Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.
1. Thuyết hiện đại hóa mới
K. Marx là một trong các nhà lý luận hiện đại hóa tiên phong. Theo Marx, sự phát triển kinh tế dẫn đến những thay đổi văn hóa và xã hội có thể tiên đoán được một cách tất định. Nhiều tiên đoán mang tính tất định cứng nhắc của Marx đã bị lịch sử bác bỏ. M. Weber cho rằng một kết cục xã hội có thể có nhiều nguyên nhân và đã có đóng góp lớn để hiểu các quá trình duy lý hóa, thế tục hóa gắn với hiện đại hóa; ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa. Cả Marx và Weber lẫn nhiều nhà lý luận hiện đại hóa cho rằng sự phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa gắn với những sự thay đổi văn hóa khỏi các giá trị truyền thống. Các nhà lý luận hiện đại hóa khác lại cho rằng các truyền thống văn hóa có ảnh hưởng bền bỉ, dai dẳng và định hình ngay cả sự phát triển chính trị và kinh tế ngày nay. Cả hai đều đúng nếu chúng ta lưu ý đến sự tương tác lẫn nhau giữa các lĩnh vực và sự thay đổi tương đối chậm của các giá trị, của văn hóa. Và đó là một điểm khác biệt của thuyết hiện đại hóa mới, trước hết được D. Inglehart phát triển từ các năm 1970, được đúc kết trong cuốn sách quan trọng năm 2005 của ông và C. Welzel, nhất là trong cuốn Tự do Đang lên của C. Welzel (2013), cũng như D. Inglehart (2016).Đọc tiếp »
Giấy mời ông Nguyễn Quang A của Đại sứ Australia, Craig Chittick.
Tôi nhận được lời mời của Đại sứ Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào lúc 18h đến 20H ngày 22-3-2016. Tôi rất xin lỗi Ngài Đại sứ và bà Nadia Krivetz vì tôi đã bị 6 an ninh Hà Nội (tôi không gọi họ là côn đồ nữa vì vẫn là mấy người mà tôi đã quá quen mặt và họ đã câu cưu tôi ngày 14-3-2017 và họ nói với công an Long Biên rằng họ từ công an Hà Nội) tống lên xe lúc 17h25 phút khi đi đến nhà Ngài Đại sứ và tôi về đến nhà đúng 22H cùng ngày.
CA Hà Nội đã vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật rành rành. Tôi đã rất bực và chửi họ và các sếp của họ hết lời (trong 6 người mặc thường phục đó, có 1 vị đã chỉ huy việc câu lưu tôi ngày 14-3-2017 và anh ta đã không lên xe). Còn lại 5 người, 2 người ngồi trên ghế đầu cùng lái xe (một sự vi phạm luật giao thông rành rành), 2 người còn lại ngồi 2 bên kẹp tôi ở giữa.
Tôi đi xe bus (lúc đi không bị chặn) sang tượng đài Lý Thái Tổ, khoảng 8h50 đến gần đó thì thấy 1 xe cảnh sát ở góc đường và góc bên kia thì dân phòng, cảnh sát ngồi cả chục người. Đến gần tượng đài quan sát thấy nhiều người mặc thường phục điện thoại, sắp xếp nhau (tôi nghĩ là an ninh). Lên sát tượng đài thấy khoảng 10-15 người quen đã gặp nhau ở các cuộc tưởng niệm các năm trước. Gần sát 9h tôi cùng khoảng 10 anh em vào thắp hương, đạt hoa tưởng niệm các 64 liệt sĩ Gạc Ma bị quân TQ sát hại man rợ ngày 14-3-1988. Rồi quay sang nói chuyện với mấy người. Thấy một ông chống gậy quân phục chỉnh tề cấp trung tá đến, hóa ra anh là một người đã từng đi biểu tình rất hăng hái nhiều năm trước; anh bảo anh hô hào tất cả các cựu quân nhân mặc sắc phục đi tưởng niệm. Không biết về sau anh có bị bọn nom có vẻ người Việt nhưng chắc ăn lương Tàu bắt hay không. Chúng tôi bảo sao không thấy mấy bạn No-U đâu, chắc bị chặn hết rồi.
Nhiều ‘đại gia’ Việt Nam làm giàu từ kinh doanh bất động sản. HOANG DINH NAM/AFP/Getty
Nhận xét về một phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với dự án xây dựng chung cư ở Giảng Võ, ông Nguyễn Quang A nói trong thảo luận hôm 05/11 của BBC Tiếng Việt rằng, ông thấy “hơi lạ” với câu hỏi của đương kim Thủ tướng.
Trong phiên họp Chính phủ hôm 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới công trình cao ốc dự tính xây ở nơi từng là Trung tâm Triển lãm Giảng Võ và đặt câu hỏi: “Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ?”.
Ông Phúc nhấn mạnh: “Không có một lý thuyết quy hoạch nào mà tại Trung tâm Giảng Võ lại xây dựng chung cư 50 tầng, với mấy nghìn căn hộ, làm sao chịu được?”.
Nhà quan sát Nguyễn Quang A nhận xét: “Lúc đó ông ấy đang làm Phó Thủ tướng thường trực, thì phải đặt câu hỏi xem là: Phó thủ tướng thường trực lúc đấy là ai mà không biết?Đọc tiếp »
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại HNTW 4. Nguồn: internet
Có thể kết luận ngắn gọn như vậy từ Nghị Quyết TW 4 khóa 12 vừa do Tổng Bí thư ĐCSVN ký ngày 30-10-2016.
ĐCSVN không bao giờ công khai các buổi họp, hội nghị của mình để cho bàn dân thiên hạ thấy ai có ý kiến gì trong nội bộ đảng, như hầu hết các đảng chính trị hiện đại vẫn làm, cho nên có lẽ tiêu đề phải là “Đảng của ông Trọng… đổi mới” thì mới sát thực tế.
27 điểm mà ông Trọng đưa ra để nhận diện đảng viên nào của ĐCSVN:
1) suy thoái về
– tư tưởng chính trị (9 điểm);
– đạo đức, lối sống (9 điểm) và
2) “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” (9 điểm).Đọc tiếp »
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP
Báo chí Việt Nam cho hay Hội nghị thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 đã bế mạc hôm 14/10 ở Hà Nội.
Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị đã “thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” của các cán bộ và đảng viên. Ông nói sự suy thoái đó “nguy hiểm khôn lường”.
Vì vậy, ông Trọng phát biểu rằng Ban chấp hành Trung ương đã “thống nhất tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn đảng” bao gồm các công việc “về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội”.Đọc tiếp »
Tôi là Nguyễn Quang A, từ Diễn Đàn XHDS, một trong khoảng hai mươi lăm tổ chức xã hội dân sự không thể đăng ký ở Việt Nam và bị chính phủ tìm cách ngăn cản hoạt động. Chúng tôi và các thành viên gia đình chúng tôi đối mặt với sự trả đũa vì hoạt động nhân quyền của mình. Tôi đã tham gia phiên UPR ở Geneve tháng Sáu 2014. Cảnh sát đã thử dùng các chiến thuật quấy nhiễu để làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Khi quay lại Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hai cuộc tọa đàm và cả hai đã bị công an ngăn cản bằng cách thúc khách sạn hủy hợp đồng thuê phòng. Tôi đã bị cản trở sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để đến một tọa đàm như vậy, cho nên tôi đã phải đi bộ gần 10 km để đến nơi tôi có thể trình bày bài phát biểu của mình. Những người khác đã tham dự UPR thì bị đe dọa nghiêm trọng kể cả câu lưu, dọa dẫm và bị tịch thu hộ chiếu sau khi họ quay về Việt Nam và đến nay vẫn không thể đi du hành.Đọc tiếp »
Có thể các bạn trẻ ít quan tâm đến chính trị-xã hội sẽ không biết “Quang A là ông nào”, “làm được cái gì cho đời”. Hoặc, nếu chẳng may bạn bị đầu độc bởi những trang web bẩn của dư luận viên – lực lượng đen tối và phản tiến bộ nhất hiện nay ở Việt Nam – có khi bạn còn tưởng ông Quang A là một lão già phản động, kẻ chống phá đất nước (!)
Nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu một chút, bạn sẽ hiểu ngay vì sao TS. Nguyễn Quang A xứng đáng nhận giải “Hoa Tulip về Nhân quyền” 2016 từ Chính phủ Hà Lan, vinh danh ông vì sự can đảm và những đóng góp để bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam – trong đó có các bạn.
Ông Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Bắc Ninh. Thời trẻ, ông du học tại Hungary ngành điện tử-viễn thông, và là một sinh viên xuất sắc, được xem như “thần đồng” (*) trong khối du học sinh về khoa học kỹ thuật. (Nghe nói thời đó, dân du học Việt Nam ở Hung truyền nhau rằng “kỹ thuật có Quang A, xã hội có Hoàng Thắng” – tức là TS. Đinh Hoàng Thắng, cây viết về chính trị quốc tế ở Việt Nam hiện nay).Đọc tiếp »
Thấy một sự trâng tráo của chính quyền đảng cử khi các bộ trưởng không cúi đầu xin lỗi cái nguyên nhân dối trá trước đây là Tảo nở hoa, mà trân trân cái mặt khi nói cái công của họ là “Chúng tôi phải tính toán, có kế hoạch …”
Thấy không phải là một công bố khoa học, không có kết quả các chất độc hại, không có liệt kê những khu vực bị độc hại, không có những cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, không có những biện pháp khắc phục khôi phục …
Thấy thế là chưa thấy, phải thấy:
– Đây là việc công bố một “hợp đồng” mà chính quyền đảng cử và Formosa đã thống nhất với nhau ngày 29/6. Trong đó Formosa sẽ nhận trách nhiệm cá chết và chỉ phải trả 500 triệu USD. Khi mà lý ra chuyện này là ở Tòa án, nơi mà sẽ xem xét các thống kê thiệt hại, chi phí phục hồi môi trường … để ra con số bao nhiêu tiền.Đọc tiếp »
Ông Nguyễn Quang A với những người ủng hộ ông vào tháng 4 ở Hà Nội, Việt Nam. Ông được mời đến gặp Tổng thống Obama, nhưng công an đã ngăn cản ông. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP/ Getty
Khi ông Nguyễn Quang A mặc quần áo tươm tất vào buổi sáng tuần trước để đi gặp Tổng thống Obama, ông nghĩ rằng ông sẽ không bao giờ có thể tham dự buổi họp mặt. Tổng thống trước đó đã đồng ý thỏa thuận với các nhà lãnh đạo của đất nước về việc [bỏ lệnh cấm vận] vũ khí gây tranh cãi, muốn nói chuyện với các nhà hoạt động dân chủ hàng đầu ở Việt Nam, trong đó có ông Quang A.
Dù sao ông Quang A cũng ra đi, chọn bộ com lê phù hợp nhất với mình và một chiếc áo sơ mi mới. Ông đưa hình chụp với quần áo bảnh bao lên Facebook. Sau đó, ông bước ra khỏi nhà đi vào một con đường nhỏ ở thủ đô Việt Nam.Đọc tiếp »
Tiến sĩ Nguyễn Quang A rời cuộc họp tham vấn với người dân địa phương tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 4 năm 2016. Photo: AFP
Nhà hoạt động và cũng là tiếng nói phản biện được nhiều người biết đến tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A, vào ngày 2 tháng 6 lại bị bắt đưa đi để không thể tham gia buổi ăn trưa theo lời mời của đại sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam.
Sau khi được trả tự do sau giờ trưa tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết hình thức bắt ông đưa đi là cách bắt cóc tương tự lần ông được mời đến dự cuộc gặp với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội trong ngày 24 tháng 5 vừa qua.
Ông xác nhận lại 3 lần bị bắt cóc để ngăn cản việc đến gặp những nhân vật được mời:
“Đây là lần thứ ba. Lần đầu tôi có cuộc gặp với ông Tom Malinowski trước chuyến thăm VN của tổng thống Barack Obama, họ cũng chặn như thế đến khi xong bữa cơm họ mới thả tôi ra. Lần đó do phía Mỹ đến chậm nên tôi cũng đến được và nói chuyện với họ vài chục phút. Lần thứ hai là cuộc gặp với tổng thống Obama và lần này là cuộc gặp với nhà đàm phán chính của EU về thương mại song phương.Đọc tiếp »
Tổng thống Barack Obama (trái) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) duyệt đội danh dự tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23 tháng 5 năm 2016. Ảnh: EPA
Chuyên cơ của Tổng Thống Mỹ đáp xuống phi trường Nội Bài, Hà nội đêm hôm 22/5 trong một chuyến thăm lịch sử có tính bước ngoặt, dọn đường cho việc bình thường hoá toàn diện các quan hệ song phương với quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
So với tầm quan trọng của chuyến thăm, cung cách nhà lãnh đạo Mỹ được nghênh đón tại phi trường có vẻ khá giản dị, phái đoàn ra đón ông tại phi trường gồm một số quan chức cấp thấp và một thiếu nữ mặc áo dài màu vàng ôm theo bó hoa. Tổng Thống Obama nhận hoa, bắt tay những người hiện diện và nhanh chóng lên xe về khách sạn.Đọc tiếp »
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của ông Obama ‘bởi vì nó đánh dấu sự phát triển mới của quan hệ giữa hai nước’. Nguồn: FB Nguyễn Quang A
Một nhà hoạt động xã hội dân sự hàng đầu ở Việt Nam nói với BBC ông hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ vì ‘nó đánh dấu sự phát triển mới’ của quan hệ giữa hai nước.
Trao đổi với BBC hôm 21/5/2016, trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23-25/5 của ông Barack Obama, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng chuyến thăm ‘chắc chắn sẽ củng cố’ sự hợp tác và mối quan hệ ‘ngày càng tốt lên’ hai nước.
Mời quý vị theo dõi nội dung chính của cuộc phỏng vấn ở dưới đây:
BBC:Theo ông trong chuyến thăm Việt Nam đợt này khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ông Obama có đả động gì, có chúc mừng hay không kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khóa 14 hay là ông ý sẽ lờ đi?Đọc tiếp »
Hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung vừa qua đã báo hiệu một thảm hoạ môi trường đang ập đến với đất nước. Từ lâu, các tai hoạ môi trường đã được những người yêu nước, tâm huyết với tương lai dân tộc khản tiếng cảnh báo, kêu cứu, như bauxite Tây Nguyên, nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận, v.v. nhưng vì tham lam và ngu xuẩn, người ta đã bất chấp tất cả.
Nay cơn bão biển miền Trung lay động lương tri của toàn dân; những người tha thiết với sự sống của con cháu, với vận mệnh dân tộc đều bằng mọi cách, mọi hình thức lên tiếng ôn hoà để thúc giục chính quyền mau chóng xử lý. Nhà văn ở mọi quốc gia trên thế giới được xem là “lương tâm” của dân tộc họ, đất nước họ. Vì thế, không có gì lạ, nhiều tên tuổi trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam đã tham gia khởi xướng và ký tên vào “Tuyên bố về vụ đầu độc biển miền Trung Việt Nam”. Bản tuyên bố đó là ý chí của nhiều người Việt Nam, nhiều trí thức trong ngoài nước.Đọc tiếp »
Trên kênh youtube phát ngày 14.5.2016 có clip “Bằng chứng Việt Tân chỉ đạo dùng bom xăng để kích nổ ‘Cách mạng Cá’ ở Việt Nam” của An ninh TV, ở phút 04:45 có đoạn như sau:
“… Một số đối tượng, nhóm hoạt động trá hình ở trong nước ra các bản tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ mang tính lừa bịp, điển hình như bản tuyên bố do Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng khởi xướng, kêu gọi ký tên. Theo cơ quan chức năng, đây là thủ đoạn nhằm khuếch trương thanh thế, nguỵ tạo dư luận nhằm lôi kéo, tập họp lực lượng mà các tổ chức cá nhân chống đối thường xuyên sử dụng trong thời gian qua. Bản chất là các tổ chức phản động lưu vong và một số phần tử xấu lợi dụng vụ việc và lòng tốt của người dân để kích động kêu gọi tụ tập gây rối theo kịch bản cách mạng đường phố được chúng gọi tên là cách mạng cá…”. Đọc tiếp »
Việc ứng cử và lập danh sách chính thức người ứng cử theo các quy định (chưa tốt, thậm chí vi hiến) của luật hiện hành đã xong. Việc yêu cầu sửa luật, chí ít sửa những quy định vi hiến như hiệp thương (cả 3 lần) và hội nghị cử tri cần phải làm trong tương lai với Quốc hội mới.
Những việc có thể làm từ nay đến khi Quốc hội mới được hình thành có thể tóm tắt như sau.
1. Vận động cử tri bỏ phiếu đúng luật (bỏ phiếu thay là phạm pháp)
Trong kỳ bầu cử quốc hội trước báo chí đưa tin tỷ lệ cử tri đi bầu đạt trên 99%, tuy nhiên nghiên cứu PAPI đánh giá tỷ lệ đó chỉ là 66%. Nói cách khác trên 33% cử tri đã thực hiện quyền “không bỏ phiếu” của mình (còn được gọi là “tẩy chay” một quyền quan trọng của cử tri), thế nhưng các địa phương thi đua nhau lấy thành tích cao nên làm lơ cho việc bỏ phiếu thay (1 cử tri bỏ phiếu thay các cử tri khác những người có thể tự mình có thể bỏ phiếu) và đẩy tỷ lệ tham gia bầu cử lên cao một mức không thể tưởng tượng nổi.Đọc tiếp »
Năm năm một lần, Việt Nam tổ chức các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ảnh: Getty
Hai nhân vật tự ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội bình luận các Hội nghị cử tri mới được tổ chức với họ và chia sẻ về việc họ sẽ chấp nhận hay không các kết quả này.
Trao đổi với BBC hôm 10/4/2016, một ngày sau khi dự Hội nghị cử tri đối với trường hợp của mình ở địa phương cư trú, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam, nói:
“Buổi tiếp xúc có 75 người dự. Tôi có 6 phiếu thuận và 69 phiếu phản đối. Nhận xét là hoàn toàn như dự tính của tôi và những anh em tự ứng cử mà hoạt động về nhân quyền và dân chủ.
“Đại biểu cử tri ở đây thì đều là những người có lẽ là ngoài báo Nhân Dân, bên ti vi và các con đường, mặt trận của Đảng thì họ không có nguồn tin nào khác cả. Mà đối với tôi thì họ được cung cấp thông tin rất là xấu.”Đọc tiếp »
13h40′ tôi đến nhà văn hóa Phường Gia Thụy đã thấy khoảng 20 anh chị em “phản động” đứng ngồi trước nhà VH. 13h55 khi TS Nguyễn Quang A tươi cười đi đến thì đã có hơn 100 anh chị em ùa ra đón, chào anh trước mấy chục an ninh chìm, nổi gờm gờm. Bắt tay những người gần nhất xong, TS thong thả bước qua cái cửa nhà văn hóa dày đặc an ninh, dân phòng và một anh già có lẽ ở tổ dân phố với TS vì ông ta chào biết tất cả mọi cử tri đén dự. Phần lớn cử tri là các ông bà già có lẽ trong óc các bác ấy không có kiến thức XH gì khác ngoài các thông tin từ VTV, VOV, báo nhân dân, quân đội, an ninh và cái văn bản vu khống của VietVision mà ông Bái tổ trưởng dân phố số 13 phân phát cho từng nhà trước đó.Đọc tiếp »
Chủ tịch nước Trương Tấn San (hàng đầu, trái) đứng dưới hàng cờ các nước, trong đó có cờ của VNCH và cờ của VNDCCH tại 60 năm Hội nghị Á-Phi. Nguồn: internet
Chuyện lá cờ là chuyện về biểu tượng và dễ gây tranh cãi và chia rẽ.
Kinh nghiệm Bàn Tròn Ba Lan và nhiều cuộc thương thuyết trong chuyển đổi dân chủ đã cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong các cuộc thương lượng như vậy là “không thảo luận các vấn đề mang tính biểu tượng,” bởi vì các bên “giải quyết tương lai và tránh tranh cãi về quá khứ…. nếu chúng ta bắt đầu lao vào các cuộc thảo luận về những cái sai trong quá khứ chúng ta sẽ không đạt được bất cứ thứ gì. Chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta nhìn vào các thứ khác nhau của quá khứ theo những cách khác nhau, và rằng chúng ta đã có tầm nhìn khác nhau về các vấn đề mang tính biểu tượng khác nhau.” (Bàn Tròn Ba Lan tr. 167).Đọc tiếp »
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại một quán cafe internet ở Hà Nội, ngày 1//3/2016. Ảnh: Reuters
‘Đấu tố’ và ‘cân đối’
Sau hội nghị hiệp thương lần 2 tạm yên bình, gần ba chục nhân vật tự ứng cử đại biểu Quốc hội của xã hội dân sự và giới đấu tranh nhân quyền sắp chạm vào “lằn ranh đỏ”: vòng “hiệp thương tổ dân phố”.
Đây cũng chính là một rào cản mà trong quá khứ, chính quyền rất tâm đắc với thủ pháp “ý kiến quần chúng”. Ở những kỳ bầu cử Quốc hội khóa trước, một số người tự ứng cử như luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã chẳng thể chống lại màn “đấu tố” không thể lộ liễu hơn: anh bị “di dời” từ tổ dân phố nơi cư trú đến một tổ dân phố khác hoàn toàn lạ lẫm. Ở đó, nhiều chục người lạ mặt đã hùng hổ hóng sẵn cùng một trận tố cáo kịch liệt về “thành phần bất hảo”, “phản động”, theo tài liệu được chuẩn bị rất chu đáo. Sau hết, khối “quần chúng tự phát” ấy đồng loạt giơ tay biểu quyết là Lê Quốc Quân “không được tổ dân phố tín nhiệm”. Như tất thảy dân oan mất đất, người tự ứng cử không còn chỗ cắm dùi. Cuối cùng, “tên anh không có trong danh sách”. Chính quyền được tuyên xưng dân chủ đương nhiên loại được một kẻ đấu tranh cho dân quyền.Đọc tiếp »
Tiếp xúc cử tri ngày 8-3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. Đây là chỉ thị của lãnh đạo tối cao. Chỉ là phát ngôn công khai, nhưng phía sau, có thể hình dung một lực lượng khổng lồ đang được huy động.
Và cũng có thể hiểu rằng công cụ chuyên chính của đảng sẽ không loại trừ bất cứ thủ đoạn nào, chưa kể các cấp dưới mẫn cán nhưng thiếu văn hoá có thể sáng tạo những trò lố bịch như trò khiêu vũ, trò cưa đá trước tượng đài Lý Thái Tổ của Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc công an Hà Nội.Đọc tiếp »
– Ông Chủ tịch HĐBC Quốc gia – Ông Bộ trưởng Bộ Công An – Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông – Ông Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội – Bà Chủ tịch UBBC Hà Nội – Ông Giám đốc sở Công an Tp. Hà Nội – Ông Trần Văn Bái, tổ trưởng tổ dân phố 13, Phường Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Thưa Quý vị, Tôi Nguyễn Quang A, CMTND số xxx…x do Công An Hà Nội cấp ngày 25/07/2011, địa chỉ ….. Nguyễn Văn Cừ, Long Biên Hà Nội, một người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 tại Hà Nội, xin gửi đến Quý vị yêu cầu khẩn cấp sau đây:
Tối thứ Bảy, ngày 19/03/2016, ông Trần Văn Bái tổ trưởng tổ dân phố số 13, Phường Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội đã phát tán tập tài liệu in gồm 6 trang (có tiêu đề “Hành trình tội lỗi của Nguyễn Quang A”, được đăng trên trang mạng Việt vision của những người tự xưng là DLV, những người đã cản trở người dân thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ Gạc Ma tháng 3/2015) cho các cử tri thuộc tổ dân phố số 13 (nơi có thể sẽ diễn ra Hội nghị cử tri để lấy phiếu tín nhiệm đối với tôi). Tôi cũng nghe tài liệu này được phát tán cho nhiều người tại chợ Gia Thụy sáng nay. Tài liệu này chứa nhiều thông tin sai sự thật, vu cáo và phỉ báng tôi.Đọc tiếp »
Ngày 23/3/2016, Tòa án Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm để xét xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy về cái gọi là tôi “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 258 Bộ luật Hình sự
Hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị giam giữ gần hai năm chỉ vì đã lên tiếng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo, trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản luật, các công ước quốc tế về nhân quyền có nội dung hiển nhiên bảo vệ các quyền của người dân về tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do ngôn luận v.v…
Từ Hà Nội, bình luận về vụ án này Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định blogger Nguyễn Hứu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy vô tội.Đọc tiếp »
Bức thư đã được gửi qua phát chuyển nhanh với nội dung như sau:
Kính gửi:
– ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia – ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia
– ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Trưởng tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hộ của Hội đồng Bầu cử Quốc gia
Thưa quý Ông, tôi là Nguyễn Quang A, CMTND số …., địa chỉ …… Hà Nội, điện thoại …., email …., một trong 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở Hà Nội, yêu cầu quý Ông trả lời tôi khẩn cấp 3 (ba) yêu cầu nêu dưới đây bằng văn bản.
Báo Tuổi trẻ (điện tử) đưa tin lúc 19:00 ngày 15/3/2016 rằng, “Sáng 15-3, Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng đoàn giám sát Hội đồng bầu cử quốc gia, đã làm việc với Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trước tòa thị chính của một thành phố ở Trung Quốc với chiếc áo No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông là một trong những ứng viên đầu tiên tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa tới. Courtesy photo
Gần 50 người tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội vượt qua “trở ngại” là vòng hiệp thương thứ hai, sau khi xuất hiện cáo buộc rằng “có tổ chức phản động” đứng sau một số người.
Truyền thông trong nước đưa tin, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thủ đô của Việt Nam hôm 17/3 đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.
Hàng chục người tự ứng cử trên địa bàn, trong đó có tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nằm trong danh sách gần 100 người đã được thông qua.
Ông Diện cho VOA Việt Ngữ biết:
“Sáng hôm nay, 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người, người ta tự ứng cử. Như vậy, có thể nói, đến 13 giờ chiều hôm nay, có thể khẳng định rằng trong 48 người tự ứng cử này thì không có một người nào được các thế lực thù địch, hay các tổ chức phản động, tài trợ cả. Nếu có như vậy thì người ta sẽ bị gạt trong danh sách ngay sáng hôm nay”.
Để xác nhận một sơ yếu lý lịch tôi đã cần đến gần 4 ngày, một việc có thể làm trong 10 phút.
Người dân than phiền bộ máy hành chính là bộ máy “hành” là “chính” chứ không phải là phục vụ dân. Nhân chuyện nộp hồ sơ đăng ký ứng cử vào Quốc hội, với kinh nghiệm của chính mình, tôi nghĩ cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký ứng cử nói riêng.
Một bộ hồ sơ đăng ký ứng cử quốc hội gồm bốn tài liệu phải điền theo mẫu: 1) Đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; 2) Sơ yếu lý lịch; 3) Tiểu sử tóm tắt; 4) Bản kê khai tài sản, thu nhập; kèm 3 chiếc ảnh 4 x 6 và tài liệu khác (nếu có). Phải nộp cho Ủy Ban Bầu Cử (UBBC) hai bộ hồ sơ đăng ký như vây. Hai cơ quan hành chính liên quan ở đây là UBBC và UBDN phường nơi mình có hộ khẩu.Đọc tiếp »
Trả lời các bạn hỏi qua status của Luật sư Vu Hai Tran
Rất cảm ơn các bạn đã hỏi và tôi rất xin lỗi không trả lời riêng từng bạn được nên tổng hợp lại ở đây (cho đến 11 giờ ngày 25-2-2016) cho các câu hỏi liên quan trực tiếp đến tôi.
– Bạn Le Minh Nhon hỏi: nếu trúng cử tôi có dám bảo trợ 1 luật nào đó, ví như luật tự do báo chí?
Đáp: Trong cương lĩnh tôi đã nêu rõ: “xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp);…” Cho nên chắc chắn, nếu trúng cử, tôi sẽ sử dụng quyền của mình để bảo trợ không chỉ cho 1 luật mà hàng loạt luật (có thành công hay không thì chưa rõ, nhưng đại biểu có thể làm việc đó).Đọc tiếp »
Vài quyền chính trong đợt bầu cử (theo quy định hiện hành chưa dân chủ và phải thay đổi trong tương lai):
1) Quyền ứng cử
2) Quyền đối với Hội nghị cử tri ở nơi cư trú và làm việc: Đòi thực hiện Hội nghị cử tri dân chủ công khai như người ta vẫn nói (tiến tới phải bãi bỏ quy định phi dân chủ này) với 3 việc chính:
2.1: yêu cầu công khai danh sách những người được mời đến dự Hội nghị (để tránh việc làm phi pháp mời dư luận viên, không phải cử tri nơi đó, đến đấu tố ứng cử viên như được cho là đã xảy ra trong quá khứ);Đọc tiếp »
Ngày 05/02/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A thông báo tham gia ứng cử Đại biểu Quốc Hội khóa 14, trên trang facebook cá nhân. Phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn ông:
PV:Tại sao các khóa trước ông không tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội mà phải để khóa này mới tham gia?
TS Nguyễn Quang A: Thực sự các khóa trước là mình không muốn ứng cử bởi vì lúc đấy mình không có ý định làm Đại biểu Quốc hội. Thời kỳ trước cũng có người hỏi tôi, vì sao?, tôi bảo thực sự là tôi không có muốn, giả sử có muốn thời trước cũng không chín muồi bằng bây giờ. Bây giờ là một cơ hội tương tự như là cơ hội để sửa Hiến pháp, tôi cũng nhân cơ hội như thế để làm một việc gì đó mà nó có ý nghĩa, đặt vấn đề này chủ yếu là để cho mọi người, nhân cơ hội bầu cử để học, học là chính, học về vấn đề dân chủ là như thế nào, vấn đề bầu cử là như thế nào, bằng cách hiểu được cái hiện trạng này nó phi dân chủ như thế nào, trong quá trình học, mình gây sức ép để có một sự thay đổi nào đấy, trong nhận thức thôi, chưa thể thay đổi luật lệ ngay lập tức được, như vậy chưa có. Nếu như Đại biểu Quốc hội sắp tới, được cọ sát như thế, sẽ thay đổi nhận thức của họ, với sức ép liên tục của xã hội, sẽ thay đổi một cái gì đó, đấy là mục đích chính , không phải là cái mục đích để thách thức.
Ngày ông Nguyễn Quang A (FB A Nguyen Quang) tuyên bố ra ứng cử Đại biểu Quốc Hội, tôi có nói với một số bạn rằng, với những gì thể hiện lâu nay, ông ấy đã giành được 98% sự ủng hộ của tôi.
Cách đây mấy ngày, khi ông Nguyễn Quang A tung ra cương lĩnh tranh cử với một loạt các chính sách cam kết sẽ theo đuổi như công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, dỡ bỏ những rào cản với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo vệ các quyền con người căn bản, tăng cường pháp trị…thì ông ấy đã lấy được thêm 1% ủng hộ của tôi.
Thế để có thể lấy nốt được 1% ủng hộ còn lại của cử tri Tuấn thì ứng viên Nguyễn Quang A cần làm gì? Đọc tiếp »
Ngày 22/5/2016, CSVN sẽ trình diễn vở hài kịch bầu cử Quốc Hội trên cả nước. Nghĩa là nếu tính từ hôm nay, ngày 14/02/2016, chỉ còn trên dưới 90 ngày nữa thôi, tiếng pháo lễ hội tưng bừng sẽ nổ vang trên mọi miền đất nước Việt Nam khi “toàn thắng ắt về ta”. Một thành tích vĩ đại nữa sẽ được ghi khắc trên bia lịch sử đảng CSVN bách chiến bách thắng quang vinh! Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng lại thêm cơ hội huênh hoang “Dân chủ đến thế là cùng”!
Nhưng oái oăm thay! Truyền thông lề đảng đến nay vẫn chưa đả động gì tới tiến trình “đảng cử, dân bầu” cho ngày 22/5/2016, trong khi báo net lề trái (báo net còn gọi là báo mạng, báo online) đã rộn ràng với phong trào “tự ứng cử đại biểu quốc hội” do Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát động.Đọc tiếp »
TS Nguyễn Quang A, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với cộng đồng người Việt trong ngoài nước, đã quyết định ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016) với tư cách ứng viên độc lập. Việc này thể hiện trách nhiệm chính trị và quyền làm chủ của công dân một nước hướng tới nền dân chủ đích thực. Chúng tôi, những trí thức, văn nghệ sĩ, người hoạt động xã hội, người lao động và những công dân bình thường có tên dưới đây hoàn toàn ủng hộ TS Nguyễn Quang A ứng cử Quốc hội, và yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội tôn trọng quyền tự do ứng cử của ông theo đúng Hiến pháp Việt Nam, không dùng bất kỳ thủ đoạn bất minh nào để ngăn cản ông ứng cử và ngăn cản cử tri bầu cho ông.
Chúng tôi xin mời những công dân Việt Nam có tư cách cử tri (từ 18 tuổi trở lên, có quốc tịch Việt Nam) tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên Quốc hội Nguyễn Quang A qua việc ký tên và gửi đến hộp thư: ungho.nguyenquanga@gmail.comĐọc tiếp »
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung giảng về bầu cử toàn cầu. Ảnh: HM
Nói chuyện bầu cử, nhớ những năm 1980 ở Đồng Xa và Thành Công, tôi từng tham gia vài lần. Thấy kèn trống tí toét, cờ xí rợp trời, loa ông ổng kêu bà con trong xóm đi bầu. Ra khu bầu cử, thấy danh sách khoảng chục người gì đó, chẳng biết họ làm gì, ở đâu. Thấy chị nào xinh xinh anh Cua chọn, bác nào đeo kính vẻ trí thức cũng không gạch. Còn ông nào thuộc thành phần cơ cấu công nông là mình xóa luôn.
Đến giờ mình không nhớ đó là bầu cử Quốc hội hay HĐ Nhân dân. Kể từ thời đó, đi làm xa, chẳng nhớ bầu cử lần nào nữa. Nếu hồi đó thấy ông Quang A có chương trình hành động rõ ràng, chưa có điều kiện tham nhũng, chắc anh Cua sẽ không gạch.
Dường như người Việt thờ ơ với bầu cử nhất là bầu cử vào quốc hội. Nhiều gia đình bận, nhờ đại điện đi bầu, muốn gạch ai thì gạch.Đọc tiếp »
Khi nào một (nhóm) người tự ứng cử (vào Hội đồng nhân dân hay Quốc hội) thành công?
1. Thứ nhất, quyền ứng cử là quyền của công dân, nhưng quyền bỏ phiếu là của cử tri chứ không phải của riêng (các) cá nhân ứng cử. Vì thế việc một ứng viên trúng cử hay thất cử là quyết định của tập thể cử tri trong khu vực bầu cử đó (giả như các cử tri được quyền lựa chọn thật sự giữa các ứng cử viên cạnh tranh nhau một cách lành mạnh). Như thế KHÔNG THỂ lấy việc trúng cử hay thất cử của một (hay một tập thể) ứng viên làm THÀNH CÔNG của các ứng viên đó. Phải nói rõ ngay từ đầu để sau này chúng ta có đánh giá đúng mức về thành công hay thất bại.Đọc tiếp »
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trước tòa thị chính của một thành phố ở Trung Quốc với chiếc áo No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Photo Courtesy
Tính cho đến ngày hôm nay (9/2), đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Hiện tượng đặc biệt mới xuất hiện này nhận được khá nhiều sự ủng hộ trên mạng xã hội, dù không mấy người đánh giá cao về mức độ thành công của các ứng viên ngoài đảng Cộng sản tự ứng cử. Khánh An tường trình.
Khởi đầu làn sóng tự ứng cử là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà tranh đấu cho xã hội dân sự tại Việt Nam, hiện đang sống ở Hà Nội. TS. Nguyễn Quang A nói ông không hy vọng nhiều về khả năng ông có thể ‘lọt’ được qua các vòng loại của quá trình bầu cử vào quốc hội, nhưng đây là một phần trong rất nhiều hoạt động của phong trào học tập dân chủ đã được khởi động tại Việt Nam những năm gần đây ở ‘tầm sâu rộng hơn nhiều’.Đọc tiếp »
Đôi lời: Rất tốt là tác giả đã nêu vấn đề này. Cho dù chỉ tranh cử “ảo” nhưng nếu những người chủ trương chịu bỏ thời gian để làm giống như thật, chẳng hạn như có 2 người đứng ra tranh cử, mỗi người có chương trình hành động cụ thể để trả lời câu hỏi: nếu đắc cử thủ tướng, chủ tịch nước… tôi có thể làm gì để thay đổi đất nước tốt đẹp hơn? Hai ứng cử viên có thể cùng ra tranh luận trực tiếp trên mạng, người dân giám sát, các tờ báo mạng làm trọng tài, cư dân mạng chấm điểm… thì người dân sẽ thấy được lợi ích của việc tranh cử/ bầu cử tự do như thế nào và cuộc chơi này sẽ hào hứng hơn.
____
Nguyễn Hồng Hải
8-2-2016
Tôi có đọc một số bài báo viết về chia sẻ của tiến sỹ Nguyễn Quang A, liên quan tới mục đích của việc phát động phong trào tự ứng cử. Tôi có vài ý kiến về vấn đề này.
Có lẽ từ trước đến nay những người đảm đương các trách nhiệm lãnh đạo hay đại biểu quốc hội đang khá dễ dàng khi ít khi bị phải trả lời những câu hỏi một cách cụ thể “Anh sẽ làm gì nếu trúng cử”? Nếu so sánh với các nước tư bản phương Tây mỗi khi tranh cử một vị trí nào đó họ đểu phải nêu rất rõ kế hoạch hành động của mình và phân tích những điểm hợp lý, chưa hợp lý của chính sách hiện hành hay các chương trình hành động của đối thủ cạnh tranh.Đọc tiếp »
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với truyền thông và báo giới dự Đại hội 12 rằng Đại hội đã làm việc và bầu bán nhân sự ‘dân chủ đến thế là cùng’. Ảnh: AFP
Ý tưởng của tiến sĩ Nguyễn Quang A “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’” đã gợi cho người viết nảy ra vài ý sau đây.
Trước hết, đây là ý tưởng dính dáng tới chế độ bầu cử ở Việt Nam nên xin bàn một chút về chuyện bầu bán ở Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi bàn tới việc bầu bán ở Đại hội 12 (ĐH12) này, có nhiều ý kiến phê phán quyết định 244 của BCHTW khoá 11 và cho đó là quyết định không dân chủ, được soạn thảo nhằm cố ý loại từ đầu các đối thủ của ‘phe ông Trọng’ (nếu có một phe như vậy).
Tuy nhiên, nếu xém xét cặn kẽ quyết định này cũng như những nguyên tắc dân chủ ta lại thấy nó không hoàn toàn như vậy (dù có thể có thâm ý của người soạn thảo như tôi sẽ bàn sau.)Đọc tiếp »
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, sinh năm 1946 tại tỉnh Bắc Ninh là một doanh nhân, Tiến sĩ khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội người Việt. Ông là cựu Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Công ty 3C, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đồng sáng lập Ngân hàng VP Bank.
Ông cũng là thành viên của Diễn đàn Xã hội dân sự, một phong trào “trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Đồng thời, ông là một biểu tình viên nhiệt thành, từng tham gia xuống đường nhiều lần trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đòi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và hải đảo Việt Nam.
Hôm nay BCHTW của ĐCSVN họp hội nghị 14 để quyết định nốt vấn đề nhân sự cho ĐH12 diễn ra 9 ngày nữa.
Người dân bàn tán, nhất là trên mạng, thậm chí chia ra nhiều “phe” ủng hộ ông này, mặt sát ông kia. Còn bản thân các ông ấy thì không trừ thủ đoạn bẩn thỉu nào để hạ sát nhau nhằm giữ ghế. Và người dân cũng bị cuốn theo và rất tiếc đôi khi cũng mạt sát nhau không kém.
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A truớc tòa thị chính Thị trấn Đông Hưng, Trung Quốc, mùa hè 2011
Xuân Thọ (XT): Được biết anh vừa tham dự hội thảo “Tự do Internet toàn cầu” do cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tổ chức, anh nhận định như thế nào về sự phát triển Internet của nuớc nhà và vai trò của nó đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam:
Nguyễn Quang A (NQA): Internet đã được mở ở Việt Nam tháng 11-1997 và đến nay đã có sự phát triển đáng kể với khoảng 30 triệu người dùng. So với các nước trong khu vực, sự tiếp cận Internet ở Việt Nam khá và nó là hạ tầng cơ sở rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó là công cụ truyền bá và tiếp cận thông tin hữu ích và có vai trò lớn với quá trình tiến bộ xã hội ở Việt Nam.