Hàng ngàn người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh xuống đường sáng Chủ Nhật 2-10-2016, phản đối Formosa. Ảnh: Facebook
Đã một năm sự việc Formosa xả thải gây ô nhiễm nặng nề trải dài qua các tỉnh miền Trung, từ Nghệ An, Hà Tĩnh qua tới Quảng Bình, Quảng Trị, Huế… gây thiệt hại vật chất dài lâu, không chỉ cho ngư dân các tỉnh này, mà còn làm cho toàn bộ kinh tế du lịch, cũng như các hoạt động kinh tế liên hệ bị tê liệt. Người dân trắng tay, sự nghiệp mất mát, công ăn việc làm cũng mất. Trong khi sức khỏe người dân thì bị đe dọa. Nhưng điều tệ hại vẫn chưa đến. Chừng 10, 20… năm nữa, biển chết. Đất ngậm độc chất. Cá độc, cây trái cũng độc. Dự liệu sẽ có hàng triệu người sẽ phải rời bỏ quê hương đi tìm đất mới.
Nhưng cái cách giải quyết của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhận 500 triệu đô “tiền bồi thường” của Formosa rồi “khóa hồ sơ”, không cho người dân khiếu nại, bất kể sự tình thế nào, đã làm cho người dân phẫn nộ.
Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận bức thư sau đây, liên quan tới các chuyện nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng. Do không có điều kiện kiểm chứng một số thông tin nêu trong thư, xin được đăng tại đây để độc giả rộng đường dư luận.
___
Nguyễn Đông Nam
24-3-2017
Xin gửi Nhật Báo Ba Sàm Lá thư Mật của cán bộ tổ chức TW gửi cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trong nội dung lá thư, các cựu lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đề cập nhiều vấn đề tày trời liên quan đến Lãnh đạo Đà Nẵng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc …
Công văn hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ đối với ý kiến của Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến bán đảo Sơn Chà. Ảnh: internet
Ngày 20.3, Công ty Biển Tiên Sa có đơn gửi Bộ Xây Dựng về dự án phá núi Sơn Chà để làm khu du lịch. Ngày 21.3, Bộ đã có công văn trả lời, nhanh hơn mọi sự tưởng tượng về tốc độ làm việc của một cơ quan cấp quốc gia như Bộ Xây Dựng. Công văn trả lời của Bộ Xây Dựng có nhiều điểm có thể thấy là họ lờ đi nhiều điều quy định trong Luật Xây dựng, bên được lợi dĩ nhiên là công ty Biển Tiên Sa khi họ có được một hậu thuẫn vô cùng lớn để đeo đuổi dã tâm phá núi phá rừng.
Ngày 3.4, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ có công văn đóng dấu Hoả tốc đòi Đà Nẵng phải trả lời về trường hợp ở Sơn Chà trước ngày 15.4. Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có công văn gửi Thủ tướng để “kêu cứu” cho Sơn Chà. Ngay sau đó, Sở Du Lịch Đà Nẵng triệu tập ông Chủ tịch Hiệp hội dự họp lấy lý do về nội dung công văn. Thế nhưng theo ông Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cuộc họp chỉ xoay quanh việc tại sao ông này “dám qua mặt Sở” để ra công văn gửi Thủ tướng. Đọc tiếp »
Mới nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu bãi bỏ ngay hơn 3000 văn bản “quyền anh quyền tôi” trái pháp luật của các bộ ngành giữa lúc tình hình là mỗi năm cả nước có hàng chục nghìn văn bản trái luật pháp. Điều này cho thấy hệ thống văn bản nhà nước không những thiếu ổn định, chất lượng kỹ thuật văn bản kém, thiếu nhất quán, làm rối loạn việc điều hành mà còn chứa đựng rất nhiều sự bất minh. Đã là người công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì một trong những tố chất cần có, đó là phải biết nghi ngờ. Nghi ngờ văn bản cấp trên.
Phải biết nghi ngờ văn bản của Chính phủ, nghi ngờ văn bản các bộ ngành, nghi ngờ văn bản tỉnh thành, huyện thị tại đia phương. Phải biết lật qua lật lại vấn đề xem Chính phủ, bộ ngành…, nói chung là cấp trên nói có đúng không? Lưu ý đúng ở đây là đúng theo luật. Nếu đúng thì hay quá, em chịu bác, em không nghi ngờ gì, sẽ làm theo lời bác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành xem xét, xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong tuyển dụng, bổ nhiệm.
Lâu nay tại một số địa phương diễn ra tình trạng quan chức bổ nhiệm người thân vào các vị trí trong bộ máy chính quyền.
Trang tin Chính phủ cho hay ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh thành báo cáo thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2017 về việc xem xét kỷ luật sai phạm trong lĩnh vực này.
Riêng biệt, ông yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét có hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và báo cáo trước ngày 30/4.Đọc tiếp »
Voọc chà vá ở núi Sơn Trà, Đà Nẵng, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh Tuan GreenViet
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng vừa có kiến nghị 4 điểm gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến thực trạng Sơn Trà bị băm xẻ, có thể tóm lược như sau:
(1) Giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà;
(2) Xây dựng quy chế ứng xử nghiêm ngặt đối với du khách; hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm.
(3) Hạn chế các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà có thể ảnh hưởng đến dòng chảy, phá hủy san hô, bờ biển.
(4) Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế. [1]Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”
Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.
Cũng cần nói thêm để thấy trong việc này lỗi trực tiếp là công ty Biển Tiên Sa (chủ đầu tư dự án) song trách nhiệm sâu xa thuộc về UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm.
Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho “toàn bộ bán đảo và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m”, tổng là 4439ha.Đọc tiếp »
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Hình: Lương Thái Linh/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, vừa “bắn tiếng” là ông sẵn sàng đến Mỹ để cổ võ cho sự hợp tác với chính phủ mới của nước Mỹ, đặc biệt là vấn đề thương mại.
Hãng tin Reuters hôm Thứ Sáu, 10 Tháng Ba, đưa tin như vậy viện dẫn trang Facebook của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Vào trang này, người ta thấy tin ông Phúc ao ước đến Mỹ được lập đi lập lại ở những mẩu thông tin khác nhau: “Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẵn sàng thăm Mỹ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ.”
Bản tin này chỉ có hai câu mà câu sau là “Trước đó, trong cuộc điện đàm với thủ tướng Việt Nam, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói: ‘Ông Phúc phải tới Mỹ, dù là Washington hay là New York thì tôi tiếp ông bất cứ lúc nào ông muốn.’”Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với các địa phương về vụ cá chết hồi năm ngoái. Ảnh: Hữu Khá/ TT
Ngày 19 tháng 2 một số báo và VTV đưa tin Thủ tướng chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An (NA). Ngoài những nhiệm vụ về xây dựng, phát triến, cuối cùng bài tường thuật có câu sau: “Thủ tướng cũng đã trả lời và chỉ rõ hướng giải quyết với các kiến nghị khác của tỉnh; cũng như chỉ đạo tỉnh tiếp tục đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật”.
Câu chỉ đạo này của TT diễn ra sau mấy ngày nhân dân Song Ngọc tổ chức đi nộp đơn kiện Formosa bị ngăn cản, bị cho là làm rối trật tự công cộng, cản trở giao thông, bị thông tin chính thống tại Nghệ An lên án vi phạm pháp luật. Trong lúc đó nhiều tường thuật trên mạng xã hội dân sự phản ảnh những thủ đoạn gian dối và đàn áp của công an, là chính quyền “Bốc lửa bỏ tay người”. Việc này làm dấy lên trong toàn quốc sự quan tâm chính đáng. Thế nhưng, theo tường thuật, trong báo cáo với TT, lãnh đạo NA không đề cập đến, trong phát biểu TT không đả động đến. Như vậy họ không biết hay có biết mà cố tình lờ đi, cho đó là chuyện quá nhỏ mọn.Đọc tiếp »
Tin tức về Formosa tiếp tục xả chất thải đỏ ối một vùng đang làm cho nhiều người lo ngại. Cư dân chung quanh khu vực đã đành mà lần này giới chức Hà Tĩnh cũng sốt vó không kém. Bởi cả nước đã và đang theo dõi tin tức lớn nhỏ dính tới Vũng Áng, Formosa. Từ việc giáo dân khởi kiện ầm ỉ cho tới đền bù không thỏa đáng ở các địa phương khác từ số tiền 500 triệu mà Formosa dùng để bịt miệng chính phủ.
Nhưng người lo lắng nhất có lẽ là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông lo không phải vì môi trường, ừ thì nó đã ô nhiễm rồi mà. Nỗi lo của ông cũng không phải chén cơm manh áo của ngư dân miền Trung, thì họ vốn đã khổ nay khổ thêm chút cũng không làm cho tình hình rối thêm. Ông lo cho ông vì đã trót cam kết trước bá quan văn võ triều đình: “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa”.
Ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN
Thưa hai ông,
Tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ ý kiến ông Nguyễn Khắc Mai
Trưa ngày 30 tết Đinh Dậu tình cờ tôi đọc được thỉnh nguyện thư của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng vụ nghiên cứu Ban dân vận TW. Theo nội dung bức thư gửi tới Hai ông chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, tôi tìm được 14 tội danh có tính phản quốc, làm hại đến chủ quyền lợi ích quốc gia liên quan tới ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư ĐCSVN. Tôi cùng nhiều người thực sự bàng hoàng với những nội dung này. Trước đó tôi cũng đã nghe những thông tin đại loại như vậy được phát ra từ đài truyền hình Việt Nam, bằng những dòng tin ngắn ngủi về sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, sau đó là vài động thái phản ứng yếu ớt, qua loa chiếu lệ, công thức xáo mòn mang tính bịp dân, có thể nói với một thái độ bạc nhược của nhà nước Việt Nam trước hành động xâm lược ngang ngược, trắng trợn từ phía Trung Quốc.Đọc tiếp »
Gương mặt tươi rói của ông Nguyễn Xuân Phúc khi nhận bó hoa chuyển giao quyền lực từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2016, nay đã chuyển sang vẻ âu lo mệt mỏi. (Ảnh minh họa). Nguồn: EPA
Chỉ mới ngồi ghế thủ tướng Việt Nam được 9 tháng, dường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải đối mặt với một âm mưu sâu rộng nhằm hạ bệ ông, hoặc ít nhất cũng làm cho uy tín và đặc biệt là quyền lực lãnh đạo của ông bị giảm sút mạnh.
‘Thù ngoài giặc trong’
Những dấu hiệu bất lợi cho ông Phúc đã bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2016 và kéo dài sang đầu năm 2017. Nhưng thật trớ trêu, lần này không chỉ mạng xã hội “tham chiến” mà còn có thêm cả một “mặt trận” mới: những tờ báo vẫn được xem là tràn đầy “tính đảng”.
Việc có đến 11 tờ báo đăng tin nhưng tự ý sửa lời của Thủ tướng Phúc – từ “công trình 50 tầng” thành “công trình cao tầng” của khu chung cư Giảng Võ của đại gia Phạm Nhật Vượng – được xem là một hiện tượng hết sức đặc biệt và lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử đảng CSVN. Không những thế, từ tháng 12 năm ngoái cho tới tận bây giờ các tờ báo này đều không bị Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông khiển trách, mặc dù ngay trước đó người được dư luận xem là “Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn” đã ra lệnh thi hành kỷ luật khá nặng đối với năm chục tờ báo nhà nước đăng tải thông tin về nước mắm truyền thống bị nhiễm chất độc arsen.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: báo MTG
Gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017.
Bắt đầu ‘mở miệng’
“Nợ công sát trần cho phép và nếu tính đủ thì có thể đã vượt trần”, Thủ tướng Phúc đột ngột phát biểu không hẳn là chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương vào cuối năm 2016.
Đây là lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm đề cập đến thực tế nợ công đã vượt trần, tức vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP. Trước đó, tất cả các quan chức chính phủ, từ nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đều khăng khăng nói rằng nợ công vẫn dưới ngưỡng nguy hiểm. Đây cũng là lần đầu tiên một cấp phó của nguyên Thủ tướng Dũng dám có cách nhìn trái với cựu thủ trưởng của mình.Đọc tiếp »
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng (trái) và Trần Thị Hà được xác định có trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định kỷ luật hai thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà bằng hình thức khiển trách vì vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trang mạng Chính phủ Việt Nam cho hay hôm thứ Tư 18/1, ông Phúc đã ký hai quyết định 83/QĐ-TTg và 84/QĐ-TTg “thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách” đối với ông Thăng và bà Hà.
Ông Nguyễn Duy Thăng bị nói là đã “có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh”.Đọc tiếp »
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc thăm Mông Cổ dự Hội nghị Thượng đỉnh Âu – Á tháng 7/2016. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã phê phán điều ông gọi là ‘lợi ích cục bộ trong quy hoạch’ ở bốn bộ thuộc quyền của ông.
Đó là Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương.
‘Quy hoạch’ tức công tác lên đề án và kế hoạch, gồm cả nghị trình triển khai các nhiệm vụ công và chi tiêu ngân sách cho những công tác đó, là lĩnh vực được nhắc đến nhiều ở Việt Nam thời gian qua.
Công tác này bị phê phán nhiều, từ chuyện quy hoạch đô thị – vụ nhà 50 tầng ở Giảng Võ – cho đến quy hoạch tuyển chọn cán bộ cho bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền.Đọc tiếp »
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đầu tư xây dựng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình cao tầng theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội; xử lý đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật. Ông Phúc nhấn mạnh rằng “không vì lợi ích trước mắt, lợi ích nhóm mà quên lợi ích cộng đồng. Nếu không sớm khắc phục thì sau này ngân sách Nhà nước đổ vào không đủ để giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng để chống ùn tắc giao thông”.Đọc tiếp »
Nhiều ‘đại gia’ Việt Nam làm giàu từ kinh doanh bất động sản. HOANG DINH NAM/AFP/Getty
Nhận xét về một phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với dự án xây dựng chung cư ở Giảng Võ, ông Nguyễn Quang A nói trong thảo luận hôm 05/11 của BBC Tiếng Việt rằng, ông thấy “hơi lạ” với câu hỏi của đương kim Thủ tướng.
Trong phiên họp Chính phủ hôm 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới công trình cao ốc dự tính xây ở nơi từng là Trung tâm Triển lãm Giảng Võ và đặt câu hỏi: “Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ?”.
Ông Phúc nhấn mạnh: “Không có một lý thuyết quy hoạch nào mà tại Trung tâm Giảng Võ lại xây dựng chung cư 50 tầng, với mấy nghìn căn hộ, làm sao chịu được?”.
Nhà quan sát Nguyễn Quang A nhận xét: “Lúc đó ông ấy đang làm Phó Thủ tướng thường trực, thì phải đặt câu hỏi xem là: Phó thủ tướng thường trực lúc đấy là ai mà không biết?Đọc tiếp »
Phối cảnh Vinhomes Liễu Giai. Một trong hai “điểm nhấn đô thi” tại “nội đô lịch sử” cùng thuộc Vingroup. (Hình: vinhomes29lieugiai.org)
HÀ NỘI (NV) – Sự kiện hệ thống truyền thông Việt Nam chủ động xoay mũi dùi mà thủ tướng Việt Nam chĩa vào Vingroup sang… hướng khác dường như là giọt nước làm tràn ly phẫn nộ đối với tập đoàn này.
Hôm 29 Tháng Mười Hai, tại cuộc họp giữa lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam đã chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội. Theo đó, sở dĩ môi trường, giao thông,… ở Hà Nội trở thành thảm trạng khiến hệ thống công quyền loay hoay tìm hoài không ra lối thoát là vì chính quyền thành phố này phóng tay cấp giấy phép cho xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng quá tải.Đọc tiếp »
HÀ NỘI (NV) – Hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa bài tường thuật cuộc họp của chính phủ hôm 29 Tháng Mười Hai, biến chỉ trích có địa chỉ cụ thể của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, thành chung chung.
Trong cuộc họp giữa giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Phúc chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội. Theo thủ tướng Việt Nam, sở dĩ môi trường, giao thông,… ở Hà Nội trở thành thảm trạng khiến hệ thống công quyền loay hoay tìm hoài không ra lối thoát là vì chính quyền thành phố Hà Nội phóng tay cấp giấy phép cho xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng quá tải.
Ông Phúc dẫn trường hợp cho xây dựng cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ làm ví dụ và nêu câu hỏi: Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ? Không có lý thuyết nào về quy hoạch lại chấp nhận chuyện cho xây dựng tại một nơi như Giảng Võ cao ốc 50 tầng, với hàng ngàn căn hộ cao cấp. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua lại thế nào? Nếu khoảng đất trống nào cũng cấp giấy phép xây dựng cao ốc hết thì Hà Nội sẽ ra sao? Ông Phúc khẳng định, thảm trạng là do chúng ta gây ra!Đọc tiếp »
Bản tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hôm 20-12-2016 cho hay: “HĐGMVN nhận được thư của Ban Tôn Giáo Chính phủ ký ngày 09-12-2016 mời đại diện HĐGM đến dự “Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo. Hội nghị được tổ chức vào ngày 19-12-2016, tại Hội trường Thống Nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh…”
Về thành phần phái đoàn Công giáo tham dự Hội nghị, vẫn theo bản tin trên, gồm có: “Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Tổng Thư ký HĐGM thay mặt Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM, không thể có mặt vì công tác mục vụ. Cùng tham dự với vị TTK/HĐGM còn có Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục TGP. TP.HCM, và Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục giáo phận Xuân Lộc.Đọc tiếp »
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 13/9/2016. Ảnh tư liệu. Nguồn: AP
Trong số “tứ trụ triều đình” xuất hiện sau Đại hội XII Đảng CSVN, ngoài TBT Nguyễn Phú Trọng là người gần như công khai bày tỏ thái độ thần phục Trung Quốc từ lâu, ba nhân vật còn lại – Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – xem ra vẫn chưa thể hiện rõ lập trường chính trị của mình trong mối quan hệ đầy tế nhị và nhạy cảm với Bắc Kinh.
Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc bấy giờ là đối tượng đả kích số 1 của blog Chân Dung Quyền Lực, một blog mà người ta không khó giải mã là được lập ra để ca tụng Nguyễn Tấn Dũng và tấn công các đối thủ của ông ta. Chính vì thế, để xét đoán lập trường chính trị của tân thủ tướng, người ta có một cơ sở rất đáng tin cậy – đó chính là lập trường chính trị của cựu thủ tướng.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng. Ảnh: DĐDN
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 29/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc Tết, tặng quà cho thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng mà hãy dành thời gian chủ động tập trung chăm lo Tết cho nhân dân. Lời chỉ đạo này của Thủ tướng Phúc mang lại nhiều cảm xúc với tôi, một chút vui nhưng cũng có một chút nặng lòng.
Khỏi phải nói, Tết năm nay ở Việt Nam chắc chắn sẽ giảm tải gánh nặng lên hệ thống giao thông so với những năm trước. Cảnh nhiều người nội thành Hà Nội chạy ngược chạy xuôi, mua cái này xin cái nọ, nghĩ ra nhiều món hàng độc-đẹp-lạ hay đắt tiền để tặng “ông này bà nọ” chắc sẽ không còn nhộn nhịp đến khó chịu như những năm trước. Kẹt xe, vốn là đặc sản những ngày cuối năm của Hà Nội, vì thế cũng có cơ sở để giảm đi phần nào. Đó là chưa kể các đoàn xe từ các tỉnh lân cận cũng sẽ không còn rồng rắn nối đuôi nhau về thủ đô chúc Tết lãnh đạo các bộ ban ngành của đất nước.Đọc tiếp »
Trên mạng mấy hôm nay giông bão chuyện “cờ lờ” vì ông Nguyễn Xuân Phúc “càm giái đoạc” (cầm giấy đọc) cờ lờ mờ vờ. Kẻ chê, người bào chữa nhưng riêng mình thì mình thấy có 2 chuyện đáng nói:
1. Ở vị trí thủ tướng, ông Phúc cần trang bị đủ kỹ năng để phát biểu chớ không phải “càm giái đoạc”. Ông có thể cầm giấy soạn sẵn và dựa vào cái sườn đó để phát biểu chớ không nên cúi gầm mặt mà đọc một cách chăm chỉ như vậy. Cấp quan huyện, quan phủ sâu mọt, dốt nát nên phải cầm giấy mà ê a thì còn tạm chấp nhận được. Cấp tể tướng mà cúi gầm mặt đọc thì nên về vườn mà đuổi gà.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 17-11. Nguồn: VTC
Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.
Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với (1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc – Hà Nội hoặc (2) một vụ kiện ở Toà án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai. Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?
Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.Đọc tiếp »
Ông Phúc lập luận, quân đội cần có sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, nếu xa rời sự lãnh đạo của đảng, quân đội sẽ mất phương hướng chính trị trong xây dựng và chiến đấu, sẽ phân rã về tư tưởng và tổ chức.
Ở trên tôi viết “lại một lần nữa”, bởi vì trong quá khứ, không riêng gì ông Phúc, mà những nhân vật chóp bu, đang bám vào quyền lực của đảng để kéo dài ách thống trị trên đầu trên cổ của nhân dân Việt Nam, đã từng nhắc đi nhắc lại cái chủ trương cũ mèm này.Đọc tiếp »
Tối 7/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (TT) đã dự lễ công bố Ngày văn hóa doanh nghiệp VN – 10/11 và phát động cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp VN”. TT đã có một bài phát biểu, nghe qua thấy đúng và hay, nhưng phân tích kỹ mới thấy có thể đã bị nhầm. Đoán rằng bài phát biểu do thư ký chuẩn bị mà vì một vài lý do nào đó TT không phát hiện ra chỗ nhầm ấy.
Một điều rất quan trọng đối với người nói (diễn giả) là có hiểu biết về người nghe, cơ bản là biết họ đang muốn nghe gì để đáp ứng đúng nhu cầu. Trên thị trường người ta tôn trọng phương châm: “không phải bán cái mình có mà bán thứ khách hàng cần”. Tương tự, trong buổi nói chuyện, không phải nói điều diễn giả biết mà cần nói điều người ta muốn nghe. Sẽ rất nhàm chán, rất phản tác dụng khi người nói đưa ra những thông tin không có gì mới lạ, thậm chí người nghe còn biết rõ hơn (biết rồi, khổ lắm, nói mãi).Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng luật. Nguồn: VTV
Sáu tháng sau khi nhậm chức thủ tướng, ý tưởng xây dựng “chính phủ kiến tạo” của ông Nguyễn Xuân Phúc đang đối mặt với nguy cơ tan từ trứng nước với bằng chứng Formosa bị tuyệt đại đa số đất nước quay lưng.
Sai lầm mới nhất của ông Phúc là chính phủ Việt Nam đã ban hành một quyết định đền bù với định mức trả treo chỉ bằng 1-2 ngày ra biển của ngư dân. Và cũng chỉ đền bù sáu tháng.
Những ngư dân đã phải nhận phần gạo “hỗ trợ” mốc xanh của địa phương lập tức gầm lên: Vậy sau sáu tháng ấy chúng tôi sẽ sống bằng gì?
Bây giờ thì đừng nói tới cơ chế “vận động, thuyết phục nhân dân” nữa. Giờ đây, những khối người khổng lồ của ngư dân và giáo dân các vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình kéo đi biểu tình và kéo đến tận nhà máy Formosa là quá đương nhiên, không còn gì phải bàn cãi.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra đột xuất suất ăn công nhân ở Bình Chánh. Ảnh: Thuận Thắng/ báo TT
Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi thấy Ngài Thủ tướng đã có một Quyết định hành chính và một Hành vi hành chính rất bất ổn về mặt pháp lý.
Thứ nhất, đó là Quyết định hành chính 1880/QĐ-TTg về định mức bồi thường thiệt hại cho người dân miền Trung bị thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
Về bồi thường thiệt hại trong vụ việc này, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào sự thương lượng giữa người bị thiệt hại và kẻ đã gây ra thiệt hại là Formosa, nếu không thương lượng được thì họ tự đưa nhau ra Tòa án để giải quyết.
Thế mà, không biết dựa dựa vào cơ sở pháp lý nào mà Ngài Thủ tướng (để cho cấp dưới ký thay), ban hành một Quyết định áp đặt mức giá bồi thường thay cho Formosa và cưỡng ép người dân phải nhận, không được đòi hỏi theo như thiệt hại theo thực tế của họ.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong cuộc gặp gỡ TT Serbia Tomislav Nikolic ngày 18-6-2016. Ảnh: Reuters/ Marko Djurica
Lời Người Dịch: Ngay trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ ký kết thoả ươc kinh tế với Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam biểu quyết đình hoãn việc phê chuẩn TPP, một hiệp định do Mỹ bảo trợ và đang rơi vào thế bấp bênh. Cùng với cuộc tập trận chung Nga-Trung diễn ra trên Biển Đông, thể hiện tinh thần đoàn kết chống Mỹ của những thế lực “vừa là đồng chí, vừa là anh em” của ĐCSVN thì trong ngành giáo dục Việt Nam lại nổi lên yêu cầu dạy tiếng Nga, tiếng Trung cho học sinh tiểu học. Phải chăng đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang chuyển trục chiến lược, hướng về Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa năm xưa, mặn nồng hơn so với mấy năm qua có ý đồ đu đưa với Mỹ.
——–
Trung Quốc dứt khoát bác bỏ phán quyết của Toà Hoà giải Thường trực, một phán quyết cho rằng TQ không có thẩm quyền pháp lý để bênh vực yêu sách đường chín đoạn có ý đồ của mình. Thái độ bất chấp này của TQ gây lo sợ cho Philippines (nước đã đưa đơn kiện TQ tại toà hòa giải) và gây phẫn nộ cho một số nước Đông Nam Á khác.Đọc tiếp »
“Nhìn 7 người trong Thường vụ Đảng ủy công an Trung ương, cũng thấy các thế lực đối nhau như nước với lửa mà vẫn phải chung một mâm thì giữ ổn định bình yên cho dân thế nào? Như Thượng tướng Bùi Văn Nam, người đã làm rối tung cả Bộ Công an nhiệm kỳ trước với loạt 12 bài “Ai đang làm khánh kiệt đất nước” trên mạng xã hội dưới bút danh Dương Vũ, đánh thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình, moi ra đến cả chuyện nhà Trần Đại Quang có tới 7 người đi tu để tích đức cho ông này lên hàng nguyên thủ…“
Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong một bài viết cho 71 năm Quốc khánh, đau khổ với dự cảm chính trường Việt sắp vào cuộc dâu bể đa đoan. Trong khi người kế nhiệm, Trần Đại Quang, mỡ màng béo tốt với cái cổ lút vào cằm…
Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.
7 phát súng nổ ở Yên Bái, cả họ làm quan ở Hà Giang, tận tâm tận lực vơ vét tài sản ở Thanh Hóa…Và như cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, “tha hóa đến thế là cùng chứ còn đến thế nào”.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ trái sang) tại thượng đỉnh ASEAN từ ngày 6-8 tháng 9. Ảnh: AFP/ YE/ Getty
Mấy hôm trước trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có động tác “khác thường” khi chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo nhiều nước khi tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 diễn ra tại Lào. Bức ảnh cho thấy trong khi tất cả lãnh đạo các nước khác đều làm động tác theo kiểu “ASEAN Way” (Phương cách ASEAN) truyền thống hàng chục năm qua, thì chỉ riêng ông Phúc làm một kiểu không giống bất kỳ ai. Dư luận ngay lập tức tranh cãi, có người cho rằng ông Phúc quá vô ý về nghi thức cơ bản này, trong khi nhiều người cho rằng không nên xét nét chi li.
Cá nhân tôi cho rằng, dù vô tình hay hữu ý thì hành động này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một điều đáng trách. Có rất nhiều lý do để chúng ta không nên xem hành động ấy là chuyện bình thường, chuyện vô ý có thể thông cảm, hay là chuyện nhỏ nhặt không cần xét nét chi li so với những việc to lớn mà một vị Thủ tướng phải đảm nhận.Đọc tiếp »
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 3 bên phải) hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ 4 bên trái) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, 13/9/2016. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm nay, 13/9, đã diện kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một ngày sau khi gặp người đồng nhiệm nước chủ nhà Lý Khắc Cường.
Tin cho hay, quan chức hai quốc gia láng giềng bắt tay nhau trước khi thảo luận về nhiều vấn đề tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Hiện chưa rõ đôi bên trao đổi về những gì.
Trong bài bình luận mới nhất, Tân Hoa Xã viết rằng “một thời kỳ mới trong mối quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ hơn đang ở trước mắt, khi Bắc Kinh trải thảm đỏ đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm nay”.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc viết tiếp rằng các chuyến thăm cấp cao như vậy của các lãnh đạo hai nước “chứng tỏ rằng cả Bắc Kinh và Hà Nội cùng chia sẻ ý chí mạnh mẽ về việc tăng cường lòng tin giữa đôi bên”.Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Tân Hoa Xã.
BẮC KINH (NV) – Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sang Bắc Kinh “đề xuất” rằng không để những bất đồng về Biển Ðông làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước cộng sản anh em.
Bản tin khá dài trên trang mạng ‘chinhphu.vn’ của Hà Nội tường thuật cuộc hội kiến giữa ông Nguyễn Xuân Phúc và Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 9, 2016.
Bản tin vừa kể có những lời lẽ ca tụng mối quan hệ tình nghĩa quen thuộc như “trong không khí chân thành, hữu nghị, hai thủ tướng đã thông báo cho nhau về tình hình của mỗi đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong tình hình mới.”Đọc tiếp »
inh viên Trung Quốc đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay Wuxu, TP. Nam Ninh hôm 10/9. Nguồn: Thông Tin Chính Phủ
Các nhà quan sát bình luận về chuyến thăm Trung Quốc trong sáu ngày của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Hôm 10/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đến TP. Nam Ninh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi ông nhậm chức vào tháng 4/2016.
Chuyến thăm cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm Trung Quốc sau cuộc chuyển giao lãnh đạo ở Đại hội XII đầu năm nay.
Theo Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ hôm 10/9, trong chuyến thăm này, bên cạnh cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Phúc cũng sẽ dự Hội chợ Trung Quốc – Asean, Hội nghị Thượng đỉnh thương mại, đầu tư Trung Quốc – Asean lần thứ 13.
Cùng ngày, báo South China Morning Post ở Hong Kong nhận định Thủ tướng Việt Nam phải đối mặt câu hỏi: Nên gần Bắc Kinh ở mức độ nào trong bối cảnh quan hệ song phương đang bị ảnh hưởng bởi tranh chấp trên Biển Đông?Đọc tiếp »
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu ở Ulan Bator, 7/2016. Ảnh: Reuters.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ chính thức thăm Trung Quốc từ ngày 10-15/9 tới, theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường.
Ông Phúc cũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc-Asean 13, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Hai, là sự kiện được tổ chức trong thời gian 11-14/9 tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tân Hoa Xã dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh nói ông Phúc sẽ gặp gỡ các lãnh đạo Trung Quốc và sẽ trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương và các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông Phúc tới Trung Quốc trong cương vị thủ tướng, sau khi ông đã thăm ba nước khác: Nga, Nhật, Mông Cổ.
Tuy nhiên, ông đã từng gặp gỡ Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng Bảy, tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.Đọc tiếp »
Ông Trần Hồng Hà và Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: internet
Yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng và ông Trần Hồng Hà, đương kim bộ trượng Bộ TN-MT, phải trả lời 25 câu hỏi này một cách minh bạch trước khi người dân cho phép các ông có bất cứ động thái nào đối với Formosa.
Ngày 27 tháng 4 sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng xảy ra gần một tháng, ông Võ Nhân Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã họp báo trong 7 phút công bố rằng, nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ và những hoạt động của con người, không phải do Formosa [1]. Cả người dân và trí thức đều phản bác kết luận cá chết do thủy triều đỏ. Nhiều nhà trí thức yêu cầu Bộ TNMT nếu kết luận cá chết do thủy triều đỏ thì Bộ TNMT phải công bố ảnh viễn thám và các thông số môi trường như chỉ số N/P chỉ dấu của hiện tượng thủy triều đỏ. Đọc tiếp »
TT Nguyễn Xuân Phúc thanh minh về chuyện phải xin lỗi dân. Nguồn: internet
Trước đây, nhiều nhà bình luận thường than vãn rằng nền chính trị Việt Nam thiếu nét văn hóa “xin lỗi” và nét văn hóa “từ chức”, rất phổ biến ở các nước dân chủ thuần thục. Tin Reuters (14/8) cho biết bà Aide Hadzialic, bộ trưởng giáo dục Thụy Điển, vừa xin từ chức sau khi bị phạt rất nhẹ vì có nồng độ rượu bia hơi cao trong máu khi lái xe. Một quyết định cá nhân đầy nhân cách.
Dân Việt Nam ta cũng vừa có niềm vui hiếm thấy khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngỏ lời “xin lỗi dân” khi cả một đoàn 40 xe biển xanh của ông độc chiếm con đường dành riêng cho người đi bộ giữa Phố cổ Hội An đông khách du lịch, dù rằng lời xin lỗi có phần chậm, sau 9 ngày đêm suy tính, lại mang tính thanh minh, rằng “tôi không biết chuyện đó vì tôi đi bộ trước đoàn xe”. Thế là hòa cả làng, xin lỗi cũng bằng không!Đọc tiếp »
Ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: EPA
Trần đời chẳng có ai là hoàn hảo, Nguyễn Xuân Phúc cũng thế.
Dưới thời Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tiếng là người nhẫn nhịn đến mức có lúc còn bị xem là “mất tích”. Chỉ mới từ sau Đại hội XII của đảng cầm quyền ông mới được bình yên “mở miệng”, nhưng nay ông lại phải bắt đầu giải quyết hậu quả của những sai lầm trong hành chính và phong cách chính trị.
Cho tới nay, Thủ tướng Phúc là quan chức cao cấp duy nhất đang lặp lại lý thuyết “Nhà nước kiến tạo” của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật mà khi đưa ra thông điệp đầu năm 2014 – trong đó có chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển” – rất có thể đã không biết dàn tham mưu vẽ vời cái gì trong đó.
Không biết do ngẫu nhiên hay vận số, kể từ lúc Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ nói về mô hình “Nhà nước kiến tạo” gần kỳ bầu bán lẫn tuyên thệ nhậm chức thủ tướng lần thứ hai liên tiếp vào giữa năm 2016, những sự cố – hoặc điều được gọi là “tai nạn nghề nghiệp” – cứ thi nhau ập lên quãng đời ông.Đọc tiếp »