BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Tân phong kiến’

9572. Sợ cách mạng Biển Chết bùng nổ, Hà Nội tìm mọi cách hạ nhiệt

Posted by adminbasam trên 14/08/2016

Kông Kông

14-8-2016

Hai mươi tám năm trước, một người phải chạy trốn làng quê, từ Thanh Hóa ra Hà Nội, được nhà văn Nguyên Ngọc, lúc đó đang là Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, cho tá túc ngay tại tòa soạn, Phùng Gia Lộc: viết lại Cái đêm hôm ấy… đêm gì? một sự kiện xảy ra 5 năm trước đó, 1983. Nội dung bút ký (không phải truyện) kể việc chính quyền địa phương kéo nhau đến nhà một nông dân nghèo, lúc nửa đêm, để truy thuế, vì gia chủ không có tiền đóng. Chính vì nghèo mạt rệp nên con cái phải lo liệu trước việc tang ma, cũng là để báo hiếu với đấng sinh thành. Vì thế họ giấu 70 cân thóc trong cổ quan tài đóng sẵn của cụ, với dự trù khi cụ qua đời thì có chút của cúng kiến tiễn đưa và cũng để đền ơn lối xóm giúp tổ chức tang ma theo truyền thống. Số lúa giấu đó bị phát hiện và chính quyền địa phương thẳng tay tịch thu! 

Toàn bộ hình ảnh ghê tởm thời bao cấp đó khó có thể gói gọn trong một tựa đề ngắn, nên tác giả hỏi người đọc “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?”

Sau 41 năm đảng cộng sản thống trị toàn cõi Việt Nam, việc truy thuế ở làng quê Thanh Hóa, chẳng những không khá, mà rõ ràng còn tệ hại hơn Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì! Vì ngày trước chế độ có thể viện dẫn lý do (cứu đói miền Nam, chống Mỹ Ngụy ác ôn) nhưng hiện tại thì quan chức đang sống phè phởn, sa đọa, xa hoa lộng lẫy nhờ tiền thuế của dân, tiền tham nhũng. Họ giàu đến độ không thể giấu của cải ở đâu cho hết. Còn con cái thì cho đi học ở các nước tư bản, vừa để tẩu tán tài sản, vừa tìm mọi cách xin được định cư. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

818. Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga

Posted by adminbasam trên 20/03/2012

The American Interest

Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga

Vladislav L. Inozemtsev

Người dịch: Huỳnh Phan

Tháng 3 – 4/2011

Nhiều chuyên gia phương Tây ngày nay phát hoạ Nga như là một quốc gia đang lùi theo đường xoắn ốc về chế độ độc tài, chậm rãi (hoặc không phải quá chậm rãi) đi theo con đường của Liên Xô, mà chế độ độc tài sụp đổ dưới áp lực ngày càng tăng từ một xã hội dân sự đang trỗi dậy. Ý kiến đang thịnh hành cho rằng, chế độ độc tài toàn trị này quay trở lại bản chất của nhóm chính trị chủ chốt hiện tại ở Nga. Các thành viên của nhóm này (như lập luận của nhiều nhà phân tích phương Tây, kể cả Ian Bremmer) xuất thân một cách không tương xứng từ cái gọi là cấu trúc quyền lực (siloviye structury), đó là cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan an ninh có nguồn gốc từ các cơ quan mật vụ và quân đội từ thời Liên Xô[i]

Các giả định này kết hợp với nhau cho ra điều đang cân nhắc, đó là một biểu hiện khá lạc quan về triển vọng trung tới dài hạn của nước Nga: Hoặc là xã hội dân sự Nga sẽ tỉnh dậy và cứu vãn ngày tàn, như người ta cho rằng đã xảy ra như vậy trong những năm 1989-1991, hoặc nhóm chủ chốt (elite) hiện tại sẽ già đi và rời khỏi chính trường.  Dù theo hướng nào đi nữa, những thay đổi tích cực đang ló dạng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Tình hình nước Nga | Thẻ: , | 12 Comments »

 
%d người thích bài này: