Trong lúc nhâm nhi trà đàm và ăn bánh ngọn tráng miệng với Tập Cận Bình tại ‘’Nhà Trắng Mùa Đông’’ (Mar-A-Lago), Tổng Thống Trump lạnh lùng buột miệng cho biết là vừa mới ra lệnh cho hai tàu chiến Mỹ USS Ross và USS Porter từ Biển Địa Trung Hải bắn 59 hoả tiễn Tomahawk phá hủy căn cứ không quân al-Shayrat trong thành phố Homs của Syria. Chỉ mấy ngày trước đó, không quân của Tổng Thống Assad đã tấn công bằng bom hóa học giết chết 86 thường dân trong đó có 27 trẻ em tại thị trấn Khan Sheikhoun nằm trong vòng kiểm soát của quân đối lập. Theo tin tình báo thì căn cứ al-Shayrat là nơi mà máy bay ném bom chứa vũ khí hóa học xuất phát.Đọc tiếp »
Michael Flyn (trái) ngồi cạnh Vladimir Putin tại một bữa tiệc tối ở Nga năm 2015. Ảnh: internet
Vài giờ sau khi cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn từ chức, giữa luồng tin rằng ông đã lừa dối các viên chức cao cấp về các cuộc điện đàm với đại sứ Nga trước ngày ông nhậm chức, Tổng thống Trump đã lên mạng Twitter khuyến khích mọi người hãy bỏ qua và hướng về phía trước, “Câu chuyện thật sự là tại sao lại có quá nhiều [thông tin] rò rỉ bất hợp pháp từ Nhà Trắng vậy?”
Theo ý nghĩa nào đó, Trump có lý: Câu chuyện thực sự không phải là Flynn. Nhưng cũng không phải sự rò rỉ [thông tin] chính phủ. Không, “câu chuyện thực sự” chính là Trump – và sự bí mật liên tục về những móc nối của Trump với người Nga.
Khi các viên chức Washington và báo chí chú tâm tới sự xáo trộn hàng ngũ trầm trọng ở Nhà Trắng, cho dù là nhân vật Flynn ô nhục đã vi phạm luật pháp hay ai sẽ tiếp nối ông ta sau 3 tuần làm việc, câu hỏi cốt lõi đang bị đánh mất giữa sự hỗn loạn: “Ai đã ra lệnh cho Flynn gọi điện thoại cho Sergey Kislyak, đại sứ Nga tại Mỹ? Bởi vì tôi tin rằng Flynn không tự ý làm. Flynn chỉ là một tay chơi nhỏ trong một câu chuyện lớn về sự liên hệ của tổng thống với người Nga, và chính là câu chuyện này mà báo chí cần phải để ý tới.Đọc tiếp »
TUYÊN TRUYỀN, TẠO THÔNG TIN GIẢ, THỦ ĐOẠN ÁM MUỘI CỘNG VỚI CÔNG NGHỆ MỚI
Tác giả: Michal Kokot
Dịch giả: Đinh Minh Đạo
26-1-2017
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo hồi tháng trước, rằng Nga có thể sử dụng tin giả hay các cuộc tấn công mạng để gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2017 ở Đức. Nguồn: Kirill Kudryavstev/ AFP/ Getty Images
Nhờ tuyên truyền và hậu thuẫn của Nga, các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc đã gây được ảnh hưởng ở châu Âu. Một khi thành công trong việc gây sự hoài nghi đối với các nguyên tắc tự do dân chủ, Nga có thể đi đến thương lượng để thiết lập một hệ thống an ninh mới ở châu Âu.
Bóp méo thông tin, tạo thông tin giả
Năm 2008, khi cuộc khủng khoảng thế giới xẩy ra, người Mỹ tìm giải pháp để xử lý vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, Nga đã soạn thảo kế hoạch tìm cách phá bỏ hệ thống hậu chiến tranh lạnh. Họ đã gần đạt tới mục đích.
Gần đây, họ chơi con bài Trung Cận Đông, ủng hộ nhà độc tài Syria Baszar-Asada và ký hiệp định ngừng bắn với Thổ và Iran. Trong tay họ còn có tổng thống Mỹ mới được bầu Donald Trump, người có dự định không can thiệp vào các sự kiện của thế giới và đồng ý (một cách có ý thức hay không) với học thuyết của Putin, đã được chính Putin trình bầy tại Munich cách đây 7 năm, trong hội nghị an ninh thế giới.Đọc tiếp »
Từ trái qua: Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Vladimir Putin, Donald Trump. Nguồn: internet
Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin để giải quyết nhiều “điểm nóng” trên thế giới từng chia rẽ hai nước dưới thời Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama, nhưng liệu Việt Nam thân Tầu có được ích gì không?
Câu hỏi nằm trong bối cảnh chính trị mới của chính quyền Donald Trump, người bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016, không do được nhiều phiếu bầu của cử tri mà bởi 304 lá phiếu trên tổng số 538 của Đại Cử tri đoàn (Electoral College Votes).
Đối thủ của ông Trump, bà cựu Ngọai trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ được hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu, nhưng lại thua cuộc vì không hội đủ 270 phiếu cần thiết của Đại cử tri đoàn.Đọc tiếp »
Một người lính gác kiểm tra những chiếc xe đi vào Đại sứ quan Nga tại Washington, ngày 29 tháng 12 năm 2016. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Moscow sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ để đáp lại những chế tài mà Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt hôm thứ Năm vì sự can thiệp của những cơ quan tình báo Nga trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vào tháng 11.
“Chúng tôi sẽ không gây khó dễ cho các nhà ngoại giao của Mỹ. Chúng tôi sẽ không trục xuất ai cả,” ông Putin nói trong một thông cáo của Điện Kremlin.
Trước đó, hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông đã đề nghị ông Putin trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ và cấm nhân viên ngoại giao Mỹ sử dụng một nhà nghỉ của sứ quán ở tây Moscow và một nhà kho ở phía bắc của thành phố. Đọc tiếp »
Năm 2017 đã đến. Tình hình thế giới mang nhiều yếu tố mới khác thường, đưa đến nhiều lo âu, hồi hộp, dự đoán trái ngược nhau. Nhiều nhà bình luận nói đến “Thế chiến mới đã khởi đầu”, bàn đến “Chiến tranh lạnh đợt II giữa phương Tây và nước Nga hậu Cộng sản của Putin”, đến “chiến tranh tôn giáo dai dẳng”, đến “chiến tranh nguyên tử khó tránh khỏi”. Trung Đông, Đông Âu, Ukraine và Crimea, Biển Đông Việt Nam, Biển Đông Trung Hoa, Eo biển Đài Loan là những khu vực có nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang. Trong khi đó mối đe dọa của chiến tranh kinh tế, tài chính – tiền tệ, hối đoái ngày càng nghiêm trọng, khủng hoảng môi trường sinh thái không ngừng lan rộng, thảm họa thuyền nhân – người di tản ở các châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Úc vẫn kéo dài.
Một nguy cơ nổi bật nhất là sự thay đổi quyền lực tối cao ở Hoa Kỳ, cường quốc số một của thế giới, với một nhà kinh doanh tỷ phú đôla chưa từng nắm giữ một chức vụ dân cử nào sẽ trở thành tổng thống trong 4 hay có thể 8 năm tới, một hiện tượng bất ngờ gần như tuyệt đối không hề được dự đoán trước.Đọc tiếp »
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh tư liệu). Nguồn: AP
Quan hệ quốc tế Hoa Kỳ – Nga đang rất căng thẳng, không phải chỉ vì Hoa kỳ và đa số các nước thành viên Liên Hiệp Quốc lên án Nga đã ra mặt bênh vực, tiếp sức cho chính quyền độc đoán của al-Assad ở Syria tàn sát dã man thường dân bị vây hãm ở phía đông thành phố Aleppo, vi phạm cuộc ngưng chiến để di tản dân thường. Đây là tội ác chống nhân loại đã gây nên cái chết của hơn 300.000 thường dân.
Có thêm một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là chuyện trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua chính quyền Nga đã can thiệp cực kỳ thô bạo vào nội tình nước Mỹ bằng cách huy động bộ máy trinh sát điện tử “đánh cắp” rất nhiều thư điện tử tuyệt mật của đảng Dân chủ Hoa Kỳ, của bộ máy tranh cử của đảng Dân chủ và của ứng cử viên Hillary Clinton, loan truyền và xuyên tạc các tin tức cực mật ấy, gây bất lợi cho bà Clinton, tạo thêm thuận lợi cho ông Donald Trump khi cuộc đua đang ở thời điểm quyết định nhất. Điều nghiêm trọng là theo Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), đích thân Tổng thống Vladimir Putin đã tham gia chiến dịch đen tối này, chỉ đạo các cuộc ăn cắp qua hệ thống điện tử để nhằm giúp cho kết quả chung cuộc nghiêng về phía ông Trump, ứng cử viên mà ông Putin có cảm tình rõ rệt.Đọc tiếp »
Tổng Thống Barack Obama tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc. (Hình: AP Photo/Andrew Harnik)
WASHINGTON, DC (NV) – Trưa Thứ Sáu, Tổng Thống Barack Obama có một cuộc họp báo cuối cùng trong năm 2016 tại Tòa Bạch Ốc, trong đó, ông ngụ ý là tổng thống Nga đứng đằng sau vụ tin tặc Nga phá bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong cuộc họp báo dài gần hai giờ, Tổng Thống Barack Obama dành nhiều thời gian nói tới vụ tin tặc Nga xâm nhập hệ thống điện toán của cuộc bầu cử Mỹ.
Ông không công khai xác định rằng Tổng Thống Nga Vladimir Putuin là người trực tiếp chỉ đạo sự can thiệp vào bầu cử Mỹ mà chỉ nói việc này được thi hành “ở cấp cao nhất điện Kremlin.”
Nhưng ông nói thêm rằng ở Nga “không có chuyện gì xảy ra mà không được sự chấp thuận của ông Putin.”
Tổng Thống Obama cho biết khi gặp Tổng Thống Putin hồi Tháng Chín, bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, ông đã nói thẳng với ông Putin rằng “hãy chấm dứt đi” và cảnh cáo là sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu không làm như thế.Đọc tiếp »
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ có hành động đối với Nga hay bất kỳ chính phủ nước ngoài nào khác đã can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ.
Sáng hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama nói trên đài phát thanh National Public Radio rằng: “Tôi tin chắc rằng là có chính phủ nước ngoài tìm cách gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử của chúng ta … chúng ta cần phải hành động. Và chúng ta sẽ hành động. Có những ảnh hưởng thấy rõ ràng và được công bố, và có những ảnh hưởng khác không thể hiện rõ như vậy.”
Cơ quan tình báo (CIA) đã kết luận rằng các tin tặc Nga đã đột nhập vào các máy tính của Đảng Dân chủ để lấy thông tin email, rất có khả năng đã hạ uy tín bà Hillary Clinton trong quá trình vận động tranh cử của bà. Việc này có mục đích rõ ràng là đã giúp ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước.Đọc tiếp »
Tổng Thống Vladimir Putin của Nga. (Hình: Pascal Le Segretain/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Các giới chức tình báo Mỹ bây giờ tin tưởng khá chắc chắn là Tổng Thống Vladimir Putin của Nga can dự vào chiến dịch bí mật nhằm làm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8 Tháng Mười Một.
Hai giới chức cao cấp nói với CNN rằng thông tin tình báo mới nhất cho biết Tổng Thống Putin trực tiếp chỉ thị bằng cách nào xâm nhập và sử dụng tài liệu bị tiết lộ của đảng Dân Chủ.
Theo NBC News, ông Putin nhắm nhiều mục tiêu. Khởi đầu từ ý muốn trả thù bà Hillary Clinton, chiến dịch này diễn biến đi tới nỗ lực chứng tỏ sự hư hỏng của chính trị Mỹ và “nước Mỹ không còn là cường quốc lãnh đạo toàn cầu đáng tin cậy nữa.”
CIA đánh giá chính quyền Nga muốn ứng cử viên Donald Trump thắng. FBI và những cơ quan tình báo khác không hoàn toàn tán đồng nhận định ấy, nhưng ít ai nghi ngờ là chiến dịch phá hoại của Nga cố ý làm hại ứng cử viên Clinton bằng cách tiết lộ các email nội bộ của đảng Dân Chủ.Đọc tiếp »
Giới lãnh đạo châu Âu đã công khai đặt câu hỏi về vai trò của Mỹ trong NATO. Bắc Kinh đang bay máy bay ném bom hạt nhân trên biển phía Nam Trung Hoa. Quân đội Nga và Syria đang chiếm lại Aleppo từ lực lượng đối lập. Đó là tiếng gầm của sấm sét ở đàng xa; thế giới đã thay đổi.
Đọc cái tựa nghe không xuôi chút nào.
Giữa tháng 3, 1975 khi Tổng thống Nguyên Văn Thiệu ra lệnh bỏ Ban Mê Thuột rút về đồng bằng tái phối trí lực lượng, lúc đó tướng Phạm Văn Phú nghe vậy cũng không thấy xuôi tai chút nào.
Nhìn lại quá khứ, đôi khi kẻ hậu sinh thấy lịch sử sang trang như ánh chớp, như khi người ta nghe tin Hội đồng quân nhân cách mạng tuyên bố Tổng thống Diệm và ông Nhu đã tự sát trong xe thiết giáp (lúc đó họ không nói cả hai ông đều bị trói hai tay sau lưng).
Nhưng khi nghe lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột giữa tháng Ba, hẳn rất ít người nghĩ rằng 30 tháng Tư, 1975 — khi xe tăng của quân cộng sản Việt Nam sẽ lăn xích trên mặt lộ Sài Gòn, sẽ ủi sập cánh cửa vào Dinh Độc Lập và nhất là sau lời tuyên bố đầu hàng cộng sản vô điều kiện của ông Dương Văn Minh, 12 năm trước là người hùng cách mạng lật đổ chế độ Diệm – sẽ chấm dứt “chế độ Thiệu không có Thiệu”. Từ đó cả miền Nam Việt Nam bỗng trở thành bên thua cuộc.Đọc tiếp »
Ông Rex Tillerson (trái) vừa được ông Trump chọn làm Ngoại trưởng Mỹ, có mối quan hệ rất thân với TT Nga Putin. Nguồn: internet
Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump chọn ông Rex Tillerson cho vị trí ngoại trưởng gây chú ý vì tổng giám đốc Exxon Mobil từng được Tổng thống Nga Putin tặng huân chương.
Tuy nhiên, theo giới quan sát trong nước, việc lựa chọn người nắm vị trí nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam vì tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ do ông Tillerson lãnh đạo từng có các dự án liên doanh với Hà Nội, khiến Trung Quốc bất bình.
Hồi giữa năm 2008, Bắc Kinh gây áp lực đòi tập đoàn Exxon Mobil phải rút khỏi hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam ở biển Đông vì cho rằng hoạt động thăm dò của công ty Mỹ với tập đoàn dầu khí PetroVietnam “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Sáu năm sau đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc cáo buộc Việt Nam “thiếu thành thật” khi đàm phán với Exxon Mobil về dự án khí đốt thuộc khu vực mỏ khí Cá Voi Xanh ở vùng biển ngoài khơi miền Trung.
Báo “Sự thật – Pravda” nhưng ít khi có sự thật trong đó.
Cua Times:Đây là bài viết trên Washington Post do chị TM giúp lược dịch. Cảm ơn chị nhiều nhiều. Về bài viết này, tôi đọc qua trên Washington Post thấy nhiều tin do Nga tung ra có tác dụng với bạn đọc ở DC. Họ đọc fake news và tin đó là thật.
Các chuyên gia cho rằng nỗ lực tuyên truyền của Nga đã giúp lan truyền “tin giả” trong kỳ bầu cử.
Cơn bão lụt “tin giả” (fake news) trong mùa bầu cử này đã được một chiến dịch tuyên truyền của Nga hỗ trợ bằng cách tạo ra và lan truyền những bài báo sai lệch trên mạng với mục đích gây hại cho ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, giúp cho ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump, và làm mất lòng tin vào hệ thống dân chủ của Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu độc lập theo dõi những hoạt động này cho biết.
Bộ máy tuyên truyền ngày càng tinh vi của Nga – gồm hàng ngàn “máy ma” (botnet), những đội dư luận viên (troll) được trả lương, và hệ thống các trang mạng hay những tài khoản xã hội truyền thông, đã lập lại và làm dậy lên tiếng nói của những trang mạng cực hữu trên internet khi những trang này trình bày Clinton như là một tội phạm đang che dấu vấn đề sức khoẻ nguy cập và đang chuẩn bị giao quyền điều khiển quốc gia lại cho một nhóm nhỏ mờ ám gồm những nhà tài chánh toàn cầu. Nỗ lực (bôi nhọ) này cũng tìm cách làm cho những căng thẳng quốc tế càng thêm tệ hại, và khêu dậy nỗi lo sợ về sự thù nghịch với một nước Nga có vũ khí hạt nhân.Đọc tiếp »
Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tàu.
Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội.
Lời tuyên bố của Donald Trump, tất nhiên đã khiến cả Nga và Trung Quốc mở cờ trong bụng vì trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã thảo luận tại Peru ngày 19/11/2016, bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Ecenomic Conference), về việc hợp tác để thành lập “một khu vực mậu dịch tự do ở Á Châu và Thái Bình Dương” thay thế TPP.Đọc tiếp »
Philippines thắng kiện tại Toà án là nhờ khá nhiều vào việc hậu thuẫn của Mỹ, trong đó phải kể đến sự hiện diện của một luật sư công pháp quốc tế mà thế giới gọi ông là “hiệp sỹ chống các nước lớn (cường quốc)” – Paul Reicher.
Thế nhưng ngay sau khi Tổng thống Aquino rời nhiệm kỳ và thế chỗ ông là một tên “đồ tể” khát máu, Duterte, lên nắm quyền, hắn đã có những hành động như kẻ tâm thần, giết hàng loạt người mà không qua xét xử, công khai chửi bới và lăng mạ Tổng thống Mỹ Obama. Đây quả là những hành xử tồi tệ nhất của một chính khách và với tư cách nguyên thủ quốc gia, ngoại trừ những người cộng sản trước đây như Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot.Đọc tiếp »
Lời người dịch:Dù Putin lo bảo vệ quyền lực cá nhân cho đến cuối đời trong lo sợ, nhưng lại hô hào dân chủ giả hiệu và tinh thần dân tộc cực đoan để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Vì Putin ủng hộ cho chế độ phi nhân tại Syria và xâm chiếm Bán Đảo Crimea để phô trương sức mạnh quân sự cho thế giới và dân chúng, nên gây nhiều hậu quả bất lợi cho nước Nga. Do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và các biện pháp phong toả mà tình hình kinh tế suy vi, Nga không thể tiếp tục tài trợ cho các phiêu lưu quân sự và gia tăng phúc lợi cho dân chúng. Bất ổn xã hội tăng cao và động loạn triền miên nên Nga không thể phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết chính trị. Sụp đổ của Nga như Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu sẽ là một hồi kết để hạ màn cho chế độ của Putin, nhưng đó là một triển vọng khó lường đoán. Dù có tình huống nào khác tốt hơn có thể xảy ra thì người dân Nga cũng sẽ phải còn tiếp tục sống trong đau khổ.
Các lý giải tổng hợp này của Anders Åslund cũng đúng cho Việt Nam, nhưng tình hình của Việt Nam còn trầm trọng hơn nước Nga nhiều. Đọc tiếp »
Nước Nga thời Vladimir Putin theo đuổi lợi ích riêng của phe nhóm ông bằng mọi giá, không có chuyện bạn bè với phương Tây.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã có một lập trường thiếu thông tin về Nga, nó tệ hơn khi so sánh với chính sách “xoá bài làm lại” (reset) của bà Hillary Clinton, đối thủ Dân chủ của ông. Nếu được thực hiện, nó sẽ làm cho Hoa Kỳ bị bất lực trong quan hệ với Nga, đe dọa nghiêm trọng sự độc lập của các nuớc đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ.
Nếu Obama-Clinton lập ra chính sách “xoá bài làm lại” với ý định gỡ gạc lại các thiệt hại trong quan hệ Mỹ-Nga được cho là đã gây ra bởi chính quyền của Tổng thống Bush, thì những gì Trump đề xuất là Mỹ và Nga nên trở thành đồng minh thực sự (de facto) cùng nhau làm việc để “đánh bại chủ nghĩa khủng bố và khôi phục hòa bình thế giới.”Đọc tiếp »
Năm nay Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sôi nổi hẳn lên do có nhiều nguyên thủ quốc gia đến dự giữa diễn ra lúc tình hình căng thẳng ở Ukraine, Syria và Đông Nam Á (biển Đông). Sự có mặt trong lễ khai mạc của hai Tổng thống Barack Obama và Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình làm cho kỳ họp năm nay trở nên quan trọng và hấp dẫn đặc biệt.
Đã có nhiều bài bình luận về những gì đã diễn ra sôi nổi qua những bài phát biểu, những cuộc đấu khẩu thẳng thắn giữa các nguyên thủ quốc gia. Và những hình ảnh nào gây nên ấn tượng sâu sắc nhất?Đọc tiếp »
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vào trung tuần tháng 6-2015 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những tuyên bố bên lề lĩnh vực kinh tế và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao của Nga. Ông khẳng định Nga “không liên minh với Trung Quốc”, “Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á…”.Đọc tiếp »
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 26/03/2014
( Đài BBC 21/3)
Chuyện sáp nhập Crimea của Ukraine vào Liên bang Nga coi như đã xong, một cách êm thấm, hoà bình, hợp pháp và thể hiện đúng ý dân ở đó – theo cách nhìn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo một bài viết đăng trên tờ Telegraph của Anh, việc Nga chiếm Crimea đã không nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, nước vốn được coi là đồng minh truyền thống của Moscow tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Báo này cho rằng, hy vọng của điện Kremlin muốn Bắc Kinh đứng về phía mình nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây đang trở nên vô vọng.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 19/03/2014
Ngày 11/3, Moskva cho rằng nền độc lập tự phong của Crimea là hợp pháp và ủng hộ việc tổ chức trưng cầu dân ý theo hướng sáp nhập vào Nga. Tân Thủ tướng Crimea, Sergey Askyonov, tuyên bố bán đảo này sẽ có chủ quyền quốc gia và là một bộ phận của Nga, phù hợp với các thỏa thuận và hiệp ước. Số phận của Crimea dường như sẽ là bổ sung cho các “cuộc xung đột bị phong tỏa” của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Việc nước cộng hòa tự trị này xích lại gần hơn với Nga dường như là không thể tránh khỏi, nhưng chuyên gia các vấn đề quốc tế Kevin Limonier cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhất thiết phải quan tâm đến điều đó…
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 13/03/2014
(Đài BBC 6/3)
Nga có Chính phủ và Quốc hội, có các ban bệ và Hội đồng An ninh quốc gia. Nhưng tất cả các quyết định chính của Nga đều do một người đưa ra, Vladimir Putin. Ông ngồi trên trục quyền lực do ông tạo ra. Hiện nay, ông là người quyết định Nga sẽ hành động như thế nào. Đó là lý do tại sao việc phân tích về nước Nga, tìm hiểu xem Nga suy nghĩ và có kế hoạch gì có thể là chuyện khó khăn. Chúng ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông Putin. Vậy ông Vladimir Putin đang nghĩ gì về Ukraine? Điều gì ảnh hưởng tới các bước đi ngoại giao của ông? Đâu là mục tiêu của ông.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
Theo báo “Thư tín địa cầu” (Canada) ngày 5/3, Nga không phải là quốc gia duy nhất có lợi ích thương mại và quân sự tại Ukraine. Trung Quốc đang theo dõi những động thái đe dọa Kiev của Moskva với sự “bứt rứt” ngày càng tăng, nhưng ít người chú ý rằng Bắc Kinh không hoàn toàn là một nhà quan sát vô tư. Điều này đã trở nên rõ ràng vào ngày 3/3 khi Chính phủ Trung Quốc làm bẽ mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau khi được các quan chức Kremlin yêu cầu đảm bảo rằng Trung Quốc ủng hộ sự can thiệp của Nga tại Ukraine, Bắc Kinh đã từ chối và tuyên bố ủng hộ “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư , ngày 05/03/2014
Thượng viện Nga thông qua việc đưa quân đến Krym trong khi Kiev cáo buộc Moskva đưa nhiều nghìn quân đến bán đảo này. Phản ứng trước tình hình đó, NATO quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp Đại sứ của 28 nước thành viên.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 27/02/2014
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, từ lâu bị ám ảnh bởi ý muốn ngăn chặn phương Tây ở bất kỳ chỗ nào ông có thể và tái lập xung quanh nước Nga một hệ thống các nước phụ thuộc như đã từng tồn tại dưới thời Liên Xô. Theo tạp chí “Statairik”, muốn làm được việc đó, ông cần phải nghiền nát nguyện vọng được tự do cua Ukraine.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/02/2014
Nhân tình hình Ukraine đang có những diễn biến hết sức phức tạp, tờ “Russiane ” (Người Nga) của cộng đồng người Nga sinh sống tại Mỹ vừa đăng bài phân tích những khó khăn của Chính quyền Kiev, cũng như tình cảnh đứng trước ngã ba đường của quốc gia Đông Âu có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng này. Dưới đây là nội dung bài viết: