13-10-2016
Lời dịch giả: Formosa làm ô nhiễm môi trường là một thảm họa lớn xảy ra trên đất nước Việt Nam. Cá chết, thợ lặn tử vong (không rõ nguyên nhân) và ngộ độc đồng là hiện thực (1 và 2), hiện thực này đã cảnh báo, đánh thức mọi người để đề phòng hiểm họa. Nhưng thảm họa này không hẳn đã kết thúc khi Formosa xin lỗi và đền bù $500 triệu đô, không hẳn đã kết thúc khi lãnh đạo khai tiệc ăn cá như cơn nguy hiểm đã qua.
Đây có thể chỉ là thảm họa Formosa phần nổi. Phần chìm nguy hiểm gấp bội vì mắt thường không thấy được nó, nó tác động tích tụ nhiều tháng, nhiều năm cho đến khi nó bộc phát, công phá thì nạn nhân sẽ không chỉ một vài thợ lặn, thậm chí có thể cả huyện, cả tỉnh, cả thế hệ trẻ em. Nó là độc tố kim loại nặng hòa tan bởi axit ngấm vào nguồn nước, sinh vật, cá, tôm. Qua quá trình hiện đại hóa người Nhật đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề và đã hiểu rõ về nó, được thống kê trong danh sách “Bốn bệnh ô nhiễm lớn của Nhật Bản” (3). Đọc tiếp »