BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Song Phan’

12.335. “Định hình tương lai sông Mekong, khi không có gì là chắc chắn ngoại trừ sự thay đổi”

Posted by adminbasam trên 11/04/2017

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

16-3-2017

Tác giả David Brown đang phát biểu tại buổi hội thảo. Nguồn: FB Tuyet-Le Brown.

Đây là bài diễn văn ‘keynote’ để mở màn Hội thảo về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp Bền vững, và Phát triển Kinh tế tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tổ chức ở thủ đô Phnom Penh (còn gọi là Nam Vang) vào ngày 16-18/3/2017 do Đại học Hoàng Gia Phnom Penh và Đại học North Carolina (Mỹ) tổ chức. 

Đồng bằng ngập nước Sông Mê Kông – gọi tắt là ĐBSCL – bao gồm các vùng đất trũng thấp từ thị trấn Kratie (cách Phnom Penh khoảng 200 cây số về phía đông bắc) hướng về phía nam tới 9 cửa sông, kể cả lưu vực hồ Tonle Sap (hay Biển Hồ).

ĐBSCL hết sức màu mỡ và phức tạp về mặt thủy văn. Trong số các bộ phận của ĐBSCL, có một hệ thống đê kỹ thuật cao, bao gồm các con đê cùng các kênh đào và các cống điều tiết dòng chảy và phân phối nguồn nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường | Thẻ: , , , , | 4 Comments »

12.225. Tất yếu sẽ có chiến tranh? Trung Quốc, Mỹ và bẫy Thucydides

Posted by adminbasam trên 03/04/2017

Financial Times

30-3-17

Tác giả: Gideon Rachman

Dịch giả: Song Phan

Người dân Trung Quốc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh năm 2012 trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư. Ảnh: © Camera Press/Laif

Khi Donlad Trump và Tập Cận Bình chuẩn bị gặp nhau, Gideon Rachman nhìn vào các phép thử trước mắt cho mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, nhân viên của ông có thể đang tìm mọi cách để có được bản in cuốn sách mới quan trọng của Graham Allison về quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc — có tựa đầy tang thương là Destined for War (Tất yếu sẽ có chiến tranh).

Chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với công trình của Allison, giáo sư chính quyền học tại ĐH Harvard. Hồi tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với ông tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ở đó ông nói với một nhóm du khách phương Tây: “Tất cả chúng ta đều phải hợp tác với nhau để tránh bẫy Thucydides”. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.216. Biển Đông bày ra một cuộc kiểm tra thực tế cho Mỹ

Posted by adminbasam trên 02/04/2017

Fiancial Times

29-3-2017

Tác giả: Jamil Anderlini

Dịch giả: Song Phan

Những người biểu tình trước Lãnh Sự quán TQ ở Philippines, chống lại sự thân thiện của TT Philippine, ông Duterte. Ảnh: © Getty

Bắc Kinh đã giành được bạn bè và ảnh hưởng để hậu thuẫn những yêu sách lãnh thổ của họ

Khi Toà Trọng tài Thường trực The Hague ra phán quyết hồi tháng 7 chống lại yêu sách chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở biển Đông, chiến lược của Bắc Kinh để thống trị sân sau của mình dường như đang trong tình trạng hỗn loạn. Các chính trị gia ở Washington đã hời hợt tìm cách che giấu nỗi mừng thắng lợi của mình.

Tuy nhiên, khi nhìn lại, đó là đỉnh cao — hay đáy vực, tùy thuộc vào quan điểm mỗi người — trong cuộc tranh giành quyền thống trị trên tuyến đường biển quan yếu này mà hàng năm có khoảng 5 tỉ đô la giao thương đi ngang qua. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.195. Trung Quốc thật sự muốn gì ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 31/03/2017

Nikkei Asian Review

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

29-3-2017

Biển Đông. Ảnh: Reuters

Huyền thoại lịch sử, chiến lược quốc phòng và lợi ích kinh tế, tất cả đều có vai trò

Câu hỏi Trung Quốc thực sự muốn gì ở biển Đông ít được nghiên cứu một cách đáng ngạc nhiên ở phương Tây. Có quá nhiều nhà phân tích quốc tế dường như bằng lòng khi đưa ra các giả định về động cơ chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc mà không đối chiếu các tuyên bố hay tài liệu của Trung Quốc.

Mối quan tâm của các chiến lược gia Mỹ, đặc biệt về tự do đi lại, an toàn của các đồng minh và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp chi phối hầu hết các bài viết/ sách vở tiếng Anh về tranh chấp. Họ rất thường quy chiếu cùng những động lực đó lên “thứ khác” và diễn giải các hành động của Trung Quốc trên cơ sở đó. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 6 Comments »

12.130. Trung Quốc luôn thù hằn và hiếu chiến

Posted by adminbasam trên 26/03/2017

Wall Street Journal

Tác giả: Stephen R. Platt

Dịch giả: Song Phan

24-3-2017

Howard W. French, tác giả sách Everything Under the Heavens. Ảnh: AsiaStore.

Stephen R. Platt điểm cuốn sách “Everything Under the Heavens” (Mọi thứ dưới trời) của Howard W. French.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng các bản đồ lịch sử giống như dùi cui, và những tuyên bố dối trá của họ bây giờ tạo thành điều mà nhiều người Trung Quốc tin là “trật tự tự nhiên” cần phải được phục hồi.

Trong cuốn sách có thể tìm đọc được và thú vị của ông về các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, Howard French viết, “Lịch sử để lại cho Trung Quốc tình hình địa chính trị phức tạp nhất trong bất kỳ nước lớn nào, không trừ nước nào”. Ông không nói quá. Với biên giới đất liền dài 14.000 dặm và 20 nước láng giềng liền kề, quá rõ vì sao Trung Quốc lại mong muốn thứ trật tự khu vực có thể bảo đảm an ninh và tính trung tâm của chính họ. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 4 Comments »

11.505. Ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 31/01/2017

“Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và ngoại giao nước ngoài, Trung Quốc đang xúc tiến các mục tiêu hình thành một vùng thống trị về thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, và các liên kết an ninh. Do đó, nếu các quốc gia đang gánh chịu những mức nợ nặng nề thì nỗi lo tài chính của họ chỉ giúp cho các mưu đồ thực dân mới của Trung Quốc. Các nước chưa bị sập bẫy nợ của Trung Quốc nên lưu ý – và làm bất cứ điều gì họ có thể làm để tránh nó”.

_____

Project Sydincate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Song Phan

23-01-2017

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

NEW DELHI – Nếu có một điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự nổi trội thì đó là việc sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của nước họ. Thông qua sáng kiến “một vành đai, một con đường” $1000 tỉ Mỹ kim, Trung Quốc đang trợ giúp các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường bằng cách mở rộng các khoản vay lớn cho các chính phủ của họ. Kết quả là các nước đang bị rơi vào bẫy nợ nần khiến cho họ dễ bị Trung Quốc ảnh hưởng.

Tất nhiên, việc mở rộng các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng vốn không phải là xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang tài trợ thường không có ý định nâng đỡ nền kinh tế địa phương, mà để tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu kém chất lượng, giá thành thấp của họ. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của chính họ làm giảm thiểu số lượng việc làm được tạo ra cho địa phương. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | Thẻ: , | 5 Comments »

 
%d người thích bài này: