BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nguyễn Văn Tuấn’

8613. BÁO NHÂN DÂN: TRÍ THỨC ĐÍCH THỰC LÀ PHẢI GÙ!

Posted by adminbasam trên 06/06/2016

TS Phạm Văn Hội

6-6-2016

Mới đây trên báo Nhân dân có bài: Trí thức đích thực sẽ không hành xử như vậy, của tác giả VIỆT QUANG và HOÀI ÂN. Nội dung bài báo nhằm đả phá các quan điểm về tự do học thuật, tự do tư tưởng của GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH NSW, Australia) – rất tiếc, những ai đã biết hoặc đã từng đọc các bài báo của GS Tuấn, sẽ không chấp nhận với sự qui chụp, lạc lõng và lạc hậu về tư duy của 02 tác giả này.

Cá nhân tôi chưa từng gặp GS Tuấn, chỉ đọc các bài viết của GS và hầu hết đồng tình với quan điểm của GS. Các bài về học thuật cũng rất có giá trị để học hỏi và tham khảo. Việt Quang và Hoài Ân trích thông tin về GS Tuấn từ một website của Việt Nam; và thông tin là tóm lược từ website của Viện Garvan, Úc: và các thông tin này (về hàm GS được phong tặng ở 02 cơ sở, về số ấn phẩm Quốc tế) là sự thật – Garvan chứ không phải Việt Nam để có thể gian dối những thông tin này! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

7448. Đạo văn?

Posted by adminbasam trên 11/03/2016

Nguyễn Văn Tuấn

11-3-2016

Tôi lại trở thành một đối tượng bị tấn công trong không gian mạng. Lần này, có người vu cáo rằng tôi đạo văn trong những bài hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học. Tôi có thể khẳng định rằng tôi không hề đạo văn ai cả, nhưng tôi xin giải thích để bạn đọc an tâm.

Cách đây khá lâu, chắc cũng gần chục năm, tôi đặt cho mình mục tiêu quảng bá cách viết bài báo khoa học. Tôi sưu tầm những ví dụ từ bài vở, từ các bài báo khoa học trên các tập san như Science, Nature, NEJM, sách, báo chí, v.v. để viết những bài hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học. Một số bài là của chính tôi đã công bố trên mấy tập san y khoa, một số bài là từ bạn tôi, một số từ sách. Lúc đó, tôi chỉ viết dưới dạng “note” và viết nhanh đăng trên website cá nhân. Tôi không dịch, mà chỉ đọc và nắm lấy ý chính, rồi viết lại theo kinh nghiệm cá nhân mình. Đây không phải là những bài báo, càng không phải là journal articles, mà chỉ là note, do đó tôi chưa quan tâm đến nguồn. Thật ra, nhiều bài đều có đề nguồn. Vả lại, thời đại này, chỉ cần google là ra ngay. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa | Thẻ: , , | 1 Comment »

7052. Đặng Tiểu Bình là một kẻ lưu manh

Posted by adminbasam trên 16/02/2016

Nguyễn Văn Tuấn

16-2-2016

Đặng Tiểu Bình (trái) với Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: báo VTC

Đặng Tiểu Bình (trái) với Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: báo VTC

Sắp tới ngày tưởng niệm Tàu cộng xâm lăng và tàn sát đồng bào vùng biên giới phía Bắc vào ngày 17/2/1979. Đọc văn bản của Bộ Ngoại giao VN tố cáo Tàu 37 năm trước (1), tôi thấy có vài thông tin thú vị.

Chẳng hạn như Bị vong lục có viết rằng “Ngày 7 tháng 2 năm 1979, tại Tô-ky-ô, ông ta tuyên bố ‘cần phải trừng phạt Việt Nam’.” Xin nói thêm rằng ‘ông’ ở đây là Đặng Tiểu Bình, lúc đó là phó thủ tướng Tàu.

Nhưng câu này hình như được trích dẫn không đầy đủ. Trong thực tế, lúc ở Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với báo chí rằng (2): “Vietnam is a hooligan, we must teach them a lesson” (dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Việt Nam là một kẻ lưu manh, chúng ta cần phải dạy cho chúng một bài học). Chỉ có thế mà Bộ Ngoại giao còn giấu diếm người dân! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

6929. Sáu vấn đề xã hội hôm nay

Posted by adminbasam trên 07/02/2016

Nguyễn Văn Tuấn

7-2-2016

Sáng nay định viết một cái note về một vấn đề thời sự, nhưng thấy bài dưới đây (1) của anh Mạnh Kim hay quá nên cóp về đây để chia sẻ cùng các bạn. Trong bài này, tác giả, bằng một văn phong gãy gọn, nêu lên 5 vấn đề xã hội nóng bỏng nhất và “bức xúc” nhất: ác độc, thù hằn, tham lam, hoang tưởng, và khoe khoang. Trải nghiệm của tôi trong thời gian ở Việt Nam làm cho tôi thêm một vấn đề khác nữa: đó là giả dối.

Thói giả dối ở VN lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội VN hiện nay là một xã hội giả dối. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

6824. Một nền báo chí buồn chán

Posted by adminbasam trên 30/01/2016

Nguyễn Văn Tuấn

30-1-2016

Theo dõi báo chí chung quanh sự kiện Đại hội đảng CSVN, tôi thấy nền báo chí bên nhà (hình như gọi là “báo chí cách mạng”) thật là u ám. Thuở đời nay một sự kiện tương đối quan trọng và có ảnh hưởng đến tương lai đất nước, mà báo chí không hề có một bài bình luận chung quanh sự kiện. Không hề có một bài phân tích các ứng viên. Không có tranh luận công khai. — đành rồi. Nhưng cũng chẳng có một diễn thuyết nào của bất cứ một ứng viên nào về viễn kiến và tương lai của đất nước.

Thay vào đó là những cái tít mang tính thông cáo hơn là phân tích, như “Hôm nay bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư khoá mới”, “Nhiều ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu tái cử”, rồi giả bộ “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng” hay “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng Bí thư” trong khi báo lề trái ai cũng đã tỏ tường! Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 10 Comments »

6373. Quyền lực và đắc nhân tâm

Posted by adminbasam trên 03/01/2016

Nguyễn Văn Tuấn

3-1-2016

Chiều nay tôi chứng kiến quyền lực của giới quan chức cấp lãnh đạo ngoài bắc mạnh như thế nào. Và, có lẽ sự việc cũng giải thích một phần tại sao người ta ham quyền ở đất nước này.

Chuyến bay VNA 1393 (từ Qui Nhơn đi Sài Gòn) sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không xảy ra một “sự cố” khá hi hữu. Sau gần 30 phút trễ, cuối cùng thì hành khách cũng được soát vé, lên xe bus ra máy bay, và xe đã đến bên cạnh máy bay, nhưng cửa … không mở! Còn một nhúm nhân viên VNA và bảo vệ (?) thì đứng xớ rớ dưới cầu thang máy bay chẳng làm gì. Chẳng ai nói gì, chẳng ai thông báo chuyện gì xảy ra. Độ chừng 5 phút chờ, đột nhiên xe bus quay về hướng … nhà ga. Thế là bà con hành khách lũ lượt tay bồng tay bế dắt díu nhau vào nhà ga để chờ nữa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

6118. Thưởng ai và ai thưởng?

Posted by adminbasam trên 12/12/2015

Nguyễn Văn Tuấn

12-12-2015

Báo chí trong nước tuần vừa qua đưa tin ngài thủ tướng VN, thủ tướng Đức Angela Merkel, và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được vinh danh vì đóng góp cho hoà bình và an ninh (1). Thời điểm trao giải này cho ngài thủ tướng rất thú vị, vì nó diễn ra trước ngày đại hội đảng khoảng 1 tháng. Nhưng nếu tìm hiểu một chút về sự vinh danh này thì tôi nghĩ ngài thủ tướng cần phải cân nhắc có nên nhận giải thưởng hay không.

Cái tổ chức vinh danh ba vị trên là Boston Global Forum (BGF). Tuy nghe tên thì rất toàn cầu, nhưng tổ chức này rất ư là khiêm tốn về danh tiếng và prestige. Thật ra, cái tên nghe đã giống như là tờ báo nổi tiếng “The Boston Globe” (và do đó cách đặt tên BGF giống như mấy tập san khoa học dỏm nhái tên của các tập san khoa học nghiêm chỉnh). Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | 8 Comments »

6062. Phật giáo thời mạt pháp?

Posted by adminbasam trên 08/12/2015

Nguyễn Văn Tuấn

7-12-2015

Sư Thích Minh Thịnh hút thuốc lào sòng sọc và phát ngôn "vô cùng sốc". Ảnh: báo Lao Động

Sư Thích Minh Thịnh hút thuốc lào sòng sọc và phát ngôn “vô cùng sốc”. Ảnh: báo Lao Động

Hỗm rày tôi theo dõi loạt phóng sự trên Lao Động về một vị sư trụ trì một chùa ở ngoài Bắc (1-4) mà cảm thấy trăn trở rất khó tả. Nhớ có lần một anh bạn tôi nhận xét rằng Phật giáo Việt Nam có cái nôi ở ngoài Bắc, nhưng ngày nay, chỉ có Phật giáo ở Huế là còn giữ bản sắc mà thôi, và kế đến là Phật giáo trong Nam, chứ ngoài Bắc thì coi như hết Phật giáo rồi (anh ấy dùng chữ “vứt đi”). Loạt bài phóng sự của Lao Động cung cấp một chứng cứ sinh động cho nhận xét đó.

Thật khó tin nổi một vị sư trụ trì ở một chùa được xem là di sản quốc gia mà phát ngôn rất ư là … giang hồ. Ông còn có một lối sống (lifestyle) không phù hợp với đời sống của một bậc tu hành. Thuở đời nay nhà sư đã xuất gia mà ăn thịt chó, uống tiết canh, hút thuốc lào, uống rượu Tây, say xỉn bí tỉ. Đó không phải là nhà sư nữa (chưa nói đến bậc chân tu), mà là dân “giang hồ” rồi. Mà, quả thật nhìn qua hình (2), từ ánh mắt đến cách ăn mặc, thì thấy ông không có dáng dấp của một nhà sư. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Tôn giáo, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 17 Comments »

6049. “Dạy cho con tiếng nói thật thà … “

Posted by adminbasam trên 06/12/2015

Nguyễn Văn Tuấn

6-12-2015

Sáng nay, tôi đọc được một bài viết hay về tình trạng dạy sử ở nước ta, mà trong đó tác giả có trích câu ca nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: Dạy cho con tiếng nói thật thà. Ngày nay, chắc ít ai rong giới trẻ còn nhớ đến ca khúc “Gia tài của mẹ” này, vì có thời gian nó bị cấm [một cách vô lí]. Nhưng lời ca mà tác giả trích rất ư là thích hợp như một lời khuyên về dạy sử.

Tôi nhiều lần nhận xét là chương trình dạy sử (và văn học) hiện nay lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Chỉ cần lật vài trang sách giáo khoa sử bậc trung học, bất cứ của lớp nào, có thể thấy dễ dàng 3 đặc điểm chính là nội dung lệch lạc, dối trá, và một chiều. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Gia đình/Xã hội, Giáo dục, Lịch sử, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

5173. Tiến Phong, bổ nhiệm và đề bạt… giáo sư

Posted by adminbasam trên 22/09/2015

Tôi không hiểu nổi là tại sao Việt Nam không thể làm như Mĩ hay như Úc? Tôi nghĩ không ra lí do, ngoại trừ tính bảo thủ và cố chấp của những người muốn tạo ra những đặc quyền theo mô hình “nhóm lợi ích”.

___

GS Nguyễn Văn Tuấn

22-9-2015

Tiếp tục câu chuyện bổ nhiệm giáo sư, dạo một vòng báo chí hôm nay, tôi thấy có vài ý kiến trong báo Nhân Dân (1) và Vietnamnet (2) có vài điều cần thảo luận thêm. Những điều này xoay quanh chuyện phân biệt tiến phong và bổ nhiệm, hiểu lầm về số giáo sư trong mỗi bộ môn, và quan niệm “rừng nào cọp nấy” …

Tiến phong, bổ nhiệm, và đề bạt

Ý kiến 1: Báo Nhân Dân (1) trích dẫn ý kiến của một giáo sư cho rằng ở nước ngoài “Không phải cứ đủ trình độ là phong GS. Dù có giỏi mấy mà trường không có vị trí GS thì cũng không được phong. Thí dụ, một ngành nào đó chỉ cần hai GS thì ai đó có giỏi đến mấy cũng không thể được phong GS thứ ba.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 7 Comments »

5161. Thử giải đáp những ngộ nhận về đại học bổ nhiệm giáo sư

Posted by adminbasam trên 21/09/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

21-9-2015

Về việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) bổ nhiệm giáo sư, và theo dõi báo chí trong vài ngày qua, tôi thấy có vài ngộ nhận cần phải giải toả. Bên cạnh đó, còn vài thắc mắc cũng cần được giải đáp thoả đáng. Tôi lại thử tưởng tượng trả lời như sau:

Câu hỏi 1: Việc TDTU bổ nhiệm giáo sư là vi phạm luật pháp?

Đáp: Bổ nhiệm chức vụ giáo sư là vấn đề của trường đại học, là chuyện liên quan đến học thuật, chứ không liên quan đến luật pháp. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ trao quyền tự chủ cho TDTU, có ghi rõ rằng TDTU có quyền “tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân sự là cán bộ quản lí, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, viên chức.” Như vậy, TDTU chỉ làm cái chức năng mà Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 8 Comments »

5154. Nhật kí buổi phỏng vấn đề bạt giáo sư

Posted by adminbasam trên 20/09/2015

“Chẳng có lễ tiến phong gì cả. Chẳng có chụp hình, tặng bông gì hết. Tất cả chỉ là một lá thư với vài dòng chữ như trên. Tại sao nước mình không làm nhẹ nhàng như thế, mà phải làm rình rang và hình thức làm gì để vừa tốn kém, lại vừa chẳng thuyết phục ai”.

____

GS Nguyễn Văn Tuấn

20-9-2015

Xin chia sẻ cùng các bạn một vài ghi chép trong nhật kí của tôi về buổi phỏng vấn đề bạt “professor” của tôi, coi như là một “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Tôi về Úc vào năm 2000. Ở Mĩ tôi đã là “associate professor”, nhưng khi về Úc, họ chỉ bổ nhiệm “Senior Lecturer” vì họ nói Assoc Prof bên Mĩ tương đương với Senior Lecturer bên Úc. Thật ra, tôi biết đó là một cách “đì”, nhưng tôi không nói gì. Sau 5 năm trụ ở chức Assoc Prof, tôi đệ đơn xin đề bạt chức Prof. Hồ sơ của tôi có 8 người ngoài trường bình duyệt. Khi nhận được bình duyệt của họ, hội đồng học thuật của UNSW đồng ý cho tôi một cuộc phỏng vấn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 4 Comments »

5125. “Ông không phải là giáo sư của Việt Nam”

Posted by adminbasam trên 17/09/2015

Nguyễn Văn Tuấn

17-9-2015

H1Sáng nay, nhận được một email của một bạn đọc, với lời lẽ có vẻ giận dữ. Đại khái email nói rằng tôi không phải là người ở trong nước, không được bàn chuyện khoa học ở trong nước, rồi kết thúc bằng câu “Ông không phải là giáo sư của Việt Nam. Ông không được xưng là giáo sư ở Việt Nam.” Lá thư còn nói rằng nếu tôi muốn được công nhận là giáo sư của Việt Nam thì phải làm hồ sơ để được công nhận. Ý này có vẻ hay đây, nhưng …

tôi nghĩ vị độc giả này chắc nhầm lẫn hay sao ấy. Tôi chưa bao giờ xưng tôi là giáo sư ở Việt Nam. Khi viết báo thì ban biên tập họ thêm “râu ria” cho tôi, chứ tôi không bao giờ viết gì trước tên mình. Ngay cả trong những bài nói chuyện trong hội nghị ở trong nước, tôi vẫn ghi rõ nơi làm việc ở ngoài này, chứ có ghi gì ở VN đâu (dù tôi có tư cách đó). Tôi cũng chưa bao giờ viết trên blog mà ghi danh xưng của tôi, vì tôi nghĩ nó không cần thiết và danh xưng làm mất tính thân mật với bạn đọc. Còn xin chức danh giáo sư của Việt Nam thì tôi không bao giờ xin, vì không bao giờ cần đến. Không bao giờ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

4198. Ý kiến anh tài xế taxi

Posted by adminbasam trên 27/06/2015

Anh ta nói ngày xưa đất ở đây chỉ là đồng ruộng thôi, rồi cái tay đại gia này vào, dùng uy thế hay quyền thế để xua đuổi người dân, rồi xây dựng lên một thành phố trong thành phố và giàu thêm, còn người dân và mồ mả bao đời ở đây thì bị dạt ra ngoài thành phố.

GS Nguyễn Văn Tuấn

27-06-2015

Tôi thích trò chuyện và nghe ý kiến của giới tài xế taxi. Những ý kiến, những trăn trở của họ có thể ví như là một nhiệt kế thời sự. Hôm qua, đón chiếc taxi hiệu TN ở trung tâm Hà Nội về khách sạn, và có dịp nghe những ý kiến của anh tài xế trẻ làm mình có nhiều … tâm tư.

Bước lên xe, nghe giọng Nam kì của tôi, anh ta hỏi một cách dè dặt: bác từ trong Nam ra? Tôi gật đầu, và vui vẻ thêm rằng đáng lí ra người trong ấy nói giọng Bắc, nhưng chắc do đột biến nên giọng nói cứ phai dần từ Hà Lội, chuyển hoá sang trọ trẹ ở Quảng Bình, Huế, nẫu ở Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, và dịu dần cho tuốt đến Cà Mau thì mất luôn âm hưởng Bắc kì. Anh ta cười lớn, thấy tôi có vẻ vui tính, nên nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, làm cho chuyến đi xa trở nên ngắn lại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Cưỡng chế đất đai, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

4108. Nghịch lý: Dân trí Việt Nam lúc cao lúc thấp

Posted by adminbasam trên 16/06/2015

TuanVietNam

Nguyễn Văn Tuấn

15-06-2015

Ở nước ta có một nghịch lí rất đáng chú ý: dân trí được đánh giá lúc cao, lúc thấp… tùy vào bối cảnh.

Ông Joe Hockey, bộ trưởng phụ trách kinh tế trong Chính phủ Úc đang gây bão dư luận. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông khuyên những người sắp mua nhà nên tìm việc làm tốt và lương cao trước khi quyết định mua nhà. Câu phát biểu tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng lại làm cho giới báo chí và phe đối lập chú ý và tấn công.

Giới báo chí nói rằng ông bộ trưởng là người giàu có, “sống trên mây”, không hiểu nỗi khổ của người dân, nên nói năng thiếu tế nhị. Phe đối lập chỉ trích ông bộ trưởng là người xa rời quần chúng, không biết người dân sống khổ cực ra sao.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4019. Công lí nhân dân?

Posted by adminbasam trên 03/06/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

02-06-2015

Hiếm thấy nơi nào trên thế giới mà hai chữ “nhân dân” xuất hiện dầy đặc như ở VN, nhưng nhân dân lại là nạn nhân đông nhất. Vụ tuyên án tù hai người thân của một em học sinh bị giết chết (1) là một ví dụ tiêu biểu.

Nhân dân trở thành một uyển ngữ ở VN. Cái gì cũng mang danh nhân dân, nhưng không thuộc nhân dân. Uỷ ban nhân dân, Bệnh viện nhân dân, hội đồng nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, báo Nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, v.v. Tuy nói là “nhân dân”, nhưng người dân rất khó đến gần những nơi đó vì cổng kín tường cao. Trong thực tế, những cơ quan gọi là “nhân dân” đó thật ra là của “đảng”. Đảng CSVN. Đảng sáng lập ra các cơ quan đó, và như là mặc định các cơ quan đó phục vụ trước hết và trên hết cho đảng. Hai chữ “nhân dân” chỉ là sáo ngữ hay bình phông mà thôi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3863. Một lời khen và nhiều câu hỏi

Posted by adminbasam trên 10/05/2015

Nguyễn Văn Tuấn

09-05-2015

Mấy hôm trước, tôi gặp sếp để báo cho ông ấy biết là tôi sắp thu nhận một em nghiên cứu sinh hạng siêu sao. Em này mới tốt nghiệp cử nhân 3 năm những đã có hơn 50 bài báo khoa học trên các tập san khoa học tốt trong thời gian sau khi tốt nghiệp, và danh sách giải thưởng hơn nửa trang A4!  Một thành tích mà ngay cả phó giáo sư và giáo sư ở Việt Nam cũng khó có. Những trao đổi giữa ông sếp và tôi để lại một dư âm đẹp, nhưng cũng nảy sinh nhiều câu hỏi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

3829. Nguỵ biện

Posted by adminbasam trên 03/05/2015

Nguyễn Văn Tuấn

03-05-2015

Cách đây trên 10 năm tôi căn cứ vào những gì mình học qua và có viết một bài khá dài để liệt kê những nguỵ biện phổ biến ở người Việt. Bài đó được phổ biến rất nhiều qua từng ấy năm. Nhưng hôm qua, nhân một cái note nhỏ về “Chứng từ của tội lỗi” (tôi không dùng chữ “tội ác”), tôi mới thấy thói nguỵ biện vẫn còn tồn tại trong khá nhiều bạn đọc.

Tôi thấy một nguỵ biện phổ biến nhất là đánh tráo vấn đề. Tiếng Anh gọi là distraction. Có nhiều thói trong nhóm nguỵ biện này, nhưng một số thói phổ biến tôi thấy trong thực tế là:

Thứ nhất là thói nguỵ biện có tên mà tiếng Anh gọi là “red herring”, hiểu theo nghĩa đánh tráo vấn đề. Chữ “red herring” có nguồn gốc từ thế kỉ 19 khi những người thợ săn dùng mùi cá để đánh lạc hướng và huấn luyện chó săn. Câu chuyện là cây búa được dùng cho việc giết người, người dùng nó là người của chính quyền đương thời, và việc sử dụng công cụ này được chính chính quyền xác định trên giấy trắng mực đen. Cây búa là một chứng từ nói lên tính man rợ trong thời chiến của phe chính quyền. Người đọc có suy tư phải suy nghĩ, tìm hiểu, lí giải vấn đề, và giúp người khác hiểu sâu thêm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa | Thẻ: , , | Leave a Comment »

3738. Đăng kí “bản quyền” phát biểu của cụ Hồ

Posted by adminbasam trên 18/04/2015

Nguyễn Văn Tuấn

17-04-2015

Các quan chức giáo dục và ngoại giáo Việt Nam đang xúc tiến “đăng ký bản quyền” một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục (1). Thoạt đầu mới đọc qua cái tựa đề thì tôi thấy hay. Tại sao không đăng kí bản quyền nếu câu nói là một đóng góp vào trí khôn của nhân loại? Nhưng đọc kĩ bài báo và tìm hiểu thì tôi bắt đầu phân vân và tự hỏi không biết đăng kí như thế có phải là một ý tưởng hay …

Năm 1949, ông đến thăm và phát biểu ở Trường đảng Nguyễn Ái Quốc rằng “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư“. Theo phát hiện của GS Trần Văn Nhung thì mãi đến năm 1996, UNESCO mới đề ra cái ý này. Do đó, ông và các quan chức văn hoá, ngoại giao VN gửi lời phát biểu đến UNESCO để thấy cụ Hồ đã đóng góp cho nền giáo dục thế giới và đi trước UNESCO như thế nào. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Hồ Chí Minh, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

3379. Cùng một số liệu, hai cách diễn giải: TP.HCM lọt top 50 thành phố an toàn nhất?

Posted by adminbasam trên 02/02/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

01-02-2015

Đúng là chuyện xấu thành tốt! TP Hồ Chí Minh được/bị Tạp chí The Economist xếp vào nhóm các thành phố kém an toàn nhất trên thế giới. Ấy thế mà ít nhất 2 tờ báo Việt Nam, phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, lại giật cái tít rằng TP Hồ Chí Minh lọt vào danh sách các thành phố an toàn nhất thế giới. Chuyện khó tin nhưng hoàn toàn có thật, và trên giấy trắng mực đen!

Báo Tuổi Trẻ phiên bản tiếng Anh chạy cái tít hấp dẫn rằng TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới: “Ho Chi Minh City among world’s safest: British magazine” (1). Còn báo trực tuyến Khám Phá thì chạy cái tít tiếng Việt có nghĩa tương tự “TP.HCM lọt top 50 thành phố du lịch an toàn nhất 2015” (2). Báo Dân Trí cũng viết ” thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam được đánh khá cao trên nhiều chỉ số an toàn và trở thành một trong những điểm đến an toàn nhất trong năm 2015″ (3). Tất cả các báo này đều không cho đường link mà chỉ nói nguồn chung chung là từ “The Economist Intelligence Unit “.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

3132. GS Nguyễn Văn Tuấn: Bức tranh lớn và bức tranh nhỏ

Posted by adminbasam trên 28/11/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

28-11-2014

Tôi có quen một anh bạn trẻ, là bác sĩ và làm sếp trong một công ti dược đa quốc gia. Điều tôi quí anh là khác với các bạn trẻ khác hay chạy theo những thị hiếu tầm thường, anh là người sâu lắng, có trăn trở với thời cuộc, nói năng có suy nghĩ kĩ, và trung thành với dân tộc và đất nước (chứ không phải với cái chủ nghĩa lỗi thời kia). Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên một người lớn lên sau 1980 mà có trăn trở như thế, nhưng sau này tôi hiểu vì em xuất thân từ một gia đình trung lưu ở Sài Gòn thời trước 1975. Có lần anh khuyên tôi: Thầy đừng nhìn VN như là một bức tranh lớn, vì bức tranh đó ảm đạm lắm, chẳng thấy tương lai đâu cả, và thầy sẽ thấy bi quan lắm; thầy cứ tập trung vào bức tranh nhỏ, chẳng hạn như giúp tụi em nè, và thầy sẽ thấy vui hơn. Câu nói này ám ảnh và đeo đuổi tôi cho đến ngày nay, và nó có khi trở thành phương châm của tôi khi làm việc liên quan đến VN.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Khoa học, Môi trường, Tôn giáo, Tham nhũng, Văn hóa, Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: