BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Lê Quang Ngọ’

12.328. Ngôi nhà chung của những kẻ nổi loạn

Posted by adminbasam trên 11/04/2017

Spiegel Online

Tác giả: Peter Wensierski

Cộng sự: Nicola Kuhrt

Dịch giả: Lê Quý Trọng Lê Quang Ngọ

Nguồn: Peter Wensierski

Cuộc biểu tình tại Leipzig ngày 9 tháng 10  năm 1989 có ý nghĩa quyết định cho cuộc cách mạng ở CHDC Đức (DDR). Nhà nước đã hàng phục trước uy lực của quần chúng. Một ngôi nhà bỏ trống vì cũ nát bị chiếm hữu đã trở thành một địa điểm đầu não của cuộc phản kháng.

Sự lúng túng, làm thế nào cần tiếp tục thóat ra được cuộc khủng khoảng trong nước, đã làm u ám phiên họp bộ chính trị đảng SED (1) cuối tháng 8 năm 1989. Günter Mittag, người thay mặt cho Erich Honecker ốm yếu, đã tức giận về đài truyền hình Tây Đức: “Đôi khi tôi cũng muốn đập tan máy vô tuyến đi, nhưng điều đó hoàn toàn chẳng có ích gì“. Bởi ông ta còn chưa biết, cái diễn ra tiếp theo là gì. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

11.972. Sự hình thành và phát triển của phong trào biểu tình vào các ngày thứ hai tại Đông Đức từ tháng 9-1989 đến tháng 3-1990

Posted by adminbasam trên 15/03/2017

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

15-3-2017

Lời người dịch: Mục tiêu và hình thức đấu tranh của cuộc tổng biểu tình đang diễn ra vào các ngày Chủ Nhật tại Việt Nam có nhiều nét chung giống như những gì người dân Leipzig của CHDC Đức (DDR) cũ đã thực hiện cách đây gần 28 năm. Đó là phong trào biểu tình vào ngày thứ Hai hàng tuần tại Leipzig, phong trào này đã gây ra hiệu ứng domino, lan rộng ra khắp Đông Đức dẫn đến sự biến mất của nhà nước này mà không cần một sự trợ giúp nào của các thế lực ngoại bang và kéo theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Cùng đồng hành với phong trào, chúng tôi sưu tầm tài liệu viết về sự kiện này để mọi người dân Việt yêu nước thương nòi có thể tham khảo, đoàn kết bền bỉ đấu tranh và vững tin vào thắng lợi của sức mạnh quần chúng khi đã được phát huy, như lời của Nguyễn Trãi:”Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Thành phố Leipzig trong mùa thu năm 1989 đã trở thành nơi sinh của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai hàng tuần. Những đoàn biểu tình đông đảo của hàng nghìn công dân DDR chẳng bao lâu đã tìm thấy được sự hưởng ứng trong các thành phố khác của DDR và trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng diễn ra ôn hòa ở Đông Đức.

Leipzig đã trở thành nơi sinh và trung tâm của các cuộc biểu tình diễn ra vào các ngày thứ hai. Từ năm 1980 nhà thờ Tin lành ở Leipzig đã tổ chức mỗi năm chục ngày hòa bình vào tháng 11. Vì sự thăm viếng đông đảo giáo phận đã đề nghị từ tháng 9 năm 1982 cầu nguyện hòa bình hàng tuần trong nhà thờ Nicolai. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

11.473. Thư gửi bé Tài và bé Phú, con mẹ Trần Thị Nga, cùng bé Nấm và bé Gấu, con mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Posted by adminbasam trên 27/01/2017

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

27-1-2017

Chị Trần Thị Nga khi bị bắt. Nguồn: internet

Hình ảnh chị Trần Thị Nga khi bị bắt. Nguồn: internet

Các cháu yêu quí!

Tết Đinh Dậu năm nay là một cái tết không được vui với các cháu, bởi các cháu không có mẹ trong những ngày gia đình sum họp của tết cổ truyền này. Có thể đến giờ này các cháu vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao mẹ yêu quí của các cháu bị người ta bắt đi như vậy.

Để hiểu sự việc rõ hơn, các cháu có thể đọc hoặc hỏi ông bà, chú, bác, cô, dì về  câu truyện cổ  Bộ quần áo mới của Hoàng đế của Andecxen – một nhà văn Đan mạch. Câu chuyện ngày xưa là như vậy và câu chuyện xẩy ra với mẹ các cháu cũng tương tự như vậy thôi. Vua và những ông quan to ngày nay chỉ lo ăn ngon mặc đẹp cho bản thân và gia đình mình, để đáp ứng được nhu cầu đó họ đã tìm mọi cách vơ vét tiền của người dân, lấp đầy túi tham của họ. Họ tàn phá rừng, biển, đất đai để kiếm được nhiều tiền hơn nữa, không hề nghĩ đến khi lớn lên các cháu sẽ sống như thế nào. Vì vậy con cá, miếng thịt các cháu ăn hàng ngày cũng không còn là đồ ăn để đảm bảo sức khỏe nữa, không khí các cháu hít thở cũng đầy bụi gây ra bệnh tật cho mọi người. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

11.295. Cần nhận biết sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn của ông Trọng trong công tác xây dựng và lãnh đạo đảng

Posted by adminbasam trên 11/01/2017

“Lịch sử thế giới đã chứng minh, giống như các triều đại phong kiến trước đây, các chế độ độc tài ngày nay dù tự phong thánh cho mình nhưng nếu không đáp ứng được quyền lợi của người dân thì vẫn không thể đứng ngoài qui luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời gần 87 năm và đã cướp chính quyền hơn 71 năm, giờ đây có lẽ số phận đã trao cho ông Trọng trọng trách đưa đảng toàn trị của mình từ cuối giai đoạn ba, chuyển sang giai đoạn bốn của quy luật này, nếu ông vẫn muốn tự coi mình có sứ mệnh của Don Quixote de la Mancha”.

_____

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

11-1-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet

Cách đây tròn 50 năm, vào mùa xuân năm 1967 của thế kỷ trước, sau khi bài thơ chúc tết của Hồ Chủ tịch được phát qua Đài tiếng nói Việt Nam, lớp lớp thanh niên miền Bắc đã phải lần lượt lên đường làm nghĩa vụ quân sự để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt của không quân Mỹ tại miền Bắc và để tăng cường sức người cho “Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời” (1) thì cũng là thời điểm một anh sinh viên nông dân khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đang phân vân lựa chọn luận văn tốt nghiệp sau 4 năm học đại học và cũng đang đứng trước ngã ba đường để chọn cho mình một chỗ đứng có sổ gạo (2) trong một xã hội đầy bon chen.

Trong những ngày nghiền ngẫm lựa chọn đề tài, một ý nghĩ đã chợt lóe lên trong đầu anh, qua nghiên cứu văn học và trong thực tế, anh đã nhận thấy những người lãnh đạo đảng tuy luôn ra vẻ khiêm tốn nhưng thực tế rất muốn được người đời ca tụng. Ai cũng biết, bác Hồ đã để cho giới văn nghệ sĩ viết các tác phẩm ca ngợi mình, bản thân bác đã dành cả thời gian hiếm hoi sau khi thành lập chính quyền để viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên cho khách quan, thì tại sao anh không chọn đề tài khai thác thị hiếu này, và anh đã quyết định gửi gắm số phận mình vào một nước cờ đầy toan tính. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: , | 6 Comments »

10.145. Mạn đàm về cái gọi là Văn hóa khinh bỉ của ông Huynh

Posted by adminbasam trên 23/09/2016

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

23-9-2016

Ông Đinh Thế Huynh và câu nói “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ”. Ảnh: RFA

Ông Đinh Thế Huynh và câu nói “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ”. Ảnh: RFA

Chúng tôi muốn bổ sung vào nhận xét mở đầu của FB Chau Doan trong bài viết “Tại sao câu nói của ông Huynh khiến công dân mạng được trận cười như vậy?” ngày 13.09.2016 là: Câu nói không sai nhưng nó ngô ngê và hoàn toàn thừa của một kẻ quan liêu. Câu nói này diễn ra trong buổi làm việc với thành ủy Hà nội về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí. Như vậy bài huấn thị của ông Huynh phải được chuẩn bị kỹ càng.

Không rõ bài huấn thị này được thư ký của ông chấp bút hay tự tay ông, một vị tiến sĩ ngành báo chí và Cao cấp Lý luận chính trị, đã từng đảm đương chức Tổng Biên tập báo Nhân dân và Chủ tịch hội Nhà báo Việt nam, chuẩn bị. Nhưng dù sao thì lời nói khuôn vàng thước ngọc đó cũng thuộc về ông và hy vọng rằng nó sẽ được đi vào lịch sử như giọt nước mắt của ông Trọng.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tham nhũng, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: