BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Môi trường’

12. Việt Nam Trả giá Cho sự Phát triển

Posted by adminbasam trên 18/12/2008

imageviewaspxĐường ống của Vedan dùng xả trộm nước thải đã bị tháo rời vứt lăn lóc (ảnh chụp trưa 13-10) – Ảnh: N.Triều/Tuổi Trẻ

ASIA TIMES

————————————————————————————————————

Việt Nam Trả giá

Cho sự Phát triển

Helen Clark

Ngày 18-12-2008

HÀ NỘI – Những vấn đề về môi trường của Việt Nam đã bị đẩy lên hàng đầu sau khi có những bài báo cho biết một nhà sản xuất MSG của Đài Loan đã và đang đổ nước thải chưa được xử lý xuống Sông Thị Vải, thuộc tỉnh Đồng Nai ở phía nam. Những gì để lại cho nhiều người cảm giác bàng hoàng là tầm mức ghê gớm của vấn đề này ở trong nước.

Vedan, nhà sản xuất MSG (bột ngọt – được sử dụng như là một chất gia vị), bị phát hiện đã và đang đổ nước thải của mình xuống sông trong hơn 10 năm qua, đã và đang lẩn tránh sự phát hiện bằng những đường ống giấu sâu dưới lòng sông. Kể từ khi các tình tiết bị hé lộ, các nhà chức trách về môi trường và chính quyền địa phương đã và đang công khai đổ lỗi cho nhau về toàn bộ trách nhiệm giám sát.

Đó là một điều bí mật mà ai cũng biết, rằng tình trạng dòng Sông Thị Vải đi tới chỗ “chết” đã kéo dài liên tục từ lâu. Một báo cáo năm 2006 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPA) đã làm rõ điều đó, và cũng đã trình bày tỉ mỉ tình trạng ô nhiễm khủng khiếp trong những con sông khác ở miền bắc Việt Nam.

Nhiều nhà máy khác đã bị mô tả chi tiết trên báo chí và được ước đoán rằng chưa tới một phần ba các nhà máy có các phương tiện xử lý tương xứng.

Có phần mỉa mai là vụ bê bối lại bị hé lộ tại Đồng Nai, nơi là đích nhắm cho kế hoạch bảo vệ môi trường mới, đầy tham vọng. Dự án đi đầu có tên là Trả thưởng Cho các Dịch vụ Sinh thái (PES) bao gồm việc trả tiền cho “những người bán” đang sinh sống ở phía hạ lưu sông, thường là các nông dân địa phương, họ nhận được tiền từ các xí nghiệp ở thượng nguồn, ví như các nhà máy thủy điện, cho việc duy trì sự tinh khiết của lưu vực sông Đồng Nai.

Thế nhưng nó lại là sông Thị Vải, chứ không phải sông Đồng Nai, mà Vedan đã làm ô nhiễm, ông Jim Peters, người lãnh đạo của Winrock International, một trong những tổ chức quốc tế liên quan tới việc thi hành kế hoạch PES, đã nói: “Tôi nghĩ là sẽ có những sự liên kết … những khách hàng trả tiền cho chất lượng nước … cùng lúc những người sống trên rừng được cung cấp nước sạch, nếu như nước mà họ đang nhận được không có chất lượng tốt, số tiền chi trả sẽ bị giảm xuống.”

Thế nhưng ông cũng chắc chắn rằng Winrock không bán những sản phẩm “bịp” và số tiền ấn định phải trả là cần thiết trước khi những kết luận hoàn thành.

Điều rõ ràng là sự phát triển của Việt Nam, đã đóng góp vào một mức gia tăng nhanh chóng cho nền kinh tế và công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia cộng sản này, giờ đây đang được phản ánh trong những dòng sông bị đầu độc của nó và đang làm tồi tệ thêm bầu không khí ô nhiễm. Nó là một con đường mà nhiều quốc gia khác đã trượt theo.

“Các bạn đang nhận được khoản vốn tư bản nguyên sơ để lo liệu công ăn việc làm. Hướng đi truyền thống là sử dụng vốn tư bản đó và tái đầu tư vào vốn ấy cho sau này với sự kiểm soát ô nhiễm tốt hơn,” ông Peters giảng giải.

Những điều kiện môi trường đang xấu đi có thể dẫn tới việc huỷ hoại nền kinh tế, là điều gì đó đang xảy ra trong một số vùng. Nghề nuôi trồng thủy sản đang bị ảnh hưởng, và vào tháng Bảy, có tin tức cho biết những con tàu đã không cập cảng Gò Dầu ở phía nam, do lo ngại là vỏ tàu có thể bị ăn mòn bởi nước bị ô nhiễm.

Tình trạng kém phát triển của Việt Nam ở một số lĩnh vực cũng đã đóng một vai trò trong việc ô nhiễm nguồn nước, với hầu hết trong số trên 1000 làng quê làm nghề thủ công đang sử dụng những trang thiết bị lỗi thời và xả chất thải trực tiếp xuống các luồng nước.

Sự thiệt hại xảy ra vượt khỏi giới hạn của những con sông. Vịnh Hạ Long, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam và là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, đã trở nên tồi tệ hơn do tốc độ phát triển nhanh chóng và kinh doanh du lịch nhộn nhịp. Nhiều san hô đã chết dần chết mòn, và những cây đước chỉ còn với hình dáng tội nghiệp.

“Tình trạng san hô bị chết không phải là mới mẻ gì, nó đã được biết ở đây đó,” ông Mike Haynes nói với Ban Báo chí Quốc tế [IPS]. Là một cố vấn về môi trường hành nghề tự do, ông Haynes đã có nhiều năm làm việc trên vùng vịnh. “Nó không liên quan trực tiếp đến ô nhiễm; quá trình lắng đọng trầm tích của nó từ hàng trăm dòng khác nhau.” Tình trạng xói mòn đất từ các dự án xây dựng tại thành phố miền biển đang phát triển nhanh này là một rtong những kẻ đóng góp hàng đầu.

“Có những vết dầu loang tại các khu du lịch và ô nhiễm do rác rưởi là vấn nạn to lớn xảy ra khắp nơi ở Việt Nam,” ông Haynes nói. Vịnh hạ Long tiếp nhận hơn 2 triệu du khách mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, 35 tuổi, đã sống trong một con thuyền với gia đình trên dòng Sông Hồng ở Hà Nội suốt 10 năm, bà níu kéo cuộc sống bằng ít cá câu được và bất cứ công việc lặt vặt nào có thể tình cờ có được để nuôi nấng ba đứa con.

“Tôi không dùng nước này nấu cơm,” bà nói tới IPS. “Nó rất bẩn vì rác rưởi và hệ thống cống rãnh từ các gia đình đổ ra, và những dòng nước từ các nhà máy ở gần đây.”

Bùi Văn Kim, một thương gia đồ gốm, người qua lại thường xuyên trên Sông Hồng, đã nói, “Vùng nông thôn cũng nguy hiểm như ở thành phố.” Ông đã nhận ra dòng sông trở nên bẩn hơn trong những năm gần đây, thế nhưng ông cho là nó vẫn không tồi tệ như thị trấn Đức Bạc quê hương ông, gần tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các dòng Sông Lô và Sông Đáy chảy qua.

“Là một công dân tôi nghĩ tình hình đã thật sự tồi tệ và tôi không biết làm sao để đòi hỏi sự trợ giúp. Mọi thứ trong làng tôi đều thật sự bị ô nhiễm,” vị thương gia nói.

Các cư dân phải mua nước sạch từ nơi khác, ông kể, và bác sĩ của ông đã phỏng đoán khả năng chứng phát ban trên da của ông là hậu quả của thứ nước ông dùng để giặt áo.

Thầy giáo Trần Văn Khánh, 31 tuổi, là một cư dân Đức Bạc, đã và đang hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm nho nhỏ của riêng ông đối với nước và những người dân trong làng quê ông. Ông tìm ra được khoảng 65% dân chúng đã trải qua một số dạng về sức khỏe trong đó có ung thư, và sỏi thận là hậu quả của những chất ô nhiễm trong nước ở mức cao.

“Chính quyền địa phương có quan tâm,” ông trả lời IPS qua điện thoại, “thế nhưng họ không thể làm được gì nhiều. Họ muốn một hệ thống nước sạch song khó mà thực hiện được.”

Đó là một lời phàn nàn phổ biến. Việt Nam có những luật về môi trường mà nhiều người coi như là một bước tiến bộ, nhưng việc thi hành tại một cấp địa phương tiếp tục gặp khó khăn. Điều đó, gắn liền với những hình phạt chủ yếu mang tính tượng trưng, được nhìn nhận như là rào cản lớn nhất của quốc gia này trong việc khắc phục được bản hồ sơ về môi trường của mình đang tồi tệ thêm.

Các nhà thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước đây đã phát hiện Vedan làm ô nhiễm môi trường và Đồng Nai đã phạt công ty này ba lần, tổng cộng hơn 20 triệu đồng (1.300 đô la), theo trang web Vietnam Business Finnance đưa tin vào tháng Chín, trích lời ông Lê Việt Hùng, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

————————

ASIA TIMES

————

Vietnam counts cost of development
By Helen Clark
Dec 18, 2008
HANOI – Vietnam’s environmental issues have been pushed to the forefront after reports that a Taiwanese MSG producer had been dumping untreated waste water into the Thi Vai River, in the southern province of Dong Nai. What has left many shaken is the sheer extent of the problem in the country.

Vedan, the MSG (monosodium glutamate – used as a flavoring agent) producer, was found to have been pumping its wastewater into the river for more than 10 years, and had been avoiding detection by hiding pipes deep in the river. Since the story broke, environmental authorities and local government have been publicly blaming each other for gross oversight.

It was an open secret that a stretch of the Thi Vai River had gone “dead”. A 2006 report by the Vietnam Environmental Protection Agency (VEPA) had made that clear, and also detailed severe pollution in other rivers in Vietnam’s north.

Numerous other factories have been profiled in the press and it is estimated that less than one-third of the factories have adequate treatment facilities.

It is somewhat ironic that the scandal broke in Dong Nai, which is home to a new, ambitious environmental scheme. The Payment for Ecosystem Services (PES) pilot project involves upstream “sellers”, usually local farmers, receiving money from enterprises downstream, such as hydroelectric plants, for maintaining the purity of the Dong Nai watershed.

Though it was the Thi Vai river, not the Dong Nai, that Vedan polluted, Jim Peters, chief of Winrock International, one of the international organizations involved in implementation of the PES scheme, said: “I think there will be linkages … customers pay for water quality … even if forest dwellers are provided clean water, if the water they’re getting is not high quality, payment will be reduced.”

But he was also clear that Winrock does not deal in ‘brown’ issues and more assessment is needed before conclusions can be reached.

What is clear is that the Vietnam’s development, which has contributed to a rapid rise in the communist nation’s economy and poverty alleviation, is now being reflected in its poisoned rivers and worsening air pollution. It’s a path many other countries have been down.

“You’re taking out your natural capital to provide jobs. The traditional path has been to use that capital and reinvest in it later with better pollution control,” Peters said.

Worsening environmental conditions could lead to economic damage, something that is already happening in some areas. Aquaculture is being affected, and in July it was reported that ships would not dock in the southern port of Go Dau, for fear that hulls would be corroded by the polluted water.

Vietnam’s lack of development in some areas has also played a role in water pollution, with most of the nation’s 1,000-plus craft villages using outdated equipment and dumping waste directly into the waterways.

The damage goes beyond the rivers. Ha Long Bay, one of north Vietnam’s most popular tourist spots and a UNESCO World Heritage Site, has suffered thanks to rapid development and a busy tourist trade. Much of the coral has died off, and the mangroves are in poor shape.

“The death of the coral isn’t new, it’s known about,” Mike Haynes told Inter Press Service. A freelance environmental consultant, Haynes has spent years working in the bay. “It’s not directly related to pollution; it’s sedimentation from hundreds of different issues.” Soil erosion from building projects in the rapidly developing coastal city is one of the leading contributors.

“There are oil slicks in tourist areas and rubbish pollution is a big problem up and down Vietnam,” Haynes said. Ha Long Bay receives over 2 million visitors a year.

Nguyen Thi Thu Hang, 35, has lived on a boat with her family on the Red River in Hanoi for 10 years, eking a living from small time fishing and whatever odd jobs she can pick up to support her three children.

“I don’t use this water for cooking,” she told IPS. “It’s very dirty because of the garbage and household sewerage, and effluents from the factories nearby.”

Bui Van Kim, a pottery trader, who travels up and down the Red River, said, “The countryside is as bad as the city.” He has seen the river get worse in recent years, but says it still isn’t as bad as his hometown Duc Bac, in nearby Vinh Phuc province, where the Lo and Dai Rivers flow.

“As a citizen I think it’s really bad and I don’t know how to ask for help. Everything in my village is really polluted,” the trader said.

Residents have to buy clean water from elsewhere, he said, and his doctor has suggested his skin rash was a result of the water his shirts are washed in.

School teacher Tran Van Khanh, 31, a Duc Bac resident, has been conducting his own small tests on the waters and people in his village. He reckons some 65% of people suffer from some kind of health problem including cancer, and kidney stones which are the result of the high amounts of contaminants in the water.

“The local government does care,” he told IPS via phone, “but they can’t do much. They want a clean water system but it’s hard to realize.”

It’s a common complaint. Vietnam has environmental laws many see as progressive, but enforcement at a local level continues to be difficult. That, coupled with fines which are largely symbolic, is seen as the country’s greatest hurdle in overcoming its darkening environmental record.

Inspectors of the Ministry of Natural Resources and the Environment have in the past found Vedan had polluted the environment and Dong Nai fined the company three times, totaling more than 20 million dong (US$1,300), Vietnam Business Finance website reported in September, citing Le Viet Hung, director of the Dong Nai Department of Natural Resources and the Environment.

(Inter Press Service)

Posted in Kinh tế Việt Nam | Thẻ: | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: