BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nhật’

834. VN MIỆT THỊ TQ XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?

Posted by adminbasam trên 26/03/2012

 Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác.

… ngọn lửa căm thù trong dân chúng cũng đang không ngừng lan tỏa, phần lớn cư dân mạng đều đòi chính phủ phải dụng binh để bảo vệ cương thổ, đều mong chính phủ hãy cứng rắn lên.

xilu.com

VIỆT NAM MIỆT THỊ TRUNG QUỐC

XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH 

NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?

28.2.2012

Tác giả:  Trương Điện Thành

Người dịch:  Quốc Thanh

 Chủ trương của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải [i] là nhất quán, rõ ràng, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận. Khi Nam Hải còn chưa phát hiện ra tài nguyên dầu mỏ, các nước xung quanh đều thừa nhận chủ quyền Nam Hải thuộc về Trung Quốc. Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa [ii], quần đảo Tây Sa [iii] kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác. Nhưng từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau khi từng bước đề xuất và thực thi “Chiến lược biển”, Việt Nam liền chối bỏ lời hứa trước đây, đồng thời liên tục xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , | 72 Comments »

564. Hàn Quốc không cần chứng minh mình không dễ bị bắt nạt

Posted by adminbasam trên 15/12/2011

Đôi lời: Hu hu! Đúng là “Mềm nắn, rắn … nhu … như con chim cu”. Các quan trên xứ An Nam hãy nhìn vô để tự nghĩ, sao thằng “bạn 16 chữ vàng”, cùng phe XHCN, mà chưa bao giờ có cái giọng thảm thương kiểu nầy với ta, trong khi mấy bữa nay lại có những bài đe nẹt hung hăng vậy? Hay là nó quán triệt phương châm “Môi hở … cơ, răng … cắn”? Hay là đúng như tay Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, nhớ cảnh bố già bạo liệt từng dạy mình khi bé, phán rằng nó đang“Thương cho roi cho vọt”?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , | 69 Comments »

449. TẠI SAO NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG?

Posted by adminbasam trên 29/10/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TẠI SAO NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG?

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ sáu, ngày 28/10/2011

TTXVN (Bắc Kinh 20/10)

 

Bài của học giả Dương Bá Giang, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc, đăng trên tạp chí “Hoàn cầu” số ra ngày 16/10, phân tích động cơ Nhật Bản can thiệp tình hình Biển Đông như sau:

Gần đây những động thái can thiệp tình hình Nam Hải (Biển Đông) của Nhật Bản ngày càng mạnh lên. Ngày 27/9 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cùng với Tổng thống Philíppin Aquino đến thăm Nhật Bản ra Tuyên bố chung, trong đó vấn đề Nam Hải và việc hai nước tăng cường hợp tác trong vấn đề Nam Hải là nội dung chính.

Lãnh đạo hai nước xác nhận “Nam Hải là cực kỳ quan trọng vì vùng biển này nối liền thế giới với châu Á – Thái Bình Dương, hoà bình ổn định ở Nam Hải là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Tự do hàng hải, giao thông đường biển không bị cách trở, tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành và giải quyết hoà bình xung đột là phù hợp với lợi ích của hai nước và cả khu vực”, đồng thời nhấn mạnh đảm bảo an ninh đường biển ở Nam Hải là lợi ích chung của hai nước.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 9 Comments »

161. LÀM SỐNG LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GÂY HẤN, TRUNG QUỐC ĐANG CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ

Posted by adminbasam trên 07/07/2011

Foreign Policy

LÀM SỐNG LẠI CHÍNH SÁCH

ĐỐI NGOẠI GÂY HẤN,  TRUNG QUỐC

ĐANG CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ   

Dan Blumenthal

Đăng trên tạp chí của Viện AEI số tháng 4/2011
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , | 11 Comments »

145. Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 01/07/2011

Wall Street Journal

Chơi bi-a trên biển Đông

Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Michael Auslin

30-06-2011

Trên Biển Đông, Trung Quốc đang chơi bi-a, trong khi Mỹ đang chơi trò chơi như là Cướp Cờ (Capture the Flag). Đối với Bắc Kinh, mục tiêu là đánh những quả bóng bi-a khác văng ra khỏi bàn, để chính nó điều khiển. Trong khi đó, Washington cố gắng giữ không cho Bắc Kinh cướp được lá cờ về quyền bá chủ khu vực.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần nhận ra rằng, họ đang chơi một trò chơi khác với trò chơi của Trung Quốc và cần điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trong khi chuyển sang chơi bi-a là quá khiêu khích đối với Washington, nếu xu hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu sau, Mỹ có thể thấy chính mình ở đằng sau tám trái bóng, không có nhiều lựa chọn trong việc giữ vai trò ổn định trong khu vực.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , | 18 Comments »

103. Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

New York Times

Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Philip Bowring

June 7, 2011

HONG KONG — Cuộc họp diễn ra gần với dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 4-6. Các bộ trưởng quốc phòng, cùng những nhân vật có máu mặt nhất từ Mỹ, Trung Hoa và một loạt siêu cường khu vực nhỏ hơn, đã đến Singapore dự những cuộc hội nghị có tên là Đối thoại Shangri-la. Cũng giống như ngày 4-6 ở Bắc Kinh từng chấm dứt muôn vàn ảo tưởng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự kiện xảy ra trong năm qua đã lột trần hết mọi ảo tưởng về cái sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này.

Khu vực không còn mặc nhiên cho rằng hòa bình là thứ trời cho và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ không mang lại rắc rối nào. Thay vì thế, mối quan tâm chính yếu là làm sao kiểm soát xung đột và giảm bớt ngờ vực lẫn nhau, thông qua đối thoại.

Trung Quốc đang cố sức bù đắp lại bước thụt lùi về ngoại giao của họ trong năm 2010, khi mà, một cách liên tiếp và ồ ạt, họ gây ra tranh cãi về lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc bằng việc không lên án hành động xâm lược của Bình Nhưỡng. Hậu quả phần nào là, Mỹ được khuyến khích ra tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông thuộc về lợi ích sống còn của Mỹ. Tâm điểm chú ý của Mỹ là tầm quan trọng của các tuyến đường mậu dịch, vốn là huyết mạch của phần lớn Đông Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang làm đủ cách để khoác lên một bộ mặt tươi cười, trong khi Mỹ thì thích tỏ ra rằng họ muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc; gần đây họ vừa đón tiếp vị tổng tư lệnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang tin tốt lành tới toàn cầu, và Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh họ tụt hậu so với Mỹ thế nào trong lĩnh vực vũ trang. Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc lấy lại tình hình lúc trước.

Nền kinh tế Mỹ có thể đang ngập trong khó khăn, cũng như Nhật Bản và các nước Đông Nam Á yếu thế về quân sự khác. Australia ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Ấn Độ sắc sảo ý thức rằng họ tụt lại sau Trung Quốc đến mức nào về công nghệ quân sự. Nhưng chính những yếu kém này, cộng với việc Bắc Kinh thổi phồng khả năng sử dụng sức mạnh của mình, đã làm cho các quốc gia khác ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhận thức được hơn ai hết về các lợi ích chung giữa họ. Indonesia bắt đầu coi ASEAN quan trọng hơn, đổi lại, ASEAN tập trung đến nhiều vấn đề khác nữa ngoài hợp tác kinh tế. Đối với Mỹ, cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc đã ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng tự thấy khó khăn trong việc biến những nụ cười của các quan chức cao cấp nhất thành sự kiềm chế. Vài ngày trước hội nghị Shangri-la, họ phá hoại tàu thăm dò khai thác của Việt Nam ngoài khơi biển Việt Nam, trong khu vực mà các nước khác coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một Hà Nội nóng giận, với những mối quan hệ cũ với Nga và Mỹ, và những mối quan hệ đang ấm dần lên với Mỹ, đã kích thích các nước khác trong khu vực coi Biển Đông là bài kiểm tra mấu chốt đối với các ý đồ của Trung Quốc.

Nhưng đối với Trung Quốc, cân bằng giữa những việc cần phải làm về ngoại giao với các động cơ dân tộc chủ nghĩa có vẻ là việc rất khó khăn. Một ví dụ là con tàu sân bay đầu tiên của họ. Được mua từ Ukraine vào năm 1998 – khi ấy nó mới chỉ có vỏ – nay con tàu sắp vận hành được. Nghe nói nó mang tên “Thi Lang”, đặt theo tên một vị tướng Mãn Châu chinh phục Đài Loan năm 1683. Con tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và là lời nhắc nhở không ngừng với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng họ sẽ phải cố mà thúc đẩy liên minh khu vực.

Trung Quốc cũng không được giúp đỡ nhiều từ một số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani, có thể làm Mỹ ngượng mặt khi ông ca ngợi Trung Quốc bốc trời trong một chuyến thăm gần đây. Nhưng ông cũng khiến Bắc Kinh sượng sùng khi khẳng định rằng Trung Quốc đã đề xuất xây cho Pakistan một căn cứ hải quân ở Gwadar, gần Vịnh Oman, mà Trung Quốc được phép vào đó. Mặc dù điều này có thể chỉ là nói phét, nhưng nó cũng động chạm tới tâm lý Ấn Độ.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của việc xây dựng lực lượng vũ trang không phải là Biển Đông mà cũng chẳng phải Ấn Độ Dương hay Đông Bắc Á. Cho dù có tạo nên một cuộc “chạy đua vũ trang” hay không thì cũng có vô số phản ứng đối với việc Trung Quốc mua sắm tên lửa, máy bay tàng hình và một loạt vũ khí tinh vi khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không phản ứng lại kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh, nhưng sự nhẹ nhàng ngoài mặt và hạm đội tàu ngầm của họ là quá đủ cho Trung Quốc, còn sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật về việc xác định lại địa điểm đặt khu căn cứ Okinawa chỉ là vấn đề nhỏ. Nga cũng vậy, đang tái thiết hạm đội Thái Bình Dương một thời suy tàn của họ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nổi lên của Trung Quốc cũng làm đảo lộn tình hình. Các hành động của Bắc Kinh, cho dù là ôn hòa hay hung hãn, đều quy định tính chất của sự việc trong tương lai, và do đó ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Bà con cần đọc bản gốc tiếng Anh của bài viết, mời bấm vào tên tờ báo (New York Times), ngay trên tựa tiếng Việt.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

Điểm sách: OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật

Posted by adminbasam trên 08/01/2008

OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ

trong cuộc chiến chống phát xít Nhật


Cuốn sách nầy cùng một cuốn nữa (tên là Why Viet Nam – Tại sao Việt Nam) tui đã lỗi hẹn bà con mấy lần là sẽ giới thiệu. Vậy nhưng “lỗi” mà lại hay, vì giờ đúng vô lúc mà ta rất cần nhìn lại cái bi kịch của Dân tộc, tuồng như luôn bị lỡ những “chuyến tàu” đi cùng với bè bạn bốn phương, để rồi nay bị Tàu ức hiếp mà cắc cớ khó làm cho người bạn nào tin là mình thiệt lòng để đặng dang tay giúp đỡ, phần vì kẻ ức hiếp lại là “anh em môi răng” với mình. “Ngậm bồ hòn làm ngọt”. Đau quá !

Tại sao người ta cố giấu nhẹm, bóp méo nhiều sự thực lịch sử vô cùng quan trọng liên quan tới vận mệnh, tương lai Dân tộc ? Đọc cuốn sách này, bà con sẽ thấy một phần. Cũng như Ba Sàm tui từng kêu gào trong một bài báo trên trang 3 blog nầy. Giờ tui xin tóm lược những điều hệ trọng mà bị lơ đi trong lịch sử qua cuốn sách trên, cùng chút phân tách tại sao người ta lơ đi vậy.

Trong sử “chính thống” cũng như tài liệu về cụ Hồ Chí Minh, chưa bao giờ các sử gia nói tới chuyện ông cụ đã từng có những quan điểm tương đồng, những mối quan hệ gần gũi, hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của người Mỹ ra sao. Gần như duy nhứt có tình tiết cụ trích một đoạn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, hoặc gần đây đôi ba bài báo thận trọng đưa ra vài thông tin “tham khảo” … Nhưng chuyện này vẫn vô cùng là bí ẩn, nên mới từng có tổng biên tập một tờ báo danh tiếng bị mất chức vì dám … rờ tới sự thật lịch sử. Đến cả chuyện mới nữa là người ta bỏ tiền sao/mua rất nhiều tài liệu về cụ Hồ lưu trữ bên Nga, vậy mà một năm qua rồi hổng thấy có công bố cho nhân dân biết mà mừng, nhân dịp đợt học tập dài dài tấm gương đạo đức của cụ nữa chớ (sao không học tấm gương cụ kiên trì chịu đựng bị cái ông Sít-ta-lin trù ẻo bảy tám năm trời bên đó ?)

Tui xin tóm lược cuốn sách, là thời Thế chiến thứ hai, khi cụ Hồ đang hoạt động ở bên Nga-Sô, sau đó là Tàu, tình hình thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp. Mỹ tuy là đồng minh với tụi Tây thực dân nhưng lại rất chống chánh sách thực dân của Anh, Pháp, Hòa Lan. Những người kháng chiến Việt Nam tuy chống Tây đô hộ nhưng lại là “đồng minh” với Tây và nhiều nước chống phát xít Đức, I-ta-li, Nhựt Bổn. Anh chàng Nga-Sô tuy là đồng minh với Mỹ, nhưng lại là cộng sản-tử thù với phe tư bổn Mỹ. Ảnh cũng hổng tin gì cái lực lượng kháng chiến Việt Nam của cụ Hồ, vì ảnh xét lý lịch cụ, ngó bộ ổng khoái lo giải phóng Dân tộc mình chớ không mặn mà chi cái vụ “giải phóng toàn nhơn loại” (nay càng thấy tào lao quá trời rồi – ổng tài quá há ?) Thêm nữa ổng cũng từng bị đì bảy tám năm bên “thành trì XHCN” rồi, nên mới tính chuyện bắt tay với anh Mẽo hay hơn. Nhưng Mẽo bị cắc cớ, tuy chống thực dân nhưng cũng không muốn mất lòng ông bạn Tây thực dân, cần chung lưng chống phát xít, lại vừa nghi ngờ cụ Hồ là cộng sản gộc, mà trong nội bộ cũng có hai phe (phe bênh cụ Hồ, phe chống). “Đen” cho ta nữa, là Tổng thống Mỹ Roosevelt, người hăng hái chống chủ nghĩa đế quốc-thực dân Pháp nhứt thì lại mất sớm đúng vô lúc quan trọng. Ông từng có nhiều động thái và tuyên bố có lợi cho nền độc lập hoặc “uỷ trị quốc tế” của Việt Nam, như “Đông Dương không thể quay lại với Pháp”, “… Đông Dương nên được lấy khỏi tay người Pháp và đặt dưới sự ủy trị quốc tế”. Hay trong một giác thư gởi cho ngoại trưởng Cordell Hull, ổng viết ”Hơn một năm qua tôi đã bày tỏ quan điểm rằng, Đông Dương không nên trở lại với người Pháp mà nên được quản lý bởi một cơ quan ủy trị quốc tế. Pháp đã chiếm nước này – 30 triệu dân – trong gần 100 năm, và lúc này người dân nghèo khổ hơn giai đoạn đầu … Trường hợp Đông Dương hoàn toàn rõ ràng. Pháp đã bòn rút nơi này 100 năm. Người dân Đông Dương có quyền hưởng những gì tốt đẹp hơn thế”(trang 75). Đương nhiên lý do ông này chống Pháp cai trị tiếp xứ này còn nhiều, đọc vô sẽ thấy hấp dẫn vô cùng.

Chưa hết cực cho ông già. Đó là trong nước nhiều lãnh tụ cộng sản ít được “đi đây đi đó” như ổng, lại sớm được đưa vô “lò luyện” của “thành trì XHCN”, nên cái đầu cách mạng nó “nóng” quá, vậy là các cha nội này cũng coi ông già là người không “kiên định lập trường” … Còn nữa. Đó là nhiều đảng phái không phải “cộng sản” cũng kháng chiến chống Tây đô hộ, họ cũng có thế lắm chớ bộ. Vậy là vô cùng khó nếu như muốn có “ngọn cờ” đoàn kết các lực lượng kháng chiến trong nước, đồng thời tranh thủ Mẽo, Nga-Sô, … Nhưng thiệt kỳ lạ, ông Hồ Chí Minh ổng ra chiêu hợp tác, nhận cung cấp tin tức tình báo cho cơ quan tình báo Mẽo OSS (tiền thân của Xịa CIA ngày nay) cùng đồng minh chống phát xít. Có cái chưn đó rồi, ông cụ dựa vô, tận dụng cái “mác” có cao bồi Mẽo sau lưng. Trời đất, bữa ổng từ bên Tàu về nước sau bao nhiêu năm phiêu bạt, rồi từ Tân Trào về Hà Nội, đều có Mẽo mắt xanh súng ống, điện đài … ngon lành đi theo “hộ tống”, ổng còn thủ bức hình chụp chung tới tướng Mẽo Claire Chennault chỉ huy Không đoàn Cọp Bay 14 khét tiếng, đem ra nhá nhá … các “đàn em” trong nước ngó xanh le mắt, theo rần rần, khỏi thắc mắc chi cho mệt. Vì hồi đó cả thế giới kính nể anh cao bồi Mẽo này dễ sợ luôn.

Vậy nhưng rồi làm sao mà sau đó ta hổng thân với Mẽo nữa ? Rồi còn uýnh nhau te tua …, theo hai anh Nga, Tàu rồi “khánh kiệt”. Thiệt là bi kịch lịch sử. Nhìn vô đó mà rút kinh nghiệm cho ngày nay, mai sau. Xin bà con đọc hết mới rõ được.

Và trong những ngày sục sôi chuyện Tàu xâm lấn đảo này, ta càng thấy cần suy ngẫm kỹ chuyện cũ để rút ra bài học kinh nghiệm, biết tìm bạn mà chơi, biết cách “chơi” ra sao cho bạn tin. Riêng Ba Sàm tui còn liều đưa ra cái ngu ý là nay ta học tập tấm gương của cụ Hồ, vậy nên học ngay cái cách chơi với Mẽo mà hạn chế bớt anh Tàu hay ức hiếp đi. Thời đó nhiều cái khó khăn, nên ông cụ mới hổng đi tới được với Mẽo, còn ngày nay thời thế thuận lợi quá trời rồi … Uở, nhưng hổng còn ông cụ nữa ? … Còn mấy “ông kẹ” giờ thì … bà con biết rồi. Tui chào thua !

À, chút xíu quên ! Còn cái lý do là làm sao người ta hổng muốn nói tới cái màn hợp tác thân thiện này với anh Mẽo, để tới giờ mới nhín nhín đưa ra ? Hiểu dễ ợt. Đó là nhiều năm sau, vì cái trớ trêu của lịch sử buộc ta phải uýnh nhau với Mẽo, dzậy mà ca là từng thân với nó, tổng thống của nó chống chánh sách thực dân, đấu tranh cho tự do … thì còn ra cái gì nữa. Phải chưởi, nói xấu nó tới số đi chớ ! Rồi ta theo “thành trì XHCN”, còn Mẽo là “thành trì TBCN”, vậy mà kể ra là ta từng thân thiết với kẻ thù thì coi như ta “phản bội” chớ còn chi nữa. Các quan trên coi dân mình còn đang ngu si vì bị cái “chánh sách ngu dân” của Tây bao năm rồi, nên sợ nói thiệt ra bà con hổng có tin. Rồi các cha cũng ngán cái vụ nếu nói ra, bà con, cán bộ mình khoái Mẽo quá, chạy theo rần rần là … chào thua. Dzậy đó. Giờ thì nói thiệt hết cũng chưa hết … ngán, nhứt là mấy cha từng ham xạo thấu trời luôn, giờ cũng run, thôi thì nó thiệt … từ từ. Bà con ráng chờ nha. Kiếp sau là sướng thôi à.

Xin bà con chú ý thêm: đó là cuốn sách nầy cũng được chua bên trang trong là “Sách tham khảo”, y chang cuốn “Trung Quốc trước ngã ba đường” mà tui đã khoe trên trang 78 blog nầy và “giải mã” ba cái chữ “sách tham khảo”, “lưu hành nội bộ”, nó mang tính “tiếp thị” ra sao. Nhưng quan trọng nhứt là ba cái sách nầy ưa nói … thiệt, ít bị “ăn bớt” chữ khi dịch/biên tập. Mua nhanh rủi hết nha !

Điểm báo: quá nhiều chuyện bức xúc để khen/chê quanh làng báo ta suốt mấy tuần qua, nhưng đành hầu bà con một chuyện đã, rồi hẹn kỳ sau.

Hoàn toàn tự do … trong chuồng: Nhớ hồi nhỏ Ba Sàm tui hay làm những chuyện ngu dễ sợ luôn. Có lần tui nhốt cả bầy gà vô cái chuồng nhỏ xí. Tui bắt tụi nó ăn, uống, ỉa, đẻ, ấp trứng, … làm tình, uýnh nhau tranh bạn tình ngay tại chỗ, hổng cho ra vườn nữa. Rồi ăn chắc, tui đem cái chuồng gà nhét vô trong cái chuồng heo, chuồng heo nầy tui lại xây trong cái chuống bò. Tui biểu tụi gà: Tụi mầy giờ được hoàn toàn tự do rồi đó. Khoái thì quậy tới bến luôn đi ! Trời đất, mấy tháng sau tui hổng có nhận ra được bầy gà “tự do” của tui nữa.

Nhưng bữa rồi đọc bài báo hay dễ sợ, làm mình … hoài niệm tới thời thơ ấu. Đó là có cái ông tên Hợp, ổng hổng có bị … như mình hồi bé, nhưng cũng hồn nhiên quá trời luôn. Có Luật Báo chí mà chưa xong, thêm hàng đống quy chế, văn bản trời ơi nữa, lại mỗi tuần giao ban giao hoan chi chi đó búa xua, dzậy mà ổng biểu sắp tới ổng còn ra liền thêm tới 4 cái quy chế quản lý báo chí nữa cho chắc cú. Rồi ổng ca nghe tưng tưng, là Được bốn quy chế này thì báo chí hoàn toàn tự do. Dzậy bà con thấy rõ là ổng hơn tui hồi nhỏ chưa, hay là y chang ? (mời bấm vô đọc luôn)

Ba Sàm

Bổ sung, 24/9/2011: Mời bà con vô đọc sách nầy trên trang VN Thư quán:

http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fiaguhdhna.arg/gehlra/gehlra.nfck=3fgvq=3d2dgdi3z3237aia0a0adaga31a343gd83n3d3z3237aia&NfckNhgbQrgrpgPbbxvrFhccbeg=3d1

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n0nqntn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

Posted in Bài của Ba Sàm, Lịch sử | Thẻ: , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: