BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Tranh luận’

8530. CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”

Posted by adminbasam trên 31/05/2016

Lê Thiếu Nhơn

31-5-2016

Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.

CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”

HOÀNG VŨ

Tiêu đề: Mc Phan Anh chia sẻ về việc cá chết, do anh ấy muốn nói ra quan điểm cá nhân, muốn toàn xã hội của chúng ta có những tiếng nói dân chủ và thẳng thắn, muốn đóng góp vào một tiếng nói chung.

1- Ngụy biện của Nguyễn Thái Sơn – Nghiên cứu mạng xã hội Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , , , , | 4 Comments »

4990. CÂU CHUYỆN TÔI NGHE TRẦN HẠNH KỂ

Posted by adminbasam trên 06/09/2015

FB Hoàng Ngọc Tuấn

5-9-2015

Hôm nay, tôi thấy trên trang Diễn Đàn Forum có một bài viết của Nguyễn Ngọc Giao, dưới nhan đề “Tiếc thương Trần Hạnh”, trong đó có một đoạn văn khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên, vì đoạn văn ấy có những chi tiết khác hẳn với những gì tôi nghe chính anh Trần Hạnh kể cho tôi. Đoạn văn ấy của Nguyễn Ngọc Giao như thế này:

Tiễn biệt Trần Hạnh, tôi chỉ xin kể lại một câu chuyện được anhtâm sự. Những năm qua, tôi nhiều lần muốn viết, nhưng vẫn ngừng tay vìmuốn đợi chính anh viết ra. Nay anh đột nhiên ra đi, tôi xin vắn tắtkể lại. Cha anh là một sĩ quan cấp tá Việt Nam cộng hoà, thuộc ngành quân pháp. Trần Hanh kể lại năm 1972, khi anh sang Úc du học (học bổng Colombo), cha anh chỉ dặn một câu : cố gắng học hành, không tham gia chính trị. Sau năm 1975, ông bị đưa đi “học tập cải tạo”, tôi không nhớ bao nhiêu năm, chỉ mang máng khá lâu. Khi ông trở về, cha con gặp nhạu, Hạnh hỏi ông ở tù ra sao, ông không chịu kể, chỉ nói : “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng, có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn”. Mấy năm sau, ông qua Mỹ theo diện HO. Hạnh kể lại cái tết đầu tiên, họp mặt đầy đủ toàn thể gia đình ở California. Ông mang ra cái áo cũ, còn thấy vết máu. Đó là cái áo của cụ thân sinh bị giết tết Mậu Thân ở Huế, mà một người chú của Trần Hạnh đã gìn giữ cho con cháu dòng họ. Không một lời, ông đã đốt cái áo ấy, như người ta đốt vàng mã trong ngày tết gia đình sum họp tưởng nhớ tổ tiên.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 3 Comments »

4989. Cái dở của “lực lượng thứ ba”

Posted by adminbasam trên 06/09/2015

Đôi lời: Hôm qua, GS Nguyễn Ngọc Giao có gửi tới trang BS một bài viết và chúng tôi đã đăng tại đây: Tiếc thương Trần Hạnh (1954-2015). Hôm nay có một độc giả gửi tới bài viết của ông Phạm Hồng Sơn, phản bác lại một chi tiết trong bài mà chúng tôi đã đăng. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại toàn bộ bài viết này.

_____

Phạm Hồng Sơn

6-9-2015

Ông Nguyễn Ngọc Giao, một trí thức miền Nam ủng hộ miền Bắc cộng sản, tức thuộc “lực lượng thứ ba” thời Việt Nam Cộng Hòa, vừa kể lại một chi tiết nhỏ liên quan tới chuyện đi “học tập cải tạo” của một viên chức Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4. Ông Giao thuật rằng người tù khi trở về đã trả lời người con về chuyện đối xử trong tù cộng sản thế này: 

Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng, có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 7 Comments »

3829. Nguỵ biện

Posted by adminbasam trên 03/05/2015

Nguyễn Văn Tuấn

03-05-2015

Cách đây trên 10 năm tôi căn cứ vào những gì mình học qua và có viết một bài khá dài để liệt kê những nguỵ biện phổ biến ở người Việt. Bài đó được phổ biến rất nhiều qua từng ấy năm. Nhưng hôm qua, nhân một cái note nhỏ về “Chứng từ của tội lỗi” (tôi không dùng chữ “tội ác”), tôi mới thấy thói nguỵ biện vẫn còn tồn tại trong khá nhiều bạn đọc.

Tôi thấy một nguỵ biện phổ biến nhất là đánh tráo vấn đề. Tiếng Anh gọi là distraction. Có nhiều thói trong nhóm nguỵ biện này, nhưng một số thói phổ biến tôi thấy trong thực tế là:

Thứ nhất là thói nguỵ biện có tên mà tiếng Anh gọi là “red herring”, hiểu theo nghĩa đánh tráo vấn đề. Chữ “red herring” có nguồn gốc từ thế kỉ 19 khi những người thợ săn dùng mùi cá để đánh lạc hướng và huấn luyện chó săn. Câu chuyện là cây búa được dùng cho việc giết người, người dùng nó là người của chính quyền đương thời, và việc sử dụng công cụ này được chính chính quyền xác định trên giấy trắng mực đen. Cây búa là một chứng từ nói lên tính man rợ trong thời chiến của phe chính quyền. Người đọc có suy tư phải suy nghĩ, tìm hiểu, lí giải vấn đề, và giúp người khác hiểu sâu thêm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa | Thẻ: , , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: