BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hữu Thỉnh’

11.620. Hữu Thỉnh: Tổng bí thư Đảng Thơ

Posted by adminbasam trên 13/02/2017

Blog RFA

CanhCo

12-2-2017

Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi. Ảnh: internet

Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi. Ảnh: internet

Thơ, vốn là những câu vần vè của người bình dân khi cao hứng giữa đồng ngân nga trêu chọc nhau hay ước muốn mưa thuận gió hòa, thôn xóm bình an, gia đình sung túc. Đó là vài trăm năm trước.

Thơ, bước vào đời sống văn học là trăn trở phận người, là hào khí chống giặc, là tình yêu lứa đôi, là triết lý sống hay trăn trở về số phận. Thơ lúc ấy trở thành thi ca. Là nữ hoàng của mọi thể loại văn học. Thơ có một lúc đầy hào quang, ánh sáng mỹ học và như mọi cuộc dấn thân khác, thơ cần tồn tại bằng chính sự sáng tạo. Thơ hôm nay không còn tiếp tục sáng tạo, nó ê a cái cũ, nó ca tụng cái không còn đáng ca tụng, nó như con tắc kè thay màu da khi cuộc sống tác động lên nó. Thơ suy nghĩ theo hướng danh và lợi, hai thứ vốn rất xa lạ với thơ, ngay cả với một câu thơ dở nhất.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

11.523. Đảng phải tìm ‘hòa hợp dân tộc về văn học’?

Posted by adminbasam trên 01/02/2017

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-2-2017

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’. Ảnh chụp màn hình

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’. Ảnh chụp màn hình

Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy một chủ trương – chiến dịch “chiêu dụ người Việt hải ngoại” một lần nữa được đảng chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017. Chỉ có điều khác với tư thế đủng đỉnh của Nghị quyết 36 “về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời 13 năm trước, lần này mọi chuyện có vẻ vội vã và có ý nghĩa sinh tử hơn nhiều…

Đột biến

Đột biến là chuyện ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ “Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.

Ngày giỗ tổ Vua Hùng lại rất cận kề: 10/3/2017.

Làm thế nào để Hội Nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh có thể hoàn thiện khâu tổ chức (kinh phí, liên lạc, mời, đón tiếp, hội nghị…) chỉ trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra thông báo trên, trong khi những kế hoạch “kiều vận” trước đây của cơ quan chuyên trách là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thông thường phải mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị và phải thông qua nhiều cấp đảng, chính quyền và đặc biệt là hằng hà cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.471. Kịch bản mới của nhà cầm quyền CS Hà Nội qua miệng lưỡi ông Chủ tịch Hội Nhà Văn VN

Posted by adminbasam trên 27/01/2017

Trần Phong Vũ

27-1-2017

Theo một bản tin từ quốc nội đọc được trên mạng, vào dịp cuối năm 2016 vừa qua, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch “Hội Nhà Văn Việt Nam” ở Hà Nội cho hay:

“Dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3/2017, Hội Nhà văn VN sẽ tổ chức cuộc gặp mặt mời tất cả các nhà văn VN đang sống ở nước ngoài về dự.”

Với giọng điệu đao to búa lớn quen thuộc, ông nhấn mạnh:

“Thực chất đây là một cuộc hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học, bất kể trước 1975 họ đã cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) như thế nào… Năm nay chúng ta đổi mới như vậy, 40 năm kết thúc chiến tranh rồi, dòng sông Thạch Hãn còn chảy, còn rớm máu nhưng với sức mạnh đại nghĩa của dân tộc, chúng ta mời các nhà văn có lương tâm, có trách nhiệm với đất nước, yêu quê hương hãy hướng về làm giàu cho đất nước Việt Nam… Đây là một sự kiện chưa từng có…” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 8 Comments »

11.357. Nói chuyện tầm phào với ông Hữu Thỉnh

Posted by adminbasam trên 16/01/2017

Trần Thảo

16-1-2017

Trong buổi lễ trao giải thưởng văn học năm 2016 tại Việt Nam, ngài chủ tiệm của Hội Nhà Văn Việt Nam (Hội Nhà vănVN), nhà thơ Hữu Thỉnh, tác giả của hai tập thơ Trường Ca Biển và Thương Lượng Với Thời Gian, đã gửi đi một thông điệp, mà theo miệng lưỡi của ngài chủ tiệm, (là) chưa từng có. Đó là vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 năm 2017 âm lịch sắp tới, Hội Nhà vănVN sẽ tổ chức một hội nghị, mời tất cả những nhà văn VN ở nước ngoài về dự, và theo ông Hữu Thỉnh, đây là một hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học, bất kể là trước năm 1975, những nhà văn đó phục vụ chế độ cũ như thế nào.

Video clip nhà văn Hữu Thỉnh mời các nhà văn Việt Nam hải ngoại về nước Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

9604. Trần Đăng Khoa nghĩ gì khi gánh vác sứ mệnh đi trao quyết định về hưu cho Trung Trung Đỉnh?

Posted by adminbasam trên 16/08/2016

Blog Lê Thiếu Nhơn: Thần đồng Trần Đăng Khoa được soái ca Hữu Thỉnh giao sứ mệnh vinh quang tột đỉnh là làm cách nào mời lính trận Trung Trung Đỉnh rời khỏi chiến hào theo đúng tiến độ, để phục vụ bài toán sắp xếp nhân sự mỹ mãn: “Chả lẽ chúng ta có hơn ngàn hội viên mà không tìm được người đảm trách ư? Ban giám đốc, anh Đỉnh nghỉ thì còn hai người, anh Quý và chị Hằng. Anh Quý làm chuyên môn một thời gian nữa rồi đến tuổi nghỉ thì nghỉ, còn chị Hằng là kế toán. Công việc của NXB văn chương nếu không giao cho nhà thơ Trần Quang Quý đương kim Phó giám đốc phụ trách thì chả lẽ giao cho cô kế toán ư? Dù việc chị Hằng hiện đang làm là một chuyên môn riêng, rất vất vả, cũng là chuyện “sinh tử” của NXB. Anh Quý vẫn còn 7 tháng nữa, và hiện vẫn đang là Phó giám đốc. Trưởng giao cho Phó là đúng quá. Rồi trong 7 tháng, thì tìm Giám đốc mới”. Liệu 7 tháng nữa, giấc mơ hình chiếc thớt có biến thành ác mộng dáng con dao?

Vũ Viết Tuân, báo Tuổi Trẻ

16-8-2016

@ Với tư cách là phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và là người mang quyết định bàn giao công việc cho giám đốc NXB Hội nhà văn Trung Trung Đỉnh, xin nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết lý do vì sao Hội nhà văn Việt Nam có quyết định được cho là “khá gấp gáp” như vậy? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

9577. ĐI BUÔN VỚI HỮU THỈNH

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

Lê Thiếu Nhơn

Trung Trung Đỉnh

14-6-2016

Mời xem lại bài viết của nhà báo Nguyễn Trung Dân: Chuyện về hưu ở Hội Nhà Văn!

Blog Lê Thiếu Nhơn: Viết về vụ lùm xùm xung quanh cái quyết định nghỉ hưu của nhà văn Trung Trung Đỉnh ở Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, nhà phê bình Hồng Diệu băn khoăn: “Liệu cuộc nghỉ hưu của Trung Trung Đỉnh có bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân giữa ông và Chủ tịch Hội nhà văn? Sự mâu thuẫn có phải như trong giới đồn thổi, bắt đầu từ bài chân dung Trung Trung Đỉnh viết về người đứng đầu Hội nhà văn, đã hồn nhiên khoe quá khứ “đi buôn” của nhà thơ nổi tiếng?”. Để bạn đọc có thêm tư liệu văn chương, xin giới thiệu lại bài chân dung được nhắc đến ở trên. Theo nhà văn Trung Trung Đỉnh, thì ông viết về Hữu Thỉnh khoảng một vạn chữ, chỉ công bố 1/5 dung lượng là những phần tươi sáng nhất mà thôi. Khổ thân, đi buôn hàng hóa với Hữu Thỉnh còn lỗ trắng tay, huống hồ đi buôn danh vọng với Hữu Thỉnh mà không mất sạch cả nhân phẩm đã là may…

Nếu tôi nhớ không lầm, thì tôi quen Hữu Thỉnh rất bình thường, đó là buổi chiều tối một ngày đầu Đông năm 1978, tôi vừa cùng Nguyễn Trí Huân từ trại viết Khu V ra đến Hà Nội. Nguyễn Trí Huân thì đã quen Hà Nội trước khi đi B nên xuống ga Hàng Cỏ cái là Huân tếch về Nhổn, nơi có mẹ và em gái Huân đang chờ sẵn. Còn tôi, đây là lần đầu được triệu ra Hà Nội để định cư và theo học khóa I viết văn Nguyễn Du. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

9574. Chuyện về hưu ở Hội Nhà Văn!

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

Nhà báo Trung Bảo bình luận: Một “nhà văn” ra quyết định cho một nhà văn khác có 4 ngày để thu xếp hành lý về hưu. Chỉ có những tay bút nô mượn tờ báo hay trang sách để leo cao, ôm mông quan thầy mới có được cách xử sự này.

_____

FB Nguyễn Trung Dân

15-8-2016

Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng cho nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: VanVN

Nhà thơ Hữu Thỉnh (trái) trao giải thưởng cho nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Văn VN

Lẽ ra là một hội đoàn, ai lại đặt chuyện hưu trí hay không với một nhà văn, nhà thơ, một nghệ sĩ ngôn ngữ hay hình tượng! Nhưng thực tế, những văn nghệ sĩ khi được “duyệt” hay gọi là quy hoạch làm công tác quản lý, họ đã biến thành những công bộc ăn lương, hưởng các chế độ của một công chức mà quan trọng hơn, được xem là một công chức bảo vệ chế độ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Đó là một mặt trận tuyên truyền mà bất kỳ một chế độ cộng sản nào cũng xem nó là vũ khí quan trọng để khiến người dân phải tin theo, phải tư duy theo một định hướng của đảng, và đáng nói hơn là không ai có quyền phản biện để nói chuyện tự do, dân chủ!

Vì thế nên chuyện về hưu của những người đứng đầu hội đoàn hoặc các đơn vị cấp hai của hội đoàn bao giờ cũng rối rắm và phi lý đến độ chẳng ai muốn nói đến, vì khinh bỉ cách xử sự của những người mà văn chương, thơ phú đã trau chuốt cho họ cái vỏ bên ngoài khá cao đạo. Và lần trình diễn này là ở Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn! Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT cả nước, đã ký quyết định cho Giám đốc Nhà Xuất bản HNV trong vòng 4 ngày phải bàn giao ngay chức vụ Giám đốc để về hưu!

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

4807. NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI ĐÃ KHÔNG BÓP CỔ KẺ LỪA ĐẢO NGAY BÊN QUAN TÀI CỦA MÌNH?

Posted by adminbasam trên 21/08/2015

Nguyễn Thái Sơn

20-08-2015

H1Ngày 18/1/2008, ngay bên Linh cữu Nhà văn Nguyễn Khải tại Nhà Tang Lễ TP. Hồ Chí Minh, số 25, đường Lê Quý Đôn, tranh thủ sau khi thắp hương viếng Nguyễn Khải, Nhà thơ Hữu Thỉnh (HT) bảo tôi, đại ý: Hội Nhà văn muốn anh về làm Trưởng Văn phòng Đại diện Tạp chí Thơ, cùng với việc in và phát hành Tạp chí Thơ tại TP. Hồ Chí Minh, nếu đồng ý anh làm “phương án” đưa tôi sớm.

Ngay đêm hôm ấy tôi làm “phương án chi tiết”, với những nội dung chính, hiện còn lưu trong máy (*)

Sau nhiều lần được HT mời / gọi từ Sài Gòn ra Hà Nội để “gặp gỡ, bàn bạc, họp, nhận nhiệm vụ…”, trong đó có 3 lần “họp tạp chí”, mỗi chuyến đi từ 10 đến 12 ngày. Một năm sau, đầu tháng 1/2009, HT điện vào bảo “…sẽ giao quyết định bổ nhiệm trong mấy ngày tới”. Đêm 7/1/2009, Nhà văn Phạm Đình Trọng (ở cùng phòng với tôi tại “Hội thảo Văn học với Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” diễn ra ở Biên Hòa, Đồng Nai) cùng tôi sang phòng HT nhận Quyết Định. Suốt đêm ấy Phạm Đình Trọng và tôi gần như thức trắng để “bàn bạc về Tạp chí Thơ – Ấn phẩm phía Nam”.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4226. Nhà văn ở đâu giữa quyền lực và công cụ?

Posted by adminbasam trên 30/06/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

29-06-2015

Hôm nay tình cờ đọc được văn bản tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) của Ý Nhi, tự nhiên muốn viết truyện ngắn.

Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút.

Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi.

Cái đơn của Ý Nhi thật tuyệt. Trong số gần cả ngàn hội viên của HNVVN, cũng có vài nhà văn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

2329. Hữu Thỉnh – Cánh đồng thơ mất trắng

Posted by adminbasam trên 14/02/2014

Đỗ Hoàng

1Trong thế hệ các nhà thơ chống Mỹ thuộc phía chính thống – những cổ động viên cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam do các thế lực nước lớn ngoại bang giật dây, điều khiển và chi phối nhằm tiêu diệt đến người Việt cuối cùng (những ai vào sống  trong miền Nam giải phóng mới thấm thía nỗi đau này) thì nhà thơ Hữu Thỉnh xuất hiện quá muộn và không nổi tiếng vì tài thơ của ông quá dưới mức trung bình trong dòng thơ cổ động, tụng ca chế độ. Mãi đến cuối năm 1975, ông mới ra tập thơ “Âm vang chiến hào” – in chung cùng Lâm Huy Nhuận. Lâm Huy Nhuận đã nổi tiếng với chùm thơ đoạt giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972 – 1973 với tinh thần thơ khẩu hiệu “Mẹ tập con đi, Đảng dạy con đi – (Lâm Huy Nhuận)”

Đọc tiếp »

Posted in Văn hóa | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2329. Hữu Thỉnh – Cánh đồng thơ mất trắng

2230. TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO CÁC TÁC PHẨM DỞ LÀ MỘT TỘI ÁC

Posted by adminbasam trên 15/01/2014

Trần Mạnh Hảo

1Chúng tôi (TMH) xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất, những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn học. Trên trang 10, báo “ Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài : “VĂN CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác giả “ Đất nước đứng lên” viết : “ Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức… Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác…”.

Đọc tiếp »

Posted in Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2230. TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO CÁC TÁC PHẨM DỞ LÀ MỘT TỘI ÁC

1911. Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?

Posted by adminbasam trên 21/07/2013

RFA tiếng Việt

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

20-7-2013

Nghe âm thanh

Trong một bài viết mới nhất đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị” tường thuật lại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức xuất hiện những bài tham luận chống lại một luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên có tên “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn này được phó giáo sư TS Nguyễn Thị Hòa Bình, trưởng Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội hướng dẫn.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , , , , , , | 51 Comments »

 
%d người thích bài này: