BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Lê Mã Lương’

8881. Tướng Lương và nhà báo Mai Phan Lợi vì sao nên nỗi xung khắc?

Posted by adminbasam trên 25/06/2016

Lưu Trọng Văn

23-6-2016

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Thảo Phượng/ PetroTimes

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Thảo Phượng/ PetroTimes

Tướng Lê Mã Lương nói: “Đây là một sự cố hết sức đau lòng không chỉ đối với lực lượng Phòng không – Không quân nói riêng mà toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung…Vậy mà một nhà báo có tiếng nói, địa vị xã hội như Mai Phan Lợi lại dùng từ “tan xác” để nói về nguyên nhân mất tích máy bay CASA-212 trên một diễn đàn có hàng ngàn thành viên là nhà báo lại càng không ổn chút nào. Điều này là rất phản cảm và vô trách nhiệm…

Việc Mai Phan Lợi làm một cuộc thăm dò về nguyên nhân máy bay CASA-212 mất tích với các giả thiết mang tính chủ quan, nóng vội lại càng vi phạm đạo đức nghề báo. Vô tình càng làm cho nỗi đau của gia đình các nạn nhân thêm sâu hơn mà đáng ra, nếu anh không giúp được gì cho họ bớt đau buồn thì cũng đừng nên làm cho họ buồn thêm. Vì thế, tôi thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần phải có hình thức kỷ luật thật nặng đối với hành vi này của nhà báo Mai Phan Lợi” Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

8834. Nhà báo Mai Phan Lợi và tướng Lê Mã Lương ai đạo vì nước, ai đạo vì đảng?

Posted by adminbasam trên 21/06/2016

FB Nguyễn Trọng Mai

20-6-2016

Để cho rộng đường dư luận mời bà con đọc bài báo sau và soi vào hai câu nói của hai người. Dưới đây tôi chỉ soi câu nói của nhà báo Lợi vì ông đang bị một lúc hai tướng đánh.

Mai Phan Lơi: Vì sao CASA tan xác, vì sao chưa tìm được 9 cán bộ công nhân trong CASA? Vì sao CASA tan xác? Theo bạn?

Phân tích. Con CASA rơi xuống biển đã văng mảnh không gọi tan xác thì gọi là gì? Lẽ nào lại gọi là nguyên xác? Ông Lợi cũng hỏi vì sao chưa tìm được 9 cán bộ công nhân viên chứ có hỏi chưa tìm được “tan xác” cán bộ công nhân viên đâu! Là nhà báo người ta có quyền đặt nghi vấn.  Việc đó cũng như các chuyên gia đặt ra các giả thuyết vậy.  Tựu trung đó là quyền tự do ngôn luận.   Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

7918. Tướng Lê Mã Lương: Kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông đã rõ ràng

Posted by adminbasam trên 22/04/2016

VietTimes/ PetroTimes

21-4-2016

Tướng Lê Mã Lương

Tướng Lê Mã Lương

“Nguy cơ nhãn tiền về một kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông, đe dọa an toàn và tự do bay qua vùng biển này đối với Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết”, tướng Lê Mã Lương khẳng định.

Tình hình Biển Đông thời gian qua đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Điều này một lần nữa làm dấy lên quan ngại của nhiều nước trước những bước đi đầy phiêu lưu của Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng lưỡi bò phi pháp này.

Trong đó, hành vi bồi lấp các đảo nhân tạo, quân sự hóa với việc đưa máy bay chiến đấu J – 11, hệ thống tên lửa HQ – 9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khiến cho những cam kết trước đó của Trung Quốc với các bên liên quan đang dần bị “cuốn theo chiều gió”.

Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã phân tích về diễn biến tình hình mới nhất trên Biển Đông. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

7439. Không hội đồng nào thay thế được nhân chứng lịch sử

Posted by adminbasam trên 11/03/2016

FB Kim Chi

11-3-2016

Tướng Lê Mã Lương. Nguồn: internet

Tướng Lê Mã Lương. Nguồn: internet

Về cuốn sách tri ân Liệt sĩ Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đang được dư luận quan tâm: Cục Trưởng Cục Xuất bản – Bộ TTTT đưa ra yêu cầu lập Hội đồng lịch sử của Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân để thẩm định các chi tiết trong cuốn sách mới cho giấy phép xuất bản. Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh Hùng LLVTND, nguyên Giám đốc Bảo Tàng Quân Sự Việt Nam, chủ biên cuốn sách cho biết:

“Cách đây vài ngày tôi có trình bày cuốn sách và được sự ủng hộ nhiệt tình của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chúng ta đưa tin đúng với lịch sử là điều cần thiết và là mong đợi của toàn dân, ở trong và cả ngoài nước. Đó cũng chính là mong muốn của nhiều thế hệ và các gia đình có người thân đã hy sinh mạng sống của mình vì sự độc lập, chủ quyền của dân tộc. Ý kiến của Cục Xuất bản lập Hội Đồng Lịch sử của Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách tri ân liệt sĩ Gạc Ma là một điều không tưởng. Và có lẽ phải chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách tri ân liệt sĩ cũng không thể xuất bản được. Bởi vì tôi đã phục vụ và làm việc ở Quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân không có hội đồng thẩm định đó. Bản thân tôi đã là tác giả viết trên 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh và có những sự việc chỉ có mình tôi chứng kiến thì không một ai có thể đủ hiểu biết và trách nhiệm để thẩm định thay tôi cả. Và tôi – tác giả là người chịu trách nhiệm về những điều tôi viết. Các nhà báo tác giả cuốn sách là những người đã lặn lội trực tiếp đi gặp phỏng vấn các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt để ghi lại tường tận các sự việc. Không ai hơn người trong cuộc, vì đó là sự thật đã xảy ra mà chỉ có người đó chứng kiến. Sau ngày 14/3/1998, trừ những người trong cuộc, có mặt chứng kiến trận thảm sát bi thương đó, rất ít người bên ngoài biết tường tận sự việc. Chỉ cho đến khi chính Trung Quốc công bố đoạn Clip ghi lại sự thật cuộc thảm sát Gạc Ma đó, chúng ta mới lắp rắp đầy đủ toàn cảnh và rất đúng với những chi tiết và câu chuyện những cán bộ chiến sĩ hải quân còn sống đã kể lại và được ghi lại trong sách. Nên nhớ rằng chính Trung Quốc công bố sự thật trận thảm sát trước – chứ không phải chúng ta – thì sao chúng ta phải quá e ngại và lo sợ khi tôn vinh, tri ân những người liệt sĩ đã ngã xuống hôm đó?

Tất cả những chi tiết và hình ảnh trong sách đều trích nguồn, chính tôi đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích luật biển quốc tế và chiến lược quân sự của các học giả, các nhà khoa học nước ngoài.

Nếu ai đã từng gặp, tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ Gạc Ma, và các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt mới hiểu được trong suốt 28 năm qua họ đã sống vất vả, đau khổ vì những mất mát không thể nào bù đắp được. Cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” được xuất bản sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao không chỉ đối với các cựu binh Gạc Ma, 64 gia đình liệt sĩ đã mất con, mất chồng, mất cha vì biển đảo quê hương, mà còn là sự hiểu biết rất cần có của nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Tôi – một vị tướng quân đội Nhân Dân Việt Nam dày dạn kinh nghiệm trận mạc, với tất cả hiểu biết và trải nghiệm chiến trường bằng xương máu của chính mình – có thể khẳng định chắc chắn rằng: “Trên thế giới không có một Hội đồng lịch sử nào có thể thay thế được nhân chứng lịch sử được! Bởi vì khi xảy ra sự việc, họ không hề có mặt ở đó, thì sao đủ thẩm quyền và hiểu biết để thẩm định tính xác thực của sự việc được? Bất kỳ một Hội đồng lịch sử nào mà không đặt lợi ích của người dân, của dân tộc và quốc gia lên trên hết và không trân trọng sự hy sinh của người lính thì đều là vô nghĩa hết. Và Lịch sử – cũng như Sự thật – chỉ có một – không thể có hai. Và đôi lúc – sự thật không thuộc về số đông”.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

7048. Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: ‘Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó’

Posted by adminbasam trên 16/02/2016

PetroTimes

Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: ‘Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó’

16-2-2016

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

Chuyện của người trong cuộc chiến

Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt.

Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Lịch sử, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: