BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Trọng Đạt’

9724. Hồ Chí Minh, nhân vật hữu danh vô thực

Posted by adminbasam trên 24/08/2016

Trọng Đạt

24-8-2016

Hồ Chí Minh cùng các cố vấn quân sự TQ tại căn cứ Việt Minh ở Bắc Việt năm 1950. Từ trái: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Lê Văn Lương, La Quý Ba. Nguồn ảnh: picture.china.com.cn

Hồ Chí Minh và đàn em, cùng các cố vấn quân sự TQ tại căn cứ Việt Minh ở Bắc Việt năm 1950. Từ trái: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Lê Văn Lương, La Quý Ba. Nguồn ảnh: picture.china.com.cn

Huyền thoại Bác

Sau ngày 30-4-1975, quân đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn, có lần tôi được chuyện trò với mấy anh bộ đội rất trẻ, có lẽ là học sinh bị động viên. Các anh này lễ phép, nhã nhặn, vui vẻ, họ kể chuyện về Bác Hồ, nào là Bác về Hà Nội sau Hiệp định Geneve phải ở nhà khu công nhân mấy năm, Bác để dành lương mới làm được nhà sàn, họ thi nhau nói về Bác một lúc lâu rồi một anh bảo.

“Chuyện của Bác thì nói bao nhiêu ngày, nói một tháng cũng không hết”

Năm 1975, tại trại cải tạo Long Thành, một hôm đẹp trời nhà thơ nổi tiếng Hoài Thanh tới Hội trường nói chuyện với chúng tôi về đề tài “Sự nghiệp văn thơ của Hồ Chủ Tịch”. Ông thi sĩ già không ngớt lời ca tụng thơ văn của Bác. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

8026. Trận Đánh Cuối Cùng: Sài Gòn Thất Thủ

Posted by adminbasam trên 28/04/2016

Trọng Đạt

28-4-2016

Sơ lược tình hình

Những người dân Saigon cuối cùng bỏ chạy khi nghe tin Cộng sản Bắc Việt tiến vào Saigon. Ảnh chụp ngày 30-4-1975. Nguồn ảnh: AP Photo/Matt Franjola

Những người dân Saigon cuối cùng bỏ chạy khi nghe tin Cộng sản Bắc Việt tiến vào Saigon. Ảnh chụp ngày 30-4-1975. Nguồn ảnh: AP Photo/Matt Franjola

Năm 1964, 65 lợi dụng tình hình chính trị miền nam bất ổn, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui vào nam tấn công mạnh, VNCH có nguy cơ sụp đổ.

Giữa năm 1965, TT Johnson bắt đầu đưa quân vào VN mà người Mỹ gọi là can thiệp, số quân được tăng dần cho tới 1968 lên tới hơn nửa triệu trong khi Cộng sản Bắc Việt cũng gia tăng xâm nhập. Mặc dù Mỹ có thắng lợi nhiều về quân sự, gây tổn thất rất nặng cho địch khoảng trên mấy trăm ngàn người nhưng đầu năm 1968, trận Mậu Thân đã làm tiêu tan hy vọng chiến thắng. Người dân Mỹ không còn kiên nhẫn và chống đối rất mạnh, đòi chính phủ phải rút khỏi VN, gió đã đổi chiều.

Đầu năm 1969, tân Tổng thống Nixon tìm hòa bình trong danh dự, cuộc chiến có phần tàn khốc hơn trước nhưng không phải để thắng CS mà để chấm dứt chiến tranh rút bỏ Đông Dương. Tác giả George Donelson Moss (trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A war to end a war, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

7968. Đại Tướng Dương Văn Minh, Công Và Tội

Posted by adminbasam trên 26/04/2016

Trọng Đạt

25-4-2016

Sau khi miền nam VN mất về tay Cộng Sản ngày 30-4-1975 nhiều người kết tội Dương Văn Minh đầu hàng giặc, dâng nước cho Bắc Việt, họ nói vì ông mà miền Nam mất. Những người cảm tình với Dương Văn Minh nói ông có công cứu Sài Gòn và miền nam thoát chết, “nếu ông không ra lệnh đầu hàng nó pháo kích chết hết !!!” Sau khi ra Hải ngoại trả lời phỏng vấn báo chí ông nói : Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”

Sự thực ông ấy không có tội mà cũng chẳng có công, dù ông có hay không ra làm Tổng thống ‘hơn một ngày rưỡi’ thì tình hình miền nam VN và Sài Gòn cũng vẫn y nguyên như thế. Hẳn mọi người đều  biết, vào thời điểm ấy miền nam VN  hầu như vô chính phủ, các vị Tổng thống, Thủ tướng, các vị Bốn sao , Ba sao, các ông quan to … đều đã “tẩu vi thượng sách”, Việt Cộng đang tiến quân vào. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

7878. Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam

Posted by adminbasam trên 19/04/2016

Trọng Đạt

18-4-2016

Lê Duẩn (phải) và Hồ Chí Minh. Nguồn: internet

Lê Duẩn (phải) và Hồ Chí Minh. Nguồn: internet

Sự nghiệp chính trị

Lê Duẩn giữ chức vụ Bí thư thứ nhất đảng Lao động VN từ 1960-1976, Tổng bí thư đảng CSVN từ 1976-1986. Ông là người giữ chức Tổng bí thư lâu nhất 25 năm và 303 ngày, người có uy quyền cao nhất của CSVN như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình bên Tầu. Năm 1954, khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội người ta chỉ biết có bốn nhân vật chủ chốt Hồ, Giáp, Chinh, Đồng, khi ấy Lê Duẩn không ai nhắc tới vì hoạt động ở trong Nam. Ông ta là một nhân vật quan trọng của Cộng Sản Việt Nam, là người đã vạch ra chiến lược cách mạng với cuốn “Đề cương cách mạng miền Nam”. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho cuộc chiến xâm lược miền nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7593. Những sai lầm của Lyndon Johnson trong chiến tranh Việt Nam

Posted by adminbasam trên 24/03/2016

Trọng Đạt

24-3-2016

Từ trái sang phải: TT Lyndon Johnson, tướng William Westmoreland, TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ. Nguồn: Getty

Từ trái sang phải: TT Lyndon Johnson, tướng William Westmoreland, TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, năm 1968. Nguồn: Getty

Lyndon Baines Johnson là một trong bốn chính khách Mỹ đã giữ hai chức vụ ngành Hành pháp và hai chức vụ Lập pháp. Từ 1937-1949 ông là Dân biểu Liên bang đơn vị Texas, từ 1949-1961 ông thành Thượng nghị sĩ, từ 1961-1963 ông trở thành Phó tổng thống và từ 1963-1969 ông thành Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ.

Lyndon Johnson là nhân vật quan trọng đã hai lần nắm giữ vận mạng Đông Dương và ảnh hưởng tới sự sống còn của mảnh đất này.

Điện Biên Phủ tháng 4-1954

Từ 1946-1949 Việt Minh (VM) rút vào hậu phương đánh du kích, Pháp không đủ quân nên chỉ giữ được các tỉnh thành. Từ 1950 trở đi, được Trung Cộng giúp đỡ, huấn luyện và viện trợ quân sự, Việt Minh ngày càng mạnh, càng đông. Năm 1950 Trung Cộng giúp VM thành lập năm sư đoàn chính qui:  Tháng 10-1950 VM đánh thắng trận Cao Bắc Lạng, nó đã làm rung động cả nước Pháp, quân viễn chinh bị thiệt hại 7,000 người  và nhiều vũ khí. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

3712. Việt Nam Hấp Hối (bài 2)

Posted by adminbasam trên 13/04/2015

Tác giả: Henry Kissinger

Trọng Đạt lược dịch

13-04-2015

Tiếp theo Bài 1

Khởi đầu của rút quân

Sau diễn văn ngày 14-5 (Nixon) nói sơ lược đàm phán, chúng ta quay ra chương trình rút quân. TT Johnson củng cố quân đội Mỹ tại miền nam VN nhưng không có kế hoạch rút. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng (thời Johnson) ngày 29-9-1968 cho biết Mỹ chỉ tăng chứ không giảm quân. Kissinger cho rằng Hành pháp Nixon ngây thơ tin tưởng rút quân sẽ được người dân củng hộ ta vững mạnh, và số quân còn lại cộng với vị thế vững chắc của ta sẽ làm Hà Nội phải nghiêm chỉnh đàm phán. Đồng thời nếu ta củng cố quân đội VNCH vững mạnh, sự rút quân của ta chấm dứt sự can thiệp mà chẳng cần ký Hiệp định với Hà Nội.

Nixon thuận rút quân vì hai lý do trên, trong cuộc họp báo ngày 14-3 ông nêu lên ba tiêu chuẩn: Quân đội VNCH chiến đấu một mình được; tiến bộ của hòa đàm; tùy mức độ hoạt động của địch. Chiến lược Nixon trong những tháng đầu là làm suy yếu địch tối đa, gấp rút trang bị tối tân cho quân đội miền nam VN rồi bắt đầu rút, ông nghĩ đó là cách để lấy lòng dân trong nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

3711. Việt Nam Hấp Hối (bài 1)

Posted by adminbasam trên 13/04/2015

Tác giả: Henry Kissinger

Trọng Đạt lược dịch

13-04-2015

Lời giới thiệu

Chương "The Agony of Vietnam" nằm trong sách White House Years

Chương “The Agony of Vietnam” nằm trong sách White House Years

Năm 1956 Đại Tướng Henri Navarre, Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương (5/1953–6/1954) viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang. Tác giả cho thấy tình trạng không thể cứu chữa được của Đông Dương khi mà người dân và chính phủ Pháp đã quá chán nản không muốn tiếp tục cuộc chiến. Cựu Tư lệnh bào chữa cho chính ông và quân đội Pháp về nguyên do thất thủ Điện Biên Phủ, qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954. Cách đây hai năm tôi đã dịch và lược dịch vài chương chính trong Agonie de l’Indochine để trình bày với quí độc giả về tình hình bi đát của Đông Dương những năm 1953, 1954.

Hơn hai mươi năm sau, Henry Kissinger, Cố vấn an ninh Tổng thống cũng kể lại tình trạng hấp hối của miền nam Việt Nam trong hồi ký của ông. Chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh Đông Dương cũng là một vì hơn 90% cơn khói lửa đã diễn ra tại Việt Nam. Tại đây Henry Kissinger nói về sự khởi đầu của sụp đổ, thực trạng, nguyên do Việt Nam hấp hối vào năm 1969 trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

 
%d người thích bài này: