BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Võ Phiến’

5374. Đến với Võ Phiến

Posted by adminbasam trên 08/10/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

8-10-2015

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là ‘tiền chiến’, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v… Sau khi ‘nuốt’ hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi ‘tấn công’ dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v… Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5373. Võ Phiến, nhìn bởi những người viết

Posted by adminbasam trên 08/10/2015

Blog RFA

Phùng Nguyễn

8-10-2015

Trưa Chủ Nhật ngày 4 tháng 10 năm 2015. Chiếc quan tài sơn màu nâu đỏ trôi đi giữa hai hàng người nghiêm trang chào kính. Cuối cuộc hành trình ngắn ngủi từ nhà quàn số một là lò thiêu của Peek Family Funeral Home. Ở đó, nhà văn Võ Phiến sẽ trở về với cát bụi, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi, cùng với niềm thương tiếc, mừng là mình đã có cơ hội đến tận nơi đây để từ biệt ông, lần cuối.

Cũng ở nhà quàn số một ngày hôm trước, thứ Bảy 3 tháng 10, nhiều khuôn mặt quen thuộc trong giới viết lách đã đến để chia sẻ với nhau những suy nghĩ của mình về người đang nằm trong quan tài, giữa khói hương nghi ngút. Dưới đây là một số ý kiến quan trọng trích từ phát biểu của bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn kiêm dịch giả Trịnh Y Thư, nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, và nhà văn Đặng Thơ Thơ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

5282. Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Posted by adminbasam trên 01/10/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

1-10-2015

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc.

Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc.

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (2006), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5277. Từ một người vừa nằm xuống, lan man nghĩ về một nền văn học đã qua…

Posted by adminbasam trên 30/09/2015

Blog RFA

Song Chi

30-9-2015

Nghe tin nhà văn Võ Phiến vừa qua đời trên đất Mỹ. Một trong những nhà văn lớn nhất của văn học miền Nam 1954-1975 mà tôi, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, chỉ được biết đến qua một phần những tác phẩm của ông nhưng chưa bao giờ được gặp mặt.

Từ một con người vừa nằm xuống, bỗng dưng nhớ lại những kỷ niệm của riêng mình về một nền văn học đã bị tiêu hủy, bị đánh giá không đúng, bị bưng bít hoặc tảng lờ coi như không từng hiện hữu trong suốt mấy mươi năm qua-văn học miền Nam 1954-1975. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5266. Võ Phiến – Con người chính trị hay văn học?

Posted by adminbasam trên 29/09/2015

BBC

29-9-2015

H1

Các bình luận trong và ngoài nước đánh giá cao sự nghiệp cầm bút của nhà văn Võ Phiến, người qua đời tại Mỹ, mặc dù tác phẩm của ông vẫn không được xuất bản tại Việt Nam.

Sau 90 năm tại thế với hơn 40 đầu sách, nhà văn Võ Phiến đã từ giã cuộc đời tại bang California, Hoa Kỳ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 2 Comments »

5265. Võ Phiến, một tài năng lớn, đã ra đi

Posted by adminbasam trên 29/09/2015

Blog VOA

Nguyễn Hưng Quốc

29-9-2015

H1

Nhà văn Võ Phiến

Nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) đã qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Hai 28 tháng 9 năm 2015, thọ 90 tuổi.

Đó là một cái tang lớn không những đối với gia đình của ông mà còn đối với văn học Việt Nam nói chung: Một tài năng lớn đã ra đi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học | Thẻ: , | 1 Comment »

5264. Nhà văn Võ Phiến qua đời

Posted by adminbasam trên 29/09/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

29-9-2015

Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 - 28/9/2015). Ảnh: Báo Người Việt

Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 – 28/9/2015). Ảnh: Báo Người Việt

Mới đọc báo Người Việt mới biết tin Nhà văn Võ Phiến đã qua đời ở California, ngày hôm nay, thọ 90 tuổi (1). Có lẽ nhiều bạn trẻ không/chưa biết đến ông, nhưng ông là một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam. Ông tên thật là Đoàn Thế Nhơn, người gốc Phù Mỹ, Bình Định (quê ngoại tôi), từng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau này ông bỏ về thành. Sau 1975, ông di tản qua Mĩ, và có công gầy dựng trào lưu văn học Việt ở hải ngoại.

Ông nhạc phụ tôi là người cùng thời với Võ Phiến và từng có thời công tác chung trong Việt Minh. Lúc sinh thời, ông nhạc tôi kể hoài về văn tài của Võ Phiến, một người nói không nhiều, có vẻ “sớ rớ”, mà viết văn cực hay. Ông nói rằng lúc Võ Phiến bỏ VM về thành vì một bất đồng ý kiến về quan điểm văn nghệ, những người VM tiếc hùi hụi vì mất một văn tài. Nhưng Võ Phiến thì không hề tiếc khi ông bỏ hàng ngũ VM, và sau này trở thành một người có những tác phẩm có thể nói là làm cho người cộng sản không hài lòng (nói lịch sự là thế). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

3789. BỐN MƯƠI NĂM VÕ PHIẾN – NHÀ VĂN LƯU ĐẦY

Posted by adminbasam trên 26/04/2015

Ngô Thế Vinh

25-04-2015

H1Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998]

***

Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình…

Rồi qua người bạn tấm cám Nghiêu Đề, qua toà soạn Bách Khoa, tôi quen ông từ những năm trước 1960 cho tới khi ra hải ngoại về sau này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

3053. GÓP Ý VỚI NHÀ VĂN PHẠM THỊ HOÀI VỀ NHỮNG TỪ “ĐẤU TỐ”, “BẤT HIẾU”….

Posted by adminbasam trên 23/10/2014

Kiều Phong

23-10-2014

Bài “Ngày về” của cô có quá nhiều “vấn đề” cần thảo luận. Thì giờ eo hẹp, tôi chỉ tập trung vào những lập luận, lý lẽ của cô trong đoạn này:

Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động “đấu tố cha” hay “bất hiếu”, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế? „Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

3029. NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (3)

Posted by adminbasam trên 13/10/2014

Kiều Phong

13-10-2014

H1Tiếp theo bài: KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (2)   –   KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1) (Ba Sàm).

Đi tìm hiểu về sự hà khắc của một chế độ mà không bén mảng tới những cơ quan, bộ phận của guồng máy đang đè đầu, bóp cổ dân, không “tham quan” nơi dân bị nhà nước cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa ruộng vườn… mà lại cứ đạp xe vòng vòng nơi chợ búa, đè lũ dân đen ra nghiên cứu, xét nghiệm… cuộc điều tra của cháu khôi hài!

Hãy tưởng tượng: một ông thanh tra của Liên Hiệp Quốc được phái đi điều tra tình trạng hành hạ tù nhân trong trại cải tạo, và ông ta “tác nghiệp” giống hệt Thu Tứ.

Ông ta không thăm viếng phòng “làm việc” vào giờ cao điểm của đấm đá, không tham quan hầm biệt giam để thấy những thân người dở sống dở chết, ngay cả nơi tù nhân lao động nhọc nhằn, với cái bụng lép kẹp, cũng bỏ qua luôn…
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

3019. KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (2)

Posted by adminbasam trên 02/10/2014

Kiều Phong

01-10-2014

4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.

Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.

Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 10 Comments »

3009. Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha (thời nay)

Posted by adminbasam trên 29/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

29-09-2014

Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong CCRĐ thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật.

Nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), năm nay đã 89 tuổi, là một tên tuổi lớn trong văn đàn. Ông quê quán ở Phù Mĩ (Bình Định), tức là quê ngoại tôi. Tính ra, ông là bà con với Dượng Út tôi (cũng họ Đoàn), người theo ba má ông vào định cư ở Kiên Giang thời xa xưa. Ông từng theo Việt Minh, nhưng sau này thì bỏ Việt Minh vào thành. Ông nhạc phụ tôi biết Võ Phiến khá rõ vì hai người từng phục vụ cùng một cơ quan thông tin trong thời Việt Minh. Ông nhạc tôi rất khen văn tài của Võ Phiến. Ông nhạc tôi cho biết thời đó khi ông Võ Phiến quyết định bỏ trốn Việt Minh, ai cũng tiếc vì ông là người có tài. Mà, đúng là có tài, vì khi vào Sài Gòn ông trở thành nhà văn nổi tiếng ở miền Nam. Lúc ra hải ngoại ông vẫn âm thầm sáng tác và đóng góp cho văn học.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

3007. Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

Da Màu

Phùng Nguyễn

27-09-2014

H1Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.

Bài viết của Thu Tứ nhất định sẽ được đọc và phân tích ở nhiều khía cạnh, và chắc chắn những sai lầm nghiêm trọng của nó sẽ được phơi bày. Không chỉ bài viết mà cả con người và những sinh hoạt của Thu Tứ cũng sẽ được tìm hiểu để làm sáng tỏ cái động cơ thật sự đàng sau việc phổ biến “Trường hợp Võ Phiến.” Ở một số diễn đàn xã hội trên liên mạng, đã thấy xuất hiện một số giả thuyết về khả năng Thu Tứ bị quyến dụ hoặc áp lực để viết bài tố thân phụ, và có người đi xa hơn, đặt nghi vấn liệu Thu Tứ có phải là tác giả thật sự của bài viết hay không. Hy vọng tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp trong một tương lai gần. Vào lúc này, điều mà người viết bài này muốn làm là đóng góp một số nhận định về những hậu quả có thể của sự kiện bất hạnh này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

3000. KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1)

Posted by adminbasam trên 27/09/2014

Diễn đàn Thế kỷ

Kiều Phong

26-09-2014

DĐTK: Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT

—–

Nhà văn Võ Phiến tại nhà riêng. Hình: Huỳnh Ngọc Dân

Nhà văn Võ Phiến tại nhà riêng. Hình: Huỳnh Ngọc Dân

Cháu Thu Tứ,

Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:

1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”

Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như người, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 15 Comments »

2995. Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha?

Posted by adminbasam trên 25/09/2014

H1Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 23 Comments »

 
%d người thích bài này: