BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Sầm Sơn’

7536. Sầm Sơn: Những người muốn về với biển có bị công an ‘gô cổ hết’?

Posted by adminbasam trên 20/03/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

20-3-2016

Biểu tình tại Sầm Sơn. Ảnh: DLB

Biểu tình tại Sầm Sơn. Ảnh: DLB

“- Thế ra bọn mình lại đi thua bọn nó à?
– Thua làm sao được! Ông Chiến nói là chuyện của ông Chiến. Cứ để một thời gian nữa là sẽ đâu vào đấy ngay. Gô cổ hết, cho bọn biểu tình biết như thế nào là lễ độ!”.

Thắng lợi tạm thời

Rốt cục, phong trào biểu tình kéo dài 11 ngày của ngư dân đòi biển ở Sầm Sơn, Thanh Hóa đã kết thúc tạm thời có hậu: Bí thư tỉnh này phải “thương dân”, ngỏ lời xin lỗi và hứa hẹn “Dân cứ mưu sinh, không phải đi đâu hết”. Đến ngày 18/3/2016, Ủy ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn đã có thông báo chính thức giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân.

Những người không còn gì để mất… Báo chí nhà nước thêm một lần hiếm hoi “mở miệng”. Trừ những tờ báo đảng không thể cậy mồm, phái đa số trong làng báo nhà nước hầm hập đưa tin bài về chiến dịch phản kháng có đổ máu này. Sau sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, mãi đến gần đây báo giới nhà nước mới thấp thoáng cơ hội để đồng cảm với lòng dân.

Còn với nhà cầm quyền xứ Thanh, đây là lần thứ hai họ chấp nhận thất bại trước phong trào phản kháng của dân chúng liên quan đến kế sách sinh nhai và miếng cơm manh áo cuối cùng. Thất bại sau khi bị con sóng sôi uất của hàng ngàn ngư dân xô sập hàng rào cảnh sát cơ động để tràn đến trụ sở ủy ban tỉnh. Hình ảnh còn lại là những nhân viên cảnh sát, trước đó mặt mũi đằng đằng sát khí, đã cúi mặt lầm lũi rồi tản vào những chỗ ít người nhìn thấy.

Cách đây 4 năm, vào tháng 5/2012, bà con tiểu thương Bỉm Sơn đã đấu tranh đòi Ủy ban nhân dân thị xã hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Đỉnh cao là từ ngày 9 đến 12 tháng 5/2012, hơn 400 tiểu thương đã biểu tình trước cổng Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh.

Đến ngày 14/5, ông Mai Văn Ninh – khi đó là Bí thư Tỉnh ủy – đã phải gặp và “nói chuyện phải trái” với gần 800 tiểu thương, chấp nhận những cái sai của chính quyền địa phương, yêu cầu xử lý những cá nhân sai phạm…

Bồi thường rẻ mạt là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra làn sóng biểu tình của dân oan đất đai ở Việt Nam. Vụ “đòi biển” ở Sầm Sơn cũng bắt nguồn từ nguyên do tương tự. Quá ưu ái với những doanh nghiệp chỉ biết có tiền và mang những dấu hiệu khuất tất về nạn chung chi, chính quyền địa phương đã đang tâm tước đoạt miếng cơm manh áo còn lại của người dân.

Sầm Sơn hoàn toàn có thể trở thành điểm nổ mới trong lòng chế độ, sau khi chính quyền và công an nơi đây đã thẳng tay đàn áp những người mất biển. Hành động răn đe của Công an tỉnh Thanh Hóa khi quyết định khởi tố vụ án biểu tình càng làm cho tình hình trở nên không thể kiểm soát và đẩy người biểu tình vào thế chẳng còn gì để mất. Tình thế này là khá tương đồng với hàng loạt vụ việc công an khởi tố, bắt giam người biểu tình ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tĩnh… và mới đây là đối với tiểu thương chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

Thậm chí bàn thờ Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng mà dân oan đất đai ở Dương Nội, Hà Nội và một số địa phương khác mang ra hầu mong làm dịu cơn hung bạo tham tàn của các nhóm lợi ích và lực lượng cưỡng chế cũng thất bại cay đắng. Người dân thậm chí còn ghi hình được những kẻ cưỡng chế xô đạp lên cờ nước và quẳng hình ông Hồ sang một bên.

Lùi một bước, tiến hai bước’

Bài học mà những người dân chịu thiệt hại ở Việt Nam có thể rút ra được là Sức mạnh tập thể. Chỉ có tạo ra được một phong trào phản kháng của quần chúng, và trên hết là phong trào được tổ chức có bài bản, quy củ, quy mô và bền vững mới có thể gây áp lực đòi hỏi chính quyền phải đình hoãn những chính sách bất công.

Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của những phong trào tự phát của người dân ở Việt Nam là tính đứt đoạn của nó. Vốn xuất phát từ động cơ đòi quyền lợi mưu sinh chứ không hoặc chưa ý thức rõ về quyền dân và dân chủ cần phải đạt được, những phong trào này rất dễ tự giải tán sau khi đã đạt được thành công bước đầu, thậm chí tự giải tán sau khi được chính quyền hứa hẹn mà chưa biết có khả thi hay không.

Trong thực tế, đã có nhiều vụ việc chính quyền “lùi một bước, tiến hai bước” ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Hà Nội… liên quan đến các vấn đề môi trường, chợ búa, đất đai. Sau những lời hứa hẹn đầu môi chót lưỡi và chờ đến khi không khí phản kháng của người dân lẫn dư luận xã hội lắng xuống, chính quyền đã chỉ đạo công an “hồi tố” vụ việc, tiến hành khởi tố, bắt giam những “đối tượng cầm đầu” trong đám đông biểu tình. Sau đó tiếp tục tiến hành cưỡng chế vào lúc phong trào đã tự giải tán nên rất khó tập hợp trở lại.

Minh họa gần nhất là vụ tiểu thương Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội phản kháng trước Tết nguyên đán 2016. Cuộc biểu tình lên đến vài ngàn người cùng nhiều trẻ em bỏ học để tham gia. Lo sợ trước cơn thủy triều giận dữ của người dân, chính quyền địa phương vội tém dẹp những hành động cưỡng chế chợ và làm công tác “dân vận”. Thế nhưng ngay sau Tết nguyên đán 2016, chính quyền đã huy động số đông cảnh sát cơ động, an ninh, dân phòng… tiến hành cưỡng chế dân. Chiến thuật đánh lẻ vào từng hộ dân hoặc từng cụm nhỏ dân, “bắt nguội” khá thường đã mang lại kết quả trong trấn áp.

Ngày càng lộ rõ tình trạng hỗn quan hỗn quân trong chính quyền Việt Nam, từ cấp trung ương xuống cấp địa phương. Thực trạng “phép vua thua lệ làng” và xu hướng cát cứ địa phương đang khiến cho chính quyền trung ương ngày càng bị suy giảm quyền lực tập trung. Còn não trạng chỉ nghĩ đến đàn áp chứ không đối thoại của nhiều chính quyền địa phương lại khiến sinh ra quá nhiều mầm mống bạo động và bạo loạn xã hội. Đây là một nguồn cơn chính sẽ khiến sự sụp đổ của chế độ là hầu như không tránh khỏi.

‘Sẽ gô cổ hết!’

“- Thế ra bọn mình lại đi thua bọn nó à?

– Thua làm sao được! Ông Chiến nói là chuyện của ông Chiến. Cứ để một thời gian nữa là sẽ đâu vào đấy ngay. Gô cổ hết, cho bọn biểu tình biết như thế nào là lễ độ!”.

Một ngư dân Sầm Sơn vô tình nghe được đoạn trao đổi trên của mấy người mặc thường phục cùng một cảnh sát ngoài sân Trung tâm bồi dưỡng Thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn vào buổi sáng ngày 7/3/2016, trong lúc ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa – đang trực tiếp đối thoại với hàng ngàn ngư dân Sầm Sơn để giải quyết vụ thu hồi bờ biển liên quan đến dự án Quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương.

Không biết rõ về những người buông ra đoạn trao đổi ấy, nhưng cứ căn cứ vào bộ mặt sắt lại cùng giọng nói đầy kẻ cả quan quyền, ngư dân Sầm Sơn không khó để đoán rằng đó là những nhân viên công lực nhà nước mang quyền sinh sát trong tay. Bất chấp vẻ “thành tâm” của Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và việc Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn đã chính thức thông báo giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân, không thể loại trừ khả năng đến một lúc nào đó khi “thời cơ chín muồi”, cơ quan điều tra của Công an Thanh Hóa sẽ “hồi tố” dữ dội bằng cách thẳng tay bắt bớ những ngư dân bị quy chụp “sách động biểu tình”.

Thắng lợi của phong trào biểu tình của ngư dân Sầm Sơn cũng bởi thế mới chỉ mang tính tạm thời. Cho dù Bí thư Thanh Hóa đã hứa hẹn “dân cứ mưu sinh”, nhưng vẫn chưa có một cam kết nào từ phía chính quyền là sẽ “bất hồi tố”. Với lợi ích mà Tập đoàn bao thầu khu Sầm Sơn là FLC “gợi ý” với các quan chức chính quyền, không có gì bảo đảm là giới quan chức này sẽ giữ lời hứa không chiếm biển của ngư dân trong tương lai.

Cuộc đấu tranh giành giật quyền mưu sinh và quyền làm người vẫn còn ở phía trước. Sóng triều ngư dân đã một lần xô đổ barie cảnh sát cơ động, nhưng vẫn còn nhiều lớp rào khác sừng sững chặn trên lối về biển cả…

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7503. Sầm Sơn & Đồ Sơn

Posted by adminbasam trên 16/03/2016

S.T.T. D Tưởng Năng Tiến

16-3-2016

H1

Ảnh bìa tiểu thuếtTrống Mái. Nguồn: internet

“Tình cảnh của họ đúng là tình cảnh lớp người tha hóa, nhưng tha hóa không phải do quy luật đào thải tự nhiên – mà do chính kẻ cầm cân nẩy mực đẩy họ đến bước đường cùng”. Bauxite Việt Nam

“Một người đến Sầm Sơn trước và sau khi đọc Trống Mái sẽ … nhìn Sầm Sơn khác đi. Bởi quyến vọng biển, núi, mây, nước trong tác phẩm có khả năng thúc đẩy, chuyển biến, có khả năng thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage, nói theo Bachelard. Và nói theo ngôn ngữ hàng ngày, Trống Mái có khả năng sáng tạo lại môi sinh, tìm về một thế giới nguyên thủy, ở đó có sự thăng hoa của con người đến bầu trời tự do sáng tạo.”

Tôi chưa bao giờ có cơ hội được đặt chân đến Thanh Hoá, và cũng chưa đọc tác phẩm Trống Mái nên không khỏi cảm thấy xấu hổ (lẫn ngạc nhiên) khi xem đoạn văn thượng dẫn của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.

Tôi xấu hổ vì vốn kiến thức cùng vốn sống nghèo nàn/hạn hẹp của mình, và ngạc nhiên về khả năng (“thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage”) của thiên nhiên, qua ngòi bút Khái Hưng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

7502. Sau đối thoại, nay đối xử với ngư dân Sầm Sơn thế nào?

Posted by adminbasam trên 16/03/2016

 

Đối thoại Sầm Sơn: Lời ngỏ gửi ông Bí thư Tỉnh ủy xứ Thanh

Nguyễn Đăng Quang

15-3-2016

Cuối cùng thì Lãnh đạo cao nhất tỉnh Thanh Hoá cũng đã xuất hiện. Việc ông Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến đối thoại trực tiếp với ngư dân Sầm Sơn hôm 7/3/2016 tuy có muộn nhưng đã thành công, và tháo được ngòi nổ! Sau đối thoại, người dân phấn khởi vì bước đầu họ giành được thắng lợi, họ giữ được quyền mưu sinh khi lãnh đạo tỉnh khẳng định không có văn bản pháp lý nào buộc ngư dân di chuyển bến thuyền của họ đi nơi khác, họ được tiếp tục neo đậu tầu thuyền ở bến cũ và cứ ra khơi đánh bắt hải sản như bình thường!  Kết luận buổi đối thoại, ông Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá dõng dạc tuyên bố : “Tôi đã rà soát lại các văn bản, nhưng không có văn bản nào chỉ rõ việc bà con phải di chuyển bến thuyền cả. (Vậy xin) Bà con vẫn cứ ra khơi khai thác và đánh bắt như lâu nay vẫn làm!”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

7401. Cướp lớn ở Sầm Sơn

Posted by adminbasam trên 08/03/2016

Người Buôn Gió

8-3-2016

Liên tiếp những ngày đầu tháng 3 năm 2016, các ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.

Dự án có số vốn 5.500 tỷ VNĐ này được triển khai trên một diện tích 450 héc ta. Tức khoảng 12 tỷ VND trên một héc ta mà FLC và uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đầu tư.

Mặt bằng diện tích đất ở Sầm Sơn trên thị trường bất động sản được người dân rao bán giá dao động từ 10 triệu trở nên tuỳ từng vị trí. Nếu tính ra thị trường thì một héc ta đất được bán ở Sầm Sơn sẽ có giá bình quân là 100 tỷ VNĐ: giá đất ở sầm sơn giá rẻ nhất

Có lẽ sẽ nhiều người vặn vẹo, đất mà người dân Sầm Sơn ra bán 10 triệu kia không thể tính cho giá đất mà FLC cưỡng chiếm làm dự án, vì địa thế không đẹp.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Cưỡng chế đất đai, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

7396. Sầm sơn, có vẻ xong mà chưa thể kết

Posted by adminbasam trên 08/03/2016

Dân Việt

Tuấn Khanh

8-3-2016

Ngư dân Sầm Sơn tập trung tại bến thuyền phản đối quyết định thu hồi đất giao cho FLC. Ảnh: DNVN

Ngư dân Sầm Sơn tập trung tại bến thuyền phản đối quyết định thu hồi đất giao cho FLC. Ảnh: DNVN

Dù thế nào, cũng không thể bóp nát những cuộc đời của dân nghèo để xây lên đó những lâu đài. Những đổi thay hình dạng đó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo và ngu dốt của kẻ học đòi văn minh.

10 ngày xuống đường của hàng trăm gia đình ngư dân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có vẻ như kết thúc êm thấm. Thông tin phát đi cho thấy ông Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, khi tuyên bố không có chuyện di dời, cấm đoán gì cả.

Cuộc đối thoại vào ngày 7.3 thật căng thẳng. Dân chúng cuối buổi cũng có vẻ hài lòng, vỗ tay, cười. Và ông Chiến cũng cười rất tươi, dù chung quanh hội trường Trung tâm bồi dưỡng thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn đông đặc lực lượng cảnh sát cơ động và xe cứu thương. Cuộc đối thoại với vài trăm người dân, đại diện cho khoảng 4.000 người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chính sách di dời dân chúng, cấm cửa đánh bắt được thi hành, nhằm phục vụ cho lợi ích của tập đoàn FLC. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Cưỡng chế đất đai, Dân chủ/Nhân Quyền, Tham nhũng, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7387. Thanh Hóa ngưng thu hồi đất sau các cuộc biểu tình

Posted by adminbasam trên 07/03/2016

VOA

Trà Mi

7-3-2016

Hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa đòi FLC trả lại bãi biển. Ảnh: Dân Làm Báo

Hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa đòi FLC trả lại bãi biển. Ảnh: Dân Làm Báo

Giới hữu trách Thanh Hóa loan báo dừng việc thu hồi một bến thuyền cho dự án du lịch gây tranh cãi sau 11 ngày biểu tình quyết liệt của ngư dân.

Truyền thông nhà nước dẫn thông báo của Bí thư tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thanh Hóa, Trịnh Văn Chiến, tại cuộc đối thoại trực tiếp với dân chúng địa phương sáng nay (7/3) cho biết trước mắt bà con được tiếp tục ra khơi, tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi bến.

Diễn tiến này xảy ra sau khi hàng trăm ngư dân xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, hơn tuần qua kéo về bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa, yêu cầu trả lại bãi biển Sầm Sơn.

Họ phản đối quyết định của chính quyền thu hồi và giao 3,5 km đất ven biển cho Tập đoàn FLC phát triển dự án du lịch, dự kiến hoàn thành vào giữa tháng 4 tới đây, để phục vụ du khách mùa hè năm nay.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Cưỡng chế đất đai, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7379. FLC ‘không liên quan’ vụ Thanh Hóa?

Posted by adminbasam trên 06/03/2016

BBC

FLC ‘không liên quan’ vụ Thanh Hóa?

6-3-2016

H1

Người dân ngồi ngoài đường để đòi quyền sử dụng bãi biển neo đậu tàu đánh cá. Ảnh: Contributor

Một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực trong đó có bất động sản ở Việt Nam mới ra tuyên bố khẳng định họ ‘không liên quan’ trong vụ việc tranh chấp giữa người dân ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam và chính quyền tỉnh này.

Hôm thứ Sáu, Tập đoàn FLC trong một thông cáo trên trang web chính thức của mình nói đã “tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động” và “Dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến những thông tin mà các báo mạng trên có đăng tải”.

Thông cáo của tập đoàn này cũng cho biết dự án bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương là “chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa”.

Thông cáo của tập đoàn hôm 04/3/2016 viết:

“Tập đoàn FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

7378. Thư của một sinh viên ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, gửi lãnh đạo tỉnh

Posted by adminbasam trên 06/03/2016

FB Sầm Sơn – Vẻ đẹp bất tận

6-3-2016

Khi tôi đăng bài viết này lên đây, có nghĩa những gì tôi viết ở dưới có thể không được để ý. vì vậy, tôi mong các bạn quê mình đọc nó và xem như là vũ khí cho cuộc biểu tình này.

Tôi gửi bức thư này đến tòa soạn báo, đến cộng đồng Thanh Hóa 24h, đến Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thanh Hóa, với hy vọng những gì tôi viết trên đây có thể được đăng tải, và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh cũng như bạn bè trong và ngoài tỉnh có thể bớt chút thời gian quý báu của mình để đọc nó.

____

Kính gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các công nhân viên cán bộ trong hệ thống chính quyền tỉnh.

Tôi là: Văn Thị Hương SN 1996

Tại: Sầm Sơn – Thanh Hóa

Hiện là sinh viên năm nhất, khoa Ngôn ngữ Anh đại học Đông Đô.

Tôi gửi bức thư này đến Cổng thông tin điện tử của Tỉnh để kính mong cán ban ngành, các đồng chí lãnh đạo xem xét, giải quyết vấn đề quy hoạch bãi biển Sầm Sơn một cách sáng suốt, hợp lý, hợp tình nhất.

Tôi tin rằng, khi đã được ngồi vào các vị trí lãnh đạo ở cấp Tỉnh, hay bất kì cấp nào khác, các đồng chí đã hơn những người dân rất nhiều phương diện từ văn hóa, trình độ học vấn… cho đến công việc, địa vị xã hội. Tôi chắc rằng, các đồng chí cũng hiểu rất rõ về Sầm Sơn, bởi nó đang là mối quan tâm hàng đầu, nóng hổi và bức xúc nhiều ngày qua. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 5 Comments »

7368. VIỆC LÀM TÀN BẠO VÀ NGU XUẨN Ở SẦM SƠN

Posted by adminbasam trên 05/03/2016

Nguyễn Đình Ấm

5-3-2016

 Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn. Nguồn ảnh: internet

Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn. Nguồn ảnh: internet

“Đại gia, quan chức làm giàu trên xương máu chúng tôi”. Đó là lời ai oán thốt ra của một nông dân xã Phụng Công (Văn Giang) khi ứa nước mắt nhìn những xe ủi của DN Ecopark hất tung hoa màu, mồ mả nhà mình hôm xẩy ra vụ cưỡng chế.

Thời gian qua, tập đoàn FLC giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh bất động sản và tai họa đã giáng xuống những người sống về đất đai ở nhiều nơi và nay FLC lại “sờ gáy” dân đánh cá Sầm Sơn khi họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng sinh thái Sầm Sơn.Và cũng đúng theo “quy luật”, tai họa đang giáng xuống những ngư dân nghèo tại đây. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: