Tẩy chay sản phẩm độc hại của Masan. Nguồn: YouTube
Mong mọi người chia sẻ bài viết này thật rộng rãi tới cộng đồng, vì rằng, Masan đã cố tình report bài viết dưới đây của tôi vì lý do “vi phạm bản quyền”, bởi tôi đã đăng hình ảnh các sản phẩm là nước chấm, đồ ăn nhanh của hãng Masan mà được quảng cáo công khai trên các phương tiện chính thống. Có lẽ, đây là dấu chấm hết cho một thương hiệu làm ăn chưa bao giờ xứng đáng để được tôn trọng, nhất là cách họ định tiêu diệt nghề mắm truyền thống Việt, có nhiều nơi là quê hương của những vị quan chức cao cấp hiện thời, như ông Thủ tướng Chính phủ.
Và tôi tự hỏi, người ta không thể biết cúi đầu, lắng nghe, học hỏi và làm người tử tế để đối đãi với nhau, với chính đồng loại và dân tộc mình, trên tổ quốc này?
Cuộc phỏng vấn dưới đây được mình thực hiện tại một trạm xá nhà dòng ở Kỳ Anh vào ngày 10/5, khi mà thông tin về ‘Formosa’, ‘cá chết’ còn đang bị cấm không chỉ trên báo chí mà còn cả ở tin nhắn điện thoại, trong đó ghi nhận 1 chi tiết mà chính mình lúc đó còn không dám tin: Mỗi ngày, theo các xơ ở đây, trạm xá nhà dòng nhận 15-20 dân địa phương đến truyền dịch vì gặp các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn hải sản. Một con số khủng khiếp nếu biết rằng trạm xá này nằm trong khu vực dân cư chỉ khoảng 1000 hộ.
Hôm nay Báo Tuổi Trẻ đưa tin là hóa ra Bộ Y tế lấy 430 mẫu trong hai tháng 4 và 5, đã phát hiện nhiều mẫu có DƯ LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG như chì, sắt, crôm… là rất cao, nhưng cuối tháng 5 Bộ này lại công bố là ‘CHƯA PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG CHẤT ĐỘC HẠI VƯỢT NGƯỠNG‘.Đọc tiếp »
Ca sĩ Mỹ Linh phát biểu tại Diễn đàn về thực phẩm sạch. Ảnh Thành Đạt/ VietQ
Giống như nhiều người trong chúng ta, cô ca sĩ Mỹ Linh giờ đây sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhiều nếu cô muốn ăn hải sản không có xyanua từ nhà máy Formosa. Trường hợp này hoàn toàn đúng với phát biểu của cô được báo chí dẫn lại trong hôm nay: “muốn rẻ đừng đòi hỏi thực phẩm sạch“.
Tiếc thay, hải sản – một loại thực phẩm bị bẩn lại không phải vì người nông dân hám lời làm bậy mà bởi vì những người đã tiếp tay đưa Formosa vào để giết chết cả vùng biển miền Trung. Vậy chúng ta đang phải trả tiền nhiều hơn cho món hải sản mà chẳng liên quan gì đến ngư dân hay trình độ của người tiêu dùng.
Ca sĩ Mỹ Linh có thể hát rất hay nhưng khi cô phát biểu: “Thực phẩm sạch thì phải đắt, không thể rẻ được, muốn rẻ thì đừng đòi đồ sạch, bản thân nhà tôi trồng cũng thấy rất đắt” thì tôi đồ rằng cô ngày thường ít quan tâm đến đời sống của người nông dân.Đọc tiếp »
Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. Hình: VnExpress
HÀ NỘI (NV) – Các loại thực phẩm tại Việt Nam từ thịt cá đến rau đậu, trái cây, cà phê, đều có những hóa chất độc hại gây ung thư và các loại bệnh nguy hiểm khác.
“Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ,” Ông Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện ung bướu Hưng Việt phát biểu tại buổi Diễn Đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra sáng 23 tháng 8 năm 2016 và được tường thuật trên tờ Dân Trí.
Người ta từng thấy có những lời kêu ca trên mặt báo trong nước là người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình. Tuy lời kêu gào khẩn thiết này dù đã được lập lại nhiều lần, vẫn có vẻ như ném đá ao bèo. Nhà cầm quyền với đủ mọi bộ ngành ban bệ xuống tận từng ngõ ngách của xã hội nhưng lại tỏ ra bất lực.
Tại diễn đàn nói trên, ông Hoàng Đình Chân cho biết, “Đối với ngành thực phẩm, chúng ta thấy có 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/ 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.”Đọc tiếp »
Theo báo cáo dưới đây, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh đã lấy 9 mẫu thủy hải sản vào ngày 5-8 tại Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm như sau:
Ảnh: FB Bạch Hoàn
– 01 mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,79mg/kg, vượt ngưỡng giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg.
– 05 mẫu hải sản bị phát hiện có Cyanua, gồm: Cá mỏ neo là 3,9mg/kg; cá đuối, ghẹ ba mắt là 0,8mg/kg; hai mẫu cá khác hàm lượng 0,5-0,6mg/kg.Đọc tiếp »
Chị Nguyễn Thị Ninh và anh Mai Thành Tín vừa bị ngộ độc do ăn phải cá Soòng được đánh bắt từ biển Hà Tĩnh.
Mời mọi người nghe người dân tại Vũng Áng kể về những khó khăn của họ để biết rằng chính quyền ở đây đã có chủ trương “mị dân, lừa dân” sâu sát và có hệ thống như thế nào! Đọc tiếp »
Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh. Ảnh: Masaru Komiyaji
Truyền thông ồn ào đến mấy rồi cũng qua đi, chỉ có sự thiệt thòi, nỗi khổ, nỗi hoang mang của ngư dân là vẫn vẹn nguyên. Ông Sìa, bà Phi ở Nhân Trạch, Quảng Bình cho biết cá đi đánh về vẫn được bán với giá 8,000 Đ so với giá 15,000 Đ trước kia. Ông Sìa nói đây là giá bán làm thức ăn gia súc.
Cả đời sống với biển, ăn cá hàng ngày, họ không quen ăn thị và giá thịt giờ đắt hơn trước, trong khi thu nhập của họ chỉ đủ cầm cự qua ngày.
Nhiều người không dám ăn, có vài người thèm quá, bảo nếu không ăn thì người yếu, mãi cũng chết, đành phải ăn liều.
Đến giờ ngư dân ở đây mỗi người chỉ được nhận 10 kg gạo. Nếu giao cho 2 người thì bị hao hụt đi thành 18 kg. Với một bộ máy tham nhũng như hiện nay. Tiền đền bù đến được tay người dân sẽ bị hao hụt nhiều. Chưa nói về sức khoẻ thì sự thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Tôi đang tò mò xem mỗi ngư dân sẽ nhận được là bao nhiêu. Tôi tin rằng số tiền ấy sẽ bằng phần trăm, phần nghìn tổn hại của ngư dân và những người kinh doanh liên quan tới hải sản, du lịch. Đọc tiếp »
“Và trách nhiệm đầu tiên của việc kiến thiết đất nước thuộc về giới trí thức, và như ông Lev Tolstoy đã nói: điều đáng sợ không phải người ngu dốt, mà là sự hiểu biết giả, trí thức giả nó sẽ phá hoại đất nước nhanh hơn bất cứ sự ngu dốt nào”.
Các bạn, các ông bố, bà mẹ có thể chặc lưỡi, chuyện đó (tức chính trị, quản lý) là của nhà nước. Nhưng các bạn thử nghĩ, nếu phó mặc kiểu đó thì nếu họ cùng đồng loã với những kẻ vô lương, bất nhân tuồn vào thị trường những thực phẩm sữa, bột cho trẻ em độc hại như thế này thì ai là người gánh chịu hậu quả?
Cũng giống như hàng triệu chai nước ngọt của URC nhiễm chì vẫn tuồn được ra thị trường tiêu thụ, rồi thực phẩm bẩn tràn lan mà không ai kiểm soát được, cũng bởi đóng góp trong đó có kiểu coi thường luật pháp như tên cục trưởng của Bộ Tài nguyên Môi trường sẵn sàng cấp giả tới 800 loại giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp thoả thích làm ăn.
Và nếu chúng ta không có cơ chế kiểm soát hành vi quản lý của nhà nước bằng một thiết chế quyền lực hữu hiệu khác thì chúng ta làm sao có thể biết và cũng không đủ chức năng, thẩm quyền để xử lý các hành vi trái luật nếu các nhà chức trách của chính quyền vi phạm luật pháp? Hay chúng ta lại tiếp tục phó mặc với kiểu tư duy: việc đó họ tự xử và giải quyết với nhau, đó đâu phải việc của mình?
Ngạn ngữ có câu: “Để hiểu về bản chất một con người, hãy xem cách anh ta đối xử với người thân, với gia đình của mình”. Đất nước Philippines đã cưu mang gia tộc gốc Trung Quốc Gokongwei và tạo mọi cơ hội cho họ làm giàu. Theo thống kê mới nhất vào T6/2016, trong 10 tỷ phú giàu nhất Philippines thì có đến 9 tỷ phú gốc Trung Quốc, những nhân vật này sở hữu, khống chế toàn bộ nền kinh tế và có vị thế khuynh đảo về chính trị. Đại diện gia tộc này, John Gokongwei – Chủ tịch danh dự Tập đoàn URC hiện đang là người giàu thứ 2 tại Philippines với tài sản lên đến 5,5 tỷ USD. Hãy xem Tập đoàn URC đối xử thế nào với người dân Philippines?!!Đọc tiếp »
Lâu nay, đối với các hành động xâm chiếm biển đảo trên Trường Sa và Hoàng Sa; những lần lén lút dời cột mốc ở biên giới phía Bắc nước ta của Trung Cộng, tôi thực tình ít quan tâm và không mấy xúc động. Tất nhiên tôi đồng ý rằng những hành động xâm lấn này làm tổn thất lớn cho quyền lợi quốc gia Việt Nam; xét về lâu dài, chính là tổn hại đến lợi ích cụ thể về tài nguyên và địa chính trị cho nhiều thế hệ người Việt Nam.
Chỉ vậy thôi, tôi thường cố tránh cho mình sự lún sâu vào tinh thần cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhìn nhận các sự kiện này, với tư cách là một người bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền không có biên giới, kể cả cái biên giới dân tộc mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc cố tình dựng nên.Đọc tiếp »
Về sự cố C2, Rồng đỏ nhiễm chì, sau hơn 1 tháng “im hơi lặng tiếng”, Công ty URC Việt Nam đã chính thức lên tiếng xin lỗi người dùng Việt Nam.
Sau hơn 1 tháng “im hơi lặng tiếng”, Công ty URC Việt Nam đã chính thức lên tiếng xin lỗi người dùng Việt Nam. Trên trang Facebook chính thức của C2, người đại diện, Jai Gamboa, Tổng Giám Đốc URC Việt Nam đã nói: “URC xin chân thành gửi lời xin lỗi đến người tiêu dùng Việt Nam về sự việc đã khiến các bạn lo lắng trong thời gian qua”.
Lần đầu tiên sau hơn 1 tháng C2, Rồng đỏ nhiễm chì của URC được phát hiện, URC mới chính thức lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Việt Nam, nhưng họ chỉ xin lỗi “về sự việc đã khiến các bạn lo lắng trong thời gian qua”, chứ không hề xin lỗi về các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm cực kỳ nghiêm trọng của mình, cũng chưa thẳng thắn nhận lỗi về gần 1 triệu chai C2, Rồng đỏ nhiễm chì đã được lưu thông, tiêu thụ hết trên thị trường thời gian vừa qua…Đọc tiếp »
Trong khi người dân phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc chì do sử dụng các sản phẩm có hàm lượng chì vượt ngưỡng của URC thì Bộ Y tế – Cơ quan bảo vệ sức khỏe cho người dân lại có thái độ bàng quan, báo chí nêu ra vụ việc nào thì xử lý vụ việc ấy.
Cơ quan này chưa có các động thái mạnh mẽ, tích cực nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân ngay cả khi biết vẫn còn các lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì đang lưu thông ngoài thị trường. Doanh nghiệp nói “không thu hồi được” cũng gật đầu đồng ý.
Vụ việc các sản phẩm C2, Rồng đỏ của Công ty TNHH URC Hà Nội có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép nhiều lần đã không còn là nghi vấn nữa mà là sự thật. Tỉ lệ thuận với đó là hàng nghìn chai C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì vượt ngưỡng đã đi vào bụng người dân một cách thoải mái mà không hề có sự e ngại hay đề phòng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người dân không nên quá lo lắng trước thông tin cá nục nhiễm phenol. Ảnh: L.Phương/ VNN
Trong vụ cá chết tại miền Trung người dân được chính quyền tận tình dẫn giải rằng ăn cá lúc này vẫn an toàn và cứ bình tâm mà ăn. Một cách nào đó, ăn cá trong lúc dầu sôi lửa bỏng là yêu nước, mà yêu nước là “yêu chủ nghĩa xã hội”.
Chính quyền Đà Nẵng phải nói là rất anh hùng trong việc hy sinh bản thân để lấy lại sự bình tĩnh cho người dân. Cán bộ cởi trần xuống biển tắm và ăn bữa tiệc cá hoành tráng trên bờ để người dân thấy rằng ăn cá sẽ không có vấn đề gì.
Vấn đề ở chỗ người dân không chịu tin vì họ đòi phải biết đích thị những con cá nằm trên bàn kia được bắt từ đâu? Nó thuộc quốc tịch nào và ai là người đủ uy tín để nói rằng bọn cá này bị bắt tại khu vực Đà Nẵng hay lân cận?Đọc tiếp »
Như vậy là sau hơn 1 tháng quanh co chối tội và im lặng né tránh, URC VN đã lên tiếng. Chỉ là không đăng hoành tráng nguyên trang trên Báo Tuổi Trẻ như thông điệp lừa gạt người tiêu dùng TẤT CẢ SẢN PHẨM CỦA URC ĐỀU AN TOÀN, mà là lén lút thập thò dưới dạng 1 post trên chính trang của sản phẩm C2.
Hãy xem URC tiếp tục xem thường người dân Việt Nam đến mức nào!
Trong post có tên gọi rất khệng khạng đối với một hành động tội ác quy mô diệt chủng mang tên “Cập nhật về việc thu hồi sản phẩm C2 và Rồng Đỏ”, URC một lần nữa thể hiện thái độ trịch thượng, khinh thường đối với người dân Việt Nam.Đọc tiếp »
Lãnh đạo các ngành y tế, nông nghiệp ở Quảng Trị kiểm tra lô cá nục bị nhiễm phenol chiều 11-6 – Ảnh: Quốc Nam/ báo TT
Lô cá nục 30 tấn mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là trong cá có phenol, một chất cực độc. Theo ngư dân, loại này sống cách bờ khoảng 15 km, ở độ sâu khoảng 30 mét. Theo bà Thuộc, chủ thu mua cá nói: số cá này bà thu mua của ngư dân đánh bắt từ vùng biển 30 hải lý trở ra và bà có đưa ra một số giấy tờ do cơ quan chức năng cấp và cho rằng, số cá bà mua đều được chứng nhận đánh bắt ở vùng biển an toàn.
Có thể kết luận rằng:
1. Cá đánh bắt xa bờ trên 30 hải lý trở ra cũng bị nhiễm độc, không phải là cá sạch như quan niệm của nhiều người dân và quan chức hiện nay. Vì vậy, giấy tờ làm bằng chứng cá sạch của bà Thuộc và phát ngôn của ông Võ Văn Hưng – GĐ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quảng Trị cho rằng: “Cấp giấy để chứng nhận cá sạch chứ an toàn hay không thì chưa biết” trở nên khôi hài. Đề nghị: các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh miền Trung cần kiểm kê, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các kho hải sản đông lạnh trên địa bàn để có biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.Đọc tiếp »
Trả lời trên Báo Inquirer Business, Philippines ngày 13/06/2016, URC cho biết đã hoàn tất thu hồi 02 lô sản phẩm theo lệnh của Bộ Y tế VN và đã nộp phạt 261 ngàn USD. Đây là một lời nói dối trắng trợn, thực chất URC chỉ thu hồi được 5% trong tổng số hơn 1 triệu chai đã bán ra thị trường.
Lời nói dối tiếp theo là cố gắng dựa vào phát biểu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Phillipines (The Food and Drug Administration – FDA) về việc “2 lô sản phẩm bị nhiễm chì đã bị thu hồi tại Việt Nam không được xuất khẩu sang Phillipines” để diễn dịch thành “không có sản phẩm nào của URC tại Philippines bị nhiễm chì”. Phát biểu này của ông Lance sẽ được chính dư luận tại Philippines phát xét vào những ngày tới. Như đã từng nói trong các bài viết trước, không có sản phẩm nào của URC an toàn, điều này xảy ra trên mọi thị trường mà URC tham gia như Philippines, Indonesia, Thailand, Cambodia, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Tôi có quan hệ với bộ phận QA tại các quốc gia này và đã được chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về thảm hoạ nhiễm độc chì cực kỳ nghiêm trọng diễn ra đồng thời ở nhiều quốc gia này.Đọc tiếp »
Suốt chiều dài đất nước này, dường như không có chỗ nào là không có độc. Từ chất độc Dioxin để khai hoang trong cuộc chiến tranh cách đây ngót nghét nửa thế kỉ cho đến độc tố trong thực phẩm ngấm dần vào cơ thể, bào mòn từng tế bào trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và gần đây nhất là tứ bề độc trùng vây, độc tố trên biển, độc tố trong ao hồ… Có vẻ như đất nước này đang đối mặt với độc tố và nguy cơ diệt vong không phải là không có. Nhưng, đáng sợ nhất chính là độc tố trong tâm hồn con người.
Bởi độc ngoài tự nhiên, trong không gian, người ta có thể nắm tay nhau, tựa lưng nhau để loại bỏ nó, một ngày không xong thì mười ngày, một năm không xong thì mười năm, trăm năm, còn con người thì sự sống vẫn có chỗ để vươn dậy dưới ánh mặt trời.Đọc tiếp »
Bổ sung lúc 20h40′, Facebooker Tuan Nguyen Bao bình luận: “Quảng cáo mà Báo Tuổi trẻ đã nhận tiền để đăng nhằm giúp URC đưa thông tin sai lệch và lừa dối người tiêu dùng VN đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam nhưng không thấy bộ ngành nào lên tiếng?!!
Sẵn sàng chi tiền để đăng quảng cáo nguyên trang hoành tráng liên tục trong một tháng, URC VN với sự giúp sức lộ liễu của Báo Tuổi trẻ đang từ từ đầu độc nhận thức cũng như từng đường gân thớ thịt của hàng triệu người dân VN. Chính Báo Tuổi trẻ đã tiếp tay để nâng tầm tội lỗi URC VN thành tội ác khi cố tình lấp liếm, cho người đọc cảm giác URC đã thu hồi, tiêu huỷ hết sản phẩm nhiễm độc chì và mọi sản phẩm khác của URC đều an toàn và có thể tiêu thụ. Đây là hành động quá xem thường người dân Việt Nam, Báo Tuổi trẻ xem người dân là trẻ con và đã tiếp tay xui “trẻ con uống thuốc độc” để mua vui cho URC VN”.
URC: Cái sảy nảy cái ung – nguy cơ ung thư cho người dân Việt Nam
Thị trường chứng khoán luôn rất nhạy cảm và lần này đã có những đánh giá rất chính xác về thảm hoạ nhiễm độc chì từ những sản phẩm của URC. Chỉ trong vòng hơn 03 tuần sau khi xuất hiện thông tin về việc Bộ Y tế kiểm tra và kết luận về hàm lượng chì trong C2 và Rồng Đỏ vượt mức quy định trên thị trường Việt Nam, giá cổ phiếu của URC đến ngày 31/05/2016 đã giảm gần 7%, tức là URC mất giá trị khoảng 630 triệu USD (giá trị vốn hoá của URC 400 tỷ peso, tương đương 9 tỷ USD).Đọc tiếp »
Đôi lời: Bài viết dưới đây của nhà báo Dương Minh Phong, tức blogger Cu Làng Cát, đăng trên Facebook cá nhân của anh, nhưng đã thấy Kênh 13 đăng lại, tựa bài là: Một cháu gái đã chết sau khi dùng Rồng Đỏ, ghi tên tác giả là Hải Băng. Bài trên Kênh 13 đăng sau bài viết của blogger Cu Làng Cát khoảng vài chục phút. Nếu Hải Băng không phải là blogger Cu Làng Cát thì Kênh 13 đã chôm bài của blogger Cu Làng Cát.
Cập nhật: Nhà báo Dương Minh Phong cho biết, anh không phải là Hải Băng. Như vậy là tác giả Hải Băng/ Kênh 13 đã chôm bài của nhà báo Dương Minh Phong.
+ Tháng 12 năm 2015, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), các phụ huynh chấn động vì một nữ sinh tử vong sau khi dùng nước Rồng Đỏ cùng bạn bè. Đấy là trường hợp cháu M, lúc đó học lớp 7, ở Đồng Sơn, Đồng Hới, Quảng Bình. M đã cùng một nhóm bạn dùng một số thức ăn trên đường Hai Bà Trưng (Đồng Phú), trong đó M có dùng 2 lon nước Rồng Đỏ. Khi trở về nhà M đau bụng, cơn đau hành hạ quằn quại khiến gia đình đưa M nhập viện Cu Ba, được điều trị bằng ca ngộ độc thông thường. M có thâm niên uống Rồng Đỏ nhiều năm nay.
+ Nhưng cơn đau không có hồi thuyên giảm, thấy tình hình ngày mỗi xấu đi, người nhà đưa M đi bệnh viện trung ương Huế, nhưng không may M đã tử vong trên đường từ Quảng Bình vào Huế. Báo chí đưa tin M chết sau khi sử dụng Rồng Đỏ? Tuy nhiên một số tờ báo đi ngược giật những cái tít có lợi cho nhà sản xuất nước Rồng Đỏ này kiểu như thực hư về cái chết của học sinh sau khi uống Rồng Đỏ… Các bài viết kiểu này đều có chiều hướng PR vào bảo vệ rất tốt cho URC, dư luận sau đó dần lắng xuống.Đọc tiếp »
Như vậy là C2 và Rồng đỏ do URC sản xuất tại Việt Nam bị nhiễm độc chì rất nặng!
Cám ơn những người bạn không biết mặt trên mạng đã kề vai sát cánh, động viên tôi những lúc bị doạ dẫm, bị “những bàn tay đen” vùi dập bầy đàn, cám ơn những nhà báo chân chính đã không mệt mỏi đi đến cùng của sự việc.
Nhiều người hỏi tôi vì sao tôi làm việc này? Tôi xin mượn lời của Facebooker Oanh Bùi để trả lời: “Nhờ những kiểm nghiệm độc lập và đưa lên mạng xã hội mà công ty URC phải thu hồi 5 lô nước giải khát vì hàm lượng chì quá cao. Nhờ các nhà phân tích, kiểm nghiệm độc lập, trên mạng xã hội cũng đang công bố nước ở Vũng Áng không thể an toàn như trên truyền thông đang tuyên truyền muốn dân tiếp tục đi biển, ăn cá, không cần biết hậu quả là chết dân…Đọc tiếp »
Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên (trái) kiểm tra lô hàng trước khi tiêu huỷ – Ảnh: Trần Ngọc Kha
TTO – Công ty TNHH URC VN bị xử phạt do các vi phạm sản xuất và bán một số lô nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố.
Cách đây ít giờ, phó Chánh thanh tra Bộ Y tế – trưởng đoàn thanh tra Công ty TNHH URC VN Nguyễn Văn Nhiên đã ký quyết định xử phạt hành chính trên 5,8 tỉ đồng đối với Công ty TNHH URC VN, do các vi phạm sản xuất và bán một số lô nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu có hàm lượng chì cao quá mức công bố.
Theo quyết định này, các vi phạm chính của công ty URC VN sau thanh tra gồm sản xuất 2 lô trà xanh hương chanh C2 (lô sản xuất ngày 4-2-2016, hạn sử dụng 4-2-2017) và lô nước tăng lực Rồng đỏ hương dâu sản xuất ngày 10-11-2015, hạn sử dụng 10-8-2016 có hàm lượng chì cao quá mức công bố.Đọc tiếp »
Ảnh minh họa: hóa chất độc hại dùng trong thực phẩm. Nguồn: internet
Ngồi đọc lại một tờ báo xưa, thấy cái tin ngồ ngộ: Chánh phủ sẽ xử phạt nặng, kể cả bỏ tù những người bán hàng dùng đường hóa học để nấu chè!
Lúc nhỏ tôi thường nghe những người hàng xóm bảo nhau ‘đừng ăn chè, hoặc thứ gì đó của quán Y, quán X…vì quán đó dùng đường hóa học’. Tôi chẳng biết đường hóa học là đường gì nhưng người dân xóm nghèo Sài Gòn tôi có vẻ rất sợ. Và lúc đó, cái món ‘hóa chất’ duy nhất thường được người bán bỏ vào thức ăn chỉ là đường hóa học. Ngay cả má tôi cũng dặn đi học không được ăn nước đá bào, hoặc chè, coi chừng ăn trúng đường hóa học.
Nào cần biết. Tôi vẫn vô tư ăn bánh mì bì chan nước mắm, bánh mì xíu mại. Ngon lành lắm thì được tô bánh canh với khoanh giò giòn sựt còn thường xuyên thì ăn cháo huyết, bún riêu xóm nghèo. Chúng tôi ăn vô tư chẳng lo lắng gì về vệ sinh thực phẩm vì chưa bao giờ được nghe chuyện heo được ăn thức ăn có trộn chất làm tăng trọng, cá nuôi thì có dư lượng kháng sinh, tôm thì bôm silicon đầy tạp chất. Trong những bài học về ăn uống chúng tôi chỉ được dạy phải ăn uống thức ăn nấu chín, tránh để qua đêm, phải có lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi nhặng… Chúng tôi chưa bao giờ được khuyên ‘Hãy ăn thức ăn không hóa chất’ hoặc ‘hãy chọn thức ăn không độc hại’ như bây giờ. Lúc ấy, lũ trẻ chúng tôi không sợ thức ăn có hóa chất, và cũng chẳng biết hóa chất là gì, mà chỉ sợ không có cái gì để bỏ vào miệng mà thôi.Đọc tiếp »
Như vậy chúng ta đã rõ và sẽ không bao giờ bỏ qua việc URC dù biết 05 lô sản phẩm C2 và Rồng đỏ (số lượng gần 2 triệu chai) có hàm lượng chì gấp nhiều lần cho phép nhưng vẫn tung ra cho người dân Việt Nam uống. Theo thông tin tôi có được, Bộ Y tế chuẩn bị công bố kết quả của 11 lô tiếp theo đang được xét nghiệm và nếu kiểm tra toàn diện thì số lô bị nhiễm độc chì sẽ gấp hàng chục lần số lượng mà Bộ Y tế đã phát hiện và yêu cầu URC thu hồi.
Xin một lần nữa hoan nghênh tinh thần làm việc nghiêm túc và quyết liệt của Bộ Y tế trong vụ việc này, chúng tôi hiểu và chia sẻ những áp lực về thời gian và áp lực ngày càng tăng từ các cuộc vận động hành lang của các ông chủ Philippines tại Hà Nội trong những ngày qua nhằm vào Đoàn thanh tra và Bộ Y tế. Trong khi chờ đợi kết quả các đợt xét nghiệm đang diễn ra và kết quả thanh tra toàn diện URC VN, tôi xin được tiếp tục vạch trần một bộ phận “truyền thông bẩn” đã góp phần không nhỏ trong việc tiếp tay reo rắc “thực phẩm bẩn” tới hàng chục triệu người Việt Nam.Đọc tiếp »
Đà Nẵng xác minh thông tin gà ăn cá biển lăn ra chết
Ngọc Trường
16-5-2016
Người dân có gà bị chết cho rằng do ăn cá biển, tuy nhiên chính quyền sở tại nói qua xác minh những con gà này chết vì “ăn quá no”.
Trao đổi với VnExpress trưa 16/5, ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), xác nhận một hộ dân trên địa bàn sau khi mua cá biển ở chợ về cho gà ăn thì gần nửa trong đàn gà 15 con lăn ra chết.
“Chúng tôi đã xuống xác minh, thấy gà ăn quá no nên chết, nhưng người dân lại phao tin là do ăn cá biển. Thú y cũng lên kiểm tra rồi, nguyên nhân không phải do ăn cá”, ông Việt nói.Đọc tiếp »
Người Việt đang tự đầu độc chính mình bằng thực phẩm bẩn, nhiễm độc. Ảnh: internet
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, quan trọng nhất đối với nhân loại. Không có thực phẩm con người sẽ bị hủy diệt. Thực phẩm (bao gồm tất cả các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến, nước uống có hoặc không có calories) là các nguồn chất đạm, đường, chất béo, sinh tố, muối khoáng có trong rau trái, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ.
Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng của các dân tộc khác.Đọc tiếp »
Vào lúc 10:30 sáng ngày 10/05/2016, trong lúc dư luận trên mạng đã đưa những bằng chứng rất rõ kết quả test của NIFC các lô hàng C2 sản xuất ngày 04/02/2016 và nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ thuộc lô sản xuất ngày 19/02/2016 đều có hàm lượng chì cao hơn gần gấp đôi lượng cho phép thì bà Lương Thị Phương Lan, Phó Trưởng phòng Công tác thanh tra, Cục An toàn thực phẩm dẫn Đoàn thanh tra đột xuất gồm 06 thành viên thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế thanh tra URC VN.
Điều đáng tiếc là sau khi sự việc được phanh phui, cùng với bằng chứng về việc đưa và nhận hối lộ, cùng với tên tuổi của những con sâu đứng sau vụ việc, bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ Y tế, bằng mọi giá phải giữ uy tín cho Bộ, và vì vậy, phải tìm cách bảo vệ, che dấu mọi sai phạm của URC VN. Cụ thể là bà chỉ đạo báo của Bộ Y tế là Sức khoẻ Đời sống và một số báo khác của ngành đưa tin để bênh vực và dọn đường cho kết quả test hàm lượng chì trong các sản phẩm của URC VN hòng khi có kết quả “sạch” thì sẽ đồng loạt đưa tin nhằm lấp liếm.Đọc tiếp »
Được sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông và đông đảo người dân VN, tôi xin tiếp tục cung cấp thông tin về sự việc vô cùng nghiêm trọng này!
Cho dù URC VN và Bộ Y tế đang cố gắng dùng mọi chiêu trò ma mãnh để hòng chối tội thì chỉ có một sự thật duy nhất: “Trà C2 và Rồng đỏ của URC bị nhiễm độc chì rất nặng. Độc tố này đến từ hàng trăm tấn Acid Citric bị nhiễm độc chì do Công ty Weifang, Trung Quốc – nhà cung cấp nguyên liệu cho URC từ nhiều năm nay cung cấp.” Lô hàng acid này đã được URC đưa vào sử dụng từ tháng 11/2015, trung bình mỗi tháng 40-50 tấn, hiện lô hàng này đã được sử dụng hết để pha chế hàng triệu chai C2 và Rồng đỏ. Với tốc độ tiêu thụ C2 và Rồng đỏ trên thị trường hiện nay, thì chỉ 30 ngày sau khi sản xuất, hàng chục triệu chai nước giải khát chứa độc tố chì này sẽ đi vào cơ thể hàng triệu người Việt Nam, trong đó phần lớn là trẻ em, học sinh.Đọc tiếp »
Trong khi vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung còn đang loay hoay chưa có câu trả lời thì … ngay tại Hà Nội, các cán bộ chủ chốt của Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia – Bộ Y tế vẫn ung dung tiếp tay cho Công ty URC VN, để lọt hàng chục triệu chai nước giải khát C2, Rồng Đỏ bị nhiễm độc chì quá giới hạn cho phép ra thị trường, gieo rắc mầm mống ung thư cho người dân VN.
Công ty URC VN quá nổi tiếng với các vụ phát hàng khuyến mãi quá date, sử dụng nguyên vật liệu quá hạn, xả thải chui gây ô nhiễm môi trường,… và gần đây nhất là vụ xây nhà máy 38 triệu USD không phép tại Hà Nội.
Vì sao có quá nhiều sai phạm như vậy mà URC VN vẫn ung dung tiếp tục tung hoành? Câu trả lời nằm ở sự tiếp tay, dung túng của các cơ quan chức năng!!!
Ngay từ cuối năm 2015, bộ phận QA của URC đã phát hiện hàm lượng chì cao bất thường trong tất cả các sản phẩm, nhưng khi báo cáo lên trên thì bị chỉ đạo ỉm đi. Đến tháng 03/2016, theo quy định thì URC phải gửi sản phẩm đã hoàn thiện đến Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia – Bộ Y tế để kiểm tra, kết quả một lần nữa cho thấy các sản phẩm của URC bị nhiễm độc chì vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần (cụ thể C2 Lemon có hàm lượng chì 0.087mg/l, Rồng Đỏ có hàm lượng chì 0.085mg/l so với tiêu chuẩn cho phép chỉ là 0.05mg/l)), nguyên nhân là do URC sử dụng acid citric kém chất lượng, bị nhiễm độc chì nặng từ nhà cung cấpWeifang Ensign Industry Co., Ltd – Yixing, Trung Quốc.Đọc tiếp »