BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Trần Đỉnh’

3212. Đèn Cù Tập II – vài giai thoại

Posted by adminbasam trên 22/12/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

21-12-2014

Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.

Dương Thu Hương

Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , , | Leave a Comment »

3204. Đèn Cù Tập II: đấu đá nội bộ

Posted by adminbasam trên 21/12/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

20-12-2014

H1Tiếp tục đọc Đèn Cù Tập II. Nhưng trang sau của quyển sách có vẻ “ác liệt” hơn, với giọng văn “confrontational” hơn và thẳng thắn hơn. Nếu không biết tác giả là người từng ở trong “hệ thống”, người đọc có thể lầm tưởng rằng ông là người miền Nam từng đi tù cải tạo! Do đó, tôi ngần ngại trích dẫn những đoạn ác liệt …

Những sự thật cần xét lại

Miền Bắc Việt Nam từng có vụ án “xét lại chống đảng”. Dĩ nhiên, hai chữ “xét lại” đó chẳng có dính dáng gì với ý nghĩa của nó, mà là một vụ thanh trừng những người thân Liên Xô lúc đó. Cuốn sách Đèn Cù dành khá nhiều trang để viết về vụ án này, vì tác giả là một trong những nạn nhân. Ở đây, tôi chỉ muốn mượn hai chữ xét lại để nói rằng trong Đèn Cù Tập II cũng đưa ra nhiều sự việc cần phải … xét lại.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | Leave a Comment »

3004. Yêu nước cần phải có đóng dấu

Posted by adminbasam trên 28/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

28-09-2014

“Tôi lần đầu phát hiện ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêu nước và phản động là vô cùng mong manh.” (Chương 18 trong Đèn Cù). Dù nhận xét “lần đầu” này là vào thập niên 1960, nhưng cho đến nay vẫn còn hợp lí và mang tính thời sự.

Tác giả Trần Đĩnh không nói yêu nước như thế nào thì được sự phê chuẩn của đảng, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể biết. Ở VN ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Cái định nghĩa này nó không chỉ bàng bạt trong sách giáo khoa dành cho học trò, mà còn được hệ thống truyền thông của đảng và Nhà nước nhắc đến hàng ngày. Có người còn đẩy xa tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản: “Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản” (1)! Điều này có thể hiểu rằng nếu công dân yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội là có thể phạm tội. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

2984. Đèn cù và Những lời trăng trối giải thích tại sao Việt Nam bị lệ thuộc Tàu suốt mấy chục năm qua

Posted by adminbasam trên 23/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

23-09-2014

H1Tôi đọc 2 cuốn “Đèn cù” (của Trần Đĩnh) và ” Những lời trăng trối ” (Trần Đức Thảo) một lúc. Vì đọc chưa xong nên chỉ có thể viết linh tinh vài cảm nhận đầu tiên. Cả hai cuốn sách đều nói về chế độ cộng sản cùng những con người trong chế độ đó, và qua đó chúng ta có thể giải thích tại sao VN bị lệ thuộc vào Tàu suốt mấy mươi năm qua và tại sao VN vẫn còn ở dưới đáy của bậc thang phát triển như hiện nay và có thể cả tương lai.

Nhưng cách tiếp cận hay cấu trúc thì rất khác nhau giữa hai tác phẩm. Đèn cù có vẻ tập trung vào những cá nhân gầy dựng chế độ và những con người yểm trợ chế độ cộng sản ở VN. Tác giả được sống gần các nhân vật đó một thời gian dài và có thể tiếp cận nhiều thông tin có thể nói là thú vị. Chẳng hạn như tác giả được phân công viết một phần tiểu sử ông Hồ và có dịp tiếp cận thông tin về cá nhân ông ở địa phương, và ông cả Khiêm (anh ruột ông Hồ) cho biết ông Hồ sinh năm 1891 (chứ không phải 1890) nhưng tác giả không đào sâu phân tích chi tiết này. Tác giả cũng không viết một cách rạch ròi về gia phả của ông Hồ. Thật ra, hầu như bất cứ nhân vật nào, tác giả chỉ phác hoạ sơ sơ, bề mặt, chứ không hề có đào sâu. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi khi đọc những đoạn trong Đèn cù, ông cụ Hồ là một người có vẻ thờ ơ và lạnh lùng với thân nhân, anh em của ông. Ông không hề nhắc đến cha mẹ, anh chị em, và từ ngày ông đạt được quyền lực tột đỉnh, cũng không về thăm và ở lại quê.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 5 Comments »

2939. ĐỌC ĐÈN CÙ, THẤY QUYỀN CON NGƯỜI LÀ QUÍ GIÁ

Posted by adminbasam trên 07/09/2014

Nguyễn Văn Thạnh

06-09-2014

TDĐược một người bạn tặng cho cuốn Đèn Cù, tôi đã ngấu nghiến nó trong 3 ngày dù cuốn sách đến 599 trang. Trước đó, tôi đã đọc nhiều cuốn hồi ký thuộc giai đoạn này như: Đêm giữa ban ngày, Một cơn gió bụi, Trong gọng kềm lịch sử, Từ thực dân đến phong kiến,… phần nào hiểu về sự thật của một giai đoạn lịch sử nhưng tôi thật sự cuốn hút khi bắt đầu với Đèn Cù. Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ.

Khác với các tác giả khác, ông Trần Đĩnh có vị trí đặc biệt để cung cấp cho những người hậu sinh như tôi có góc nhìn toàn cảnh, chân thực hơn giai đoạn lịch sử 1946-1975; giai đoạn lịch sử được phủ lớp sơn bóng bẩy có chủ ý của nhà cầm quyền.

Đèn Cù cho ta thấy: như hình ảnh voi giấy, ngựa giấy chạy vòng quanh tít mù trong đèn cù (đèn kéo quân), Đảng cộng sản VN cũng chạy quanh thế nào dưới sức ép của hai nước lớn trong phe XHCN-Liên Xô và Trung Quốc. Thú vị hơn nữa, ta thấy các giáo chủ của một chủ nghĩa thần bí-hứa hẹn đưa con người đến thiên đường trên mặt đất-chủ nghĩa Mac-Lenin đã độc quyền trong việc giải thích chủ nghĩa này như thế nào là trong sáng: để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lenin thì phải không sợ Mỹ, phải đánh Mỹ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

2915. Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh

Posted by adminbasam trên 01/09/2014

Việt Báo

Trần Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): ‘Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt’. Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên ‘Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…’ (trang 86)“.

Phan Tấn Hải

30-08-2014

 Tô Hoài (trái) và Trần Đĩnh (hình trang 590, sách “Đèn Cù.”)

Tô Hoài (trái) và Trần Đĩnh (hình trang 590, sách “Đèn Cù.”)

Trần Đĩnh không phải là một tác giả quen tên đối với người đọc sách Miền Nam Việt Nam, và cũng khá lạ với độc giả hải ngoại.

Nhưng ông là người đã từng cầm bút viết lên những trang sách nhiều triệu người đọc, ở Miền Bắc.

Trần Đĩnh là người chấp bút Tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, năm 1960; và chấp bút các cuốn tự truyện, hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương… trong đó, nổi tiếng với dân Miền Bắc là cuốn “Bất Khuất” (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận, 1967). Trần Đĩnh cũng là dịch giả nhiều tác phẩm văn học…

Tại sao dân Miền Nam và hải ngoại ít biết tới Trần Đĩnh? Câu trả lời đơn giản: ông bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm vì liên hệ trong “vụ án xét lại” — một vụ án được nhiều người gọi đơn giản là vụ án Hoàng Minh Chính, hay vụ án “tay sai Liên Sô”.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hồ Chí Minh, Đảng CSVN | Thẻ: | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: