BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Quyền im lặng’

10.177. HOA HẬU PHƯƠNG NGA SỬ DỤNG QUYỀN IM LẶNG ĐỂ TỰ BẢO VỆ MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Posted by adminbasam trên 25/09/2016

FB LS Lê Ngọc Luân

24-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn

Ảnh minh họa. Nguồn

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho ai không may vướng vào vòng lao lý biết để sử dụng bảo vệ cho bản thân mình.

Thời gian qua, dư luận rầm rộ bàn tán xung quanh câu chuyện vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Hoa hậu PN. Theo thông tin báo chí, quá trình bị bắt giam và trong các buổi hỏi cung, PN im lặng, không tiết lộ bất cứ điều gì. Lúc này, CQĐT căn cứ vào lời khai của ông M và những chứng cứ khác để ra kết luận PN có dấu hiệu phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Khi ra tòa, PN khai mình không lừa đảo mà số tiền 16,5 tỷ có được là do “bản thỏa thuận tình cảm”. Tình tiết này khiến tất cả mọi người bất ngờ và HĐXX buộc phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tôi cho rằng, đây là một quyết định đúng đắn và chính xác của tòa án.

Bộ luật TTHS 2003 không thừa nhận “quyền im lặng” của bị can bị báo, dù nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của CQĐT nhưng nếu bị can, bị cáo im lặng không khai, có thể bị xem xét là “ngoan cố, không thành khẩn” và không được hưởng tình tiết giảm nhẹ khi tòa tuyên án.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4891. Quyền im lặng, quyền lợi của người dân không thể đánh đồng với quyền lợi của cơ quan điều tra!

Posted by adminbasam trên 28/08/2015

FB Khúc Thừa Sơn

28-08-2015

H1

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

“… đừng đưa ra quy định làm bó tay cơ quan điều tra, như vậy là có lỗi với đất nước, với xã hội”. Đây là lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trong phiên thảo luận sửa đổi về dự thảo Bộ luật hình sự khi bàn về vấn đề ban hành “Quyền im lặng”.

“QUYỀN IM LẶNG” GÂY KHÓ KHĂN CHO QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA

Ngày 26/8/ 2015 UB Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung tại phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, “Quyền im lặng” lại được Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Dương đưa ra những quan điểm phản bác đã làm băn khoăn không ít suy nghĩ từ nhiều phía. Đại khái ông Đương viện dẫn hàng loạt vụ thảm sát xảy ra trong thời gian qua, như vụ các vụ ở Bình Phước, Tây Nguyên và số vụ ở miền Trung đặc biệt là vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước nếu có “quyền im lặng” thì chắc Nguyễn Hải Dương đã tuyên bố lúc bị bắt là “tôi có quyền im lặng cho đến khi có luật sư”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

4874. ĐB QH Đỗ Văn Đương và quyền im lặng

Posted by adminbasam trên 26/08/2015

Hiệu Minh

26-08-2015

H1Ngày 26/8, Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến về Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Tỏ ra không đồng tình với quy định quyền im lặng, ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) dẫn dụ hàng loạt vụ thảm sát: “Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, nếu có quyền ấy thì đối tượng nói luôn “tôi im lặng cho đến khi có luật sư”.

Rồi nhiều vụ thảm sát khác ở miền Trung, Tây Nguyên đấy, cứ im lặng hết thì làm sao? Không nói gì hết thì làm sao biết được vũ khí gây án ở đâu? Rồi vụ ở Vũng Tàu, không bắt được nó tiếp tục giết người, rất nguy hiểm”. ĐB Đương nêu quan điểm, đồng thời đề nghị “đừng đưa ra quy định làm bó tay cơ quan tố tụng, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”: Lo ngại “quyền im lặng” bị lạm dụng

ĐB Đương nên tham khảo thêm Quyền Miranda (Ảnh Miranda Warning) của Hoa Kỳ.

H1

Miranda Warning là một lời cảnh báo được cảnh sát thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó không bi bắt giữ.

Nội dung như sau

1. Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi.

2. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa.

3. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh.

4. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi.

5. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”.

Anh có hiểu những quyền trên đây mà tôi vừa đọc cho anh nghe không? Biết được những quyền đó, anh có muốn nói chuyện với chúng tôi bây giờ không?

HM Blog.

Bonus. Rau Muống Warning

  1. Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.
  2. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này.
  3. Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
  4. Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
  5. Tóm lại không nên nghe đại biểu rau muống có những câu nổi tiếng “Quyền im lặng không phải là quyền con người”, “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“, “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 5 Comments »

4482. Giết nhiều người thì không được quyền im lặng?

Posted by adminbasam trên 24/07/2015

Đôi lời: Cái tựa bài viết có vấn đề. Khi khẳng định ai đó “giết nhiều người” tức người đó là “thủ phạm” trong vụ án. Mọi người không đòi cái “quyền im lặng” cho “thủ phạm”, mà họ đòi quyền im lặng cho “nghi can” hay “nghi phạm” của vụ án. Lẽ ra thêm vài chữ như “Nghi can trong vụ án giết nhiều người thì không được quyền im lặng?”, để rõ nghĩa hơn.

BBC

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Gửi cho BBC từ Hà Nội

23-07-2015

Án mạng giết sáu người ở Bình Phước gây chấn động tại Việt Nam

Án mạng giết sáu người ở Bình Phước gây chấn động tại Việt Nam

Hai vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước (6 người chết) và Nghệ An (4 người chết) đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân cả nước. Sau nhiều ngày lần theo manh mối dấu vết tội phạm, cơ quan điều tra đã bắt được các nghi phạm, nhân dân cả nước phấn khởi vui mừng.

Ngay sau khi bắt cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai, người dân cả nước ngóng tin xem kẻ bị bắt có thừa nhận không và nguyên nhân động cơ mục đích nào khiến chúng ra tay tàn sát như vậy? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

4214. Chống lại quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự VN là tội ác

Posted by adminbasam trên 29/06/2015

VOA

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

28-06-2015

H1

Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Chấn, bị kết án chung thân về tội giết người, được minh oan sau 10 năm ở tù do hung thủ đầu thú. Sở dĩ ông Chấn bị tù oan đến như vậy là do ông đã không chịu nổi tra tấn của công an nên nhận tội bừa. Năm 2014, 7 người ở Sóc Trăng được minh oan về tội giết người cũng do hung thủ đầu thú, sau khi họ đã phải nhận tội này do bị công an tra tấn.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

4160. Quyền im lặng – Nghĩa vụ phản kháng

Posted by adminbasam trên 23/06/2015

THĐP

Tương Nhi

22-06-2015

Ảnh: Jeremy Schultz

Ảnh: Jeremy Schultz

“Quyền im lặng” và “nghĩa vụ phản kháng”, theo tôi ở một khía cạnh nào đó, tưởng không liên quan mà lại có sự liên quan mật thiết đến lạ kỳ.

“Quyền im lặng” hiện đang trở thành một đề tài được bàn luận sôi nổi trên cộng đồng mạng sau tuyên bố của một ông Nghị gật rằng: “Mấy việc oan sai rất ít mà sửa luật làm khó cơ quan tố tụng.” Còn “nghĩa vụ phản kháng” thì đang âm ỉ cháy dưới dạng thức kêu gọi tiếng nói cộng đồng như “nói gì đi chứ” hoặc kêu gọi sự tham gia của công dân đối với các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống thường nhật của “Todocabi”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

4151. Quốc Hội nín lặng!

Posted by adminbasam trên 21/06/2015

Người Việt

Phạm Chí Dũng

20-06-2015

Ẩn từ “công giáo thầm lặng” bị đặt ngoài luồng ở Trung Quốc nên được chuyển hóa vào Quốc Hội Việt Nam. Hầu như đồng nghĩa với “quyền im lặng,” một lần nữa trong không biết bao nhiêu kỳ họp, Quốc Hội Việt Nam giữa 2015 lại làm rạng ngời ý chỉ “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

“Quyền im lặng”

