BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nhà báo Lê Triết’

6266. ỦY BAN BẢO VỆ KÝ GIẢ: SỰ IM LẶNG Ở LITTLE SAIGON, 5 NHÀ BÁO NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT BỊ SÁT HẠI

Posted by adminbasam trên 25/12/2015

Đôi lời: Đây là tài liệu báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) xuất bản hồi tháng 12 năm 1994, đúng 21 năm trước. Tài liệu này nói về các ký giả là những di dân từ khắp nơi đến nước Mỹ, trong đó có những ký giả gốc Việt, đã bị ám sát, bị đe dọa, bị hành hung, bị khủng bố… Nhân sự kiện PBS công chiếu bộ phim Khủng bố ở Little Saigon, xin được giới thiệu tài liệu của CPJ, phần “Silence in Little Saigon: Five Vietnamese-American Journalists Killed“, phần nói về sự khủng bố các ký giả gốc Việt. Nếu ai đó nói rằng, Frontline và Propublica chiếu bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon” là “bôi nhọ”, “xuyên tạc” cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các chiến sĩ VNCH, xin mời đọc tài liệu này để thấy rằng 21 năm trước, Ủy ban Bảo vệ Ký giả cũng đã từng lên án sự khủng bố nhắm vào các ký giả.

____

CPJ

Tác giả: Ana Arana

Dịch giả: Trần Văn Minh

Ảnh chụp từ tài liệu của CPJ

Ảnh chụp từ tài liệu của CPJ

BỊ NHỮNG KẺ KHỦNG BỐ NHẮM TỚI

Vào mùa hè vừa qua, xướng ngôn viên của một đài phát thanh Việt ngữ ở Little Saigon thuộc miền Nam California đã nhận được một lời dọa giết khi họ phát đi cuộc phỏng vấn của BBC với các lãnh đạo Việt Nam. Chủ nhân của đài phát thanh đã giảm bớt đề cập đến sự kiện, nhưng xướng ngôn viên đã phải thận trọng và cân nhắc những gì họ phát đi. Sự kiện này đã mang lại nhiều ký ức bất an cho những nhà báo người Mỹ gốc Việt.

Năm nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị sát hại từ năm 1981 đến 1990 trong suốt một làn sóng khủng bố phe hữu đã làm cho cộng đồng Việt Nam phải im lặng và lo sợ. Trong 5 sự kiện riêng biệt trải ra trên 3 tiểu bang, các nhóm lưu vong phe hữu tuyên bố chịu trách nhiệm, hoặc bị nghi ngờ, về cái chết của chủ nhiệm Dương Trọng Lâm vào năm 1981 ở San Francisco; vào năm 1982 của chủ nhiệm Nguyễn Đạm Phong ở Houston; năm 1987 của biên tập viên của một tạp chí, Phạm Văn Tập, ở Garden Grove, California; và vào năm 1989 và 1990, nhà thiết kế trang báo Đỗ Trọng Nhân và nhà báo Lê Triết, cả hai đều từ một tạp chí Việt Mỹ có trụ sở ở quận Fairfax, tiểu bang Virginia. Tất cả các vụ giết người này vẫn chưa được giải quyết. Các cuộc tấn công vào báo chí Việt Mỹ cũng bao gồm ít nhất 4 vụ âm mưu giết người, nhiều vụ đánh đập và dọa giết, và vô số các hành động phá hoại đối với các nhà báo và cơ sở báo chí. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật | Thẻ: , , , , | 15 Comments »

5816. Bằng phong Đặng Văn Âu gửi nhà báo Ngô Nhân Dụng

Posted by adminbasam trên 14/11/2015

Có 2 nhà báo là Đạm Phong và Lê Triết vì làm bại lộ âm mưu kháng chiến bịp của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, bị giết chết (dựa theo kết luận của anh A.C Thompson) mà tất cả báo chí VN không những im tiếng, còn tệ đến nỗi không có một lời chia buồn với nỗi bất hạnh nạn nhân. Không có tình lân tuất với bạn đồng nghiệp thì độc giả sẽ không ở lương tâm của người cầm bút thôi! Cho nên một cây viết nổi tiếng như ông Tiến sĩ kinh tế được các báo hải ngoại đăng bài viết, được trang bauxitevn đăng bài viết, nhưng tôi ngờ rằng hiệu quả không có chút mảy may nào, bởi vì ông Tiến sĩ dửng dưng trước cái chết của đồng nghiệp thì sức mấy Tiến sĩ quan tâm đến dân oan?

______

TDCVN

Bằng Phong Đặng Văn Âu

12-11-2015

Ông Đỗ Quý Toàn, tức nhà báo Ngô Nhân Dụng. Ảnh: internet

Ông Đỗ Quý Toàn, tức nhà báo Ngô Nhân Dụng. Ảnh: internet

Kính thưa Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn, bút hiệu Ngô Nhân Dụng,

Tôi vốn là chú lính trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chẳng phải là nhà văn, nhà báo, mà chỉ là nhà binh. Vì ít học chữ, nên tôi rất kính trọng những vị Tiến sĩ thông thái. (Phải thông thái mới lấy được mảnh bằng Tiến sĩ ?). Nói thế, nhưng không có nghĩa tôi mang mặc cảm tự ti. Bạn cùng học với tôi có bằng Tú tài II nộp đơn đi học bác sĩ, sau 7 năm ra trường được gọi là ông Tiến sĩ Y Khoa. Tôi cũng có Tú Tài II, nộp đơn đi Không Quân, tôi phải mất 10 năm mới trở thành Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur des moniteurs) để dạy người khác làm Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur). Nghề lái máy bay nguy hiểm hơn nghề bác sĩ, vì sơ sẩy một chút là mất mạng; còn nghề bác sĩ y khoa sơ sẩy chỉ làm chết bệnh nhân. Đáng lý ra Không Quân phải cấp cho những người có tay nghề lái máy bay như tôi mảnh bằng Tiến sĩ Phi Công để hãnh diện với đời! Vì xét như vậy, tuy không được mảnh bằng Tiến sĩ để đóng khung treo lên, nhưng tôi không mang mặc cảm tự ti là vậy. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , , | 6 Comments »

 
%d người thích bài này: