22-10-2015
Nhiều khi đọc báo Việt Nam bắt gặp những bài làm tôi (và có lẽ các bạn) … nhăn mặt. Chẳng hạn như bài này, “Khẳng định vai trò của nhà thơ Tố Hữu trong văn hóa dân tộc“, thì thật là khó nuốt.
Số là tuần qua người ta có cái hội thảo “Tố Hữu với văn hoá dân tộc” nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của thi sĩ Tố Hữu. Dĩ nhiên, hội thảo về một nhân vật thì chỉ có bài ca ngợi, chứ chắc không có bài “critical”. Dễ hiểu. Trong hội thảo có một nhà thơ nổi danh nhận xét rằng “Tố Hữu là một nhân cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của cách mạng, ông góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc.”
Nói rằng Tố Hữu là nhà văn hoá của cách mạng thì chắc ít ai phản đối, nhưng cho rằng ông là “nhà thơ của dân tộc” thì tôi sợ là có rất nhiều người không đồng ý. Người không đồng ý đầu tiên chắc chắn phải kể đến một thi sĩ thứ thiệt: Trần Dần. Từ năm 1957, khi Tố Hữu đang thăng quan tiến chức và được các đồng chí của ông cưng, thì Trần Dần đã thẳng thừng nhận xét rằng “[…] cách nhìn của nhà thơ Tố Hữu (trong tập Việt Bắc) đối với cuộc đời, đối với sự thực. Ðiểm thứ nhất: thơ Tố Hữu không có cách nhìn mới nào rõ rệt. Cách nhìn của Tố Hữu không có gì là đặc sắc cả.” Đọc tiếp »