BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Ngô Thế Vinh’

11.876. Giải thưởng Văn Việt lần thứ hai, bước lớn của Văn Đoàn Độc Lập VN

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

Trần Phong Vũ

7-3-2017

“Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” là 1 trong 2 tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh được giải thưởng Văn Việt năm nay. Ảnh: internet

Bản tin đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay, sáng Thứ Sáu 03-3-2017 Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam đã công bố Giải Văn Việt lần thứ hai tại Sàigòn. Được biết Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc khởi xướng vào năm 2013 là một tổ chức biệt lập không chịu sự chi phối của nhà nước.

Một chi tiết khá đặc biệt được VOA ghi nhận nhân dịp trao giải lần này là:

“Nhiều người Sài Gòn nói rằng Văn Đoàn Độc Lập hiện nay có nét gì đó giống với tổ chức Văn Bút ở Sài Gòn trước đây do linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.”

Các giải thưởng Văn Việt năm nay

Có tất cả bảy giải được trao cho sáu tác giả. Ba tác giả trong nước gồm nhà thơ Vũ Thành Sơn, nhà văn Nguyễn Viện (Sàigòn) và nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục ( Hà Nội). Ba tác giả hải ngoại gồm nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada), nhà thơ Ngu Yên và nhà văn Ngô Thế Vinh (Hoa Kỳ). Trong số bảy tác phẩm đoạt giải kỳ này, ông Hoàng Hưng, một thành viên trong ban tổ chức giải Văn Việt của Văn Đoàn Độc Lập cho biết, giải đặc biệt được dành cho hai tác phẩm “Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng”, và “Mekong, dòng sông nghẽn mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Tác phẩm nghiên cứu phê bình “40 năm Thơ Việt Hải Ngoại” của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Tiểu thuyết “Nhảy múa để chết” của nhà văn Nguyễn Viện.

Theo nhận định của ông Hoàng Hưng thì các tác phẩm được trao giải kỳ này thể hiện rõ nét tinh thần dấn thân của người cầm bút đối với quê hương dân tộc. Ông nói.

“Tinh thần dấn thân và đối mặt với những vấn đề của đất nước, của thời sự, của xã hội chính trị… thể hiện… trong các tác phẩm của nhà văn Ngô Thế Vinh… và hai tiểu thuyết của nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Viện…” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Văn học | Thẻ: , , , | 3 Comments »

11.842. NGÔ THẾ VINH – DIỄN TỪ NHẬN GIẢI ĐẶC BIỆT VĂN VIỆT LẦN THỨ HAI

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

Ngô Thế Vinh

3-3-2017

Quý anh chị trong Diễn Đàn Văn Việt

Thưa Hội đồng Giám khảo giải Văn Việt 

Được tin hai tác phẩm, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, được chọn để trao giải Đặc biệt Văn Việt Lần Thứ Hai, tôi cảm thấy rất vinh hạnh. Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho “Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng”. Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính “nhạy cảm và tế nhị” đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Văn học | Thẻ: | 3 Comments »

11.290. MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

Ngô Thế Vinh

10-1-2017

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

If Tibet dries, Asia dies. Nghĩa là: Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. 

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là “xứ tuyết”, “nóc của trái đất”, hay “Cực Thứ Ba / Third Pole” — hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 7 Comments »

11.000. HÀNH TRÌNH ĐẾN TỰ DO – NHÀ VĂN THUYỀN NHÂN MAI THẢO

Posted by adminbasam trên 11/12/2016

NGÔ THẾ VINH

10-12-2016

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E - Emprunct Empreinte

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E – Emprunct Empreinte

“Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.”  Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.

BÀN VIẾT LỮ THỨ MAI THẢO

Khó có thể tưởng tượng cảnh sống đạm bạc của nhà văn Mai Thảo trên đất nước Mỹ. Chỉ là một căn phòng 209 rất nhỏ trên lầu 2 của một chung cư dành cho người cao niên ngay phía sau hẻm nhà hàng Song Long. Chỉ có một bàn viết, chiếc giường đơn với nơi đầu giường là một chân đèn chụp rạn nứt và dưới gậm giường mấy chai rượu mạnh; trên vách là mấy tấm hình Mai Thảo; đặc biệt là tấm ảnh phóng lớn có lẽ chụp trước 1975, Mai Thảo cao gầy ngồi trên bậc thềm nhà cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương mảnh mai trong áo dài the, phía dưới là một kệ sách. Mai Thảo có nhiều bạn nhưng đây có lẽ là tấm hình “đôi bạn” mà anh rất thích. Về tuổi tác, Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo một con giáp, cũng vì vậy mà Nguyễn Xuân Hoàng hết đỗi ngạc nhiên khi thấy Mai Thảo gọi Vũ Hoàng Chương là “mày”.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

10.403. KLCM: LẤY MÁU CỦA ĐẤT THÁI LAN CHUYỂN DÒNG LẤY NƯỚC SÔNG MEKONG

Posted by adminbasam trên 11/10/2016

Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long và Uỷ Ban Mekong Việt Nam

11-10-2016

LÀM XANH CAO NGUYÊN ISAAN

Isaan là một vùng châu thổ rộng lớn trên cao nguyên Khorat trong lưu vực Sông Mekong, bao gồm 20 tỉnh đông bắc Thái Lan, chiếm đến 1/3 toàn diện tích 514,000 km2 của Thái với hơn 20 triệu dân cũng chiếm khoảng 1/3 dân số Thái nhưng vẫn còn là một vùng nghèo và khô hạn, cho dù được bao quanh bởi con sông Mekong như một biên giới thiên nhiên giữa Thái – Lào. Do sự toa rập giữa thực dân Pháp và Anh, họ đã cắt một phần đất Lào sát nhập vào Thái từ 1941, do đó cư dân Isaan đa số là người Lào còn được gọi là Thay Isaan, nói cùng ngôn ngữ, chủ yếu sống bằng nghề nông, tơ lụa và chài lưới. Còn phải kể tới một số không ít người Việt sinh sống lâu năm tại đây.

Vào những năm 1960s, để đáp ứng với cường độ chiến tranh gia tăng tại Việt Nam, đã lan rộng ra ba nước Đông Dương và cũng để ngăn chặn Cộng sản xâm nhập vào đất Thái, người Mỹ đã ồ ạt đổ tiền vào phát triển cao nguyên Isaan, mở mang hệ thống xa lộ tối tân, xây 4 phi trường quân sự chiến lược, nơi phát xuất các đoàn máy bay phản lực oanh kích Bắc Việt và cả những đoàn cấp cứu phi công Mỹ bị bắn rơi. Mỹ cũng giúp Thái xây các đập thuỷ điện trên phụ lưu Sông Mekong, nhằm điện khí hoá nông thôn, cải thiện thệ thống dẫn thuỷ khiến mức sản xuất nông sản gia tăng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

3992. TRÊN BÀN CỜ MEKONG NHỮNG CON ĐẬP THUỶ ĐIỆN VÀ TỴ NẠN MÔI SINH

Posted by adminbasam trên 01/06/2015

Ngô Thế Vinh

31-05-2015

Mời xem bản pdf tại đây: BÀN CỜ MEKONG 2015

“Để khai thác phát triển nguồn nước tốt, người ta phải thực hiện trên tầm nhìn lưu vực/ basin scale. Theo một nghĩa nào đó, phải nhìn Mekong như một bàn cờ/ game board, chọn địa điểm nào thì nên đặt một con đập, nơi nào thì không và có như vậy mới duy trì được chức năng môi sinh của toàn lưu vực sông Mekong. Thực hiện điều ấy thì vô cùng khó khăn trên sông Mekong.” Bran Ritcher, Nature Conservancy

Huỷ Hoại từ Những Đập Dòng Chính Mekong

Với chiều dài 4,800 km, Mekong là con sông lớn thứ thứ ba Châu Á và là thứ 11 của thế giới. Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: