BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Thay đổi thể chế’

9881. THỨ CẦN THAY ĐỔI

Posted by adminbasam trên 05/09/2016

FB Luân Lê

5-9-2016

H1Để thay đổi được một nền chính trị hoặc thể chế của một đất nước, chúng ta buộc lòng phải thay đổi trước hết và tiên quyết ở tư tưởng. Tư tưởng được tạo nên bởi ý thức hệ, và từ đó, những kẻ có quyền đã xây dựng nên pháp luật theo ý chí của mình và cũng bởi ý thức hệ của người dân như đã là một sự đồng thuận (tương đồng) với điều đó, nên quyền lực chính trị cứ vậy mà thi hành để cai trị xã hội.

Xã hội thay đổi không phải bởi pháp luật, bởi hệ tư tưởng sẽ quyết định loại thể chế tồn tại của một nền chính trị, mà chính trị lại là thứ quyết định đến sự tồn tại (lập pháp) hoặc thực thi (hành pháp và tư pháp) của luật pháp – lập ra thế nào và thực thi ra sao, tất cả phụ thuộc vào chính trị, cái nôi sản sinh ra nó.

Nên pháp luật không phải là công cụ để thay đổi và đem lại sự văn minh của một quốc gia, trước khi có luật pháp, chúng ta phải thay đổi tư tưởng của người dân, và ngay cả những kẻ cai trị nắm trong tay quyền lực mà đang thực thi luật pháp một cách tuỳ tiện và bất chấp, mà đặc biệt chỉ dành cho dân chúng nhưng loại trừ chúng. Luật pháp không phải công cụ để thay đổi mà chỉ là lý do để khiến cho sự thay đổi sẽ xảy ra, và điều đó chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi bất công xã hội đã bị thực thi một cách triệt để nhân danh luật pháp mà đẩy dân chúng đến đường cùng không còn lựa chọn nào khác. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

9864. Bộ Chính trị có cảm thấy được áp lực từ xã hội không?

Posted by adminbasam trên 04/09/2016

FB Nguyễn Anh Tuấn

4-9-2016

Bài phỏng vấn Phó TBT Tạp chí Cộng sản về đổi mới hệ thống chính trị có khá nhiều chỉ dấu giúp những người quan sát chính trị Việt Nam có thể phần nào hình dung được lộ trình dự kiến trong những tính toán chiến lược ‘cầm quyền sau đổi mới’, ‘cầm quyền bằng đổi mới’ của lực lượng nắm quyền hiện nay.

Những người quan tâm tới sự phát triển của xã hội dân sự Việt Nam cũng có tìm thấy trong bài phỏng vấn thấp thoáng đâu đó một định nghĩa mới về không gian này, thay cho việc nhán dãn ‘công cụ diễn biến hòa bình’ một cách đơn giản và thô thiển trước đây.

Có người nói lời ông Phó TBT Tạp chí Cộng sản không phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Chính trị. Tôi thì lại nghĩ nếu Bộ Chính trị không bật đèn xanh, cho kẹo ông ấy cũng không dám phát ngôn quả quyết như thế về một vấn đề cực kỳ hệ trọng là đổi mới chính trị. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

9673. Con đường nào cho Việt Nam thoát nghèo?

Posted by adminbasam trên 21/08/2016

Nguyễn Hồng Hải

21-8-2016

Đã lâu tôi mới đọc được một loạt các bài viết mà tôi có nhiều đồng cảm của tác giả Đỗ Cao Bảo, liên quan tới chủ đề “Tại sao đất nước ta mãi nghèo“. Cá nhân tôi thích những bài viết tập trung vào các vấn đề mang tính cốt lõi có tính hệ thống và nêu ra nguyên nhân và có các giải pháp kèm theo. Những bài viết của tôi trước đây cũng thường đi theo hướng này. Và tôi luôn mong muốn giới trí thức Việt Nam nên có nhiều người tập trung vào việc nghiên cứu các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thi trong tình hình hiện tại của Việt Nam.

Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ quan điểm cá nhân liên quan tới chủ đề “con đường nào cho Việt nam thoát nghèo”. Còn nguyên nhân nào Việt nam mãi nghèo thì tôi có nhiều quan điểm chung với tác giả Đỗ Cao Bảo. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

8205. BA THUẬN LỢI VÀ BA BẤT LỢI ĐANG THÁCH THỨC CHÚNG TA

Posted by adminbasam trên 09/05/2016

Khải Hoàn

9-5-2016

Đã đến lúc cơ thể bạc nhược cần phải thay máu cấp kỳ chứ không dừng ở chỗ ngứa đâu gãi đó được nữa…

Thuận lợi thứ nhất

Người dân Việt Nam từ Bắc vào Nam đang trực diện với cái chết, sức khoẻ , môi trường. Mất gì cũng OK hết. Nhưng đến hai chữ MẤT MẠNG là đã cùng lắm, rồi… CÙNG thì phải sinh BIẾN. Những cuộc xuống đường ngày càng có thêm số đông ý thức tham gia và sẽ không ngừng lại ở đây.

Thuận lợi thứ hai

Nhà cầm quyền Cộng Sản đã tỏ ra lo sợ và  đang áp dụng mọi cách trấn áp, che đậy. Chủ yếu nhắm vào việc giải tán và cô lập biểu tình đi đôi với đe doạ truyền thông và những người làm báo. Có thể thấy nhà cầm quyền đang leo thang về mức độ bạo tàn mới đây như vòi rồng xịt nước và lựu đạn cay… không ngoại lệ chuyện bắt chước đàn anh Trung Cộng dùng xe tăng nếu có thể bảo vệ chế độ. Cộng sản sợ mọi chuyện vỡ lở ngay trong nội bộ, phe cánh đấu tố lẫn nhau không còn kiểm soát được- chứ không sợ dân. Đây là yết hầu của Cộng Sản. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

7627. Bàn về lộ trình cải biến xã hội

Posted by adminbasam trên 26/03/2016

Lang Anh

26-3-2016

Có lẽ mọi triều đại đều có thời của nó. Khi mà sự bất cập và mâu thuẫn lịch sử đã đến đỉnh điểm, tất yếu phải có một sự cải biến xã hội.

Những vấn nạn ở Việt Nam đều đã tới giới hạn của sự chịu đựng. Từ sự đe dọa của Trung Quốc ở biển đông, đến các lòng sông chết khát ở đồng bằng sông Cửu Long; Từ nền kinh tế què quặt vì hàng nhập lậu, đến sự què quặt của toàn xã hội về thực phẩm độc; Từ thực trạng về tình trạng tham nhũng đến mức không thể chịu đựng nổi cho đến việc các nguồn lực và cơ hội phát triển của đất nước ngày ngày tiêu biến như chui vào lỗ đen. Mọi thứ đều giống như một thùng thuốc súng đang chờ nổ. Tất cả những vấn nạn này vẫn đang ngày một trầm trọng và nguyên nhân chỉ có một thôi: Hệ thống chính trị lỗi và không hợp thời này đã gây ra tất cả. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

6939. Mừng xuân Bính Thân, Việt Nam cần một thể chế thích hợp để phát triển!

Posted by adminbasam trên 08/02/2016

Kinh Tế Biển

Doãn Mạnh Dũng

8-12-2016

Chuẩn bị đón giao thừa, thuyền trưởng Phủ Khoái mở rượu mời tôi với suy tư về chiếc la bàn. Người Trung Quốc phát minh ra chiếc la bàn, nhưng không thể sử dụng cho những hải trình vượt đại dương. Người châu Âu với “Tài nguyên trí tuệ” chỉ đặt chiếc la bàn Trung Quốc trên những “Cát đăng” là có thể bức phá vượt qua cửa Gibraltar thóat sự giới hạn của Địa Trung Hải. Nhờ những “Cát đăng” này mà la bàn luôn luôn chỉ đúng hướng về phương Bắc, dù sóng to, gió lớn. Đó là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật của ngành hàng hài thế giới. 

Người Việt Nam hôm nay đã có vịnh Vân Phong, nhưng loay hoay mãi vẫn chưa biết sử dụng như thế nào?

Trên phương diện lý thuyết, mọi sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đều phải dựa vào ba yếu tố: lao động cơ bắp, lao động trí tuệ và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó lao động trí tuệ là yếu tố quyết định. Nhưng với các nước đang phát triển, lao động trí tuệ cần ưu tiên cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để tăng doanh thu là chiến lược quan trọng nhất. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

6869. Nên thành lập một diễn đàn để trao đổi về các vấn đề liên quan tới cái cách thể chế chính trị tại Việt Nam

Posted by adminbasam trên 02/02/2016

Nguyễn Hồng Hải

2-2-2016

Chào các anh, chị!

Tôi là tác giả của hai bài viết “Ông Nguyễn Phú Trọng có thể thực hiện cải cách thể chế chính trị” và “Cải cách thể chế chính trị cần diễn ra như thế nào?”. Sau khi viết hai bài này tôi có đọc được một số phản hồi, cả tích cực lẫn chưa tích cực. Tôi muốn viết đôi dòng để nói lên suy nghĩ và mong muốn của mình để:

1- Đầu tiên tôi muốn nói rõ mục đích khi tôi viết hai bài này là tôi mong muốn có một sự thay đổi mang tính tích cực. Và sự thay đổi đó rõ ràng với thời điểm hiện tại phụ thuộc vào nhà cầm quyền. Sự thay đổi có thể do nhiều lý do, từ áp lực của quốc tế, từ đòi hỏi của nhân dân… Tuy nhiên, để có sự thay đổi cần phải có những đề xuất hợp lý để thay đổi có thể diễn ra. Nếu chỉ đơn giản nói là tam quyền phân lập, đa đảng, dân chủ… thì ai cũng nói được. Vấn đề là những đề xuất đó có bảo đảm những người trong chính quyền họ chấp nhận không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

6552. TPP thúc đẩy cải cách thể chế Việt Nam

Posted by adminbasam trên 15/01/2016

Facebooker Tô Hải bình luận: “Báo Tuổi Trẻ hôm nay 15/1/2016, chơi ngay trang đầu cái tít “xịt nước hoa rẻ tiền” cho người đọc. Bài viết còn có những câu đọc xong cứ tưởng như chế độ này thay đổi đến nơi: “các nước TPP đều là những quốc gia đi đầu về cải cách, xây dựng thể chế để phát triển nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và đây sẽ là cơ hội để VN học hỏi. Nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng nhận định cơ chế giám sát ngặt nghèo của TPP sẽ giúp VN tích cực cải thiện thể chế. Trong 12 nước tham gia TPP, VN là quốc gia có trình độ kém phát triển nhất. ‘Do đó VN bắt buộc phải thay đổi nhiều nhất, kể cả pháp luật, để đáp ứng các tiêu chuẩn trong TPP’…

Cái trò tung hứng chữ Tầu “cơ chế”, “thể chế”, “chế độ”…. cốt để ný nuận kiểu nào cũng được như anh tổng bí “miền Bắc” và có ný nuận: “Thay đổi cơ chế không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị” lần này có bao nhiêu tiên sư giáo sỹ sẽ cố rặn ra các kiểu ný sự: “thay đổi thể chế” nữa đây?”

____

Tuổi Trẻ

NHƯ BÌNH – HIẾU TRUNG

15-1-2016

Ảnh chụp bài báo. Nguồn: FB Tô Hải.

Ảnh chụp bài báo. Nguồn: FB Tô Hải.

TT – Đàm phán TPP kết thúc hồi tháng 10-2015 và mọi ánh mắt đang đổ dồn về nước Mỹ, chờ Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn hiệp định này.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ Việt – Mỹ và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của VN những năm tới. Tuy nhiên, các thách thức đối với VN không hề nhỏ.

Đó là nhận định chung của các chuyên gia, học giả VN và Mỹ tại hội thảo “20 năm quan hệ Việt – Mỹ: Triển vọng hợp tác kinh tế – giáo dục và tiếp theo với hiệp định TPP” do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế (CSSD) và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) đồng tổ chức ở TP.HCM ngày 14-1. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

6258. Đi tới dân chủ: Những bài học từ các cuộc chuyển đổi thành công

Posted by adminbasam trên 24/12/2015

Foreign Affairs

Tháng 1/2 -2016

Tác giả: Abraham F. Lowenthal Sergio Bitar

Dịch giả: Huỳnh Phan

Nguồn ảnh: Bettmann/ Corbis

Nguồn ảnh: Bettmann/ Corbis

ABRAHAM F. Lowenthal là Senior Fellow tại Viện Brookings và là Giám đốc sáng lập Đối thoại Liên Mỹ. Sergio Bitar là Chủ tịch Quỹ Chile vì Dân chủ và là Uỷ viên cao cấp tại Đối thoại Liên Mỹ. Ông là nghị sĩ quốc hội Chile từ năm 1994 đến 2002.

Hai ông là đồng biên tập viên của quyển Các cuộc chuyển đổi dân chủ: trò chuyện với các lãnh đạo thế giới (Johns Hopkins University Press và IDEA International, 2015), bài viết này được chuyển thể từ đó.

Gần 5 năm trước, các cuộc biểu tình quần chúng [1] đã quét chế độ chuyên quyền Hosni Mubarak ra khỏi quyền lực ở Ai Cập [2]. Hầu hết các nhà quan sát trong và ngoài Ai Cập đều  tin rằng, nước này đang trên đường đi đến một tương lai dân chủ; thậm chí một số còn tuyên bố rằng dân chủ đã đến. Nhưng cuộc bầu cử Mohamed Morsi và Đảng Tự do và Công lý của Nhóm Anh Em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) đã dẫn đến phân cực và bạo lực, và vào năm 2013, sau nhiều cuộc biểu tình, Tướng Abdel Fattah el-Sisi đã giành lấy quyền [3] trong một cuộc đảo chính quân sự. Kể từ đó, chế độ Sisi đã giết chết hơn 1000 dân thường, bỏ tù hàng chục ngàn người khác, xiết chặt phương tiện truyền thông và xã hội dân sự.

Tunisia ở cạnh bên, trong tình trạng tốt hơn [4]. Làn sóng nổi dậy Ả Rập bắt đầu ở đó vào năm 2010, và chính phủ dân chủ mà cuộc cách mạng Tunisia mở ra đến nay vẫn còn tồn tại. Nó đã thành công ở một trong những nhiệm vụ quyết định của cuộc chuyển đổi: đồng ý một hiến pháp mới, một thành tựu được Ủy ban Nobel công nhận khi trao giải Nobel Hòa bình cho bốn tổ chức xã hội dân sự tích cực trong cuộc chuyển đổi của Tunisia. Nhưng nền dân chủ của Tunisia vẫn còn mong manh, bị đe dọa bởi bạo lực chính trị, đàn áp bất đồng chính kiến, và vi phạm nhân quyền. Cũng vậy, ở Cuba cuối cùng đã có những hy vọng về một tương lai dân chủ, khi các nhà cai trị độc tài già cỗi bắt đầu bước vào cải cách. Và ở Myanmar (còn được gọi là Miến Điện), việc chuyển đổi chậm không đều từ nền cai trị quân sự sang nền quản trị toàn diện đang diễn ra, nhưng vẫn còn đầy khó khăn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

5087. Tỉnh thức để dân chủ hoá

Posted by adminbasam trên 15/09/2015

Đỗ Kim Thêm

15-9-2015

Vô cảm là trở lực trong hiện tại

Trước hiện trạng tụt hậu của đất nước, Việt Nam đang cần cải cách toàn diện về đất nước và con người, mà bốn trụ cột chính làm nền tảng để xây dựng cho tương lai là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự. Việt Nam đang cần có những con người khộng những thích tìm hiểu và yêu mến các giá trị mới mà còn thiết tha xây dựng thể chế mới làm tác nhân chuyển hoá. Nếu đa số người Việt có kiến thức mới, ý thức mới và động lực khích lệ đóng góp, thì sẽ có chuyển biến cho đất nước. Nhưng thái độ vô cảm hiện nay của chính quyền và đa số người dân là trở lực chính.

Do chế độ toàn trị tận dụng các chính sách tuyên truyền về một ý thức hệ giả tạo và mọi phương thức khủng bố toàn dân, nên vô cảm trước các vấn đề vẹn toàn lãnh thổ, tồn vong dân tộc, chính thống của chế độ và bất công xã hội trở thành một thái độ “khôn ngoan” cho nhiều người. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 6 Comments »

4927. Cải cách kinh tế thúc đẩy thay đổi thể chế

Posted by adminbasam trên 01/09/2015

BBC

PGS. TS. Phạm Quý Thọ

Học viện Chính sách và Phát triển

31-08-2015

Tác giả nói đổi mới thể chế kinh tế thị trường cần liên hệ với cải cách thể chế chính trị. Nguồn ảnh: Getty

Tác giả nói đổi mới thể chế kinh tế thị trường cần liên hệ với cải cách thể chế chính trị. Nguồn ảnh: Getty

Thể chế kinh tế Việt Nam là thể chế kinh tế chuyển đổi sang thị trường. Đặc điểm này bao trùm lên việc phân tích, đánh giá thực trạng và cải cách thể chế kinh tế trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Trong thời gian qua nền kinh tế thị trường còn được nhận thức có phần giản đơn, hoặc là giới hạn nó hoặc thiên lệch về lĩnh vực kinh tế hơn các vấn đề xã hội hoặc đặt nó tách biệt với thể chế chính trị; các nguyên tắc kinh tế thị trường chưa được hiểu và chưa được vận dụng đúng đắn do chưa thực sự tạo được cơ sở vững chắc.

Tư duy và phương thức điều hành các hoạt động vẫn mang nặng tính mệnh lệnh, hành chính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, nhiều quyết sách còn nóng vội, chủ quan; mặt trái của kinh tế thị trường trong quá trình chuyển đổi chưa được tiên liệu, còn sử dụng nhiều giải pháp mang tính chất tình huống, bị động. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: