PIVOT – Tổ chức Người Mỹ gốc Việt Cấp Tiến
19-2-2017

Thu Quach, thành viên của PIVOT, hàng ngày ngắm nhìn bức ảnh của Ansel Adams, đã được chụp vào năm 1943 tại trại giam ở Manzanar. Hai đứa trẻ được đánh dấu trong hình là bố chồng của cô và chị gái. Ảnh: Thi Bui, thành viên của PIVOT.
Hôm nay, Ngày 19 tháng 2 là Ngày Tưởng Niệm của các bạn, một ngày đánh dấu sự bất công khi Sắc Lệnh Điều Hành 9066 đã tước mất nhà cửa và tài sản của 120,000 người Mỹ gốc Nhật, và họ đã phải sống trong những trại giam giữ giữa hàng rào kẽm gai. Ngày này, mỗi năm, nhắc nhở chúng ta về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta, với tư cách là một quốc gia, từ bỏ lương tâm của mình và hành động theo sự sợ hãi.
Đối với người Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng có ngày tưởng niệm của chúng tôi. Ngày 30 Tháng 4 năm 1975 là ngày Sài Gòn sụp đổ và Chiến Tranh Việt Nam kết thúc. Tương tự như của bạn, nó đánh dấu một thời điểm di tản ồ ạt của nhiều người khi chúng tôi bị buộc phải rời khỏi Việt Nam làm người tị nạn để cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ và các nước khác.
Trong ký ức chung của chúng ta, các sự kiện đau đớn như vậy thường được kể lại thông qua những hình ảnh bi thảm và có tác động mạnh. Đối với chúng tôi, đó là những hình ảnh của những người hoảng sợ leo tường trốn chạy và cuộc di cư ồ ạt bỏ lại đất nước. Đối với các bạn, đó là những hình ảnh của những người bị chĩa súng, bắt tụ tập, và ép phải rời khỏi nhà cửa của mình và các trẻ em từ đằng sau cái hàng rào kẽm gai. Để rồi nhiều thập kỷ sau đó, đối với một xã hội thường vô tư, những hình ảnh này, được chiếu lại mỗi năm một lần, may ra có thể gợi ra một cái lắc đầu xấu hổ, sự kinh ngạc, và một cảm nghĩ “làm sao mà chúng ta có thể để điều này xảy ra?” Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi chúng ta phải đối mặt với những mối nguy hiểm thời đại của chính sách này, nếu chỉ có phản ứng bằng những cảm nghĩ tưởng niệm tình cờ đơn giản thì không đủ.