hà Nội Hà Nội
579 Lương Nguyễn Trãi Giáo viên THPT TP.HCM
580 Le Manh Hung Kinh doanh tu do Phú Thọ
581 KS Chu Văn Tiến Xây dựng Germany
582 Nguyễn Phương cựu sinh viên Đại học Cần Thơ Cần Thơ
583 Nhà văn Hoàng Lại Giang TP.HCM
584 Nguyễn Mạnh Kinh doanh CH SEC
585 Võ Thị Quỳnh Giao Kinh doanh TP.HCM
586 Võ Chí Thành Giáo viên (đã nghỉ hưu) Hà Nội
587 Phạm Mai Phương Hà Nội
588 Nguyễn Trọng Thành Công dân Việt Nam Lithuania
589 Nguyễn Bảo Anh TP.HCM
590 Đặng Tiến Hồng Cán bộ Quân đội về hưu Hà Nội
STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ
591 Hồ Bá Tình Chuyên gia kinh tế TP.HCM
592 Tu sĩ Thích Huệ Lưu TP.HCM
593 KS Nguyễn Đăng Bảy Xây dựng Đà Lạt
594 Nguyễn Ngọc Công an viên Hậu Giang
595 Lê Văn Xuân Cán Bộ hưu trí Đăk Lăk
596 KS Đỗ Như Ly Hưu trí TP.HCM
597 Lê Đức Tân Đan Mạch
598 BS Phạm Hồng Sơn Hà Nội
599 KS Hồ Thành Công Germany
600 Tăng sĩ Thich Minh Hoa Đà Lạt
601 Nhà báo Phạm Văn Thọ TP.HCM
602 Nguyen-Lang USA
603 Trần Quốc Khánh Sinh viên năm 3 đại học Kinh tế TP.HCM
604 Nguyễn-Khoa Thái Anh Nhà giáo, viết văn USA
605 Đoàn Nghinh Chiến Giáo viên. TP.HCM
606 Nguyễn Mậu Cường Giảng viên Đại Học Agostinho Neto, Luanda, Angola Angola
607 Đặng Ngọc Quang Hà Nội
608 GS TSKH Nguyễn Đông Yên Nghiên cứu viên cao cấp Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hà Nội
609 Phạm Trung Nghiên cứu phê bình Mỹ Thuật Hà Nội
610 TS Vũ Thế Cường Cơ Khí Germany
611 KS Nguyen D Hoat Industrial Engineer USA
612 Vũ Hòa Giảng viên đại học ISART Pháp
613 Trần văn Johnny Công nhân kỹ thuật, đã về hưu. Cựu Sĩ Quan VNCH. USA
614 TS Nguyễn Đồng Tài nguyên thiên nhiên, kỹ sư hóa học USA
615 KS Lý Văn Thanh Úc
616 KS Phạm Hoàng Dũng TP.HCM
617 Hanh Minh Tran Library technician Úc
618 To Minh Chi Úc
619 Emma Tran Student Úc
620 Lan Pham Student Úc
621 Huong Phan Electrician Úc
622 TS Lê Đức Quang Giảng viên Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) Huế
623 KS Trần Chí Hòa Úc
624 Đào Tấn Phần Giáo viên trung học phổ thông Phú Yên
625 Đỗ Đình Nguyên TP.HCM
626 GS TS Nguyễn Đức Dân Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp Hồ Chí Minh TP.HCM
627 Phạm Đình Nguyên Canada
628 Nguyễn Minh Tuấn Giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo Nhật Bản
629 Hồ Văn Chiến TP.HCM
630 ThS Phạm Quang Tú Phát triển nông thôn Hà Nội
631 Đào Quốc Việt Hà Nội
632 TS Lại Huy Phương Đảng viên, nguyên Giám đốc Trung tâm liên ngành Viễn thám & GIS Hà Nội
633 PGS TS Nguyễn thị Kim Chương Đảng viên, nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội Hà Nội
634 Đỗ Anh Pháo Cán bộ quản lý DN đã nghỉ hưu Hà Nội
635 TS Nguyễn Ngọc Đức Tiến sỹ kinh tế, đã công tác ở Tổng cục thống kê, Văn phòng Chính phủ, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ; đã nghỉ hưu năm 2006, hiện nay đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nghiên cứu phát triển thuộc Hiệp hội làng nghề Việt nam. Hà Nội
636 Đào Công Tiến Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM TP.HCM
637 Đào Hoài Nam giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM TP.HCM
638 Nguyễn Sơn Phong Cử nhân kinh tế TP.HCM
639 Trần Đình Thắng Cựu Giảng Viên TP.HCM
640 KS Lê Xuân Lộc Đà nẵng
641 Phạm văn Lễ Kỹ sư Cầu đường TP.HCM
642 Dương Văn Vinh Cựu sĩ quan QĐND TP.HCM
643 PGS TS Trần Thành Trai Nguyên Phân viện trưởng Phân Viện Công Nghệ Thông Tin Tp HCM, nguyên Trưởng khoa Công Nghệ Thông Tin Đại Học Mở Tp HCM TP.HCM
644 KS Nguyễn Duy Phương Cơ khí Germany
645 Tư Đồ Tuệ Canada
646 Đinh Quang Thể Hà Nội
647 Phạm Thanh Trà Sinh viên Thụy Sĩ
648 Lê thị Thuý Thảo Đà Nẵng
649 Bùi Trọng Tuấn Dược sỹ chuyên khoa cấp II chủ tịch hội dược học TP Hải Dương Hải Dương
650 Nguyễn Huy Canh Giáo viên Hải Phòng
651 Đỗ Thị Hồng Hà Giáo viên toán đã nghỉ hưu Hà Nội
652 Hà Dương Tuấn Chuyên gia Công Nghệ Thông Tin đã về hưu Pháp
653 Linh mục Nguyễn Hữu Tiến USA
654 PGS TS La Khắc Hoà Dạy học, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội Hà Nội
655 Vũ Cao Đàm Cựu viện trưởng, Viện Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN Hà Nội
656 Lê Trọng Nhi USA
657 Nguyễn Nam Tiến Cán bộ, đảng viên hiện đang công tác tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
658 Do Huyen Hà Nội
659 Lê Bách Cán bộ về hưu, tham gia cách mạng từ năm 1947, hơn 50 năm tuổi Đảng
660 Nhà báo nhà thơ Trần Vũ Long Công tác tại báo Văn Nghệ Hà Nội
661 Nguyễn Quốc Toản Sinh viên khoa công nghệ thông tin Đại học Bách khoa TP.HCM TP.HCM
662 KS Trần Anh Tuấn Điện Hà Nội
663 KS Lê Văn Hùng Công nghệ thông tin Pháp
664 Lâm Văn Lành Nhân viên Brocacef Hà Lan
665 Nguyễn Thế Tuy Càn bộ về hưu Hà Nội
666 Nhà thơ Quốc Toản Thượng tá Quân đội, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội Hà Nội
667 Lê Văn Dương Sinh viên Đại học Kinh kế luật (ĐHQG TP.HCM) TP.HCM
668 TS Do Huu Binh Giảng viên Đại học Úc
669 Đào Lê Tiến Sỹ Học sinh Hà Nội
670 Nguyen Viet Bach Interprète de français, guide touristique et étudiant en droit à L’Université Motesquieu- Bordeaux 4 Pháp
671 BS Phạm Quang Hoa Đà Lạt
672 Trần Thị Láng Nhà giáo hưu trí Hà Nội
673 KS Phạm Minh Huệ Hóa Germany
674 Đinh Quang Trung Sinh viên Hà Nội
675 Hà Dương Tường Nguyên giáo sư đại học Pháp
676 Nguyễn Huy Thụy Thiết kế, phát triển hệ thống Hàn Quốc
677 KTS Lê Minh Hải Cán bộ nhà nước – đảng viên trẻ Hà Nội
678 Phạm Văn Minh Hà Nội
679 BS Trần Công Thắng Nauy
680 PGS TS Mạc Văn Trang Hà Nội
681 Nguyễn Quang Minh Nauy
682 Nguyễn Hoàng Phúc CCB-phòng Hậu cần, Sư đoàn 302 chiến trường K Đà Nẵng
683 KS Phạm Minh Đức Hoá học TP.HCM
684 Nguyễn Văn Đông Nghề nghiệp tự do TP.HCM
685 Phùng Hữu Thanh Hà Nội
686 Tran To Nga Nhà giao huu tri Úc
687 Kieu Viet Hong cong dan Viet Nam Úc
688 Kieu Viet Lien thiet ke thoi trang Úc
689 Nguyen Ngoc Lan Ky su huu tri Úc
690 Thai Dung Tam Doanh nhan Úc
691 Thai Dung Trung Chuyen vien vi tinh Úc
692 Nguyen Duc Hung Peter Nauy
693 TSKH Nguyễn Hùng Phong Công dân Việt Nam Nga
694 Nguyễn Thị Minh Toán Công chức Huế
695 Vũ Xuân Túc Nguyên cựu chiến binh (giáo viên trường Quân chính QK Tả Ngạn thời kháng chiến chống Mỹ ), nguyên giáo viên dạy chuyên Văn, nguyên Tổ trưởng Tổ Văn trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, hiện đã nghỉ hưu Hà Nội
696 Đoàn Văn Tư Du học sinh Nhật Bản
697 Traần Thị Lý Nhân viên văn phòng TP.HCM
698 Nguyễn Đức Trường Giang Giáo viên THPT Hà Nam
699 TS Nguyễn Tiến Thắng Úc
700 Nguyễn Ngọc Hiến TP.HCM
701 Lê Hữu Minh Tuấn Sinh viên Quảng Nam
702 Nguyễn Trung Quốc Doanh nhân TP.HCM
703 ThS Tô Thị Thanh Vân Giảng viên Đại học Hà Nội
704 Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục Giáo phận Vinh Vinh
705 Nhà báo Nguyễn Quốc Thái TP.HCM
706 Nhà báo Vương Đình Chữ TP.HCM
707 Đinh Huyền Hương Giảng viên hưu trí TP.HCM
708 Lê Hiển Nguyên Tổng thư ký tòa soạn báo Thể Thao TPHCM TP.HCM
709 KTS Đậu Khắc Thắng Hà Nội
710 Nguyễn Thế Thanh Công chức hưu trí TP.HCM
711 Nguyễn Ngọc Quí Kinh doanh Tiền Giang
712 Nhà văn Văn Giá Chủ nhiệm Khoa Viết văn- Đại học Văn hóa Hà Nội
713 Nguyễn Vũ Tư vấn kỹ thuật tự do (freelancer) TP.HCM
714 Hoang Tung kinh doanh du lich Hà Nội
715 Lê Thị Hồng Hạnh Hưu trí Hà Nội
716 Bùi Công Lương Thương binh, nhà giáo Quân đội đã nghỉ hưu Hà Nội
717 Hoàng Hải Nông dân Bình Dương
718 Nguyễn Nam Hưng Chuyên viên tư vấn luật Hà Nội
719 Trần Hồng Quân TP.HCM
720 Hoàng Thanh Linh Giảng viên đại học TP.HCM
721 Võ Thị Thanh Hà Giảng viên Đại học Hà Nội
722 Họa sỹ Nguyễn Trung Chính Hà Nội
723 Lê Văn Trung Cử nhân kinh tế, công dân nước Việt Nam, đảng viên Đảng cộng sản Quảng Ninh
724 Nguyễn Hữu Thao Ban liên lạc CCB tại Bungari, cựu quân nhân Ban tham mưu Lữ đoàn F289 BTL Công binh Bulgaria
725 Nguyễn Xuân Trường Úc
726 KS Ngo Binh Minh Viễn Thông Hà Nội
727 KS Lương Ngọc Châu Điện toán Germany
728 Luật sư Ngô Ngọc Trai Thuộc đoàn luật sư tỉnh Nam Định Nam Định
729 Dương Văn Tú Dược sĩ, giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội Hà Nội
730 Lê Toàn Thắng Bộ đội, kỹ sư Địa chất. Hà Nội
731 Nguyễn Trung Kiên Hà Nội
732 Lê Minh Hằng Giám đốc Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn Hà Nội
733 Trần Văn Tính Designer TP.HCM
734 Trần Tiến Đức Nhà báo truyền hình đã nghỉ hưu Hà Nội
735 Nguyễn Đình Quyền NCS tại ĐH Rostock. Germany
736 TS Trương Phước Lai Post-doctorant. Groupe Matériaux Inorganique – GMI. Institut Physique et Chimique des Matériaux de Strasbourg – IPCMS Pháp
737 Nguyễn Hữu Tâm Nghiên cứu Khoa học USA
738 Lê Hồng Hà Công nhân USA
739 ThS Lương Lê Giang Làm báo, dịch giả Hà Nội
740 Trần Ngọc Tụ Hàng không, cơ Khí Germany
741 TS Trần Diệu Chân Kinh tế USA
742 Trần Chiến kirchenstr 25 Germany
743 Nguyễn Minh Khang CNTT TP.HCM
744 KS Nguyễn Văn Hòa Ngành Năng lượng Germany
745 PGS TS Hà Thuc Huy Dai hoc Khoa hoc Tu nhien TP.HCM TP.HCM
746 TS Lê Văn Tiến sỹ vật lý ĐHSPHN, đã nghỉ hưu TP.HCM
747 Dương Tự Lập Germany
748 Nguyễn Hữu Dõng Hưu trí USA
749 Do Huy Vu Công nhân USA
750 Bùi Xuân Bách Nhà giáo nghỉ hưu USA
751 Đặng Quốc Hòa TP.HCM
752 Nhà thơ Hoàng Gia Cương Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội Hà Nội
753 Trương Tấn Hồng Phúc Úc
754 KS Trịnh Văn Hoãn Nghỉ hưu Hải Phòng
755 Pham Chi Mai dang vien Dang CSVN, nguyen giang vien DH Ngoai ngu -DHQG HN Hà Nội
756 Nhà văn Đặng Văn Sinh Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, viết văn, dịch sách Hải Dương
757 GS TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng Giảng viên Cao cấp ĐHQG Hà Nội, Phó Chủ tịch Phụ trách Quan hệ Quốc tế Hội Toán học Việt Nam Hà Nội
758 KS Hoàng Quốc Nam Cán bộ cơ quan nhà nước Hà Nội
759 Giang Nguyen Nghien cuu vien Úc
760 Nhà báo Nguyễn Văn Hải Nguyên Trưởng phân xã TTXVN tại tỉnh Tiền Giang Tiền Giang
761 KS Nguyễn Văn Lợi doanh nhân Hà Tĩnh
762 Trần Hữu Hiếu Buôn bán TP.HCM
763 Lê Hùng Cường Thanh Hóa
764 Nguyễn Đỗ Hà Giang du học sinh tại Mỹ USA
765 KS Nguyễn Minh Nhật TP.HCM
766 Võ Thanh Phong Giáo viên An Giang
767 Chu Mạnh Chi Giảng viên Đà Lạt
768 Phạm Vĩnh Cư Cán bộ nghiên cứu đã nghỉ hưu Hà Nội
769 KS Phan Hoàn Việt Xây dựng Hà Nội
770 Đỗ Huyền Một người dân bình thường ở Hà Nội Hà Nội
771 TS Nguyễn Quang Hưng Giảng dạy đại học và NCKH Hà Nội
772 KS Trần Thanh Tùng Doanh nhân Hải Phòng
773 Lê Hương Hương Hưu trí Hà Nội
774 KS Bùi Tuấn Anh Công tác tại Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An Vinh
775 Kỹ sư Nguyễn Ngọc Hải Vũng Tàu
776 Nhà văn Nguyễn Quang Thân TP.HCM
777 Nhà văn Dạ Ngân TP.HCM
778 KS Nguyễn Hữu Tuyến Đã nghỉ hưu TP.HCM
779 ThS KTS Huỳnh Quốc Hội Xây dựng Quảng Nam
780 Ngô Thùy Linh Phú Thọ
781 KTS Phạm Duy Bình Hà Nội
782 Than Thi Thien Huong Social Development Sector Manager Hà Nội
783 Hà Hiển Blogger Hà Nội
784 Mai Đăng Thành TP.HCM
785 Vũ Nhật Thu Hà Nội
786 KS Tran Van Tan Germany
787 Phạm Mạnh Hùng Lao động tự do Yên Bái
788 Nguyễn Khăc Mai Cán bộ đã hưu trí Hà Nội
789 Trần Thị Băng Thanh Cán bộ đã hưu trí Hà Nội
790 Nguyễn Xuân Hoài Bộ đội phục viên, phiên dịch, nghỉ hưu TP.HCM
791 Trần Thúy Mai Biên tập viên – Đài Truyền hình Việt Nam Hà Nội
792 Linh mục Hoàng Minh Giám Nam Định
793 ThS Trần Hùng Thắng Giáo viên Vĩnh Phúc
794 PGS TS Huỳnh Thế Phùng Trường ĐHKH Huế Huế
795 Nguyễn-Quang-Tiền Hà Lan
796 Pham Thanh Sang Chuyen vien Dien toan Pháp
797 PGS TS Phạm Đức Nguyên Hà Nội
798 Nhà báo Phạm Tư Thanh Thiện Nguyên Phó ban Việt ngữ đài RFI Pháp
799 Nguyễn Thái Sơn Co van khoa hoc va ngoai giao Han Lam Vien Dia chinh Tri Paris Pháp
800 Lê Mạnh Chiến Cựu giảng viên Hà Nội
801 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Blogger mẹ Nấm, điều hành du lịch Nha Trang
802 Lê Văn Tuynh Hướng dẫn viên du lịch Bình Thuận
803 Lê Công Giàu Nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đàu tư TP HCM TP.HCM
804 Họa sỹ Huỳnh Kim Báu Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM TP.HCM
805 Hồ Thanh Nguyên Giám đốc trường Phát thanh – Truyền hình Trung ương II TP.HCM
806 Nhà báo Nguyễn Lê Thu An TP.HCM
807 GS Y học Phạm Hoàng Phiệt TP.HCM
808 TS Hồ Văn Bính Ba Lan
809 Massmann Thi Kim Vàng Hưu trí Germany
810 TS Nguyễn Tiến Dũng Nguyên Giảng viên Đại học, Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam Hà Nội
811 PGS TS Vu Trong Khải Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và PTNT TP.HCM
812 PGS TS Võ Đắc Bằng Vật lý Hạt nhân Hà Nội
813 TS Đặng Trọng Khánh Hà Nội
814 Nhà báo Nguyễn Thuý Hoàn Hà Nội
815 Hoàng Diệu Hội viên Hội nhà báo Việt Nam. Hội viên Hội cựu chiến binh việt nam Hà Tĩnh
816 PGS TS Đoàn Phan Tân Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
STT HỌ TÊN

NGHỀ NGHIỆP

NƠI CƯ TRÚ
817 GS TSKH Trần Mạnh Trí Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TP.HCM
818 Nhà thơ Dương Tường dịch giả Hà Nội
819 Lại Nguyên Ân Nghiên cứu văn học Hà Nội
820 Nguyễn Kỳ Nam Bỉ
821 Le Ngoc Son Công dân Việt Nam Vũng Tàu
822 Lê Ngọc Bôn Chuyên viên điện tử về hưu Úc
823 Lê Phan Anh Thư chuyên viên của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Thành phố Huế (nguyên là Phòng Đối ngoại của TP) Huế
824 Cao Thị Vũ Hương Hà Nội
825 Trần Văn Thông Doanh nhân Nghệ An
826 KS Nguyễn Ngọc Đồng Xây dựng Hà Nội
827 KS Đào Văn Minh Hà Nội
828 KS Nguyễn Thành Vinh Cầu đường Đà Nẵng
829 Châu Vũ Hoàng Hà Nội
830 TS Nguyễn Văn Hải Cán bộ hưu trí Hà Nội
831 KS Lê Tấn Toàn Nhiệt lạnh TP.HCM
832 Nguyễn Thanh Bình Kinh doanh Germany
833 Nguyễn Khoa Sinh viên Germany
834 Trần Thị Nga Công dân Việt Nam Hà Nam
835 KS Dương Quang Minh Cầu đường Huế
836 KS Lê Lê Làm việc tại nhà máy lọc dầu Chevron Anh Quốc Anh
837 Nguyễn Thị Thảo Nghiên cứu viên Hà Nội
838 Hồ Văn Nhãn Thầy giáo hưu trí TP.HCM
839 Lê Triệu Phong Nghiên cứu viên. Viện công nghệ thông tin và truyền thông Nhật Bản (NICT) Nhật Bản
840 Phan Ngọc Tiến Công nhân Hà Nam
841 KS Hoàng Hiếu Minh Cơ khí Hà Nội
842 Tran Thien Huong Ky thuat vien dien tu, lam viec tai hang PerkinElmer Germany
843 Nguyễn Đức Quỳ Công dân Việt Nam Hà Nội
844 Lê Thị Xuân USA
845 Nguyễn Ngọc Phước USA
846 Phan Văn Phong Công dân Việt Nam Hà Nội
847 Nguyễn Hữu Bảo Long Civil Engineer USA
848 KS Nguyễn Hùng Phần mềm Úc
849 Phan Châu Thành Sinh viên TP.HCM
850 TS Tran Anh Tu Nganh Luyen kim tai Truong Dai hoc Sheffield, Vuong quoc Anh (can bo Khoa luyen kim & Cong nghe Vat lieu, Truong dai hoc Bach khoa Ha Noi) Anh
851 KS Nguyễn Công Đức Điện tử USA
852 GS TS Vu Tuan Nha giao nhan dan da nghi huu cua truong Dai hoc su pham Ha noi Hà Nội
853 Mai quốc Đạt Sinh viên Nhật Bản
854 Phạm Ngọc Luật Viết báo, viết văn Hà Nội
855 Hoang-Trong Minh Tuan Nghien cuu sinh USA
856 TS Hoàng Văn Hoan Viên chức Hà Nội
857 Nguyễn Quang Đạo Cựu chiến binh Hà Nội
858 Nhà thơ Vi Lãng Úc
859 KS Phạm Linh Sơn Xây dựng Hải Dương
860 Mai-Kha Le USA
861 Andy Tran Vice President & General Manager USA
862 Dao Nguyen Ngoc kinh doanh Germany
863 KS Đào Văn Bính Hà Nội
864 Nguyễn Hữu Cầu Nhà giáo nghỉ hưu Canada
865 BS Võ Văn Cần Hưu trí Canada
866 Nguyễn Kim Sơn Germany
867 Vu Xuan Khoat Hop tac Lao dong tai Cong Hoa Lien Bang Duc Germany
868 Hung Trung Nguyen USA
869 Đinh Huỳnh Hiếu Nghĩa Giám đốc cty TNHH (ngoài quốc doanh), Cử nhân khoa học TP.HCM
870 Phạm Văn Lộc Alcohol and Drugs Counsellor, Problem Gambler Counsellor (Nhân viên tư vấn cai nghiện rượu và các ma-túy; cai nghiện cờ bạc) Úc
871 BùI Văn Hơn Master of Software Engineering, Project Manager Bỉ
872 Nguyễn Vinh Sơn Đạo diễn điện ảnh TP.HCM
873 Khanh Đỗ Cử nhân kinh tế USA
874 KS Lê Anh Hệ thống điện Quảng Ninh
875 Luong Nguyen Khoa Truong Hà Nội
876 Nguyễn Văn Nho giáo viên Toán ĐHSP Đà Nẵng trước 1999, sau đó, BTV Nhà Xuất bản Giáo dục. Hiện đang dạy học (tư), viết sách, và làm thêm việc biên tập Toán Đà Nẵng
877 Vũ Văn Tác Viện Hải dương học Nha Trang
878 Lâm Tuấn Hưng Hà Nội
879 Mai Nhật Đăng Học sinh Nhật Bản
880 Huỳnh Tấn Vinh Doanh nhân Đà Nẵng
881 Lê Minh Hiếu Nhân viên ngân hàng Agribank TP.HCM
882 Hà Quốc Anh Kiểm toán viên Singpore
883 KS Nguyễn Quang Chử Chế tạo máy, đã nghỉ hưu Hải Dương
884 Vo – Quang – Tu Huu tri Canada
885 Trần Vân Mai Chuyên gia sinh học phân tử USA
886 Phạm Hồng Cường Hàn Quốc
887 Lê Phú Lâm Cử nhân Điện tử – Viễn thông Nam Định
888 Bùi Hữu Tường Germany
889 Nguyễn Đ. Quyền Kinh doanh USA
890 TS KS Trần Quang Ngọc Điện Germany
891 Trần Thanh Trúc Luyện kim Vũng Tàu
892 Linh mục Đinh Hữu Thoại Dòng Chúa Cứu Thế TP.HCM
893 KTS Đinh Minh Hùng Hà Nội
894 Huỳnh Công Minh Nhật Bản
895 Nguyễn Công Hoan Cử nhân kinh tế Hà Nội
896 Cao Hải Quân Cử nhân kinh tế Hà Nội
897 Họa sĩ Đặng Trường Lưu Nhà Phê Bình Mỹ Thuật , Hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam , Hội viên Hội nhà báo Việt Nam , Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam Hà Nội
898 KS Trần Trung Hiếu Thủy lợi Hà Nội
899 Đinh Văn Thành TP.HCM
900 ThS Teresa Nguyễn Thị Bạch Lý Năm 1980 là Đại Biểu Thanh Niên Việt Nam tại Liên Hoan Ca Khúc Chính Trị tại Berlin Cộng Hòa Dân Chủ Đức. TP.HCM
901 BS Nguyễn Anh Huy Nhà nghiên cứu tiền cổ Huế
902 TSKH Huỳnh Văn Ngãi Giảng viên đại học Quy Nhơn
903 Ths Trần Phục Hưng Thái Lan
904 Lưu Thị Vân Anh Hà Nội
905 KS Ho Viet Hoai Hà Nội
906 Lưu Chí Khang Sinh Viên Đà Nẵng
907 Võ Quang Vinh TP.HCM
908 Nguyễn Tiến Dũng Kinh doanh Nghệ An
909 Đào Anh Trung Sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM
910 Lý Nhân Nguyên IT specialist Canada
911 Nhà báo Trương Ngọc Chương Đà Nẵng
912 KS Trương Khánh Ngọc Xây dựng TP.HCM
913 Ho Le Khoa Chuyen vien phan mem Úc
914 Lê Thị Kiểm Germany
915 Nguyễn Mạnh Trường Công chức Canada
916 Gloria Nguyen Y ta USA
917 Kevin Nguyen Hoc sinh USA
918 Cliff Le Chuyen gia tam ly USA
919 Michelle Ngo Chuyen vien ky thuat USA
920 Vu Mong Huong ve huu USA
921 Catherine Le Hoc sinh USA
922 Vũ Vân Sơn Phiên dịch và biên dịch tuyên thệ cho toà án và công chứng bang Berlin, CHLB Đức Germany
923 Giang Nguyen Hoa hoc gia USA
924 Vũ Văn Tú Đồng Nai
925 Tri Van Le USA
926 TS Vũ Thế long Giảng dạy và nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử con người và văn hóa. Nghiên cứu lịch sử ăn uống và viết báo Hà Nội
927 KS Phạm Đình Du Cơ khí Đà Nẵng
928 Nguyễn Tiến Nam Kỹ thuật Hà Nội
929 Phạm Bảo Hoàng Bộ giao thông tiểu bang California USA
930 PGS TS Đinh Bá Trụ Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Hà Nội
931 Duong Quoc Cuong Buôn bán tự do Germany
932 Dinh Tri Huu tri USA
933 Dinh Hong Phuc Sinh vien nganh Y USA
934 Dinh Tai Duc Sinh vien Y Khoa USA
935 Dinh quang Minh Sinh vien Duoc Khoa USA
936 Lương Đình Cường Tổng biên tập Báo điện tử NguoiViet.de Germany
937 Nguyen Hoang Sang Cong nhan Germany
938 GS TS Nguyễn Đức Nhuận Hưu trí Pháp
939 Nguyen Ngoc Quang Thụy Sĩ
940 Tran Thi Truc Mai Nhan vien xa hoi Úc
941 KS Võ Trường Thi Xây dựng TP.HCM
942 Võ Đức Ban TP.HCM
943 PGS TS Nguyễn Ngọc Thoa Đại Học Y Dược TP.HCM
944 BS Đinh Văn Hương Vũng Tàu
945 Lưu Việt Anh Nhân viên ngành chứng khoán Hà Nội
946 Nguyễn Quốc Ân Cựu sỹ quan Binh đoàn 678, cán bộ hưu trí Hà Nội
947 Trần Xuân Sơn Design for printing Hà Nội
948 Nguyen Thi Mai Nguyen giao vien truong Nguyen Sieu USA
949 KS Dat Nguyen Điện USA
950 Hoàng Mạnh Toàn Phát triển web Hà Nội
951 Nhà báo Lưu Trọng Bình Nghỉ hưu TP.HCM
952 Cảnh Giang Thi sỹ – nhiếp ảnh gia – hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Hội viên Hội VHNT Quảng Bình Quảng Bình
953 Phan Van Hieu Nghien cuu sinh USA
954 Vũ Hồng Phong Hành nghề tự do TP.HCM
955 Ngo Thi Diem Hang Úc
956 Nguyễn Hữu Minh Dược sỹ đại học TP.HCM
957 KS Nguyễn Lân Thắng Xây dựng Hà Nội
958 Nguyễn Văn Dũng Phú Thọ
959 ThS Bùi Quang Thắng Quản trị Kinh doanh, cán bộ Đoàn TNCS HCM Hà Nội
960 Nguyen Hien Du hoc sinh Pháp
961 Pham Van Dat Cử nhân Ngoại ngữ Hải Phòng
962 Võ Minh Châu Công dân Việt Nam Vũng Tàu
963 TS Trần Hải Hạc Nhà nghiên cứu kinh tế học Pháp
964 Lâm Thị Ngọc Giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Ngọc Lặc Thanh Hóa
965 Tran Dan Ba Lan
966 Nhà văn Nguyen Thi Ngoc Trai nha hoat dong nhan dao Hà Nội
967 Lê Thị Minh Cán bộ hưu trí Hà Nội
968 KS Trần Gia Luật Công nghệ thông tin TP.HCM
969 Nguyễn Hữu Tế TP.HCM
970 KS Lê Văn Hiệu TP.HCM
971 Nguyễn Thanh Dòng Doanh nhân Quảng Trị
972 Bùi Phan Thiên Giang Chuyên viên mạng máy tính. TP.HCM
973 Huỳnh Ngọc Hồ TP.HCM
974 KS Đặng Ngọc Thắng Kinh doanh Hà Nội
975 Thái Văn Dung Sinh viên Hà Nội
976 Nguyễn Việt Anh Cử nhân kinh tế- Doanh nhân Hà Nội
STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ
977 Họa sĩ Nguyên Hạo TP.HCM
978 Trần Hưng Đoàn Nguyên Tổng giám đốc cty SAVIMEX TP.HCM
979 Luật sư Phan Thanh Huân TP.HCM
980 Ngô Văn Phương Huynh trưởng hướng đạo, nguyên đại biểu HĐNDTPHCM TP.HCM
981 Hồ Ngọc Thuận Nguyên giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng, hiện là ủy viên T.U MTTQVN, Phó CT UBMTTQVN TP.HCM
982 Bùi Tiến An Huynh trưởng hướng đạo, cựu tù chính trị Côn Đảo TP.HCM
983 Nhà văn Trần Nhương Họa sĩ Hà Nội
984 Nhà văn Tô Nhuận Vỹ Huế
985 Vương Toàn Thức Doanh nhân Hà Nội
986 KS Lưu Văn Thêm Kinh doanh, nông học Hà Nội
987 KS Lê Đức Cẩm Tự động hóa Vũng Tàu
988 TS Lê Thị Chiêng Nguyên giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội Hà Nội
989 Tạ Đắc Thường Làm ruộng Hà Nội
990 Nguyễn Thủy Nghiên cứu sinh USA
991 KS Phạm Quang Tuấn Công nghệ thông tin TP.HCM
992 Nguyễn Khánh Dịch thuật TP.HCM
993 Trịnh Ngọc Tùng Lập trình viên Thanh Hóa
994 Nguyễn Đình Nam Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hà Nội
995 KS Bùi Thái Sơn Germany
996 Vũ Vinh An Công nhân Úc
997 Trần Hiếu Chuyên viên Tâm lý xã hội USA
998 Tran Mai Sinh Công dân Việt Nam Germany
999 KS Nguyen Duc Quyet Xây dựng Germany
1000 Lê Sơn Architecte DPLG Pháp
1001 Phan Văn Cự Hà Nội
1002 Văn Ngọc Tâm Hưu trí, nguyên cán bộ công tác tại Phòng Văn hóa và Thông tin quận Phú Nhuận, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, huy hiệu 30 năm tuổi đảng TP.HCM
1003 Trần Hiệp Khánh Journeyman technician electronic USA
1004 KTS Nguyễn Văn Tất TP.HCM
1005 Vũ Thế Thành TP.HCM
1006 Luật sư Nguyễn Hữu Danh Đoàn luật sư TP.HCM TP.HCM
1007 TS Nguyen Van Son Nghien cuu Cong nghe Nano USA
1008 Lâm Thanh Định Giáo viên Đồng Nai
1009 KS Trần Cao Phong Kinh tế XD, đảng viên ĐCS Hà Nội
1010 Phạm Khiêm Ích Nghiên cứu khoa học Hà Nội
1011 Nguyen Nhien Huế
1012 Đỗ thị Ngọc Oanh Công dân Việt Nam, kinh doanh tự do TP.HCM
1013 KS Nguyễn Ngọc Cúc Điện Bình Dương
1014 Phù Minh Kim Quyên Kế toán Khánh Hòa
1015 Phạm Trung Hiếu Tài chính – đầu tư TP.HCM
1016 KS Nguyễn Đúc Hùng Cơ điện Hà Nội
1017 Ngô Văn Phát Germany
1018 Le Van Quang Doanh nghiep tu nhan TP.HCM
1019 Võ Tá Luân TP.HCM
1020 ThS Nguyễn Thị Kim Ngân Kinh tế và Quản lý công Hà Nội
1021 KS Nguyễn Vũ Thạch Điện TP.HCM
1022 Nguyễn Văn Dũng Germany
1023 KS Vũ Anh Tuấn Giao thông Hà Nội
1024 Huỳnh Thị Minh Bài Cán bộ hưu trí, thương binh, chiến sĩ cách mạng bị bắt, tù đày Quy Nhơn
1025 Nguyễn Kế Hoàng Minh Chuyên viên tư vấn tài chính TP.HCM
1026 Nguyễn Hoàng Phương Chi Chuyên viên nhân sự Quy Nhơn
1027 Nguyễn Xuân Toàn Sinh viên Hà Nội
1028 KS Nguyễn Xương Chế tạo máy Germany
1029 Nghiêm Sĩ Cường Cử nhân kinh tế Hà Nội
1030 KS Trần Minh Phát Điều khiển tàu biển Đồng Nai
1031 Nguyễn Dương Công nhân USA
1032 Phạm Hoài Thương Bình Thuận
1033 Đào Kiến Quốc Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
1034 KS Lê Quang Khải Viễn thông TP.HCM
1035 Nguyễn Thúy Hạnh Hà Nội
1036 Nguyễn Đức Sắc Hà Nội
1037 Nguyễn Thị Lưu Hà Nội
1038 Nguyễn Đức Trung Hà Nội
1039 Nguyễn Đức Duy Anh Hà Nội
1040 Dương Văn Tới Kinh doanh USA
1041 Khương Quang Đính Chuyên gia CNTT Pháp
1042 KTS Trần Minh Châu Singapore
1043 KS Đỗ Quang Nghĩa Điện tử Germany
1044 KS Đỗ Quang Tuyền USA
1045 Vuong Chi Dung Kinh doanh CH SEC
1046 Phan H. Giang, Ph.D. George Mason University. Department of Health Administration and Policy. College of Health and Human Services USA
1047 KS Trưong Như Thanh Long Xây dựng TP.HCM
1048 Le Thanh Hiep TP.HCM
1049 Nhà báo Phạm Mỹ Dung Quảng Nam
1050 KS Dang Anh Tuan Hóa học USA
1051 GS TS Nguyễn Thừa Hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đã nghỉ hưu Hà Nội
1052 KS Phạm Quốc Việt Điện Kiên Giang
1053 Văn Lạc Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình Quảng Bình
1054 Joseph Le CPA of Australia Úc
1055 TS Phạm Văn Hội Đại học Nông nghiệp Hà Nội Hà Nội
1056 KS Phạm Mạnh Hùng Xây dựng Hà Nội
1057 KS Thái Anh Hoa Cơ khí USA
1058 Bach long Giang Hà Nội
1059 KTS Nguyễn Ngọc Tuấn TP.HCM
1060 Nguyễn Trung Hiếu Hà Nội
1061 Phí Thị Hồng Hạnh Nhân viên kinh doanh Hà Nội
1062 Ngo Xuan Dao Chuyen vien ky thuat – nganh dau khi Vũng Tàu
1063 Nguyễn Duy Trung Giáo viên nghỉ hưu, 86 tuổi đời, 60 năm tuổi đảng Hà Nội
1064 Lê Thanh Trường PV Đài PTTH Đà Nẵng Đà Nẵng
1065 Phan Trọng Khang Thương binh 2/4 hạng A Hà Nội
1066 KS Nguyễn Hoàng Lâm Xây dựng TP.HCM
1067 ThS Bùi Thị Hoa Lan Chuyên ngành “Tài chính và Lưu thông tiền tệ” Hải Phòng
1068 Tran Thi Thanh Loan TP.HCM
1069 Nguyễn Phan Anh Nhân viên hãng tàu biển APL Hà Nội
1070 PONGTANIT SOMKIT Businessman Thái lan
1071 Võ Thanh Hòa Công dân TP.HCM TP.HCM
1072 Lê Ngọc Anh Sinh viên Hà Nội
1073 Hoang-Schweizer Thi Binh Germany
1074 Võ Xuân Quảng Công dân Việt Nam Quảng Nam
1075 Nguyễn Quốc Dũng Cựu giảng viên tại trường Mt Hood Community College. Hiện là chuyên viên đầu tư ngành địa ốc USA
1076 Hoàng Chiến Công dân Việt Nam Germany
1077 Ðào Thị Ngọc Trâm TP.HCM
1078 Ngô Hoàng Hưng Kinh doanh TP.HCM
1079 Nguyễn Hồng Việt Giám đốc Cty tư vấn quản lý TP.HCM
1080 Đinh Duy Tân Nguyên Giám đốc Công ty InnovGreen Kon Tum, Thư ký riêng kiêm Trợ lý chủ tịch HĐQT tập đoàn kinh tế Trường Thành, Bình Dương Bình Định
1081 TS Đoàn Gia Dũng Giám đốc Phân hiệu ĐH Đà Nẳng tại Kon Tum Đà Nẵng
1082 ThS Nguyễn Hữu Hiếu Điện tử viễn thông Hà Nam
1083 TS Phạm Hải Hồ Công dân Việt Nam, biên soạn sách, dịch thuật. Germany
1084 Mai Văn Hoằng Bình Dương
1085 ThS Phan Khoa Thạc sỹ Hóa học, Thạc sỹ Sinh học , NCS chương trình Bác sỹ-Tiến sỹ Y khoa USA
1086 KS Nguyễn Trí Mạnh Cương Dầu khí TP.HCM
1087 Huỳnh Trung Dũng Công chức TP.HCM
1088 Phan Văn Thắng Công tác tại Nhà máy thủy điện Sơn La – Tập đoàn điện lực Việt Nam Hà Tây
STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ
1089 Đỗ Hữu Bút Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975 TP.HCM
1090 Nguyễn Tấn Á Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1964 TP.HCM
1091 Huỳnh Quan Thư Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1968 TP.HCM
1092 Huỳnh Minh Nguyệt Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975 TP.HCM
1093 Trương Hồng Liên Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975 TP.HCM
1094 Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975 TP.HCM
1095 Võ Thị Bạnh Tuyết Nguyên chủ nhiệm chiến dịch đốt xe Mỹ trước 1975, nguyên chỉ huy phó lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM, nguyên phó giám đốc Sở Thương binh Xã hội TP.HCM TP.HCM
1096 Phan Long Côn Nguyên tổng thư ký Tổng hội sinh viên liên viện MNVN trước 1975, nguyên chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Yên TP.HCM
1097 NguyễnXuân Lập Nguyên trưởng đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn trước 1975, nguyên Giám đốc cty Dược TP.HCM SAPHARCO,nguyên chủ tịch Hội Dược học TP.HCM TP.HCM
1098 BS Thiều Hoành Chí TP.HCM
1099 PGS TS Đặng Ngọc Lệ Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM TP.HCM
1100 Đặng Văn Thông Công dân Việt Nam TP.HCM
1101 Trần Thị Khánh Biên tập viên TP.HCM
1102 Bùi Minh Nhứt Nhân viên văn phòng TP.HCM
1103 Nguyễn Khải Nguyên GD sở Công nghiệp Bắc Giang Bắc Giang
1104 Nguyễn Ngọc Nhạn Kinh doanh tự do Úc
1105 Nhà báo Trương Điện Thắng Đà Nẵng
1106 Chu Quỳnh Phương Viên chức Hà Nội
1107 Phan Trọng Nghĩa Thượng tá, cựu chiến binh TP.HCM
1108 Hoàng Thái Việt Chuyên gia dầu khí USA
1109 PGS TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu khoa học TP.HCM
1110 TS Vũ Tam Huề Cựu chiến binh, cán bộ khoa học ngành dầu khí hưu trí TP.HCM
1111 Vũ Tam Trung Nguyên là cán bộ PVTrans, hiện là du học sinh Cao học USA
1112 ThS Vũ Tam Duy Trung Hiện đang làm trong ngành Khoa học máy tính USA
1113 Phong Nguyen Engineer USA
1114 TS Phan Văn Thanh Kinh tế Hà Nội
1115 Nguyễn Đoàn Tuyết Ly Cử nhân kinh tế Huế
1116 Liem Nguyen Nghiên cứu khoa học USA
1117 ThS Nguyễn Trường Giang Ngành Tài Chính Hà Nội
1118 KS Quách Đình Đạt Hà Nội
1119 Ngo Le Tinh Công nhân viên TP.HCM
1120 Nguyễn Duy Quế Nhân viên Công tác xã hội Hà Nội
1121 Nhà văn Đỗ Khánh Phương Hà Nội
1122 TS Phạm Công Cường Hóa học, Nguyên giảng viên khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội Hà Nội
1123 Dương Quốc Huy Cựu chiến binh Hà Nội
1124 Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng Dịch giả Hà Nội
1125 Nguyễn Hoàng Minh USA
1126 Le Quang Thi Công chức Vũng Tàu
1127 Lê-Phạm Ngưng Hương Thụy Sĩ
1128 Tân Phúc Nguyên Sinh viên An Giang
1129 Nguyễn Quỳnh Trang Sinh viên An Giang
1130 Phan Lê Nam Sinh viên An Giang
1131 Trần Văn Thanh Kinh doanh An Giang
1132 Le Thi Ngan Ha Giáo viên Đồng Nai
1133 Tran Nam Cong nhan USA
1134 Nguyen Oanh Cong nhan USA
1135 Tran Thanh Trong TP.HCM
1136 Lê Hải Lý Chuyên viên kiểm toán, tài chánh, thuế khóa Germany
1137 ThS Trần Xuân Toàn Viện chăn nuôi Thái Bình
1138 Trần Quý Dương Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn TP.HCM
1139 Vũ Hữu Tiệp Sinh viên lớp: KSTN-DTVT-K52, Đại học Bách Khoa Hà Nội Hà Nội
1140 Trần Nam Trường CH SEC
1141 Võ Hoài Nam Nga
1142 Khánh Minh Nguyễn Nghiên cứu khoa học. USA
1143 Dương Văn Tuấn USA
1144 Nguyễn Thành Tiến Hà Nội
1145 Nguyễn Đăng Lương Hóa học Hà Nội
1146 Dương Văn Dũng Giám đốc Doanh Nghiệp Kiên Giang
1147 Van Phu Truong Khoa Công dân Việt Nam Quảng Nam
1148 TS Nguyễn Hồng Thái Kỹ thuật Điện Hà Nội
1149 TS Nguyễn Quang Phái Hà Nội
1150 Nguyễn Thịnh Dược sĩ USA
1151 KS Bùi Hoài Nam Hà Nội
1152 Nguyễn Xuân Thắng KTS Hà Nội
1153 Dr. Vu Trieu Minh Mechanical Department Malaysia
1154 Cao Vi Hiển Kon Tum
1155 Nguyễn Trọng Chiến Sinh viên năm thứ 3 Đại học Chiba Nhật Bản
1156 KS Nguyễn Thạch Hãn Úc
1157 KS Lương Phan Nguyễn Viễn thông TP.HCM
1158 Bui Tony Pháp
1159 Phạm Việt Cường Sinh viên Hà Nội
1160 Đỗ Thành Nhân Công nghệ thông tin Quảng Ngãi
1161 KS Nguyễn Bá Toàn Trưởng phòng kỹ thuật Hà Nội
1162 Nguyễn Hồng Ngọc Giảng viên Đà Nẵng
1163 Tam Nguyen USA
1164 Tống Cảnh Toàn Hà Nội
1165 TS Lê Khánh Hùng Công nghệ Thông tin Hà Nội
1166 Nguyen Minh Tung Nhan vien khach san Hà Nội
1167 Đào Bá Duy Nghề nghiệp tự do. Quảng Ninh
1168 Vũ Văn Oai Kinh doanh ngành cơ khí máy móc công nghiệp TP.HCM
1169 Le Duong Chuyen Vien KT Hang Khong ( ATSS: Airway Transport Systems Specialist) USA
1170 Nguyen Thi Thanh Huyen Hà Nội
1171 KS Huỳnh Anh Cường Xây dựng cấp thoát nước TP.HCM
1172 TSKH Nguyễn Xuân Xanh nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học, giáo dục TP.HCM
1173 GS Võ Quý Chuyên gia về Môi trường ĐHQG Hà Nội Hà Nội
1174 PGS TS Hoàng Thị Thanh Nhàn Nghiên cứu kinh tế Hà Nội
1175 Phạm Quốc Việt Cựu quân nhân Hà Nội
1176 Trương Minh Tam Maketing thương mại Hà Nội
1177 Nguyễn Văn Thanh Cử nhân Kinh tế TP.HCM
1178 Đặng Minh Liên Nghiên cứu viên, giảng viên, biên tập, biên dịch, biên kịch phim, nhà báo điện ảnh Hà Nội
1179 Minh Trinh Nguyen Nguyen can bo Vien Mac Le Nin Germany
1180 Thi Bich Hang Nguyen Cuu doi vien Chau Ngoan Bac Ho Cung Thieu Nhi Ha Noi Germany
1181 Tô Lê Sơn Kỹ sư kinh tế, công tác tại Cty Tư vấn xây dựng Điện 2 TP.HCM
1182 Luong Van Dung Huong dan vien du lich Hà Nội
1183 Nguyễn Bắc Công dân Việt Nam Tuyên Quang
1184 Tran Cong Thach Huu tri TP.HCM
1185 Lê Bảo Nhân viên chứng khoán TP.HCM
1186 Phùng Xuân Tùng Hải Phòng
1187 Trần Khương Chuyên viên tư vấn đầu tư nước ngoài Gia Lai
1188 Nhà Báo Phạm Tâm Hiếu Tạp chí Khoa học và Tổ quốc Hà Nội
1189 Nguyễn Hữu Mão Hà Nội
1190 Luật sư Vũ Xuân Khoa Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư HIPT Invest Hà Nội
1191 KS Bùi Trúc Linh Viết báo tự do TP.HCM
1192 KS Nguyễn Minh Hùng Continental Corporation TP.HCM
1193 Trần văn Huỳnh Giáo viên nghỉ hưu TP.HCM
1194 Nguyễn Lưu Hà Lan
1195 Hoàng Anh Vũ Chuyên gia IT ngân hàng Indonesia
1196 Nguyễn Văn Chinh Hà Nội
1197 Ngô Tấn Huỳnh Chuyên Nhân viên cty AKVA group TP.HCM
1198 Nguyễn Tường Thụy Cử nhân kinh tế, cựu chiến binh, viết văn thơ báo chí tự do Hà Nội
1199 Chu Trọng Thu Cựu GVĐH SP SG TP.HCM
1200 Nguyễn Thị Hường Nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ USA
1201 TS BS Hồ Thị Hồng Nhung Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh TP.HCM
1202 Trần Đức Bồn Nghệ An
1203 Nguyễn Tấn Tài Sinh viên năm 3 Bến Tre
1204 Kim Ngọc Cương Cử nhân Toán, viết báo tự do Hà Nội
1205 KS Hoàng Ngọc Thanh Cầu đường Nghệ An
1206 Trương Minh Tịnh Giám Đốc Công Ty Tithaco Pty Ltd Úc
1207 Nguyễn Đức Huy Germany
1208 Trương Thị Hồng Phượng Germany
1209 Nguyễn Huy Kim Germany
1210 KS Võ Văn Giáp Canada
1211 Trần Anh Tuấn Sinh viên khoa Giáo dục học, ĐH KHXH&NV TP.HCM TP.HCM
1212 Muoi Nguyen Cử nhân Hóa học, nghỉ hưu USA
1213 Trương Phát Khuê Nông dân, cựu sĩ quan QĐND VN Đắk Lắk
1214 TS Võ Thi Kỹ Sư Hàng Không Canada
1215 Nguyễn Đức Dương Cán bộ nghiên cứu của Viện Ngôn Ngữ học, nay đã nghĩ hưu TP.HCM
1216 Trần Văn Nam Hải Dương
1217 Si Van Lam Doctor of Pharmacy USA
1218 Khương Việt Hà Nghiên cứu văn học Nhật Bản; cơ quan công tác: Viện Văn học-Viện KHXH Việt Nam Hà Nội
1219 Nguyễn Thanh Phong Sinh viên Úc


Toàn văn bản “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” bằng tiếng Anh

Bauxite Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc toàn văn bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay bằng tiếng Anh. Bản dịch do TS Vũ Quang Việt, Kim David và TS Phùng Liên Đoàn thực hiện. Bauxite Việt Nam rất cám ơn các dịch giả đã nhiệt tình hoàn thành rất sớm bản dịch để Kiến nghị được phổ biến rộng rãi trong các cộng đồng nói tiếng Anh.

Bauxite Việt Nam

Petition

to

The National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam

and

The Political Bureau of the Communist Party of Vietnam

On the Defense and Development of the Country

In the Current Situation

We, the undersigned, respectfully send to your Excellencies this petition regarding the defense and development of the country in the current situation.

I. The independence, self-determination, and territorial integrity of the country are under serious threat

1. China claims 80% of the East Sea (Southeast Asia Sea) to be its property

China, in the role of being “the manufacturing factory of the world” and the biggest money lender, aspires to become a world superpower. Under the cloak of “peaceful rise,” China is projecting its power in multiple forms to infiltrate and dominate other countries on all continents. A number of world analysts are of the opinion that China has surpassed all accomplishments of neo-colonialists after World War II.

More recently, China has seriously intensified its ambition to control and own the East Sea (the Southeast Asian Sea) through actions that violate international laws and the sovereign rights of the countries bordering it. China has unilaterally drawn a nine-line and dot, U-shaped border on the East Sea, also known as the “cow-tongue line,” that encompasses 80% of the East Sea surface area. China has repeatedly declared that it has indisputable sovereignty over everything within that cow-tongue line and has carried out illegal activities there within to affirm this claim in violation of international laws.

China is actively strengthening its naval forces, preparing to move in large oil extraction platforms, and carrying out military and non-military incursions into areas that are within the maritime territory of Southeast Asian countries. At the same time, China pursues actions aiming to create disunity among countries within ASEAN.

2. China has used military forces to occupy Vietnam’s territories in the East Sea and is prepared to do that again regarding the remaining Vietnam’s territories in the Spratly Islands

In the maritime area on which Vietnam has sovereignty and sovereign rights, China occupied by military actions in 1974 the Paracels that were at that time under the control of South Vietnam. In 1988, China took by force seven islets and rocks in the Spratlys that were also under the control of our country. Since then, China has regularly carried out actions to threaten and violate our maritime sovereign rights. For example, China has unilaterally imposed an annual fishing ban on the East Sea during which it chased away our fishing boats, arrested them, detained them, and/or confiscated their catches and properties for ransom. China has pressured foreign oil companies to not sign or to nullify contracts for oil exploration on the maritime economic zone of Vietnam. China has repeatedly sent Chinese Naval Surveillance Force vessels to carry out surveillances in the East Sea as if the sea belongs to its own. Only last month, Chinese ships deliberately cut the oil exploration cables of two Vietnamese ships—the BinhMinh02 and Viking II—while these ships were in operation within the Vietnamese exclusive economic zone. These are among a series of escalating actions by China that are designed to threaten and seriously encroach on Vietnamese maritime territory.

Vietnam’s geography, geo-political, and economic position vis-a-vis the world today appears to be an obstacle to the Chinese ambition to expand southward on the way to become a world superpower. China has applied all covert and overt means, including military actions, to seduce, infiltrate, manipulate, threaten, and interfere with Vietnam’s internal affairs in its design to weaken Vietnam and ultimately make us China’s subordinate.

Vietnam has appeased and tried in multiple attempts to accommodate China in order to establish cooperative bilateral relations. However, to date, the more Vietnam tries to cooperate, the more aggressively China behaves.

3. China has accomplished important steps in its plan to dominate Vietnam

Reviewing the China-Vietnam bilateral situation, we clearly observe that China has accomplished important steps in its strategic plan to dominate Vietnam. Below are some main observations:

Economically, Vietnam’s import from China has increased dramatically, by 280% from 2006 to 2010. Since 2009, Vietnam’s trade deficit with China has equaled the deficit with the rest of the world. Currently, we have to import from China 80% to 90% of the needed materials for our processing and service industries. This includes a significant volume of petroleum, electricity, and industrial inputs. One fifth of imports from China are consumer goods, and this does not include an equivalent amount that enters the country clandestinely from China. Of particular concern is the fact that recently China has won as much as 90% of all engineering, procurement, and construction (EPC) contracts in Vietnam in areas such as electric power plants, metal and nonmetallic refining facilities, chemical plants, and bauxite and titanium mining facilities. In contrast, China has imported from Vietnam agricultural products and raw minerals the extraction of which leaves behind environmental problems with long-term consequences. In addition, we have allowed China to rent industrial and forest land near the common border, and have been unable to control counterfeit money entering the country from China. Our weak economy has been a fertile ground for China to infiltrate, control, and disrupt. And China has constructed huge dams upstream of our two largest rivers, causing consequences that we are not yet able to assess. Finally, we cannot ignore the fact that China has similarly infiltrated and controlled the economy and policies of our neighboring countries.

If China succeeds in its strategy to own the East Sea, Vietnam’s routes to the world will be blocked.

Politically, given the fact that Chinese infiltration and control of our economy has taken place over a number of years and is being continued, we should wonder what has China done to Vietnam, and to what extent has Chinese soft power influenced Vietnamese leaders? And to what extent has China been involved in the rampant corruption and social degradation in our society?

Our leaders have been too timid to make transparent the factual relationship between Vietnam and China for the Vietnamese people to be informed and to participate in seeking solutions. We, the people, are discontented and unable to comprehend our leaders’ behavior. The Party and the Government seem to be confused and alienated from the populace. International friends are worried and hesitant to support Vietnam’s just cause.

The Vietnamese leadership’s conduct regarding Vietnam–China bilateral relations is reflected in the joint press release following the meeting between the Deputy Ministers of Foreign Affairs of the two countries. This press release, made public by the Vietnamese Foreign Ministry on 26 June 2011, contains vagueness that is unfathomable and gives rise to worries for many Vietnamese inside and outside of Vietnam. For example:

· The press release completely ignored the aggressive actions on the East Sea taken by China in violation of Vietnam’s sovereignty and sovereign rights. Instead, it stated: “The two sides held that the relationship between Vietnam and China has developed in a healthy and stable manner, meeting the common aspirations and fundamental interests of the Vietnamese and Chinese people, and benefiting peace, stability and development in the region.” If this sentence is aimed at describing the current bilateral relationship between the two countries, then it is not correct, contrary to reality, and therefore dangerous to Vietnam. What has happened is the opposite of the statement. The Vietnamese leaders should demand that the Chinese leaders honor the guidelines coined by themselves; namely the “16 Golden Words” (i.e., friendly neighborliness, comprehensive cooperation, long-lasting stability, and future-looking) and “Four Goods” (i.e., good neighbors, good friends, good comrades, and good partners). We should not irresponsibly join in the refrain of “the two sides underlined the need to persist on directing the Vietnam-China comprehensive strategic cooperative partnership to develop exactly in line with the motto of “16 Golden Words” and the spirit of “Four Goods.

· The press release further stated:The two sides emphasized the necessity to actively implement the common perception of the two countries’ leaders, peacefully solving the disputes at sea through negotiation and friendly economic activities”. What is “common perception,” which in Vietnamese should be correctly understood as “common agreement”? To date, the Vietnamese leaders have not made it clear. However, the Chinese side has interpreted the “common perception” to its favor. The Spokesman of China’s Ministry of Foreign Affairs stated on 29 June 2011, that “The Vietnam side should implement the common perception of the leaders of the two countries to solve the dispute at sea,” and that “Both countries oppose the intervention regarding the South China Sea by countries outside the region.” Chinese politicians and press have repeatedly stated the reason for the dangerous flare-ups in the East Sea is the provocative actions of Vietnam and other countries in the region. These statements sometimes added that Chinese public has been prepared and ready for a war to occupy the “series of pearls,” the term China uses to refer to the islets and rocks in the Spratlys that are more than 1000 kilometers from the southernmost land point of China. The vagueness in the joint press release is favorable to China and detrimental to our country, including our relations with the third parties.

· The press release also stated: “[The two sides] stress the need to steer public opinions along the correct direction, avoiding comments and deeds that harm the friendship and trust among the people of the two countries.” China has used this statement to pressure Vietnam to restrain public opinion in our country, while allowing the Chinese press to publish slanderous and anti-Vietnam articles. We need to affirm that public opinion is needed to interprete Chinese actions and public statements that slander Vietnam and its people. Public opinion should play a support role to government political and diplomatic activities and should not be seen as “undermining the friendship and trust between the peoples of the two countries.” The Vietnamese people have the tradition and historic will, at all times, to sacrifice to maintain independence and to actively seek ways to build friendly relations with China. Vietnam has never attacked China, but has risen in arms to repulse China from its incursions and occupation in the past.

II. In the meantime, the nation is faced with multiple difficulties and risks

1. Our economy is in a state of under-development, with low quality, little effectiveness, and prolonged crises:

Most of economic efforts during the past few years were focused on “putting out fires,” e.g., trying to getting the economy out of immediate difficulties such as inflation. Since 2007, inflation has been ongoing at two digits (except in 2009), and estimates for 2011 are also at the high two digits. While internal and external resources have been mobilized at a high level that is heretofore unseen, their economic effectiveness is low. Our ICOR index, which has an inverse relationship with investment effectiveness, has been highest ever, and is also the highest in the region. The import-export imbalance is high. Our budget deficit has crossed the alarm threshold (5% of GDP in accordance with international standards). Our economy continues to rely on poor infrastructures, resulting in low effectiveness and competitiveness. Our growth has been based mostly on investment and low-skill, inexpensive labor, as well as exploitation of natural resources to the point of exhaustion. Our natural environment has been gravely damaged. The disparity between rich and poor is widening, and the distribution of income has become more and more unjust. Injustices in the distribution and accumulation of assets, land lease and use, implementation of laws, and formation of new power groups and monopolies are major issues that run contrary to the nation’s goal of building “a well-to-do citizenry, a strong country, and a society that is democratic, just, and civilized.” The ultimate result is a situation where the nominal income per capita has increased but the quality of life has decreased in multiple facets, including increased human insecurity and worsened quality of life for peasants and the majority of workers and salary earners.

2. Vietnam is experiencing worsened cultural and social conditions

New values and progressive values cannot keep up with national development needs nor can they overcome unbecoming conditions and antiquated social behavior. Social justice is seriously compromised. People, the most valuable national asset, are not truly liberated.

Of the many areas of concern that need to be addressed is the state of national education. Our educational system is backwards in many aspects compared to other nations in the region, in spite of the fact that we have one of the region’s highest share of income expensed on education (from both the viewpoint of the nation and of the individual).

Our educational curricula, management, teaching and learning processes are quite backwards, sometimes even erroneous. We have a relatively high percentage of population with a general education, and the percentage of academic diplomas at every level attained by the citizenry is relatively high compared to countries at an equivalent level of income. However, in reality, the quality of human resources and the effectiveness of our labor are lower than those of many other countries—far lower than what is needed to lift the nation to modern time. The fundamental reason is that the national educational system in the existing socio-political system does not aim at developing free and creative citizens who are empowered to be leaders. It is an education system that aims at developing people who race for trophies and quantities irrespective of value.

Our people recognize and condemn the tolerance of falsehood and degradation in the national cultural and spiritual life. These poor social conditions, coupled with rampant corruption, create new types of injustices that eat into our traditional values. The absence of transparency in all aspects of life is fertile ground for corruption and negative values. This reality has become a serious barrier to the development of a healthy and civilized society, and has created an environment of lawlessness that is conducive to mediocrity in the political system.

3. The political system is rampant with contradictions and is a barrier to the national development

The current national economic, cultural, and social conditions clearly reflect increased contradictions within and degradation of our socio-political system and government. Faced with urgent needs, it is necessary to transform the structure of our national economy and to implement an economic model that focuses on quality rather quantity.

Modern times require changes in the political system that erases barriers to renovation and economic development and promote the full and effective use of all resources. While the need for political changes has been raised by the leadership, goals, plans, and methods have not been devised for implementation. We are particularly concerned with increasing corruption in the administrative and political system; and with the dubious behavior and unethical conduct of government personnel and party cadres. This system has been increasing in size, thus aggravating further the scale of contradiction and corruption, causing ever increasing losses for the nation. This situation, coupled with errors in organization and personnel deployment, renders ineffective efforts to renovate the political system in spite of much cost and effort. Many projects are for show, with falsities in both format and content. Democracy continues to be seriously violated. Running for and election to offices of power have not been accorded true democracy. Many citizens’ rights that are spelled out in the Constitution are not allowed nor protected in daily life; of these, are the rights to free speech, free access to information, freedom to establish groups, and freedom to demonstrate.

We can state that our nation is faced with the contradiction between the people’s desire to live in a country that is “peaceful, unified, independent, democratic, and prosperous” on the one hand, and a political system that is more and more degraded and ineffective, on the other hand. This contradiction becomes more and more dangerous to the future of the nation as we face the threat from China in its design to infiltrate Vietnam.

Geographically we cannot move our country to another location far from China. Realities force us to take a turn that is decisive to our nation’s future. Being a neighbor to ambitious China that is on the way to become a world superpower, Vietnam needs to sustainably protect our independence and sovereignty; to command respect from China; and to develop a bilateral relationship that is truly for peace, friendship, cooperation and development. This objective is very critical on numerous fronts, including the protection of our islands, special economic zones, and sea and sky in the East Sea in the face of Chinese claims that have become more and more ominous. China has conducted direct military attacks and is preparing more attacks. The most dangerous front in which China has concentrated power and influence is the infiltration and/or disruption of our economic, political, and cultural life. On this front, China carries out threats and inducements at the same time, in the name of the mutual safeguard of socialism, in order to sow division between our people and our political system. It infiltrates our leadership, weakens our national unity, and lessens our capability to maintain our national security and defense. If it defeats us on this front, China will defeat us on all fronts.

We are now in a new situation in international relations as China rises to become a superpower with plans and actions that sometimes ignore international laws, conventions, and stability. Most countries in the world, with perhaps the exception of China, want Vietnam to be independent, self-governing, prosperous, and developed, with the ability to contribute to peace and stability in the region. They want Vietnam to have friendly and cooperative relations with its neighbors and the world, and to pursue mutual peace and prosperity. This new world attitude towards Vietnam is a tremendous opportunity for our country to deploy resources that have heretofore been neglected, in order to lift the nation to a position it deserves in the community of nations. To seize this opportunity and avoid the risk of isolation, the Vietnamese people and its leaders need to become involved in the struggle to preserve values that constitute the foundation of a progressive world; that is peace, democracy, freedom, protection of human rights, and protection of the environment.

III. Our petition

With the above, we earnestly present the following petition to the Congress and the Politbureau of the Vietnamese Communist Party:

1. Make transparent before the Vietnamese people and the world community the real relationship between China and Vietnam:

Provide facts and reasons to support Vietnam’s sovereignty over the islands and exclusive economic zones in the East Sea in a manner that is convincing and compliant with international laws. Affirm consistently our goodwill regarding building and preserving friendly and cooperative relations with China. State unequivocally our resolve to protect our independence, sovereignty, and integrity of our land and water. Explain the background, content, and legal validity of the message that North Vietnam’s Premier Pham Van Dong sent to China’s Premier Chu An Lai in 1958 regarding the East Sea, in order to conclusively do away with intentional misinterpretation by China.

We must make a distinction between a power group within the Chinese government that harbors unethical and illegal plans and actions against Vietnam, and the friendly attitude of the majority of Chinese people toward the Vietnamese people. We should be ever ready to be friends and trusted partners of all nations. We should have particular respect for friendly and cooperative relations with nations in Southeast Asia, major nations, and all nations who are concerned with the peaceful resolution of the competing claims in the East Sea.

2. Inform the Vietnamese people of today’s national reality

Inform the people of risks to the future of the nation. Seek unity. Assemble spiritual, mental, and physical resources to develop and protect the country. Renovate comprehensively the education and economic systems. Raise the people’s levels of consciousness, unity, and well being that are required for the protection and development of the country.

In order to do so, we need to overcome the misdirection of the national educational and economic systems caused by ideological fundamentalism. Political reforms, therefore, are a precondition for all other reforms.

3. Implement by all means citizen’s rights regarding freedom and democracy that have been defined by the Constitution:

Liberate and promote people’s desire and efforts to build and protect the nation. Take advantage of new opportunities. Respond to the challenges and needs of today’s world.

In the process of implementing the rights to freedom and democracy that are spelled out in the Constitution, it is necessary to seriously implement the rights to free speech, free publication, free expression of political views by peaceful demonstrations, free association, and transparency in all national activities.

4. Call upon all citizens, Vietnamese inside and outside of Vietnam, to support the task of collaboration, cooperation, conflict resolution, and unity:

This is to be done in the spirit of reconciliation and compassion, without any distinction as to political belief, religion, ethnicity, and social positions. All citizens shall close the page on our past differences in the interest of the national good. All citizens shall have the common goal of building and protecting the nation with all of our hearts, minds, and creativity.

5. Leaders of the Communist Party of Vietnam, the only power that exists in Vietnam, shall be totally responsible for today’s national condition

They shall commit to the national interest above all others. They shall carry the flag of democracy to push for political reforms and the liberation of the people’s potential for the task of nation building and protection. They shall push back on corruption and social degradation. They shall bring the country out of today’s weaknesses and dependencies. They shall lead the nation to sustainable development. They shall lead the nation to walk side by side with the progressive world in the interest of peace, freedom, democracy, human rights, and environmental protection.

Finally, we earnestly invite our compatriots, inside and outside of Vietnam, to support and sign this petition. By doing so with factual deeds, we Vietnamese will have demonstrated our iron will to arrest and push back plans and actions that infringe on Vietnam’s independence, self-determination, and sovereignty. By doing so, we are resolved to eradicate injustice, poverty, and backwardness in our country. By doing so, we are building and preserving the nation, and we are upholding the Vietnamese tradition of standing up for our independence. By doing so, we will be proud to stand before the people of the world and our children and grandchildren.

Seizing the opportunity to lead our nation out of danger and to build a sustainable society in peace is the sacred responsibility of all of us, the Vietnamese.

Made in Hanoi, July 10, 2011

Signature blocks are attached.

.

51 bình luận to “KIẾN NGHỊ 10/7/2011”

  1. […] Bảo vệ & Phát triển Đất nước […]

  2. […] Bảo vệ & Phát triển Đất nước […]

  3. Thien La said

    1.Cac’ cuoc the^’ chien^’ I va` II dai`la*m’ la` chi~ khoang? duo*i 10 na*m doi^’ vo*i’ cac’ nuoc’ lien^he^. Con` Viet^.Nam tu*` 1945 den^’ 1975 (30 na*m) va` na*m` trong tay tan` du* CS con^ do^`, tu*` 1975 den^’ nay (41 na*m-Gan^` 3/4 the^’ ky~)….

    2. “Tim` duo*ng` cu*u’ nuo*c’ ” ba*ng` luan^dieu^trong sach’ . ‘ “Giai~ phong’ QG” do Lenin chong^’ che^’ sau khi banh` truo*ng’ that^’ bai. tai Du*c; Tiep^, Balan ,va` mu*ng` ro*~phieu^ lu*u vao` ao? tuo*ng? Dai. dong^`CNCS, thu*’ CN ma` khg^ mot^ tri’ thu*c’ hoc gia? A’ Chau^ nao` doai’ hoai ke^ ca~ hai cu. chi` si~ ho. Phan bac’ bo? ngoai tru*` anh boi^` ban` Ng Tat^’Thanh`…

    3.Tham~ hoa va` ba*ng hoai tu*` con nguoi` den^’ dat^’ nuo*c’ la` mot^ ganh’ to lo*n’ , na*ng ne^`do HCM va` CSVN de^? lai tren^ doi^ vai cua? hang` ngu~ tri’ thu*c’ hien^ nay. Mong toan` dan^ ho^? tro* het^’ minh hau^` an ui? hang` ngu~ u*u tu’ cua? dan^ toc^.

  4. Khách said

    Quốc hội và Bộ chinh trị có chiệu lắng nghe ý kiến có trách nhiệm và tâm huyết của Nhân dân đâu nến khác gì mang đàn gẫy tai Trâu.

  5. TIÊN LÃNG said

    VÀI ĐỀ NGHỊ LÊN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC,

    Để khẵng định quyết tâm không lùi buớc truớc nguy cơ mất nuớc hiện nay ,
    Đề nghị với hàng ngũ nhân sĩ ,trí thức nghiên cứu là mỗi khi kiến nghị cho Đãng & Nhà nuớc thì qúi vị nên thiết lập riêng cho mình một phuơng sách đối phó hay bảo vệ
    những chiến sĩ yêu nuớc , yêu công đạo cuả nhân dân truớc với tình trạng côn đồ , vô chính phù do nhà cầm quyền giấu mặt tạo ra.

    1. Cần bảo vệ triệt để nguời yêu nuớc. Hiện nay một yêu nuớc bị đàn áp bỡi hơn muời côn đồ . Cần lật nguợc tỷ số này thành muời chiến sĩ yêu nuớc bao vây , dạy dỗ, giác ngộ
    một côn đồ .

    2. Bảo vệ càng yếu thì càng khuyến khích đàn áp mạnh. Học tập, làm theo Ô Khãm (1) và nữ tài xế TQ truớc một quần chúng vô cãm.(2)
    Một bị côn đồ khống chế. Muời can thiệp , giãi thoát Nguợc lại , bảo vệ càng mạnh thì đàn áp càng yếu . So với thời LS Nguyễn Mạnh Tuờng , qúi vị cũng thấy nay đã khác :
    Bạo lực đã bị cột tay mặc dù giấu mặt dãy duạ hù doạ , gây khó khăn …
    —————————————-
    (1)Một dân oan tại làng Ô Khãm TQ, bị bắt bị CA hành hạ cã ngàn dân oan tuyệt thực , bao vây đồn đòi cho đến khi phải thả mới thôi .

    (2) Cách nay gần nưả năm , một đám công an bắt , hiếp dâm nguời nữ tài xế và đánh gần chết một ông lão vì ngăn cãn giưã lúc gần 50 nguời trên xe ngồi nhìn im lặng …
    Sau khi bị cuỡng hiếp và trở về tay lái ,nguời nữ tài xế lạ lùng bỗng đuỗi một mình lão già can thiệp xuống xe rồi cho xe chạy tiếp , đám công an gật gù cuời khen…
    Khi băng qua đèo , nguời nữ tài xế cho xe nhào xuống hố . Tất cã đều chết…Một cách trừng trị …Một bài học ý nghiã…

  6. lamnguyenngoc said

    Quí vị làm thế nào để toàn dân Việt Nam điều biết , hiểu rõ thì hay hơn nhiều .Trân trọng .

  7. hoanginh said

    Cũng như với mọi kiến nghị trước đây , cũng như với mọi ý kiến đóng góp của đồng bào trong và ngoài nước giới lãnh đạo Viêt Nam đều bỗng dưng muốn… điếc . Bản kiến nghị này chắc chắn rơi vào im lặng . Đối thoại giữa nhân dân với chính phủ phải chăng là đối thoại giữa những người điếc mà chính phủ là phía đã tắt máy trợ thính . Quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc theo tinh thần lấy đại cục làm trọng , đại cục ở đây là ý thức hệ Mác Lê . Do vậy , muốn thay đổi mối quan hệ này thì Việt Nam ( hoặc Trung Quốc ) phải thay đổi cái ý thức hệ này . Đó là bản chất của mọi vấn đề , còn không thì chỉ như gió làu vào nhà trống

  8. Hi, really loving the design of your website. Would you mind if I asked you what theme youre making use of here? I’m new to this, but I’m hoping to have mine looking nearly as cool as yours. Thanks a lot.

  9. Hello There. I found your blog using msn. This is a very well written article. I will be sure to bookmark it and come back to read more of KIẾN NGHỊ 10/7/2011 BA SÀM . Thanks for the post. I’ll definitely comeback.

  10. Who did you pay to do your page? Its really nicely designed I bet that is why you get so much traffic!

  11. We loved your website so much we added it to http://www.usbhubreview.net/sites-we-like-2. Just fill in the offer and your backlink is permanent.

  12. dân thường said

    Theo tôi, nội dung bản kiến nghị thì được, nhưng gửi đến những địa chỉ đó thì không nên.
    Cái thể chế “độc tài tập thể” nhưng lại lắm phe nhiều cánh thì sẽ không bao giờ nghe ý kiến của ai cả. Họ thiếu dân chủ và đoàn kết, nhưng họ vẫn tồn tại được bên nhau để cai trị dân – Có thời người ta đẻ ra chức danh “cố vấn ban CHTƯĐ”, nhưng rồi họ có thèm nghe cố vấn đâu. Những cố vấn NV Linh, VV KIệt, VN Giáp … rồi cũng phát chán, khi hiểu ra mình không còn là kẻ thống trị nữa.
    Đòi hỏi kẻ thống trị thay đổi cách cai trị ư? Lại còn dậy khôn họ thì quả là không ổn!

  13. quốc Hận said

    kiến nhị kiến nhung chẳng ăn thua gì nói với họ khác nào nói với đầu gối dù súng có bắn vào đít nó cũng không dời ghế đâu , tự cho mình đảng mình đứng trên đầu trên cỏ dân tộc bắt cả dân tộc trở thành nô lệ cha hết nhiệm kỳ đã thế con( cha truyền con nối của vua quan phong kiến ngày xưa thế kỷ 21 rồi mà còn ngu như thế khinh dân lộng hành , hãy mở mắt ra nhìn thế giới ngay sát lách ta như thái lan dân chủ như thế nào bầu cử tranh cử sôi động , đâu như việt nam dân chẳng có quyền gì , bầu cử tranh cử do đảng xếp đặt trước thế mà vẫn to mồm nói vì dân do dân , không biết xấu hổ với miệng

  14. Yeu dat nuoc viet nam said

    Tất cả những người dân của Tổ Quốc Việt Nam hãy đồng lòng, chung sức lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa

  15. This is the perfect blog for anyone who wants to know about this topic. You know so much its almost hard to argue with you (not that I really would want…HaHa). You definitely put a new spin on a subject thats been written about for years. Great stuff, just great!

  16. This is a smart blog. I mean it. You have so much knowledge about this issue, and so much passion. You also know how to make people rally behind it, obviously from the responses. Youve got a design here thats not too flashy, but makes a statement as big as what youre saying. Great job, indeed.

  17. This is a smart blog. I mean it. You have so much knowledge about this issue, and so much passion. You also know how to make people rally behind it, obviously from the responses. Youve got a design here thats not too flashy, but makes a statement as big as what youre saying. Great job, indeed.

  18. This is a smart blog. I mean it. You have so much knowledge about this issue, and so much passion. You also know how to make people rally behind it, obviously from the responses. Youve got a design here thats not too flashy, but makes a statement as big as what youre saying. Great job, indeed.

  19. […] Tính đến hết ngày 23-7-2011, bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay  (được lưu trên đầu trang: Kiến nghị 10/7/2011) đã có 1.088 chữ ký ủng hộ. […]

  20. […] Tính đến hết ngày 23-7-2011, bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay  (được lưu trên đầu trang: Kiến nghị 10/7/2011) đã có 1.088 chữ ký ủng hộ. […]

  21. meo den said

    Bắt thang lên hỏi “ông trời” khi nào ông rảnh ông trả lời cho!

  22. […] ý: Bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay (10/7/2011) của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội và Bộ Chính trị, được Ba […]

  23. tran dang khoa said

    ky kien nghi

  24. trannhai said

    Xin gởi một lời tri ân đến những nhân sỹ , trí thức !
    Các anh là những ANH HÙNG của dân tộc – Đã không màng chút lợi danh mà bán rẻ giống nòi.

  25. nguoi cam but said

    Tôi nhớ đã đọc được một bài viết đại khái so sánh giữa Fukuzawa Yukichi của Nhật và Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam. Cả hai đều là các nhân sĩ trí thức có tư tưởng đổi mới, muốn đóng góp trí tuệ của mình để canh tân đất nước. Hai ông sống cùng thời với nhau. Kết quả là 1 bên thành công khiến cho nước Nhật trở thành cường quốc thế giới chỉ trong một thời gian ngắn, 1 bên thất bại và như mọi người đã biết Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, nhược tiểu. Kết quả trái ngược đó là do phương pháp của 2 ông khác nhau. Trong khi Nguyễn Trường Tộ gửi hết kiến nghị này đến kiến nghị khác lên vua Tự Đức và triều đình nhưng không được lắng nghe, thì Fukuzawa đã tự tìm cho mình một hướng đi hoàn toàn khác. Trọng tâm trong phương pháp của ông không phải là chính phủ (triều đình) mà là toàn thể dân chúng Nhật Bản. Ông mở trường dạy học, viết sách, truyền bá tư tưởng đổi mới của mình cho thanh niên Nhật. Ông tự tách mình ra khỏi chính phủ, không phụ thuộc vào chính phủ, không cần chính phủ phải nghe kiến nghị của mình. Nhưng ông đã đạt được mục tiêu to lớn: khai sáng và nâng cao dân trí của dân Nhật, khiến cho Nhật phát triển phồn thịnh.

    Tôi đồng tình với tâm huyết vì đất nước của các vị nhân sĩ trí thức nước ta, nhưng không nghĩ cách gửi kiến nghị lên quốc hội, bộ chính trị sẽ đạt kết quả, mà sẽ lại đi theo vết xe đổ của Nguyễn Trường Tộ mà thôi.

    • Lý Như Đô said

      Khốn nỗi ở VN hiện nay,nếu mở,lập cái gì đó thì nhiêu khê lắm-nhất là những người có tư tưởng KHÁC NHÀ NƯỚC,ĐẢNG-Dẫu sao có những tiếng nói này còn hơn là biết bao người chỉ ngậm miệng ăn tiền,hưởng bổng lộc của phe cánh.

      • Sáu Xí said

        Các Bác ơi! Mấy ông này toàn là lũ … Chúng ta là dân đen, mấy ổng là Quan mà. Mấy Ổng Chủ quyền Biển cho mấy thằng Tàu đó. Toàn là lũ nịnh không à. Huống hồ chi Người cầm đầu trong .. là Thằng … chủ nghĩa bảo thủ, và nhượng bộ cho thằng Phương Bắc. Nó rình rập Đất Nước ta từ lâu. Nói theo nghề điện ảnh đó là Ê Kíp của nó.

    • dân thường said

      Rất đồng tình với “Người Cầm Bút”. Cách làm của người Nhật thật chí lý.
      Bản kiến nghị cứ thu thập nhiều ý kiến ủng hộ (về nội dung), thêm nhiều địa chỉ và số điện thoại để liên lạc là tốt rồi.
      Theo tôi, nội dung bản kiến nghị thì được, nhưng gửi đến những địa chỉ đó thì không nên. Cái thể chế “độc tài tập thể” nhưng lại lắm phe nhiều cánh thì sẽ không bao giờ nghe ý kiến của ai cả. Họ thiếu dân chủ và đoàn kết, nhưng họ vẫn tồn tại được bên nhau để cai trị dân – Có thời người ta đẻ ra chức danh “cố vấn ban CHTƯĐ”, nhưng rồi họ có thèm nghe cố vấn đâu. Nhhuwngx cố vấn NV Linh, VV KIệt, VN Giáp … rồi cũng phát chán, khi hiểu ra mình không còn là kẻ thống trị nữa.
      Đòi hỏi kẻ thống trị thay đổi cách cai trị ư? Lại còn dậy khôn họ thì quả là không ổn!

  26. Tôi nhất trí với các điều kiến nghị, và ủng hộ nhữngx người ký tên vào bản kiến nghị này.

  27. Ho Hoi said

    Thay vi kien nghi hay doi lai la tuyen cao nghe va co tinh khang dinh hon, chung ta dau can xin xo gi bon nay.

  28. Ẩn danh said

    Lê Quý Đôn nói nguy cơ mất nước:

    – Trẻ không kính già
    – Trò không trọng Thầy
    – Binh kiêu tướng thoái
    – Tham nhũng tràn lan
    – Sĩ phu ngoảnh mặt

    Sĩ phu Bắc hà nói nguy cơ mất nước:

    – Quan quyền hống hách dọa nạt dân lành,
    – Dân đói khổ không biết cứu giúp
    – Phản loạn tràn lan không dẹp nổi
    – Quan tham không trừng trị
    – Giặc đến không dám đánh
    – Pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi
    – Sủng ái những kẻ không có đức
    – Đưa lên ngôi cao những kẻ không thực tài
    – Ban thưởng lớn cho kẻ không có công
    – Giang sơn xã tắc rối loạn
    – Trong đục không minh bạch
    – Rác vướng không dọn dẹp
    – Nhơ bẩn không gột rửa
    – Người trung thực không được tin dùng.

  29. deleted said

    Theo Tạ Duy Anh : “Một nén nhang muộn cho Nguyễn Khải”
    Xét đến cùng thì chỉ một người có học vấn, có chính kiến riêng, mới được coi là trí thức. Một dân tộc mà thiếu vắng những nhà phản biện, là một dân tộc vô phúc. Một chính thể luôn tuyệt đối hóa mình, đồng nghĩa mình với lẽ phải để từ đó coi mọi ý kiến không giống mình là sai trái, là một chính thể không có tương lai. (Chính thể Xô-viết và các chính thể Đông Âu trước năm 1990 là ví dụ hiển nhiên. Thực ra ở những chính thể ấy không thiếu những nhà phản biện lớn, như trường hợp nước Nga. Nhưng năm 1922 Lenin đã ký lệnh trục xuất hơn 200 trí thức hàng đầu của nước Nga (chứ không giết). Những trí thức này nói như Doxtoiepxki là hàng ngàn năm nước Nga tồn tại chỉ để có nhiệm vụ sinh ra họ. Lệnh trục xuất này thực chất là lệnh khai tử nhà nước Liên Bang gần 70 năm sau). Nó chỉ quan tâm đến cái trước mắt, tức là rất vô trách nhiệm với dân tộc. Và thế là, thay vì cần trí thức, cần những nhà phản biện với vai trò làm thức tỉnh chính nó, nó chỉ cần những kẻ học thuộc lòng. Mà chỉ học thuộc lòng, cho dù là thuộc những điều cao xa nhất, được coi là kinh điển và không phải ai cũng làm được, thì cũng vẫn chả hơn gì là một thứ nô bộc. Bởi vì kẻ học thuộc lòng, răm rắp làm theo, dù nhân danh bất cứ điều gì, kể cả tình yêu tổ quốc, cũng là kẻ trục lợi vì bản thân trước hết. Nó giống hệt với kẻ ngậm miệng ăn tiền về bản chất. Nhưng bất hạnh hay là nực cười thay, những kẻ như vậy, những kẻ học thuộc ăn tiền, nói theo ăn tiền… lại luôn là những kẻ có quyền định đoạt số phận không chỉ cho giới trí thức, mà đôi khi là số phận của cả một dân tộc. Bằng chứng cho điều này là thứ dễ tìm nhất, cả trong lịch sử nước nhà lẫn lịch sử thế giới. Còn nếu cần đơn cử một vài nạn nhân của cái thủ đoạn quen thuộc từ ngàn năm nay mà những kẻ xu thời áp dụng để hãm hại những trí thức hàng đầu là vu cáo chính trị, thì cũng không mất quá một phút để liệt kê ra, nào là Lê Văn Thịnh, Trần Trung Tá, Chu Văn An, rồi Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi… cho đến sau này là Cao Bá Quát và gần đây hơn chính là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Tuy chỉ cần chưa đầy một phút để nhắc đến ngần ấy cái tên, nhưng điều đáng buồn lại cũng ở đó. Cái bảng danh sách những kẻ sỹ dám từ bỏ lợi lộc, dám nói thật, dám bất chấp nguy hiểm để được sống như một kẻ sỹ hóa ra cũng vô cùng ngắn ngủi.

  30. BanmaiVN said

    Ở đây làm gì có luật pháp, phép tắc gì hết, chỉ có luật rừng, luật của hổ báo nên kiến nghị sẽ rơi tõm vào cái hố sâu hun hút, không có chút ánh sáng nào.

  31. Ẩn danh said

    Tôi tán thành ý kiến cho rằng : Không cần kiến nghị, mà là tuyên bố của những người yêu nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân.

  32. Ẩn danh said

    Tôi tán thành ý kiến cho rằng : Khoong cần kiến nghị, mà là tuyên bố của những người yêu nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân.

  33. Trước hết chúng ta tìm hiểu nguyên nhân từ đâu toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng ?
    Và nếu Bộ Chính trị , Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương Đảng [….] là người của Tầu cọng cài đặt từ lâu thì sao ? Vậy thì KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚCTRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY có tác dụng hay sự để mắt vào của Quốc hội và Bộ Chính trị không ?
    Trong khi Tầu cọng đã thành công ý đồ xâm lược mềm của bọn họ 90% trên lãnh thổ và biển đảo .
    Ðiều quan trọng là nhà cầm quyền csVN có tôn trọng và lắng nhge tiếng nói của giới Nhân sĩ Trí thức và Toàn Dân một lòng đưa Tổ quốc chúng ta thoát khỏi hiểm họa Bắc triều , phát triển bền vững trong hòa bình là trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt Nam ta không ?
    tnt

  34. TÔI RẤT TÁN THÀNH LÒNG YÊU NƯỚC VA DŨNG CẢM CỦA CÁC ANH.CHÚNG TA HÃY ĐỒNG LÒNGĐỨNG LÊN LÀM LẠI TRANG SỬ MỚI CHO DÙ ĐIỀU ĐÓ RẤT NGUY HIỂM NHƯNG TÔI VẪN ỦNG HỘ CÁC ANH

  35. Nguyễn Bình Phương Việt said

    Biểu tình phản đối xâm lược mà lại bị nhân viên công lực của quốc gia bị xâm lược đàn áp, vậy thì trong mắt cái chính phủ này đã không có nhân dân rồi. 18 vị nhân sĩ đã đòi rạch miệng một mụn ghẻ đang mưng mủ thì khác gi 18 anh hùng Lương Sơn Bạc, trong lòng dân là anh hùng nhưng vào triều thì cũng chỉ là thảo khấu.

  36. bieu tinh said

    Hay cho toan dan VN cung ki ten kien nghi

  37. Lê Hoàn said

    Kiến nghị không chỉ gửi tới Quốc hội, Bộ Chính trị. Kiến nghị còn để toàn dân biết, ý nguyện của nhân dân, thái độ của lãnh đạo Đảng trước an nguy của đất nước.
    Vì vậy, không nên bỏ lỡ cơ hội ký tên, nếu bạn yêu tha thiết Tổ quốc VN

  38. […] ý: Bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay (10/7/2011) của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội và Bộ Chính trị, được Ba […]

  39. ngudot said

    Dù biết là bản kiến nghị khó có thể được chấp nhận một cách tuyệt đối nhưng tôi vẫn ký tên ủng hộ vì qua đó lãnh đạo Đảng và nhà nước sẽ có một đối sách chiến lược cho đất nước trong tình hình hiện nay
    Qua anh ba sam cho tôi gửi lời tri ân đến các nhân sĩ trí thức đã bỏ công sức, tâm huyết để nghiên cứu rà đưa ra bản kiến nghị này

  40. lưu lạc said

    Chỉ vẫn là “đàn gảy tai trâu” mà thôi! Tìm cách khác đi!

    • KhôngOán said

      Tôi hoàn toàn ủng hộ bản kiến nghị này, đáng tiếc là những việc các Nhân sỹ trí thức làm vẫn không được nhà nước tôn trọng, tạo điều kiện để Kiến nghị này được phổ biến đến toàn dân bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, cho nên đồng bào sẽ ít người biết, sẽ khỏi phải bàn. Thôi thì, chưa thành công cũng thành NHÂN, chứ không thể ngồi nhìn nguy cơ mất nước lù lù trước mặt.

  41. Đỗ Như Ly said

    Không hiểu cái niềm tin quá chừng nhỏ nhoi của tôi còn lại lần này có bị thất vọng ê chề không đây?Vì tôi còn chút hy vọng là lần này chí ít là Quốc Hội,Bộ Chính trị cũng có lấy vài chữ trả lời theo phép lịch sự tối thiểu, chứ lại như không nghe thấy,như câm ,như mù theo cái văn hóa …lờ thì thật là thảm hại cho đời sống văn hóa,chính trị của dân ta!…Nhưng hãy CHỜ ĐẤY,HÃY ĐỢI ĐẤY bà con ạ.!

  42. Vatinam + said

    ( Ủng hộ Anh Ba và các Trí Thức – http://vatinam.blogspot.com )

  43. Lê Thanh Huy said

    Gởi Anh 3, Tôi muốn kí tên vào Kiến nghị trên, và kêu gọi mọi người khác cùng kí tên để bản đề Nghị có thêm trọng lượng thì phải làm sao ?

    Editor: Bác xem đầu trang này có hướng dẫn:
    Những ai tán thành và tự nguyện ghi danh vào văn bản Kiến nghị đăng dưới đây xin vui lòng gửi về địa chỉ: kiennghi1007@gmail.com, sẽ có người chuyên trách thâu nhận và lên danh sách. Kính mong quý vị ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail và nếu có thể cả số điện thoại, để khi cần Nhóm soạn thảo có thể liên lạc.

  44. kiến nghị Bauxite rồi kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Ha Vũ nay đến kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước nếu họ không trả lời như những lần trước thì các vị phải làm sao? vừa rồi Bộ ngoại giao có thèm trả lời gì với kiến nghị của 18 vị nhân sĩ trí thức.

  45. […] ý: Bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay (10/7/2011) của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội và Bộ Chính trị, được Ba […]

    • Sáu Xí said

      Anh Ba Sàm ơi! Lên đại biểu càng nói thật thì nhiệm kỳ của Đại Biểu sẽ toi luôn. Phải làm hội đồng ừ đi. Dạ!, Bẩm Quan…! vậy mới lên như dều gặp gió. Nếu căng thì mất chức như chơi đó.
      Tôi thiết nghĩ hình như sắp đến ngày tận thế vậy.

Gửi phản hồi cho lưu lạc Hủy trả lời