Chủ đề tưởng như được tranh luận và chất vấn gay go nhất – dự án sân bay Long Thành – rốt cuộc lại được Quốc Hội đồng gật gần như tuyệt đối để chia phần tinh thần “thông qua chủ trương” của Hội Nghị Trung Ương Đảng 11 tháng 5, 2015. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

4020. Phát ngôn thiếu cẩn trọng và “văn hóa nghị viện”

Posted by adminbasam trên 03/06/2015

Dân Trí

Bùi Hoàng Tám

03-06-2015

(Dân trí) – Gần đây, xuất hiện những phát ngôn thiếu cẩn trọng, mang tính quy chụp, thậm chí thiếu văn hóa của một số đại biểu đã làm ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, tinh hoa của đất nước đồng thời là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

H1

Xin không nhắc lại những câu nói xúc phạm cử tri “chưa cần luật biểu tình vì dân trí thấp” của một vị đại biểu mà Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã từng phải thốt lên “Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?” hay những lời “thóa mạ” cũng của đại biểu này khi ông nói một đại biểu khác là “tứ đại ngu”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

4005. Quyền im lặng: từ nhân quyền tới dân quyền

Posted by adminbasam trên 02/06/2015

BBC

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

31-05-2015

 Có đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng Việt Nam chưa nên ra luật về quyền im lặng.

Có đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng Việt Nam chưa nên ra luật về quyền im lặng.

Hiện nay, trên diễn đàn Quốc hội và trên các trang mạng xã hội đang tranh luận sôi nổi về quyền im lặng.

Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) là tướng tá công an đã kịch liệt phản đối quyền này và viện dẫn ra trình độ dân trí Việt Nam thấp.

Nhưng gây nhiều sóng gió nhất phải nói là ông Đỗ Văn Đương thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh khi ông cho rằng áp dụng quyền im lặng “có vẻ như dung túng” hoặc “có lợi” cho tội phạm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

3997. Bao Công ngủ gật và cuộc tranh cãi về quyền im lặng

Posted by adminbasam trên 01/06/2015

Đất Việt

Mi An

01-05-2015

Một vị thẩm phán “nhắm mắt, ngoẹo cổ” trong phiên xử ở Trà Vinh. Trong khi đó, tại Quốc hội, quyền im lặng đang gây tranh cãi.

H1

Mười mấy năm trước đây, một trong những loạt phim truyền hình được rất nhiều khán giả Việt Nam yêu thích chính là “Bao Thanh Thiên”. Phim chiếu ròng rã một thời gian dài, chiếu đi chiếu lại mà vẫn có khán giả. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

3980. Do đâu mà có oan sai?

Posted by adminbasam trên 30/05/2015

AFR Dân Nguyễn

30-05-2015

Tranh luận dẫn đến tiến bộ hay để thụt lùi?

H1Quốc Hội VN đang tranh luận về dự thảo “quyền im lặng”. Nhiều ông tướng công an, tức những người thực thi pháp luật, cụ thể là bên điều tra, phản đối dự luật này.

Phản đối dự luật này không chỉ có những người bên điều tra, tố tụng, mà còn có cả đại biểu QH. Đó là ông Đỗ Văn Đương (mà dư luận đặt cho ông cái biệt danh “dễ thương” – ông nghị rau muống). Tuy nhiên cũng có một số đại biểu QH (ĐBQH) phản đối những ý kiến của các vị kể trên, tức là ủng hộ dự luật “quyền im lặng”.

Không ngạc nhiên về những người chủ trương phản đối dự luật này thế nào, thì người ta cũng không ngạc nhiên như thế về những người chủ trương ủng hộ dự luật. Trong số những nghị sỹ ủng hộ, có gương mặt sáng giá – ĐB Trần Du Lịch. Đó là một ĐB có “quan trí” xứng đáng là ĐB của Nhân Dân. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

3965. ‘Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân’?

Posted by adminbasam trên 28/05/2015

PLTP

Liên Thanh

28-05-2015

(PLO)-Ngày 27-5, tham gia góp ý cho dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là dự thảo quy định “quyền im lặng” trong hỏi cung.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn ĐB TPHCM) cho rằng dự luật mới có vẻ như dung túng cho tội phạm khi đưa vào nhiều điều có lợi cho tội phạm, trong đó có quy định về quyền im lặng.

 ĐB Đỗ Văn Đương đang phát biểu ý kiến. LÊ PHI

ĐB Đỗ Văn Đương đang phát biểu ý kiến. LÊ PHI

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

3067. LS Ngô Ngọc Trai: Tại sao từ chối Quyền im lặng?

Posted by adminbasam trên 28/10/2014

Luật sư Ngô Ngọc Trai

28-10-2014

H1Giới tư pháp đang bàn luận sôi nổi về quyền im lặng, nhiều ý kiến tranh cãi xem có nên đưa quy định này vào luật hay không.

Xét kỹ thì thấy quyền im lặng chính là một quyền tự do dân chủ của công dân, nếu được triển khai vào luật thì đó sẽ là một bước tiến của nền dân chủ.

Quyền dân sự và chính trị

Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ra đời năm 1966 mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982 đã viết rằng: Trong các vụ án hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những đảm bảo tối thiểu sau đây: Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiến pháp, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

3036. Quyền im lặng – nguyên lý và công nghệ thực thi

Posted by adminbasam trên 15/10/2014

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

15-10-2014

H1Vừa qua, Dự thảo Luật Tổ chức Viện KSND và Tòa án ND đã gây tranh cãi trong dư luận xã hội khi bác bỏ quyền im lặng, phủ định một quyền cơ bản mang tính phổ quát thế giới!

*Phần I: Những vấn đề đặt ra

Tháng trước, UBTV Quốc hội họp cho ý kiến về Dự Luật Tổ chức Viện KSND và TAND. Gây tranh cãi thu hút truyền thông nhất là 4 quyền trong lĩnh vực tố tụng, tư pháp, 1- quyền im lặng, 2- quyền có luật sư, 3- quyền tranh tụng bình đẳng và 4- quyền được xét xử độc lập. Trong đó, điểm mấu chốt của cả 4 quyền trên đều ít nhiều liên quan tới vai trò luật sư. Luật TTHS ở nước ta và trên thế giới ngày nay đều quy định “Quyền nhờ (có) luật sư”. Lý do không có gì cao siêu cả, cực kỳ đơn giản, bệnh nhân cần bác sỹ, sinh nở cần bà đỡ, học hành cần thầy cô… thì vướng quan sự cần luật sư là lẽ đương nhiên, thuộc về quyền cơ bản. Nhưng ở ta thực tế bất khả thi, bởi thiếu cả chế tài buộc nhà chức trách phải bảo đảm quyền đó cho họ, lẫn điều kiện thực hiện, nghi phạm bị cách ly hoàn toàn, quá trễ để gặp được luật sư vốn chỉ được chấp thuận khi người nhà mời, phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa, phải chờ tới lịch hỏi cung. Nếu hình dung nghi phạm như bệnh nhân cấp cứu, luật sư là bác sỹ sẽ thấy hậu hoạ bất khả kháng. Chưa nói, người nghèo thiếu tiền mời luật sư và khó tìm được luật sư thiện nguyện, con “bệnh“ chỉ nằm chờ chết. Mặt khác, nghề luật sư đối kháng với cơ quan điều tra tố tụng vốn chẳng thích gì luật sư, khó được họ ủng hộ chưa nói cản trở một khi thiếu chế tài đối với cơ quan này, như phát biểu của VKS và TA Triệu Sơn thách thức “để xem luật sư làm được gì“ trong vụ án ông Nguyễn Bá Qúy mới đây là một điển hình. Vì vậy, tranh cãi nảy lửa về Dự luật trên là đương nhiên, không chỉ liên quan tới số phận bất kỳ ai, cả thường dân lẫn quan chức dù cao cấp tới đâu, một khi gặp rủi ro quan sự đều phải đối mặt, mà còn là bằng chứng không thể bác bỏ để khẳng định một nhà nước thực tế có tính pháp quyền hay không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiến pháp, Pháp luật | Thẻ: | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: