BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Văn Cao’

7480. Cái Lô cốt & Đổi mới Tư duy: Giải mã vài Nghịch lý

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

14-3-2016

Trong cuộc sống có vô vàn nghịch lý, dễ làm người ta ngộ nhận. Muốn cải cách và phát triển, phải tránh ngộ nhận và đổi mới tư duy. Hãy thử giải mã vài nghịch lý, như những cái lô cốt ảo thường gây ách tắc tư tưởng và cản trở đổi mới tư duy. 

Nghịch lý thứ nhất: những lô cốt thật

Cách đây ít lâu, tôi có xem một bộ phim tài liệu “cây nhà lá vườn” do một ông bạn già (là tướng công an Phạm Chuyên) làm về chủ đề “Lô cốt”. Không hiểu sao ông ấy lại làm bộ phim này khi đang làm giám đốc công an Hà Nội (tuy rất bận). Có lẽ phải “trích ngang” một tí về ông tướng này. Tuy làm giám đốc công an (bạn bè hay gọi thân mật là “Chánh cẩm”) nhưng Phạm Chuyên vẫn thích văn hóa, nghệ thuật, và quan tâm đến giới trí thức. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5026. BUỒN TÀN THU, KHÚC CA THÂM TRẦM AI OÁN, LINH CẢM VỀ SỰ BỘI BẠC, PHẢN PHÚC

Posted by adminbasam trên 09/09/2015

Những kẻ vẫn nói những lời trời biển trên những lễ đài cao, trong những hội trường lộng lẫy có bao giờ lắng nghe khúc Buồn Tàn Thu, có bao giờ cảm nhận đôi chút về nỗi xót xa, cay đắng, nỗi đau xé lòng khi đã bị phản bội niềm tin, phản bội cái tình cảm sâu nặng biết chừng nào của nhân thế. Buồn Tàn Thu mãi mãi là linh cảm xót xa về sự bội bạc, phản phúc!

Nguyên Hiệp

9-9-2015

Hôm vừa rồi, một anh bạn doanh nhân trẻ, quý tình đem xe đến đưa đi chơi ở một thung xa trong Ninh bình. Bạn có hình dung không, thung là một vùng đất, bao quanh là núi, ở giữa là cánh đồng có bờ tre, ruộng nước, xưa thường là một Bản Mường. Trong không khí mùa Thu ở một vùng bán sơn đia, tôi ngồi trên một mô đá, nhìn ngắm đất trời, cây cỏ thỏa thích. Những cụm bông súng màu tím hồng nổi trên khe nước, trời rất xanh cao, nắng hoe vàng. Đặc biệt là tôi đã ngắm say mê bóng núi in nơi chân ruộng nước. Núi thì xa mà bóng núi lại ở ngay trước mặt mình. Tự nhiên tôi nhớ bài Buồn Tàn Thu của Văn Cao và hát khẽ một mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

4906. Một bài quốc ca giá bao nhiêu?

Posted by adminbasam trên 29/08/2015

Blog RFA

Tuấn Khanh

29-08-2015

H1Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.

Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam cho đến nay, chưa có bài hát nào được sử dụng nhiều bằng bài Tiến Quân Ca, bởi tính khách quan, đó là bài hát được Quốc hội của miền Bắc Việt Nam, năm 1946, lúc đó còn mang tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chọn là bài hát chủ đề giới thiệu một chính thể – một national anthem, mà cho tới nay chưa có sự thay đổi chính thức nào. Mặc dù sau khi Việt Nam không còn chiến tranh và chính thức đổi tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bài hát này vẫn được vang lên với tư cách là một bài quốc ca. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 6 Comments »

4133. Bóng tối, dao găm và mạng nhện trong “Ba biến khúc ở tuổi 65” của Văn Cao

Posted by adminbasam trên 18/06/2015

Cái gọi là “hiện thực XHCN” chỉ là mớ lý luận ấu trĩ, phi thực tiễn và phản khoa học. Nó “định hướng” cho người cầm bút viết theo một chiều, phản ánh một chiều, biến họ trở thành thứ nô bộc, giả dối và lưu manh. Và, thật mỉa mai, chính cái thứ định hướng “văn nghệ phục vụ chính trị trên nền hiện thực XHCN”, mà thực tế là công cụ của chính trị này đã “ăn cắp” niềm tin của người đọc. Hay cụ thể hơn, chính cái thứ văn nghệ giả dối, lưu manh đó đã đánh cắp niềm tin của nhân dân mình.

Nguyễn Chính

18-06-2015

Văn Cao viết bài thơ này ở tuổi 65, trong một tâm trạng như ông nói là: “Những ngày buồn không nói được – Tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi”. Nguyên văn bài thơ như sau: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: