BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Mỹ’

936. NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!

Posted by adminbasam trên 28/04/2012

tiexue.net

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NAM HẢI (Biển Đông)

NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!

 Tác giả:  Uông Hoa Bân

Người dịch:  Băng Tâm

21.7.2011

Vì sao người Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề Nam Hải?

(Mối nghi hoặc nảy sinh từ một bạn nước ngoài tới Trung Quốc)

Hôm nay gặp một anh bạn người Singapore, anh ta nói Hội nghị ASEAN đã khuấy động được tất cả người dân ASEAN rồi; cho nên đến ngay cả người dân cũng muốn phân chia Nam Hải với sự ủng hộ của Mỹ. Song khi tới đại lục, thì lại thấy đâu đâu cũng nhảy múa hát ca; quả tình chẳng có ai nói gì đến vấn đề Nam Hải cả, rồi ngay cả đài truyền hình cũng chẳng có chuyên mục nào. Cho nên, anh ta hỏi tôi rút cuộc người Trung Quốc ngày nay đang muốn gì, vì sao lại không thèm quan tâm đến vấn đề cương thổ quốc gia. Tôi bảo đến như tôi đây còn đang bận bịu tối mắt cho cuộc sống, nên quả tình không quan tâm gì đến cương thổ quốc gia cả; bởi vì nếu đất nước có vốn liếng thì cũng chẳng đến phần bọn tôi, bọn tôi chỉ là những người phải tự lo thân. Cho nên, nếu Nam Hải có thực là đã bị người ta cướp đi rồi, thì tôi cũng chẳng bị mất gì; cũng như nó có là lãnh thổ của nước chúng tôi đi nữa, thì tôi cũng chẳng có lợi lộc gì. Chính vì thế mà những người tự lo thân trong xã hội chúng tôi chắc chắn sẽ không quan tâm gì đến vấn đề Nam Hải.   

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , , | 30 Comments »

851. Thua đau TQ về giáo dục chủ quyền biển đảo

Posted by adminbasam trên 30/03/2012

Có ai gọi kẻ co ro rúm ró một xó, cố bưng tai bịt miệng là người “chậm trễ”? 

Nó bắt bớ, cướp bóc ngư dân mình, phải cam chịu

Một điều nhịn là chín điều nhục,

Thế mà còn không biết giáo dục!

.

Thanh niên

Posted in Biển Đông/TS-HS, Giáo dục | Thẻ: , , | 82 Comments »

844. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA VÀO VŨ LỰC

Posted by adminbasam trên 28/03/2012

Ifeng.com

NGÔ KIẾN DÂN: 

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA

VÀO VŨ LỰC, CÀNG ĐÁNH CỤC DIỆN CÀNG LOẠN

Tác giả:  Lại Cánh Siêu, Lôi Huy

Người dịch:  Quốc Thanh

Ngày 25-03-2012

Về Ngô Kiến Dân:  Là nhà ngoại giao kỳ cựu. Hiện là Phó hội trưởng Hội nghiên cứu chiến lược sáng chế và phát triển quốc gia, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách ngoại giao Bộ ngoại giao, Chủ tịch danh dự Cục triển lãm quốc tế[i]

Ngô Kiến Dân sinh năm 1939, năm 1959 tốt nghiệp khoa tiếng Pháp Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh, từng làm phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai…. Ông từng là nhân viên lứa đầu tiên của Đoàn đại diện Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, từng đảm nhận nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ ngoại giao, đại sứ ở nước ngoài. Khi về nước, ông đảm nhận các chức vụ Hiệu trưởng Học viện ngoại giao, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc…, ngoài ra còn từng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Cục triển lãm quốc tế năm 2003-2007, là người Trung Quốc đầu tiên, người Châu Á đầu tiên, người thuộc các nước đang phát triển đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này.   

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , | 33 Comments »

834. VN MIỆT THỊ TQ XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?

Posted by adminbasam trên 26/03/2012

 Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác.

… ngọn lửa căm thù trong dân chúng cũng đang không ngừng lan tỏa, phần lớn cư dân mạng đều đòi chính phủ phải dụng binh để bảo vệ cương thổ, đều mong chính phủ hãy cứng rắn lên.

xilu.com

VIỆT NAM MIỆT THỊ TRUNG QUỐC

XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH 

NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ?

28.2.2012

Tác giả:  Trương Điện Thành

Người dịch:  Quốc Thanh

 Chủ trương của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải [i] là nhất quán, rõ ràng, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận. Khi Nam Hải còn chưa phát hiện ra tài nguyên dầu mỏ, các nước xung quanh đều thừa nhận chủ quyền Nam Hải thuộc về Trung Quốc. Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa [ii], quần đảo Tây Sa [iii] kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý kiến gì khác. Nhưng từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau khi từng bước đề xuất và thực thi “Chiến lược biển”, Việt Nam liền chối bỏ lời hứa trước đây, đồng thời liên tục xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , | 72 Comments »

161. LÀM SỐNG LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GÂY HẤN, TRUNG QUỐC ĐANG CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ

Posted by adminbasam trên 07/07/2011

Foreign Policy

LÀM SỐNG LẠI CHÍNH SÁCH

ĐỐI NGOẠI GÂY HẤN,  TRUNG QUỐC

ĐANG CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ   

Dan Blumenthal

Đăng trên tạp chí của Viện AEI số tháng 4/2011
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , | 11 Comments »

152. Giới hạn nào cho kẻ côn đồ Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 03/07/2011

The Diplomat

Giới hạn nào cho kẻ côn đồ Trung Quốc

Trefor Moss

Ngày 29-6-2011

Những căng thẳng hiện nay trên biển Hoa Nam [Biển Đông] không thể chỉ đổ cho Bắc Kinh gây ra. Sự yếu kém của ASEAN đã góp phần rất lớn.

Trung Quốc thường xuyên được “đo ni đóng giày” cho vai kẻ côn đồ trong các vở kịch an ninh quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương, và những vụ đối đầu gần đây ở biển Hoa Nam cũng không có gì khác. Kịch bản tiếp tục xoay quanh một nhân vật Trung Hoa hung hãn, liều lĩnh tung ra các yêu sách về chủ quyền, dồn dập uy hiếp các láng giềng yếu thế hơn và phá hoại ổn định khu vực.
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , | 23 Comments »

147. Biển Đông: điệu nhảy mà các bên quay lưng lại với nhau

Posted by adminbasam trên 01/07/2011

The Wall Street Journal

Biển Hoa Nam [Biển Đông]: điệu nhảy

mà các bên quay lưng lại với nhau

Ngày 30 tháng 6 năm 2011

Trong lúc Trung Quốc ngày càng gia tăng các mối đe dọa thì châu Á dĩ nhiên phải tìm cách xích lại gần hơn với Mỹ

Việt Nam và Philippine đang tiếp tục bày tỏ sự tức giận ở mức vừa đủ trước việc tàu chiến và máy bay của Trung Quốc đe dọa các lực lượng của họ và các tàu đánh cá ở vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Nam. Hai nước này đang muốn Mỹ bày tỏ sự ủng hộ một cách dứt khoát hơn và một số chính trị gia Mỹ muốn Mỹ hãy giúp hai nước này. Thượng Viện Mỹ hôm thứ Hai đã thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc tỏ ý lấy làm tiếc về những hành động của Trung Quốc. Song Trung Quốc hầu như không chùn bước. Thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân [Cui Tiankai] tuần trước đã cảnh báo rằng “các quốc gia riêng rẽ đang đùa với lửa và tôi hi vọng Mỹ đừng để lửa bén vào mình.”
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 16 Comments »

113. Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Posted by adminbasam trên 18/06/2011

The Financial Times

Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Philip Stephens

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Thỉnh thoảng một kinh nghiệm khôn ngoan được thừa nhận rộng rãi nào đó lại bị làm đảo lộn bởi một dòng tít báo mà ta thoáng nhìn thấy. Chuyện này đã xảy ra hôm nọ khi tờ Financial Times [Thời báo Tài chính] đưa tin “Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc”. Từ một sự kiện cụ thể như vậy bài báo bằng quan điểm ước lệ hóa đã ví von trật tự thế giới mới như là một sự tranh giành giữa phương tây đã xác lập địa vị của mình xong xuôi rồi với phần còn lại đang trỗi dậy của thế giới. Điều thú vị ở chỗ đây lại là một câu chuyện về quân ta đấu với quân mình.

Vụ cãi nhau om xòm giữa Hà Nội và Bắc Kinh là vụ mới nhất xảy ra trong một loạt những tranh chấp về quyền kiểm soát Biển Hoa Nam [Biển Đông] giàu tài nguyên. Trung Quốc đã dùng những ngôn từ lỗ mãng để khẳng định chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này. Nhưng cái đường đứt đoạn quy định ranh giới cho tham vọng nói trên ở trên các tấm bản đồ của Trung Quốc lại đang bị hầu hết các nước khác phản đối kịch liệt. Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển của riêng mỗi nước. Nhật Bản có tranh cãi riêng với Trung Quốc về một cụm đảo nằm ở Biển Hoa Đông [East China Sea].  

Như vậy là những xung đột nói trên đều không phải là điều gì mới mẻ. Sự hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chẳng phải là mới. Người Mỹ mới bỏ đi chưa được 5 năm thì hai nước trên đã nện nhau chí chết ở biên giới vào cuối những năm 1970. Điều mới mẻ nằm ở những căng thẳng đột ngột gia tăng rõ rệt sau khi Trung Quốc thông qua một chính sách láng giềng quyết đoán rõ rành rành. 

Nằm ở vị trí chiến lược của Biển Hoa Nam, Vịnh Cam Ranh từng là một căn cứ không quân và hải quân then chốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giờ đây Hà Nội nói rằng tàu nước ngoài (tức là tàu của Mỹ) có thể lại được phép sử dụng căn cứ hải quân này. Tín hiệu đánh về phía Bắc Kinh thế là đủ rõ. Nếu chèn ép quá đáng thì Việt Nam sẽ cung ứng sự hỗ trợ vật chất cho hải quân Mỹ để hải quân Mỹ đảm bảo tự do hàng hải.

Các nước khác cũng đang sửa sang lại phên giậu của nhà mình và hâm nóng mối quan hệ với Washington khi Trung Quốc bắt đầu vung gậy gộc. Những tranh chấp này có ý nghĩa rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là việc Bắc Kinh muốn khôi phục lại hệ thống chư hầu cho phép vua chúa xưa kia của Trung Quốc có quyền bá chủ đối với những láng giềng nhỏ hơn.

Những tranh chấp này báo hiệu một hình thù phức tạp hơn của toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là sự bất đồng được cho là giữa các cường quốc xưa nay và cường quốc mới nổi. Nếu chỉ vì thuận tiện mà vẽ một bức tranh địa chính trị ở đó lợi ích của các quốc gia đang nổi đụng độ với các lợi ích tương ứng của các nước thuộc khối phương tây, thế thì trật tự mới rất có thể sẽ nằm trong những đường viền không đều chồng chéo lên nhau. Một số nước thuộc phần còn lại của thế giới sẽ thích làm bạn với phương tây.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nom có vẻ như được coi bất di bất dịch là quan trọng nhất trong thế kỷ này, song điều khó lường nhất sẽ là những mối quan hệ đối đầu nhau giữa các nước không thuộc phương tây. Các cường quốc mới nổi hiển nhiên có chung những khao khát và khuynh hướng tự nhiên, nhất là họ đều phản đối sự thống trị của phương tây đối với những “bãi đất công” [commons: ý nói những khu vực của chung toàn thế giới, thí dụ như các tuyến đường hải hải quốc tế]. Nhưng thông thường sự kình  địch giữa chính những quốc gia này lại còn sâu sắc hơn sự kình địch giữa họ với phương tây.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] được thành lập cách đây mười năm đang khẳng định Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan có những mối quan tâm gặp gỡ nhau. SCO coi Ấn Độ, Pakistan và Iran nằm trong số các nước được hưởng địa vị quan sát viên. Một số người có lẽ đang coi tổ chức này như là một sự đối trọng tự nhiên đối với NATO. Nhưng cứ thử liệt kê các nước tham gia SCO thì sẽ thấy được sự mong manh của tổ chức này.

Nước Nga của Vladimir Putin đã khẳng định đứng về phía những nước không thuộc khối phương tây. Điều khôi hài ở chỗ là một quốc gia đến lúc này vẫn thích làm ra vẻ mình là một siêu cường ngang với Mỹ nhưng lại có vẻ hài lòng khi được chọn là một nước thuộc khối BRIC [các “cường quốc” mới nổi, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga].

Sự chọn lựa lập trường nói trên đã xảy ra ngẫu nhiên trong lịch sử hậu chiến tranh lạnh. Cách nhìn nhận thế giới của ông Putin chịu ảnh hưởng bởi sự nhục nhã của đất nước này sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Ông Putin là người Nga thuộc thế hệ không thể rũ sạch quan niệm rằng đối thủ tự nhiên của nước Nga là liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu.

Chỉ cần một sự đánh giá khách quan chiến lược thì người ta sẽ khẳng định điều ngược lại. Những mối nguy lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là nằm ở trong chính đất nước họ –  nền kinh tế lỗi thời và dân số sụt giảm nhanh chóng. Những thách thức đến từ bên ngoài đều nằm ở phía nam và phía đông nước Nga: từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cho đến những sức ép nhằm vào một vùng Siberia dân số cứ mỗi ngày lại giảm đi và một Trung Quốc đang  ti toe.

Trung Quốc khinh thường Nga là một quốc gia đang suy tàn không đủ khả năng sản xuất bất cứ cái gì có ích ngoài dầu khí và không chóng thì chầy sẽ vùi giập đời mình trong rượu chè. Ngay cả kỹ thuật quân sự [của Nga] giờ đây cũng không đáp ứng những tham vọng của Bắc Kinh. Người Nga ắt phải biết điều này. Một viễn kiến chiến lược gạt bỏ mọi sự cảm tính sẽ cho ta thấy Moscow đang đánh đổi vai trò làm thằng khờ bị Bắc Kinh lợi dụng để hòa nhập vào nền kinh tế của phương tây.

Có thể thấy một điều rành rành là hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua nhau. Kể từ lần hai nước có chiến tranh đến nay thì nửa thế kỷ đã trôi qua. Ấn Độ nói rằng tình hình ở biên giới của nước họ với Trung Quốc hiện đang yên ắng hơn bao giờ hết. Song những dòng chảy thương mại và đầu tư đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng đã khiến cho Ấn Độ chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mối ngờ vực.

Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ trong cuộc vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi khả năng xảy ra chiến tranh với nước láng giềng hùng mạnh của họ – Ấn Độ vẫn còn nuôi những mối ngờ vực bởi vì Bắc Kinh có mối quan hệ quân sự mật thiết với Pakistan.

Chính phủ Pakistan trong tháng này đã đề xuất Trung Quốc có thể được tạo cơ hội để sử dụng một căn cứ hải quân nằm ở phía tây nam cảng Gwadar. Chẳng điều gì nằm trong sự tính toán có thể khiến cho Ấn Độ bấn loạn cực điểm trước những tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Đại Tây Dương cho bằng điều này; cũng chẳng điều gì đẩy Ấn Độ lại gần hơn về phía Washington cho bằng điều này.

Những điều sau đây dường như là những vấn đề đặc thù của châu Á: di sản của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và những biên giới vẫn đang tranh chấp. Song, sự nổi lên của các cường quốc mới mặt khác sẽ tạo ra sự căng thẳng ở những nơi khác nữa. Thổ Nhĩ Kỳ được phương tây xem như là đang công khai ủng họ chế độ hiện nay ở Iran. Thế nhưng hai nước này cũng là đối thủ của nhau để tranh giành vị thế bá chủ trong vùng.

Những mối quan tâm chung đã kéo các nền kinh tế mới nổi lại gần với nhau hơn. Họ đang bớt phụ thuộc hơn vào phương tây so với trước. Sự mở rộng quan hệ nam-nam sẽ thúc đẩy thời kỳ tăng trưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng còn lâu mới là điều hiển nhiên nếu cho rằng các nước ở vùng Mỹ La Tinh và châu Phi sẽ mãi mãi bằng lòng với vai trò là nước cung cấp nguyên liệu cho mấy nước lớn ở châu Á. Brazil đã tự coi mình là một trong những nước chỉ trích một cách nghiêm khắc nhất cái chính sách hối đoái của Trung Quốc.

Từ tất cả những điều nói trên sẽ thấy hiện ra một bức tranh toàn cầu trong đó sẽ có sự cạnh tranh lẫn thù địch rồi những liên minh trong vùng và sự hình thành những đường biên giới chằng chịt mà chẳng dựa trên cơ sở thực tế nào cả ngăn phương tây và phần còn lại của thế giới. Châu Âu rất có thể sẽ lựa chọn cách đứng ngoài vùng ảnh hưởng. Vai trò thích hợp của nước Mỹ sẽ là vai trò của sự cân bằng sức mạnh không thể không có.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Các bài dịch đều có đường liên kết/link tới bài báo gốc, ngay tại tên trang báo, phía trên tựa bài, mời bà con bấm vào để truy cập. Riêng những bài phải đăng ký, như bài này, sẽ có nội dung bài gốc bên dưới.

 ———-

Round two: the rest versus the rest

By Philip Stephens

Published: June 16 2011 20:20 | Last updated: June 16 2011 20:20

Once in a while received wisdom is upturned by a fleeting headline. It happened the other day when the FT reported that “Vietnam seeks US support in China dispute”. The stylised view of the new global order frames it as a contest between the established west and the rising rest. The more interesting story is the one about the rest versus the rest.

The spat between Hanoi and Beijing is the latest in a series of disputes over control of the resource-rich South China Sea. In crude terms, China claims all of it. But the dotted line that marks out this ambition on Chinese maps is hotly contested by just about everyone else. The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan have their own territorial and maritime claims. Japan has a separate argument with China about a cluster of islands in the East China Sea.

These clashes, then, are not new. Nor is the animosity between Vietnam and China. The Americans had not been gone five years before the two countries fought a vicious border war during the late 1970s. What’s new is the marked heightening of tension as China has adopted a strikingly assertive neighbourhood policy.

Strategically sited on the South China Sea, Cam Ranh Bay served as a pivotal US air and naval base during the war between South and North Vietnam. Now Hanoi says foreign (that means American) ships could again be given access to the naval facility. The signal to Beijing is clear enough. Push too hard and Vietnam will provide physical support to the US fleet in guaranteeing freedom of navigation.

Others have also been mending fences and warming their relationships with Washington as China waves its stick. There is more to such disputes than Beijing’s desire to restore the tributary system that afforded imperial China suzerainty over its smaller neighbours.

They are a harbinger of a global geometry more complex than the assumed standoff between status quo and emerging powers. Convenient as it is to paint a geopolitical landscape in which the interests of rising nations are in symmetrical collision with those of the west, the new order is more likely to have irregular and overlapping contours. Some among the rest will prefer the company of the west.

The relationship between the US and China looks set to be the most important of the present century, but the most volatile will be those that see the rest square up to the rest. The new powers, of course, have aspirations and instincts in common, not least in challenging western domination of the global commons. As often as not, however, the rivalries between these states are deeper than those with the west.

The decade-old Shanghai Co-operation Organisation speaks to an apparent confluence of interests between China, Russia and central Asian states such as Kazakhstan and Tajikistan. The SCO counts India, Pakistan and Iran among states with observer status. Some might consider the organisation a natural counterpoint to Nato. Yet to list the participants in the SCO is also to see the fragility of the enterprise.

Vladimir Putin’s Russia has put itself firmly on the side of the rest. Curiously for a state that still likes to pretend it is a superpower equal to the US, it seems happy to be designated one of the Bric nations.

This positioning is an accident of post-cold war history. Mr Putin’s worldview was shaped by national humiliation after the collapse of the Soviet Union. He is of a generation of Russians that cannot shake off the notion that Russia’s natural adversary is the US-led Nato alliance.

An objective strategic assessment would say the opposite. The biggest threats to Russia are internal – economic obsolescence and rapid population decline. The external challenges come from the south and east: from Islamist extremism and the pressures on a depopulated Siberia from a burgeoning China.

China scorns Russia as a declining nation, unable to produce anything useful except oil and gas, and slowly but surely drinking itself to death. Even its military technology now falls short of Beijing’s ambitions. Russians must know this. A strategic outlook unburdened by emotion would see Moscow exchange the part of useful idiot in Beijing for economic integration with the west.

The more obvious competition is between India and China. Half a century has passed since the two countries went to war. Indian officials say the country’s border with China is now one of its quietest. Yet the rapid expansion of trade and investment flows has not removed the suspicions.

China is the strongest opponent of India’s pitch for permanent membership of the UN Security Council. Indian military strategy is still shaped by the possibility of war with its powerful neighbour – its suspicions nourished by Beijing’s close military ties with Pakistan.

This month the Pakistan government suggested China could be offered a naval base at the south-western port of Gwadar. Nothing could be more calculated to heighten Indian neuroses about Beijing’s naval ambitions in the Indian Ocean; nor to nudge Delhi a little further in the direction of Washington.

These may seem peculiarly Asian problems, the legacies of past wars and still-disputed borders. But the rise of new powers will also create stresses elsewhere. Turkey is seen by the west as overly sympathetic to the present regime in Iran. Yet the two countries are also natural rivals for regional primacy.

Shared interests have pulled rising economies closer together. They are less dependent on the west. The expansion of south-south ties will fuel the next round of global growth. But it is far from self-evident that Latin American and African states will be forever content with the role of raw material producers for the Asian giants. Brazil already counts itself as one of the sternest critics of China’s exchange rate policy.

What emerges from all this is a global landscape in which competition and rivalries and regional alliances and hedging criss-cross the notional boundaries between the west and the rest. Europe may well choose to sit on the margins of influence. The likely role of the US will be that of the indispensable balancing power.

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 5 Comments »

103. Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

New York Times

Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Philip Bowring

June 7, 2011

HONG KONG — Cuộc họp diễn ra gần với dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 4-6. Các bộ trưởng quốc phòng, cùng những nhân vật có máu mặt nhất từ Mỹ, Trung Hoa và một loạt siêu cường khu vực nhỏ hơn, đã đến Singapore dự những cuộc hội nghị có tên là Đối thoại Shangri-la. Cũng giống như ngày 4-6 ở Bắc Kinh từng chấm dứt muôn vàn ảo tưởng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự kiện xảy ra trong năm qua đã lột trần hết mọi ảo tưởng về cái sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này.

Khu vực không còn mặc nhiên cho rằng hòa bình là thứ trời cho và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ không mang lại rắc rối nào. Thay vì thế, mối quan tâm chính yếu là làm sao kiểm soát xung đột và giảm bớt ngờ vực lẫn nhau, thông qua đối thoại.

Trung Quốc đang cố sức bù đắp lại bước thụt lùi về ngoại giao của họ trong năm 2010, khi mà, một cách liên tiếp và ồ ạt, họ gây ra tranh cãi về lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc bằng việc không lên án hành động xâm lược của Bình Nhưỡng. Hậu quả phần nào là, Mỹ được khuyến khích ra tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông thuộc về lợi ích sống còn của Mỹ. Tâm điểm chú ý của Mỹ là tầm quan trọng của các tuyến đường mậu dịch, vốn là huyết mạch của phần lớn Đông Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang làm đủ cách để khoác lên một bộ mặt tươi cười, trong khi Mỹ thì thích tỏ ra rằng họ muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc; gần đây họ vừa đón tiếp vị tổng tư lệnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang tin tốt lành tới toàn cầu, và Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh họ tụt hậu so với Mỹ thế nào trong lĩnh vực vũ trang. Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc lấy lại tình hình lúc trước.

Nền kinh tế Mỹ có thể đang ngập trong khó khăn, cũng như Nhật Bản và các nước Đông Nam Á yếu thế về quân sự khác. Australia ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Ấn Độ sắc sảo ý thức rằng họ tụt lại sau Trung Quốc đến mức nào về công nghệ quân sự. Nhưng chính những yếu kém này, cộng với việc Bắc Kinh thổi phồng khả năng sử dụng sức mạnh của mình, đã làm cho các quốc gia khác ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhận thức được hơn ai hết về các lợi ích chung giữa họ. Indonesia bắt đầu coi ASEAN quan trọng hơn, đổi lại, ASEAN tập trung đến nhiều vấn đề khác nữa ngoài hợp tác kinh tế. Đối với Mỹ, cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc đã ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng tự thấy khó khăn trong việc biến những nụ cười của các quan chức cao cấp nhất thành sự kiềm chế. Vài ngày trước hội nghị Shangri-la, họ phá hoại tàu thăm dò khai thác của Việt Nam ngoài khơi biển Việt Nam, trong khu vực mà các nước khác coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một Hà Nội nóng giận, với những mối quan hệ cũ với Nga và Mỹ, và những mối quan hệ đang ấm dần lên với Mỹ, đã kích thích các nước khác trong khu vực coi Biển Đông là bài kiểm tra mấu chốt đối với các ý đồ của Trung Quốc.

Nhưng đối với Trung Quốc, cân bằng giữa những việc cần phải làm về ngoại giao với các động cơ dân tộc chủ nghĩa có vẻ là việc rất khó khăn. Một ví dụ là con tàu sân bay đầu tiên của họ. Được mua từ Ukraine vào năm 1998 – khi ấy nó mới chỉ có vỏ – nay con tàu sắp vận hành được. Nghe nói nó mang tên “Thi Lang”, đặt theo tên một vị tướng Mãn Châu chinh phục Đài Loan năm 1683. Con tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và là lời nhắc nhở không ngừng với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng họ sẽ phải cố mà thúc đẩy liên minh khu vực.

Trung Quốc cũng không được giúp đỡ nhiều từ một số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani, có thể làm Mỹ ngượng mặt khi ông ca ngợi Trung Quốc bốc trời trong một chuyến thăm gần đây. Nhưng ông cũng khiến Bắc Kinh sượng sùng khi khẳng định rằng Trung Quốc đã đề xuất xây cho Pakistan một căn cứ hải quân ở Gwadar, gần Vịnh Oman, mà Trung Quốc được phép vào đó. Mặc dù điều này có thể chỉ là nói phét, nhưng nó cũng động chạm tới tâm lý Ấn Độ.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của việc xây dựng lực lượng vũ trang không phải là Biển Đông mà cũng chẳng phải Ấn Độ Dương hay Đông Bắc Á. Cho dù có tạo nên một cuộc “chạy đua vũ trang” hay không thì cũng có vô số phản ứng đối với việc Trung Quốc mua sắm tên lửa, máy bay tàng hình và một loạt vũ khí tinh vi khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không phản ứng lại kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh, nhưng sự nhẹ nhàng ngoài mặt và hạm đội tàu ngầm của họ là quá đủ cho Trung Quốc, còn sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật về việc xác định lại địa điểm đặt khu căn cứ Okinawa chỉ là vấn đề nhỏ. Nga cũng vậy, đang tái thiết hạm đội Thái Bình Dương một thời suy tàn của họ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nổi lên của Trung Quốc cũng làm đảo lộn tình hình. Các hành động của Bắc Kinh, cho dù là ôn hòa hay hung hãn, đều quy định tính chất của sự việc trong tương lai, và do đó ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Bà con cần đọc bản gốc tiếng Anh của bài viết, mời bấm vào tên tờ báo (New York Times), ngay trên tựa tiếng Việt.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

96. DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 10/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Thứ Năm, ngày 09/06/2011

TTXVN (Luân Đôn 6/6)

Liên quan đến  cuộc tranh chấp trên Biển Đông, “Tạp chí Á-Âu” tháng 5/2011 đăng bài phân tích của Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, giáo sư tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo, đồng thời là chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại trường Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả cho rằng cuộc tranh cãi về quyền khai thác tài nguyên quanh quần đảo Trường Sa đã biến thành một cuộc tranh cãi pháp lý. Vấn đề đặt ra là đối tượng tranh chấp là “hòn đảo” hay chỉ là “bãi đá”? Bởi “hòn đảo” thì được hưởng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, nhưng “bãi đá” thì không. Dưới đây là nội dung bài viết:

Chủ quyền, toàn bộ hoặc một phần, đối với quần đảo Trường Sa trên biển Đông là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Brunây và Đài Loan. Công hàm ngoại giao tháng 4/2011 do Philippin và Trung Quốc nộp lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đặt nền móng cho một vụ tranh chấp giữa một số nước thuộc ASEAN (Malaixia, Philippin và Việt Nam) và Trung Quốc, liên quan đến chủ quyền pháp lý đối với các bãi đá tạo thành quần đảo Trường Sa.

Vấn đề quan trọng nhất được đưa ra là: Nước nào có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong và dưới các vùng biển xung quanh quần đảo này? Mặc dù đối tượng tranh chấp cuối cùng là tài nguyên thiên nhieê, nhưng cuộc tranh chấp này được dựng lên như một cuộc tranh cãi về pháp lý về nhận thức đối với Điều 121 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các định nghĩa pháp lý

Điều 121 quy định rằng một hòn đảo – được định nghĩa là “một khu vực đất tự nhiên nhô lên trên mặt nước khi thuỷ triều lên” – về nguyên tắc có thể tạo ra các vùng lãnh hải giống như đất liền. Chúng bao gồm vùng lãnh hải trong bán kính 12 hải lý, vùng EEZ trong bán kính 200 hải lý và một thềm lục địa. Một số cấu thành của quần đảo Trường Sa do các nước đang chiếm đóng không đáp ứng được định nghĩa của một hòn đảo. Chúng hoặc bị ngập dưới nước khi thuỷ triều lên, hoặc nhô trên mặt nước khi thuỷ triều lên là nhờ được cải tạo hoặc do các cấu trúc nhân tạo. Các bãi đá này thậm chí không được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý.

Đoạn 3 của Điều 121 trong UNCLOS đã tạo ra một ngoại lệ cho một số loại đảo bằng cách nói rằng “các bãi đá mà không thể tự nó duy trì sự sinh sống hoặc đời sống kinh tế của con người” sẽ không có vùng EEZ hay thềm lục địa. Nhiều bãi đá trong quần đảo Trường Sa có thể nằm trong nhóm này và do đó chỉ được vùng lãnh hải 12 hải lý.

Lý lẽ của Malaixia, Việt Nam và Trung Quốc

Công hàm của Philippin gửi lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc hôm 5/4/2011 và của Trung Quốc hôm 14/4/2011 là những văn bản mới nhất trong một loạt công hàm liên quan đến Thoả thuận chung giữa Malaixia và Việt Nam được hai nước trình lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc vào ngày 6/5/2009. Trong thoả thuận chung này, Malaixia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với một thềm lục địa vượt ra ngoài giới hạn 200 hải lý của vùng EEZ mà họ tuyên bố trên biển Đông.

Ngày 7/5/2009, Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi công hàm nói rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển “liên quan” trên Biển Đông, kèm theo là bản đồ đường “lưỡi bò” 9 đoạn do nước này đưa ra.

Phản ứng của Philippin và sự đáp trả của Trung Quốc

Philippin phản ứng bằng cách gửi công hàm ngoại giao vào ngày 4/4/2011, trong đó nói rằng UNCLOS không cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ sự đòi hỏi nào về chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển “liên quan” (và các đáy biển và lòng đất) nằm trong đường “9 đoạn” phía ngoài các vùng biển được coi là “liền kề” với các hòn đảo theo định nghĩa tại Điều 121 của UNCLOS. Mặc dù ngôn ngữ thể hiện trong công hàm không rõ ràng, nhưng dường như nó hàm ý Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào nằm trong vùng “lưỡi bò” và nằm ngoài vùng biển liền kề với các đảo của nước này.

Ngày 14/4/2011, phản ứng với công hàm của Philippin, Trung Quốc nhắc lại quan điểm lâu nay là nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng nước liên quan, cũng như đáy biển và lòng đất phía dưới. Tuy nhiên, nước này không đề cập đến bản đồ “9 đoạn”, và tuyên bố (lần đầu tiên) rằng quần đảo này được hưởng quyền lãnh hải, vùng EEZ và thềm lục địa. Đây có thể là một động thái quan trọng bởi Trung Quốc dường như đã nêu rõ đòi hỏi của mình và dùng UNCLOS để bảo vệ lý lẽ.

Hòn đảo hay bãi đá?

Trong cuộc tranh chấp về các quần đảo và bãi đá, các nước ASEAN sẽ tiếp tục giữ quan điểm rằng họ có chủ quyền và quyền tài phán đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trong và dưới các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Đòi hỏi của họ dựa trên quyền đối với 200 hải lý vùng EEZ tính từ các đường cơ sở thuộc lãnh thổ đất liền hoặc quần đảo của họ. Họ sẽ không đòi hỏi vùng EEZ từ bất kỳ cấu thành nào của quần đảo Trường Sa, và sẽ nhất quán rằng không một cấu thành nào thuộc diện tranh chấp được coi là “hòn đảo”, và những “hòn đảo” đó trên thực tế chỉ là bãi đá.

Chiến lược này sẽ mang lại cho các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN chủ quyền không thể tranh cãi để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trong và phía dưới của hầu hết các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Họ sẽ chỉ không có chủ quyền và quyền tài phán để khai thác tài nguyên thuộc bán kính 12 hải lý liền kề các đảo, chừng nào cuộc tranh chấp vẫn chưa được phán quyết.

Để bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc sẽ phải duy trì quan điểm là ít nhất một số bãi đá thuộc Trường Sa được tính là “đảo” để được hưởng vùng EEZ và thềm lục địa. Quan điểm này sẽ tạo ra một vùng chồng lấn đáng kể giữa vùng EEZ của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền với vùng EEZ và/hoặc thềm lục địa mở rộng mà các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN có quyền tính từ đường cơ sở của lãnh thổ hay quần đảo của họ.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thách thức là trước đây nước này đã có quan điểm về thế nào là đảo và thế nào là bãi đá. Trong các cuộc tranh luận tại Liên hợp quốc liên quan đến cuộc tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản về chủ quyền đảo Okinotorishima, Trung Quốc lập luận rằng các đảo nhỏ, ở xa, không có người ở không được trao vùng EEZ hay thềm lục địa. Các quốc gia ASEAN có thể sẽ nói rằng lập luận này của Trung Quốc cũng nên áp dụng đối với các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa.

***

(Đài RFA 31/5)

Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam, yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này? Mặc Lâm phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt, hiện giảng dạy môn luật quốc tế tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh để tìm câu trả lời, nội dung như sau:

Mối đe doạ quân sự

–                           Thưa Thạc sĩ qua việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh, theo các quy định của luật pháp quốc tế, thạc sĩ nhận định sự việc này như thế nào?

+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên trong Công ước của LHQ về Luật biển và như vậy theo luật pháp quốc tế trong công ước quy định là tất cả các thành viên đều phải có nghĩa vụ tôn trọng công ước.

Công ước quy định rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền khai thác và thăm dò khai thác các tài nguyên ở vùng thềm lục địa của mình. Đó là quyền đương nhiên được hưởng theo đúng tinh thần Công ước.

–                           Xin Thạc sĩ nói thêm một số chi tiết về Công ước của LHQ về luật biển và điều khoản áp dụng trong trường hợp này như thế nào?

+  Điều 279 trong Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 quy định nếu có tranh chấp thì phải sử dụng biện pháp hoà bình. Ngay điều 2 và điều 33 trong hiến chương LHQ cũng quy định các tranh chấp phải giải quyết bằng hoà bình. Như vậy, có thể khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 và gián tiếp vi phạm Hiến chương LHQ. Thêm nữa Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông tức là DOC năm 2002 mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết. DOC có quy định rằng các nước phải tự kiềm chế, không được gây những điều phức tạp và không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với các bên khác. Trong trường hợp như vậy, hành vi bao vây, và cắt cáp của Trung Quốc có thể nói là đe doạ quân sự.

–                           Thạc sĩ vừa nhắc tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Nếu đem DOC ra chứng minh cho hành động này của Trung Quốc là vi phạm thì chúng ta sẽ được lợi thế gì với các nước trong khối?

+  Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam đưa DOC ra thì sẽ có bằng chứng cho thấy thái độ của Trung Quốc như thế nào. Ở đây cũng phải nói rõ thêm là DOC không ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên lại tạo dư luận rất lớn ở tính chính đáng của vấn đề. Nếu Việt Nam nêu ra vấn đề này thì cho thấy dù Trung Quốc luôn đưa ra quan điểm muốn dùng biện pháp hoà bình và thân thiện với tất cả các nước khác, nhưng hành động vừa rồi cho thấy hoàn toàn không giống những gì họ nói. Điều này có thể cảnh tỉnh các nước ASEAN và sẽ giúp các nước ASEAN nhận ra vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như thế nào.

Kiện ra toà án quốc tế không là chuyện đơn giản?

–                           Mới đây người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Khương Du đã tuyên bố tàu hải giám của họ chỉ thực hiện những nhiệm vụ bình thường. Ý của bà này muốn nói tới đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự đặt ra vào năm 2009 để nguỵ biện cho hành động của tàu hải giám. Trong trường hợp này thì Việt Nam phải đối phó như thế nào?

+  Để đối phó, chúng ta phải phản đối trên tất cả các diễn đàn mà chúng ta có thể làm được. Trước đây tôi cũng đã đưa ra đề nghị là chúng ta phải nên nghĩ tới chuyện kiện ra toà án quốc tế. Nhưng phải nói thêm rằng việc kiện ra toà sẽ có những vấn đề khó khăn.

Thứ nhất, khi ra toà thì chúng ta sẽ kiện ra Toà án Quốc tế về luật biển theo công ước 1982. Toà án này trực tiếp giải quyết những tranh chấp về những điều, những quy định trong luật biển. Hoặc là Việt Nam có thể đưa ra một toà án trọng tài nào đó để họ có biện pháp phân xử. Thế nhưng cái khó nhất là Trung Quốc vẫn đang từ chối việc ra toà án quốc tế, mà các toà án quốc tế nói chung đều phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cho nên đấy là điều khó. Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi diễn đàn để đưa vấn đề này ra và kéo dư luận quốc tế vào phản đối vấn đề đó.

–                           Nếu Trung Quốc cương quyết không chịu tham gia phiên toà thì Việt Nam còn có cách nào khác để đánh động với các nhà làm luật quốc tế?

+  Hiện bây giờ điều đó chưa thể xảy ra! Bởi vì Trung Quốc đã khước từ khi bị đưa ra toà án. Thứ hai, nếu đem ra Hội đồng Bảo an có lẽ Việt Nam có thể đánh động cho Hội đồng Bảo an, nhưng điều này cũng khó vì Trung Quốc là thành viên thường trực nên họ sẽ phủ quyết. Tuy nhiên ở đây vấn đề quan trọng nhất là gì? Đó là công luận thế giới. Toàn bộ công luận thế giới và những người yêu chuộng hoà bình, công bằng công lý sẽ nhận biết được vấn đề và đấy cũng là một sức mạnh rất lớn.

–                           Một lần nữa xin cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

***

(Đài Ôxtrâylia 3/6)

Nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến mới nhất về tình hình ở Biển Đông, Đài Ôxtrâylia cũng đã có cuộc phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt. Sau đây là nội dung chi tiết:

–                           Những hành động mới đây của Trung Quốc cho thấy có vẻ họ muốn bước thêm một bước dài trong tranh chấp ở biển Đông. Thạc sĩ nhận định thế nào về điều này?

+  Những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông vừa rồi không phải là ngẫu nhiên mà nằm trong một chuỗi hành động được tính toán từ rất lâu của họ. Với tham vọng vươn ra đại dương, Trung Quốc đã hình dung ra hai chuỗi đảo chính, trong đó biển Đông nằm trong chuỗi đảo số 1, như là cửa ngõ để Trung Quốc có thể vươn ra chuỗi đảo số 2, dần dần thống trị Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để độc chiếm biển Đông, họ đưa ra “đường lưỡi bò”, công khai từ năm 2009 và nhanh chóng bị hầu hết các nước trong khu vực biển Đông phản đối, chỉ ra sự vô lý của nó. Thiếu cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn cứ muốn dùng sức mạnh quân sự của mình để duy trì “đường lưỡi bò” trên thực tiễn.

Mới đây, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đến hai nước Inđônêxia và Philippin, không rõ là các bên có trao đổi gì không, nhưng hành động của Trung Quốc bắt đầu cứng rắn hơn rất nhiều. Năm 1992, Trung Quốc từng cấp phép cho một công ty của Mỹ khai thác dầu ở bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng phải rút khi Việt Nam phản đối mạnh. Thì đến bây giờ, vụ tàu Bình Minh cũng gần giống như thế, vì nơi tàu bị cắt cáp cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có toàn quyền khảo sát, thăm dò, khai thác các tài nguyên.

–                           Bước đi kế tiếp của Trung Quốc có thể là gì, thưa ông?

+  Một điều phía Việt Nam cần cẩn trọng là Trung Quốc, sau những hành động xâm lấn, có thể đưa ra cái bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thế nhưng lại cùng khai thác ở ngay trong thềm lục địa, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà hiển nhiên mình phải có toàn quyền khai thác. Đặc biệt là hiện tại Việt Nam và Trung Quốc lại đang đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao về nguyên tắc giải quyết chung đối với tranh chấp trên biển. Tôi nghĩ các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn rất nhiều, đây mới chỉ là khúc dạo đầu thôi.

–                           Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của nhà nước Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc mấy ngày qua?

+  Tôi nghĩ phản ứng của nhà nước Việt Nam rất kịp thời và cũng thẳng thắn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga còn tuyên bố hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền. Điều này tôi rất đồng ý, chúng ta không muốn sử dụng biện pháp chiến tranh nhưng chúng ta phải bằng mọi cách bảo vệ cái gì thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh cũng có chút bị động. Chúng ta nên nhận thức rằn hành động của Trung Quốc là nằm trong một chuỗi tính toán như thế và cần chủ động hơn trong cách đối phó.

–                           Theo dõi các động thái của Việt Nam thì có vẻ có một sự thay đổi lớn trong phản ứng với Trung Quốc, chẳng hạn như báo chí được phép đưa tin rộng rãi hơn?

+  Cũng không hẳn là thay đổi lớn mà là đã đến lúc không thể không làm được. Nếu không lên tiếng thì mọi chuyện sẽ trôi qua, sẽ thành tiền lệ, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Khi sự xâm phạm của Trung Quốc ở mức nghiêm trọng như vậy thì buộc phía Việt Nam phải có phản ứng mạnh thôi.

–                           Theo ông, Việt Nam cần có thêm những bước đi nào nữa trong việc đối phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông?

+  Trước mắt là Việt Nam phải có những động thái để kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Các nước ASEAN mà cùng lên tiếng mạnh thì có lẽ thái độ của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi. Bởi nếu cứ để diễn biến thế này, Trung Quốc vẫn cố tình tiếp tục như thế và Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình thì tương lai về một cuộc xung đột quân sự là điều khó tránh. Mà chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, kể cả Trung Quốc.

Đồng thời, một điều rất quan trọng bây giờ là Việt Nam phải nhanh chóng ban hành luật biển, phải luật hoá, quy định rõ những vùng biển nào của ta và cách hành xử để khi bị xâm phạm thì lực lượng cảnh sát biển sẽ dễ xử lý. Luật biển Việt Nam soạn thảo đến 13 năm nay vẫn chưa đưa ra Quốc hội để thông qua, trong khi các quốc gia khác xung quanh đã có cả rồi.

–                           Theo báo Sài Gòn Tiếp thị, mới đây tại Quảng Ngãi đã có xã thành lập đội dân quân biển chia nhóm hoạt động trên các tàu đánh cá, có thể “độc lập chiến đấu” trong một số tình huống. Theo ông, điều này có nên không?

+  Khó lắm, cái này phải nghiên cứu kỹ lại. Nó có thể gây nguy hiểm thêm cho ngư dân. Khi bị bắt, ngư dân không có súng có thể còn được đối xử bình thường, có súng thì có khi lại bị quy cho là hải tặc, làm mọi chuyện phức tạp hơn. Còn tàu cá cảu ngư dân thì không thể nào mà so sánh với các tàu hải giám hay tàu quân sự trang bị hiện đại của Trung Quốc được.

–                           Thưa ông, liệu chúng ta có thể nói tình hình căng thẳng Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới gay cấn hơn không?

+  Như tôi đã nói thì các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn phức tạp hơn nữa. Từ đầu năm, tôi đã tiên lượng rằng khả năng khoảng tháng 5 thể nào cũng căng thẳng, vì hàng năm Trung Quốc vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16/5. Năm nào các hành động của Trung Quốc cũng thường bắt đầu gia tăng vào tháng 5, gây nên căng thẳng dai dẳng giữa hai bên. Những hành động của Trung Quốc chắc chắn không phải là cuối cùng, đó chỉ là những hành động nối tiếp có tính toán trong một chuỗi các hành động của Trung Quốc để làm cho các quốc gia khác công nhận “đường lưỡi bò” họ đưa ra. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa.

***

Tình hình tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây đã trở nên sôi động, đặc biệt từ ngày 26/5 khi các tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Sự việc này diễn ra cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Mới đây, tin cho biết hải quân Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phát ngôn viên hai nước đều đã lên tiếng khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp. Những sự việc nghiêm trọng vừa qua đã trở thành đề tài nóng bỏng đựơc dư luận và giới truyền thông trong và ngoài nước theo dõi sát sao và bình luận. Đài Ôxtrâylia đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, xung quanh vấn đề Biển Đông.

–                           Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây?

+  Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Ngày 2/3, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn Philippin phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank). Trong tháng Năm vừa qua, nhà cầm quyền đại phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt khi họ tiến vào đánh bắt thuỷ sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam. Ngày 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố Nha Trang.

Các hành động của Trung Quốc khiến Philippin và Việt Nam phản đối. Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ.

–                           Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồi tệ hơn hay không?

+  Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm. Philippin hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

–                           Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?

+  Việt Nam đã gửi kháng thư tới Đại sứ quán Trung Quốc. Trước tiên, Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hoá vấn đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn không để cuộc tranh chấp leo thang. Thứ hai là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Inđônêxia, Chủ tịch hiện thời của ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay. Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao. Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này. Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi cho việc thông tin, liên lạc giữa các tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của việc này nhằm hộ tống tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe doạ.

–                           Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hìn hay không, thưa ông?

+  Năm 2010, ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp để thực thi bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký hồi năm 2002, nhưng văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc ứng xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ.

Việt Nam phải cùng với Philippin và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chuỷ quyền chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế làm trọng tài phân xử.

–                           Thế còn Mỹ thì sao? Việt Nam có thể được Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này chứ, thưa Giáo sư?

+  Mỹ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, tôi cho là Mỹ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ đã chính thức đề nghị góp phần vào việc giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Mỹ tại Philippin đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hoà bình.

Mỹ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không đe doạ những khu vực này. Mỹ cũng sẽ chống lại bất kỳ nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông.

Việt Nam không thể thực sự trông mong Mỹ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp ước đồng minh với Mỹ như Philippin, cũng không phải là đối tác chiến lược với Mỹ như Xinhgapo. Mặc dù Việt Nam đã đánh tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhưng Mỹ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Việt Nam đang gặp khó khăn vì đã nhượng bộ và chiều theo ý Trung Quốc trong thời gian quá dài trong khi đó họ lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Mỹ. Nếu như những mối quan hệ này được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì giờ Việt Nam đã ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.

–                           Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất nếu bùng nổ chiến tranh thì chính phủ Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?

+  Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và các đồng minh của nước này.

–                           Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và biên giới của chính phủ nước này?

+  Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Maclesfield Bank) . Quyền lợi thương mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đối phó với các yêu sách của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Công luận nay rõ ràng đang tạo áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

–                           Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc Chính phủ Việt Nam quan hệ với Trung Quốc?

+  Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ hồi năm 1991. Từ đó tới nay, chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối đầu thành khu vực hợp tác. Thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh giới và hai nước đã hợp tác với nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp các cuộc tranh chấp hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó.

Tuy nhiên, hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm hụt thương mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ USD nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam.

Thật khó có thể khái quát hoá suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, rõ ràng một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương thức ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời.

***

(Đài RFI 4/6)

Những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra ngay trước thời điểm Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La bắt đầu tại Xinhgapo. Ý đồ của Trung Quốc như thế nào, và liệu cục diện sẽ ra sao nếu tình hình tiếp tục căng thẳng? Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, Mỹ đã trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này như sau:

–                           Giáo sư có nhận định thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Đây có phải là một hành động khiêu khích vì Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ không phản ứng mạnh?

+  Đây là một hành động Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam, một hành động thăm dò.

–                           Một sự hiện diện thường xuyên ở Biển Đông liệu có nằm trong lợi ích của Mỹ không?

+  Mỹ là một cường quốc hải quân. Mỹ đã tuyên bố rất nhiều lần rằng Biển Đông là một vùng quan trọng đối với Mỹ, và họ rất quan tâm đến sự tự do lưu thông trên đường biển, an ninh hàng hải. Vì thế, Mỹ dĩ nhiên cần có sự hiện diện ở Biển Đông.

–                           Nhưng trong vụ quần đảo Sensaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước đây, Mỹ đã có phản ứng cứng rắn.

+  Quần đảo Sensaku là chuyện khác. Quần đảo đó đã bị Nhật Bản chiếm và khai thác dầu ở đó. Trường hợp này, Mỹ phản ứng rất mạnh vì Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.

–                           Cả Mỹ và Trung đều coi trọng cuộc Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương lần này, với sự hiện diện của hai vị Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Gates và Lương Quang Liệt.

+  Lần này, Mỹ đã cử một phái đoàn rất hùng hậu đến hội nghị. Lần trước, tại hội nghị này, phái đoàn Trung Quốc đã bị đặt vào tình trạng bị áp đảo khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng về vấn đề Biển Đông và Mỹ cũng lên tiếng về vấn đề này. Vì thế, lần này họ đã cử một phái đoàn quan trọng hơn với sự tham gia của Bộ Quốc phòng. Chính ông Gates đã phàn nàn rằng sự gây hấn là do quân đội chứ không phải do chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

–                           Qua việc nhấn mạnh đến đối thoại hoà bình mới đây, thái độ của Mỹ trong hội nghị lần này không được mạnh mẽ lắm phải không?

+  Không, lập trường này đã có từ cuộc Đối thoại Shangri-La lần trước đến cuộc họp của các nước ASEAN sau đó. Lập trường của Mỹ cho đến nay vẫn là quan tâm đến những tranh chấp của Biển Đông, quan tâm đến tự do hàng hải của Biển Đông, và trong những tranh chấp giữa các quốc gia đó thì Mỹ không đứng về phía nào cả, nhưng Mỹ muốn những tranh chấp đó được giải quyết hoà bình. Lần trước, bà Hillary Clinton có nói Mỹ sẵn sàng đứng ra làm trung gian hoà giải nếu cần. Lập trường này đến bây giờ vẫn thế.

–                           Trung Quốc luôn đòi đối thoại song phương. Liệu những tiếng nói như của Việt Nam và Philippin có lạc lõng không?

+  Thật ra, Trung Quốc muốn đàm phán song phương để có thể “chia để trị”, nhưng Trung Quốc cũng đã nói rằng nếu có đa phương thì Trung Quốc cũng sẽ tham dự. Về phía Việt Nam thì lập trường rõ ràng rằng có những vấn đề song phương thì giải quyết song phương, ví dụ như Hoàng Sa chẳng hạn, còn những vấn đề đa phương thì phải có sự tham dự của các quốc gia khác như vấn đề Trường Sa. Lập trường đó là lập trường của các quốc gia ASEAN, có sự hợp tác giữa Malaixia, Việt Nam và Philippin. Nhưng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thì tìm cách “chia để trị” nên Trung Quốc nhắm voà Philippin và Philippin yếu nhất, lập trường cũng không vững chắc.

–                           Inđônêxia là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, có lẽ tại Đông Nam Á, Mỹ chú trọng quan hệ với Inđônêxia hơn là với Việt Nam  phải không?

+  Mỗi nước có một điểm quan trọng đặc biệt, Inđônêxia là nước Hồi giáo lớn, nên Mỹ chú trọng quan hệ với họ, sau một thời gian căng thẳng, bây giờ quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường. Về phần Việt Nam, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất đặc biệt bởi vì gần ngay Trung Quốc.

–                           Có phải vì đã tương đối rảnh tay hơn ở Irắc và Ápganixtan nên gần đây Mỹ quan tâm đến vùng Đông Nam Á nhiều hơn không?

+  Mỹ bắt đầu chú trọng Đông Nam Á từ cuối thời của Tổng thống Bush và đến thời Tổng thống Obama đã có những tín hiệu và hành động rõ rệt hơn. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates có nói rõ dù có cắt giảm ngân sách thì sự quan tâm đến Biển Đông cũng không thay đổi.

–                           Liệu Việt Nam có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của Mỹ không?

+  Về vấn đề Biển Đông thì giữa Việt Nam và Mỹ có mối quan tâm chiến lược chung. Việt nam quan tâm đến vấn đề bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, còn Mỹ thì không muốn Trung Quốc biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì triển vọng đấy nhiều hơn. Vì thế, hai bên có quyền lợi chung như vậy, còn việc giúp đỡ đến đâu thì tuỳ thuộc quyền lợi của hai bên, tuỳ thuộc cả vào thái độ của Trung Quốc.

–                           Bây giờ, đặt giả thiết nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì phản ứng sẽ như thế nào?

+  Nếu xảy ra như vậy thì Mỹ chưa chắc sẽ can thiệp bằng quân sự, chỉ có thể lớn tiếng phản đối, các nước Đông Nam Á cũng vậy. Nếu Trung Quốc làm việc đó thì nền ngoại giao của Trung Quốc trong Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều, sẽ bị lên án trên toàn thế giới.

–                           Dù hải quân Trung Quốc có mạnh hơn, chiếm đựơc các đảo của Việt Nam đi nữa thì theo giáo sư, đó là một hành động “lợi bất cập hại” phải không?

+  Điều đó còn tuỳ vào sự tính toán của Trung Quốc, nếu Trung Quốc chiếm hiết đảo thì Việt Nam thiệt hại rất lớn về mọi phương diện. Việc chiếm đảo của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn và bộ mặt của Trung Quốc trên thế giới với khẩu hiệu “Phát triển hoà bình” không còn được người ta tin tưởng nữa, và các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ ngày càng nghiêng về Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vậy là, có thể Trung Quốc sẽ thắng lợi về quân sự nhưng thiệt hại về ngoại giao, chính trị, và có thể là cả kinh tế nữa.

–                           Bên cạnh việc củng cố sự hiện diện của quân đội ở Đông Nam Á thì Mỹ có thể nghĩ đến việc hỗ trợ các nước nhỏ trong vùng để tự vệ không?

+  Vào tháng 7/2009, trong cuộc thuyết trình trước quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cũng như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều nói rằng đang tìm cách tăng cường liên lạc đối tác về phương diện chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng quan hệ đã được tăng cường rất nhiều.

–                           Trong sự kiện Biển Đông vừa rồi, có vẻ là Việt Nam bị cô lập phải không?

+  Tôi không nghĩ Việt Nam bị cô lập. Trong sự kiện vừa rồi, Việt Nam là nạn nhân, các quốc gia đều nghĩ Trung Quốc có thể đe doạ Việt Nam thì cũng có thể đe doạ mình vì vậy khối ASEAN chắc chắn phải lên tiếng, Mỹ chắc chắn phải có phản ứng./.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , , , , | 3 Comments »

Điểm sách: OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật

Posted by adminbasam trên 08/01/2008

OSS và HỒ CHÍ MINH – đồng minh bất ngờ

trong cuộc chiến chống phát xít Nhật


Cuốn sách nầy cùng một cuốn nữa (tên là Why Viet Nam – Tại sao Việt Nam) tui đã lỗi hẹn bà con mấy lần là sẽ giới thiệu. Vậy nhưng “lỗi” mà lại hay, vì giờ đúng vô lúc mà ta rất cần nhìn lại cái bi kịch của Dân tộc, tuồng như luôn bị lỡ những “chuyến tàu” đi cùng với bè bạn bốn phương, để rồi nay bị Tàu ức hiếp mà cắc cớ khó làm cho người bạn nào tin là mình thiệt lòng để đặng dang tay giúp đỡ, phần vì kẻ ức hiếp lại là “anh em môi răng” với mình. “Ngậm bồ hòn làm ngọt”. Đau quá !

Tại sao người ta cố giấu nhẹm, bóp méo nhiều sự thực lịch sử vô cùng quan trọng liên quan tới vận mệnh, tương lai Dân tộc ? Đọc cuốn sách này, bà con sẽ thấy một phần. Cũng như Ba Sàm tui từng kêu gào trong một bài báo trên trang 3 blog nầy. Giờ tui xin tóm lược những điều hệ trọng mà bị lơ đi trong lịch sử qua cuốn sách trên, cùng chút phân tách tại sao người ta lơ đi vậy.

Trong sử “chính thống” cũng như tài liệu về cụ Hồ Chí Minh, chưa bao giờ các sử gia nói tới chuyện ông cụ đã từng có những quan điểm tương đồng, những mối quan hệ gần gũi, hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của người Mỹ ra sao. Gần như duy nhứt có tình tiết cụ trích một đoạn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, hoặc gần đây đôi ba bài báo thận trọng đưa ra vài thông tin “tham khảo” … Nhưng chuyện này vẫn vô cùng là bí ẩn, nên mới từng có tổng biên tập một tờ báo danh tiếng bị mất chức vì dám … rờ tới sự thật lịch sử. Đến cả chuyện mới nữa là người ta bỏ tiền sao/mua rất nhiều tài liệu về cụ Hồ lưu trữ bên Nga, vậy mà một năm qua rồi hổng thấy có công bố cho nhân dân biết mà mừng, nhân dịp đợt học tập dài dài tấm gương đạo đức của cụ nữa chớ (sao không học tấm gương cụ kiên trì chịu đựng bị cái ông Sít-ta-lin trù ẻo bảy tám năm trời bên đó ?)

Tui xin tóm lược cuốn sách, là thời Thế chiến thứ hai, khi cụ Hồ đang hoạt động ở bên Nga-Sô, sau đó là Tàu, tình hình thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp. Mỹ tuy là đồng minh với tụi Tây thực dân nhưng lại rất chống chánh sách thực dân của Anh, Pháp, Hòa Lan. Những người kháng chiến Việt Nam tuy chống Tây đô hộ nhưng lại là “đồng minh” với Tây và nhiều nước chống phát xít Đức, I-ta-li, Nhựt Bổn. Anh chàng Nga-Sô tuy là đồng minh với Mỹ, nhưng lại là cộng sản-tử thù với phe tư bổn Mỹ. Ảnh cũng hổng tin gì cái lực lượng kháng chiến Việt Nam của cụ Hồ, vì ảnh xét lý lịch cụ, ngó bộ ổng khoái lo giải phóng Dân tộc mình chớ không mặn mà chi cái vụ “giải phóng toàn nhơn loại” (nay càng thấy tào lao quá trời rồi – ổng tài quá há ?) Thêm nữa ổng cũng từng bị đì bảy tám năm bên “thành trì XHCN” rồi, nên mới tính chuyện bắt tay với anh Mẽo hay hơn. Nhưng Mẽo bị cắc cớ, tuy chống thực dân nhưng cũng không muốn mất lòng ông bạn Tây thực dân, cần chung lưng chống phát xít, lại vừa nghi ngờ cụ Hồ là cộng sản gộc, mà trong nội bộ cũng có hai phe (phe bênh cụ Hồ, phe chống). “Đen” cho ta nữa, là Tổng thống Mỹ Roosevelt, người hăng hái chống chủ nghĩa đế quốc-thực dân Pháp nhứt thì lại mất sớm đúng vô lúc quan trọng. Ông từng có nhiều động thái và tuyên bố có lợi cho nền độc lập hoặc “uỷ trị quốc tế” của Việt Nam, như “Đông Dương không thể quay lại với Pháp”, “… Đông Dương nên được lấy khỏi tay người Pháp và đặt dưới sự ủy trị quốc tế”. Hay trong một giác thư gởi cho ngoại trưởng Cordell Hull, ổng viết ”Hơn một năm qua tôi đã bày tỏ quan điểm rằng, Đông Dương không nên trở lại với người Pháp mà nên được quản lý bởi một cơ quan ủy trị quốc tế. Pháp đã chiếm nước này – 30 triệu dân – trong gần 100 năm, và lúc này người dân nghèo khổ hơn giai đoạn đầu … Trường hợp Đông Dương hoàn toàn rõ ràng. Pháp đã bòn rút nơi này 100 năm. Người dân Đông Dương có quyền hưởng những gì tốt đẹp hơn thế”(trang 75). Đương nhiên lý do ông này chống Pháp cai trị tiếp xứ này còn nhiều, đọc vô sẽ thấy hấp dẫn vô cùng.

Chưa hết cực cho ông già. Đó là trong nước nhiều lãnh tụ cộng sản ít được “đi đây đi đó” như ổng, lại sớm được đưa vô “lò luyện” của “thành trì XHCN”, nên cái đầu cách mạng nó “nóng” quá, vậy là các cha nội này cũng coi ông già là người không “kiên định lập trường” … Còn nữa. Đó là nhiều đảng phái không phải “cộng sản” cũng kháng chiến chống Tây đô hộ, họ cũng có thế lắm chớ bộ. Vậy là vô cùng khó nếu như muốn có “ngọn cờ” đoàn kết các lực lượng kháng chiến trong nước, đồng thời tranh thủ Mẽo, Nga-Sô, … Nhưng thiệt kỳ lạ, ông Hồ Chí Minh ổng ra chiêu hợp tác, nhận cung cấp tin tức tình báo cho cơ quan tình báo Mẽo OSS (tiền thân của Xịa CIA ngày nay) cùng đồng minh chống phát xít. Có cái chưn đó rồi, ông cụ dựa vô, tận dụng cái “mác” có cao bồi Mẽo sau lưng. Trời đất, bữa ổng từ bên Tàu về nước sau bao nhiêu năm phiêu bạt, rồi từ Tân Trào về Hà Nội, đều có Mẽo mắt xanh súng ống, điện đài … ngon lành đi theo “hộ tống”, ổng còn thủ bức hình chụp chung tới tướng Mẽo Claire Chennault chỉ huy Không đoàn Cọp Bay 14 khét tiếng, đem ra nhá nhá … các “đàn em” trong nước ngó xanh le mắt, theo rần rần, khỏi thắc mắc chi cho mệt. Vì hồi đó cả thế giới kính nể anh cao bồi Mẽo này dễ sợ luôn.

Vậy nhưng rồi làm sao mà sau đó ta hổng thân với Mẽo nữa ? Rồi còn uýnh nhau te tua …, theo hai anh Nga, Tàu rồi “khánh kiệt”. Thiệt là bi kịch lịch sử. Nhìn vô đó mà rút kinh nghiệm cho ngày nay, mai sau. Xin bà con đọc hết mới rõ được.

Và trong những ngày sục sôi chuyện Tàu xâm lấn đảo này, ta càng thấy cần suy ngẫm kỹ chuyện cũ để rút ra bài học kinh nghiệm, biết tìm bạn mà chơi, biết cách “chơi” ra sao cho bạn tin. Riêng Ba Sàm tui còn liều đưa ra cái ngu ý là nay ta học tập tấm gương của cụ Hồ, vậy nên học ngay cái cách chơi với Mẽo mà hạn chế bớt anh Tàu hay ức hiếp đi. Thời đó nhiều cái khó khăn, nên ông cụ mới hổng đi tới được với Mẽo, còn ngày nay thời thế thuận lợi quá trời rồi … Uở, nhưng hổng còn ông cụ nữa ? … Còn mấy “ông kẹ” giờ thì … bà con biết rồi. Tui chào thua !

À, chút xíu quên ! Còn cái lý do là làm sao người ta hổng muốn nói tới cái màn hợp tác thân thiện này với anh Mẽo, để tới giờ mới nhín nhín đưa ra ? Hiểu dễ ợt. Đó là nhiều năm sau, vì cái trớ trêu của lịch sử buộc ta phải uýnh nhau với Mẽo, dzậy mà ca là từng thân với nó, tổng thống của nó chống chánh sách thực dân, đấu tranh cho tự do … thì còn ra cái gì nữa. Phải chưởi, nói xấu nó tới số đi chớ ! Rồi ta theo “thành trì XHCN”, còn Mẽo là “thành trì TBCN”, vậy mà kể ra là ta từng thân thiết với kẻ thù thì coi như ta “phản bội” chớ còn chi nữa. Các quan trên coi dân mình còn đang ngu si vì bị cái “chánh sách ngu dân” của Tây bao năm rồi, nên sợ nói thiệt ra bà con hổng có tin. Rồi các cha cũng ngán cái vụ nếu nói ra, bà con, cán bộ mình khoái Mẽo quá, chạy theo rần rần là … chào thua. Dzậy đó. Giờ thì nói thiệt hết cũng chưa hết … ngán, nhứt là mấy cha từng ham xạo thấu trời luôn, giờ cũng run, thôi thì nó thiệt … từ từ. Bà con ráng chờ nha. Kiếp sau là sướng thôi à.

Xin bà con chú ý thêm: đó là cuốn sách nầy cũng được chua bên trang trong là “Sách tham khảo”, y chang cuốn “Trung Quốc trước ngã ba đường” mà tui đã khoe trên trang 78 blog nầy và “giải mã” ba cái chữ “sách tham khảo”, “lưu hành nội bộ”, nó mang tính “tiếp thị” ra sao. Nhưng quan trọng nhứt là ba cái sách nầy ưa nói … thiệt, ít bị “ăn bớt” chữ khi dịch/biên tập. Mua nhanh rủi hết nha !

Điểm báo: quá nhiều chuyện bức xúc để khen/chê quanh làng báo ta suốt mấy tuần qua, nhưng đành hầu bà con một chuyện đã, rồi hẹn kỳ sau.

Hoàn toàn tự do … trong chuồng: Nhớ hồi nhỏ Ba Sàm tui hay làm những chuyện ngu dễ sợ luôn. Có lần tui nhốt cả bầy gà vô cái chuồng nhỏ xí. Tui bắt tụi nó ăn, uống, ỉa, đẻ, ấp trứng, … làm tình, uýnh nhau tranh bạn tình ngay tại chỗ, hổng cho ra vườn nữa. Rồi ăn chắc, tui đem cái chuồng gà nhét vô trong cái chuồng heo, chuồng heo nầy tui lại xây trong cái chuống bò. Tui biểu tụi gà: Tụi mầy giờ được hoàn toàn tự do rồi đó. Khoái thì quậy tới bến luôn đi ! Trời đất, mấy tháng sau tui hổng có nhận ra được bầy gà “tự do” của tui nữa.

Nhưng bữa rồi đọc bài báo hay dễ sợ, làm mình … hoài niệm tới thời thơ ấu. Đó là có cái ông tên Hợp, ổng hổng có bị … như mình hồi bé, nhưng cũng hồn nhiên quá trời luôn. Có Luật Báo chí mà chưa xong, thêm hàng đống quy chế, văn bản trời ơi nữa, lại mỗi tuần giao ban giao hoan chi chi đó búa xua, dzậy mà ổng biểu sắp tới ổng còn ra liền thêm tới 4 cái quy chế quản lý báo chí nữa cho chắc cú. Rồi ổng ca nghe tưng tưng, là Được bốn quy chế này thì báo chí hoàn toàn tự do. Dzậy bà con thấy rõ là ổng hơn tui hồi nhỏ chưa, hay là y chang ? (mời bấm vô đọc luôn)

Ba Sàm

Bổ sung, 24/9/2011: Mời bà con vô đọc sách nầy trên trang VN Thư quán:

http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fiaguhdhna.arg/gehlra/gehlra.nfck=3fgvq=3d2dgdi3z3237aia0a0adaga31a343gd83n3d3z3237aia&NfckNhgbQrgrpgPbbxvrFhccbeg=3d1

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n0nqntn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

Posted in Bài của Ba Sàm, Lịch sử | Thẻ: , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: