BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hội Nhà Văn Việt Nam’

11.523. Đảng phải tìm ‘hòa hợp dân tộc về văn học’?

Posted by adminbasam trên 01/02/2017

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-2-2017

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’. Ảnh chụp màn hình

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’. Ảnh chụp màn hình

Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy một chủ trương – chiến dịch “chiêu dụ người Việt hải ngoại” một lần nữa được đảng chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017. Chỉ có điều khác với tư thế đủng đỉnh của Nghị quyết 36 “về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời 13 năm trước, lần này mọi chuyện có vẻ vội vã và có ý nghĩa sinh tử hơn nhiều…

Đột biến

Đột biến là chuyện ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ “Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.

Ngày giỗ tổ Vua Hùng lại rất cận kề: 10/3/2017.

Làm thế nào để Hội Nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh có thể hoàn thiện khâu tổ chức (kinh phí, liên lạc, mời, đón tiếp, hội nghị…) chỉ trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra thông báo trên, trong khi những kế hoạch “kiều vận” trước đây của cơ quan chuyên trách là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thông thường phải mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị và phải thông qua nhiều cấp đảng, chính quyền và đặc biệt là hằng hà cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

10.644. Đôi lời với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Posted by adminbasam trên 01/11/2016

FB Phạm Xuân Nguyên

Hoàng Hưng

1-11-2016

Nhà thơ Bằng Việt. Ảnh: internet

Nhà thơ Bằng Việt. Ảnh: internet

Thưa nhà thơ Bằng Việt

Tình cờ tôi được nghe mấy lời anh nói tại Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) ngày 30 tháng 10 năm 2016 vừa qua về Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐVĐĐL) khi trả lời chất vấn về trường hợp nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (qua clip ghi hình trên trang mạng Trần Nhương và Nguyễn Xuân Diện). Thấy phải có ngay “đôi lời” với anh, vừa theo chỗ thân tình – bạn học từ thời “áo trắng đơn sơ mộng trắng trong” dưới mái trường Phổ thông Ba Việt Đức 1958-1960, bạn thơ “bút mới” Hà Nội thời chiến tranh, bạn sinh hoạt với HNVHN những năm 2002-2008; vừa theo lương tâm của một trong các thành viên sáng lập BVĐVĐĐL buộc phải phản ứng với những phát biểu công khai gây ngộ nhận cho tổ chức của mình.

A. Trước hết, xin ghi nhận anh có một số ý kiến thẳng thắn, tương đối khách quan về BVĐVĐĐL.

Anh đã nói đúng bản chất của BVĐVĐĐL: “Tuyên ngôn chấn hưng nền văn học dân tộc đang xuống cấp nghiêm trọng”, “hoàn toàn độc lập, không chịu, không muốn liên quan bất cứ tổ chức chính thống nào…”, “tách biệt khỏi hệ thống các tổ chức xã hội của chúng ta [ ý là của “Đảng ta” – HH] trong đó có Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

9577. ĐI BUÔN VỚI HỮU THỈNH

Posted by adminbasam trên 15/08/2016

Lê Thiếu Nhơn

Trung Trung Đỉnh

14-6-2016

Mời xem lại bài viết của nhà báo Nguyễn Trung Dân: Chuyện về hưu ở Hội Nhà Văn!

Blog Lê Thiếu Nhơn: Viết về vụ lùm xùm xung quanh cái quyết định nghỉ hưu của nhà văn Trung Trung Đỉnh ở Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, nhà phê bình Hồng Diệu băn khoăn: “Liệu cuộc nghỉ hưu của Trung Trung Đỉnh có bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân giữa ông và Chủ tịch Hội nhà văn? Sự mâu thuẫn có phải như trong giới đồn thổi, bắt đầu từ bài chân dung Trung Trung Đỉnh viết về người đứng đầu Hội nhà văn, đã hồn nhiên khoe quá khứ “đi buôn” của nhà thơ nổi tiếng?”. Để bạn đọc có thêm tư liệu văn chương, xin giới thiệu lại bài chân dung được nhắc đến ở trên. Theo nhà văn Trung Trung Đỉnh, thì ông viết về Hữu Thỉnh khoảng một vạn chữ, chỉ công bố 1/5 dung lượng là những phần tươi sáng nhất mà thôi. Khổ thân, đi buôn hàng hóa với Hữu Thỉnh còn lỗ trắng tay, huống hồ đi buôn danh vọng với Hữu Thỉnh mà không mất sạch cả nhân phẩm đã là may…

Nếu tôi nhớ không lầm, thì tôi quen Hữu Thỉnh rất bình thường, đó là buổi chiều tối một ngày đầu Đông năm 1978, tôi vừa cùng Nguyễn Trí Huân từ trại viết Khu V ra đến Hà Nội. Nguyễn Trí Huân thì đã quen Hà Nội trước khi đi B nên xuống ga Hàng Cỏ cái là Huân tếch về Nhổn, nơi có mẹ và em gái Huân đang chờ sẵn. Còn tôi, đây là lần đầu được triệu ra Hà Nội để định cư và theo học khóa I viết văn Nguyễn Du. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

4875. PHẠM ĐÌNH TRỌNG: CÒN CHÚT LƯƠNG TÂM

Posted by adminbasam trên 27/08/2015

Phạm Đình Trọng

27-08-2015

Tháng năm, 2015, các nhà văn dự đại hội chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Sài Gòn được lệnh xóa tên chín hội viên hội Nhà Văn Việt Nam trong phiếu bầu đại biểu đi dự đại hội IX, hội Nhà Văn Việt Nam vì chín nhà văn này đã tham gia Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập. Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam từ Hà Nội vào triệu tập và chủ trì đại hội thì lệnh xóa tên chín nhà văn phải là lệnh từ người chủ trì đại hội. Không để tâm đến chuyện này, đến nay tôi chỉ còn nhớ vài cái tên trong chín cái tên bị xóa là Hoàng Thị Ý Nhi. Ngô Thị Kim Cúc. Phạm Đình Trọng…

Tháng năm, 2015, tôi bị xóa tên, tước quyền hội viên. Nhưng tháng tám 2015, tôi lại nhận được gói bưu phẩm gửi từ hội Nhà Văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội. Gói bưu phẩm hình khối, khá nặng với hai lớp bao gói. Ngoài cùng, hai lớp giấy xi măng. Bên trong, túi vải xanh với hàng chữ vàng: Hội Nhà Văn Việt Nam. Đại hội IX. Hà Nội ngày 9, 10, 11 tháng 7 năm 2015. Trong túi có ba món quà: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4807. NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI ĐÃ KHÔNG BÓP CỔ KẺ LỪA ĐẢO NGAY BÊN QUAN TÀI CỦA MÌNH?

Posted by adminbasam trên 21/08/2015

Nguyễn Thái Sơn

20-08-2015

H1Ngày 18/1/2008, ngay bên Linh cữu Nhà văn Nguyễn Khải tại Nhà Tang Lễ TP. Hồ Chí Minh, số 25, đường Lê Quý Đôn, tranh thủ sau khi thắp hương viếng Nguyễn Khải, Nhà thơ Hữu Thỉnh (HT) bảo tôi, đại ý: Hội Nhà văn muốn anh về làm Trưởng Văn phòng Đại diện Tạp chí Thơ, cùng với việc in và phát hành Tạp chí Thơ tại TP. Hồ Chí Minh, nếu đồng ý anh làm “phương án” đưa tôi sớm.

Ngay đêm hôm ấy tôi làm “phương án chi tiết”, với những nội dung chính, hiện còn lưu trong máy (*)

Sau nhiều lần được HT mời / gọi từ Sài Gòn ra Hà Nội để “gặp gỡ, bàn bạc, họp, nhận nhiệm vụ…”, trong đó có 3 lần “họp tạp chí”, mỗi chuyến đi từ 10 đến 12 ngày. Một năm sau, đầu tháng 1/2009, HT điện vào bảo “…sẽ giao quyết định bổ nhiệm trong mấy ngày tới”. Đêm 7/1/2009, Nhà văn Phạm Đình Trọng (ở cùng phòng với tôi tại “Hội thảo Văn học với Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” diễn ra ở Biên Hòa, Đồng Nai) cùng tôi sang phòng HT nhận Quyết Định. Suốt đêm ấy Phạm Đình Trọng và tôi gần như thức trắng để “bàn bạc về Tạp chí Thơ – Ấn phẩm phía Nam”.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4429. Thiết chế hội văn học trong thể chế toàn trị

Posted by adminbasam trên 19/07/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

19-07-2015

Một vài trong số những câu hỏi mà tôi đang tìm cách trả lời là : Chế độ chính trị ở Việt Nam có phải là một chế độ toàn trị ? Nếu nó đúng là một thể chế toàn trị thì nó đang ở giai đoạn nào, so với những thể chế toàn trị đã được xem là cổ điển như nước Đức quốc xã thời Hitler và nước Nga thời Staline, hay thậm chí như chính Việt Nam thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm ?

Đại hội HNVVN khóa IX vừa qua đã cung cấp cho tôi các yếu tố cần thiết để nhận diện, và củng cố các giả thiết, mà tôi đang có, về hình thái xã hội của chúng ta. Đây chưa phải là lúc làm công việc lý thuyết hóa, nên tôi tạm bằng lòng dừng lại ở trạng thái mô tả và một vài nhận định bước đầu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

4377. Nhà văn bên “phía đối lập”, họ là ai?

Posted by adminbasam trên 14/07/2015

AFR Dân Nguyễn

15-07-2015

Trong đại hội Hội nhà văn (HNV) vừa qua, nhà báo Nguyễn Việt Chiến – một cựu tù (không phải tù Côn Đảo), có một “sáng kiến” thật hay, là đề nghị HNV nên thành lập một câu lạc bộ để trợ giúp cho những hội viên HNV khi gặp “tai nạn nghề nghiệp”, mà nhà văn này coi như một sự rủi ro…

“Khó ai có thể tự tin trong cuộc đời cầm bút của mình có khả năng tránh hết được những tai nạn nghề nghiệp, những sự rủi ro do sự mơ hồ mông lung của nghề nghiệp và của pháp luật điều chỉnh loại nghề nghiệp này”…

Đó là thiện ý của nhà văn, cựu tù nhân Nguyễn Việt Chiến dành cho các nhà văn đồng nghiệp của mình, bởi ông là một trong những người đã nếm trải “sự rủi ro do sự mơ hồ mung lung của nghề nghiệp và của pháp luật điều chỉnh loại nghề nghiệp này”… Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

4376. Hội nhà văn VN đang bị thao túng bởi nhóm lợi ích ?

Posted by adminbasam trên 14/07/2015

Lê Thiếu Nhơn

14-07-2015

Nhà thơ Việt Phương, tác giả tập thơ “Cửa mở” nổi tiếng, chia sẻ: “Đại hội Hội nhà văn VN nhiệm kỳ này diễn ra trong ba ngày, tôi đến chỉ có hai tiếng rồi về, nhưng cảm nhận của tôi là không vui. Không vui vì nó không mang lại cho tôi niềm tin, ngay cả niềm hy vọng vào tương lai của Hội nhà văn cũng như sự phát triển của văn học, tôi cũng không cảm nhận được. Cái mà tôi cảm thấy, là một tương lai bất định của nền văn học Việt Nam, trong hoàn cảnh cũng không mấy dễ dàng của đất nước…

Năm nay nhà thơ Hữu Thỉnh đã 73 tuổi. Với việc trúng cử chức Chủ tịch 4 lần liên tiếp, ông Hữu Thỉnh sẽ làm Chủ tịch Hội nhà văn VN cho đến năm 78 tuổi. Tôi thấy thế là già quá, phần nào hạn chế cho sự phát triển của văn học nước nhà… Tôi cũng buồn vì một nhẽ, nhìn đâu đó trong cơ cấu tổ chức của Hội nhà văn có biểu hiện của những nhóm lợi ích, mà ở đó, họ nâng nhau lên, cùng nhau chia sẻ lợi ích và quyền lực, chứ không phải hoàn toàn vì sự phát triển chung của văn học”. 

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

4226. Nhà văn ở đâu giữa quyền lực và công cụ?

Posted by adminbasam trên 30/06/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

29-06-2015

Hôm nay tình cờ đọc được văn bản tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) của Ý Nhi, tự nhiên muốn viết truyện ngắn.

Vậy là có truyện này mua vui cho độc giả. Chắc cũng mua vui được vài phút.

Một truyện ngắn, như các « nhà nghiên cứu hàn lâm » ở Việt Nam thường nói, phá vỡ ranh giới thể loại : pha trộn hư cấu, huyễn tưởng, và nghị luận, đồng thời mang màu sắc hiện thực huyền ảo trần trụi.

Cái đơn của Ý Nhi thật tuyệt. Trong số gần cả ngàn hội viên của HNVVN, cũng có vài nhà văn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

4133. Bóng tối, dao găm và mạng nhện trong “Ba biến khúc ở tuổi 65” của Văn Cao

Posted by adminbasam trên 18/06/2015

Cái gọi là “hiện thực XHCN” chỉ là mớ lý luận ấu trĩ, phi thực tiễn và phản khoa học. Nó “định hướng” cho người cầm bút viết theo một chiều, phản ánh một chiều, biến họ trở thành thứ nô bộc, giả dối và lưu manh. Và, thật mỉa mai, chính cái thứ định hướng “văn nghệ phục vụ chính trị trên nền hiện thực XHCN”, mà thực tế là công cụ của chính trị này đã “ăn cắp” niềm tin của người đọc. Hay cụ thể hơn, chính cái thứ văn nghệ giả dối, lưu manh đó đã đánh cắp niềm tin của nhân dân mình.

Nguyễn Chính

18-06-2015

Văn Cao viết bài thơ này ở tuổi 65, trong một tâm trạng như ông nói là: “Những ngày buồn không nói được – Tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi”. Nguyên văn bài thơ như sau: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

4131. MỘT THẰNG GIAN CHỐN VĂN CHƯƠNG

Posted by adminbasam trên 18/06/2015

Phạm Đình Trọng

17-06-2015

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết về những người cầm bút viết văn, làm thơ như vậy. Nhà văn nhà thơ làm việc bằng chữ nghĩa đương nhiên phải là người có trí tuệ, tài năng, là bộ mặt văn hóa của đất nước, nói tiếng nói lương tri của dân tộc. Nhà văn là con thuyền chở đạo trên dòng sông thời gian trôi trong cõi nhân gian, là khí phách nhân dân trước bạo quyền tha hóa.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

4114. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng nhà nước cảnh sát để tước đoạt mọi quyền của người dân

Posted by adminbasam trên 16/06/2015

Trần Quang Thành

16-06-2015

Sau khi cướp chính quyền, kể từ 2/9/1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cai trị đất nước bằng môt chế độ độc tài tàn bạo làm tay sai cho Nga Xô, Trung cộng. Mọi quyền của người dân bi tước đoạt. 70 năm cai trị nhà cầm quyền cộng sản đã gieo rắc biết bao đau hương cho nhân dân trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong cải cach ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tưbản tư doanh ở miền Bắc năm 1958 và sau đo ở miền Nam năm1978. Hơn 1 triệu người dân miền Bắc năm 1954 đã phải rời bỏ quê hương vào miền Nam tỵ nạn cộng ản. Hơn 2 triệu người dân miền Nam năm1975 đã phải tới xư người lánh nạ cộng sản khủng bố. Suốt 40 năm qua, khi nắm trọn quyền cai trị Việt Nam. Những người cầm đâu Đảng Cộng sản đã dùng nhà nước cảnh sát để trị dân hông biến dân chúng thành những người nô lệ kiểu mới. Suốt gần 70 năm qua – 2/9/1945 đã trở thành ngày Quốc hận của toàn dân Việt Nam.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói lên những cảm nhận của minh về ách thống trị độc tài của nhà nước công sản Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau. Mời quí vị cùng nghe. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Khối XHCN sụp đổ, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 2 Comments »

3955. NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: “CHÚNG TÔI KHÔNG COI VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN LÀ CÔNG CỤ CỦA AI HẾT”

Posted by adminbasam trên 26/05/2015

Đào Hiếu/ Người Việt

Liêu Thái thực hiện

26-05-2015

H1Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?

Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

3919. XIN BÁI PHỤC DÂN LÀNG VĂN LẠI GIỎI “VÕ” HƠN MỌI DÂN NGHỆ MÀ LẠI… “SĨ” MỘT CỤC!

Posted by adminbasam trên 21/05/2015

Nhật ký mở lần thứ 141

Tô Hải

21-05-2015

Đã mấy năm nay, mình ôm mấy cục thắc mắc lớn với “phe ta” mà không biết nên làm gì, viết gì để giữ được tinh thần “đoàn kết nội bộ”. Đó là:

1-   Chẳng hiểu nổi vì sao có khá đông các vị đảng viên có tên tuổi, đã ba lần chín lượt hết “kiến nghị” đến “kính gửi” cho các bác lãnh đạo cao nhất của đảng họ để yêu cầu: 

a-/ Từ bỏ ngay cái mục đích xa vời “chủ nghĩa xã hội” “đi không bao giờ đến” mà họ đang kiên trì dắt dẫn toàn dân vào con đường bế tắc, thua kém cả Lào và Căm đến nơi rồi  đi!

b-/ Nên đổi tên đảng, đổi luôn tên nước để dùng những cái tên mà bác Hồ đã đặt khi khai sinh đất nước!

Tóm lại là: phủ nhận con đường mà đảng các vị ấy đi đã sai bét và CẦN PHẢI THAY ĐỔI NGAY nếu muốn lấy lại uy tín trong dân chúng! 

Có điều, không một vị nào dám đi tiên phong “xin rút lui khỏi cái đảng mà các vị ấy đã phủ nhận để làm gương lôi kéo cả trăm, ngàn, vạn… đảng viên khác”… như mình mơ ước!

2-/Chẳng hiểu nổi tại sao một số nhà văn mình rất thân quen đã dám đứng ra vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” mà lại có chủ trương “cùng song song tồn tại, cùng thi đua cạnh tranh lành mạnh với “Hội Nhà Văn của đảng” mà cái đảng toàn trị này lại có thể “cho phép” được sống sót để cùng “song song tồn  tại”. Một “chiến thuật” mà, cho đến hôm nay thì đã rõ: A25 đã “bắt bài” ngay từ đầu?

Nhưng cuối cùng, một trong hai nỗi ưu tư của mình đã được giải tỏa trước khi giã từ cuộc đời gần cả thế kỷ làm “văn nghệ nhi nhô” này đã đến: 20 nhà văn thứ thiệt, (tất cả đều gần như vào loại cả nước biết tên, thế giới biết mặt), đã thẳng thừng tuyên bố: Giã từ vĩnh viễn cái tổ chức “chính trị và nghề nghiệp” của Đảng vô sản nhưng lại đòi làm nghệ thuật như người có ăn học tử tế! 

H1

Đây 2 trong số các nhà văn lão thành nhất đã ngán đến tận cổ cài Hội mà chính họ lỡ xây dựng nên

Cái tổ chức được  nuôi sống bằng tiền của dân để… suốt đời không có được lấy một mẩu “tác phẩm xứng tầm thời đại” dù hàng năm, chi cả núi tiền treo giải “leo cột mỡ” hoặc… “liếm chảo” (như thời còn ông Tây Phú-Lãng-Xa treo giải cho dân chết đói may ra kiếm được bát cháo mỗi năm đến ngày quốc khánh Tây cát-tó-gi-giê-14/7)! Kèm với việc khen thưởng ba vạ hàng năm gây kiện cáo, là việc phân phát bạt mạng đủ thứ danh hiệu (cũng kèm tiền ) để rồi… có dịp nội bộ lại vạch mặt nhau, lộ ra đủ  kiểu bộ mặt vô lại bất tài, thậm chí tỷ phú cơ hội muốn mang danh “nhà văn” như Hoàng Quang Thuận!

Nghĩa là cái hội mà nhiều người quá kinh tởm đã (hơi quá lời) khi gọi nó là “cái hội sọt rác!” Vậy mà, những kẻ có quyền lực văn nghệ trong tay cứ vung tay làm liều theo đúng chỉ đạo của những kẻ chẳng viết nổi một câu văn nào bao giờ!

Cú đánh đầu tiên vào chân, thiện, mỹ… vào sự vùng lên “không chịu uốn cong ngòi bút” là việc phủ nhận sự đổi mới … giả vờ của lãnh tụ “cả đời hy sinh cho kách mệnh” nên có hơi… ít học bậc nhất, nhì… Nguyễn văn Linh. Đó là việc phủ nhận toàn bộ nhũng tác phẩm được đánh giá cao cái thời chính ông Lĩnh văn Nguyên hô hào mị văn nghệ sỹ “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Hậu quả là… Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ bị cách chức do cho đăng hàng loạt những bài “có hại cho đường lối văn nghệ của đảng”! Nào là: “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc, “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp… và nguy hiểm hơn cả là “Nỗi buồn chiến  tranh” mà chính Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc gọi là: “Thành tựu cao nhất của thời kỳ đổi mới” để rồi nhận lấy cái quyết định mồm “cách chức Tổng Biên Tập”! Tiếng tăm của NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” bay xa ngay từ những năm mới ra đời (1981) đến mức thế giới tư bản cũng hùa theo gọi “Đó là tác phẩm viết về chiến tranh hay nhất” của cả thế giới”! Và Viện Hàn Lâm Thụy Điển thì đã đề nghị trao giải Nobel về văn chương! Ngay sau đó là hàng loạt nhà xuất bản nước ngoài đều cùng nhau, chẳng ai báo ai dịch và giới thiệu “Một phía Tây không có gì lạ” mới! Nổi bật là bản dịch “The sorrow of war” của Frank Palmos!

H2

Đây một người ít nói, ít xuất hiện trước công chúng, nhưng tác phẩm đã đưa đến một tư duy mới về cách viết, về số phận về trách nhiệm của một nhà văn chân chính: Bảo Ninh.

Đến đây thì A25 không thể chịu được nữa rồi. Anh Trung tướng Dương Thông và thiếu tướng Khổng Minh Dụ phải vào cuộc thôi! Phải dập tắt mọi luận điểm khác biệt với “ý trên”: Không có đổi mới, đổi cũ gì về văn nghệ xất! Chính ông Võ Văn Kiệt, người có tiếng là cởi… mở (tí ti) đã nói: “Dù kinh tế có 4,5 thành phần, nhưng văn hóa-văn nghệ  chỉ có một mà thôi!”

Còn ông chỉ đường “to” nhất và nắm quyền sinh sát cả từ tác phẩm đến sinh mệnh mọi văn nghệ sỹ thì vội uốn nắn: “Thời đại là thế nào hè? Thực tế của ta bây chừ là rất đẹp, có thể nói là… tuyệt diệu. Tại sao các đồng chí ngại ghi chép hở?Thậm chí sao chép cũng đẹp!” (ghi chép của nhà văn Đào xuân Quý lời của Tố Hữu tại cuộc họp các nhà văn đảng viên tháng 6/1979).

Còn Tổng Biên tập báo Lao Động Tống văn Công, ngay khi chưa “bị” mất chức và ra khỏi đảng cũng đã từng viết ngay trên báo đảng: “Cỗ xe báo chí trên con đường tự do, cần bao nhiêu tay lái?” Câu hỏi này chắc sẽ làm cho các quốc gia có nền báo chí tự do vô cùng kinh ngạc!

“Anh Nguyên Ngọc cũng vấp bước trên con đường tự do ấy, chuyện báo Văn Nghệ chỉ là giọt nước tràn ly. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà văn đã hy sinh cả tuổi trẻ, ấp ủ ‘Đề dẫn tự do sáng tạo những tác phẩm xứng tầm thời đại’ nghĩ rằng, đã đến lúc nói to ước mơ cao cả đó với đồng nghiệp. Anh đã nhầm! Tiếng nói của quyền lực lập tức át giọng anh!

Có thể kể ra nhiều điều “bất trị đáng yêu” khác của giới nhà văn chân chính và có lương tâm, biết tự trọng và tự ái nữa … mà các giới “sỹ” khác còn lâu mới có cái gan nói lên nỗi đau của cuộc đời làm văn nghệ theo chỉ dạo của những kẻ… “ngoại đạo”, thậm chí… chuyên “phá đạo” bằng cách “tảng lờ” những hoạt động văn hóa gì mà họ cho là “vô thưởng vô phạt”, cố tình hay ngu dốt  khuyến khích văn hóa-nghệ thuật đi vào những cái mà thế giới tư bản đã nôn ọe ra từ lâu, như “triển lãm lông và chim” của chính tác giả, như  nghệ thuật… tự sắp đặt tác giả vừa đi ị vừa đọc sách cho khán giả thưởng ngoạn hoặc gần đây nhất một cuộc biểu diễn ca nhạc lấy tên vô cùng….bất cần đời: “PHÁ!” Tất cả đều… “xong ngay” miễn là không dính gì đến… “chính trị”! (Họ  đâu có biết những trò cởi truồng tự triển lãm, những thứ “destroy” (Phá!), “no future” (Không ngày mai) hoặc “vive sa majesté le bruit” (Hoan hô thánh thượng tiếng ồn) là sản phẩm của thời mồ ma những  tay G.Morrisson, Hendrix, Osborn, N.T.M, các nhóm gangtarap… đã bị lên án và vứt vô sọt rác từ những thập kỷ70, 80 của thế kỷ trước rồi!

Cái số đông im lặng “không nói chỉ làm” (majorité silencieuse) này, trong mọi giới không tồn tại bằng… chữ nghiã như các nhà văn, té ra nó lại đang có một ý nghĩa khá… bạt mạng: “Kệ mày muốn nói gì thì nói, việc tao, tao làm”! Kể ra thì cũng… là một chiêu võ khá độc!

Chỉ tiếc rằng mọi sự “im lặng mà mần ăn” này nó đã cứ thế kéo dài và… thẳng tiến không có gì ngăn nổi! Hậu quả là hiện nay: Giá trị bị đảo lộn, hồn dân tộc đã dần biến mất… trên thị trường văn hóa-văn nghệ! Đẹp-Xấu, Giả-Thật, Đúng-Sai lẫn lộn đến mức người ta còn bào chữa cho sự tự do biểu lộ tình cảm khi khóc vì được nhìn thấy các ngôi sao Kpop hoặc hôn hít cái ghế mà các ngôi sao này vừa ngồi thì khác chi các cổ động viên bóng đá? Cũng vui buồn, cười khóc với cầu thủ mình yêu mến, vậy tại sao lại lên án lớp thanh niên của thời đại mới này??? (Thảo luận công khai trên báo T.Trẻ rồi… không kết luận sau cả tháng trời).

Giữa cái tình hình ít chữ nghĩa để bảo vệ cho một nền văn nghệ tự do không bị ai giắt mũi, giữa cái tình hình mạnh ai tìm cách sống, cách tồn tại riêng, sáng tạo riêng mà không động chạm tới ai, một sự vùng lên của những nhà văn khi biết được ngón đòn chuyên chính đã được mang ra áp dụng trong cuộc gạch tên đi đại hội 9 lần này, một số các nhà văn khả kính đã  nổ những phát súng đầu tiên là công khai phủ nhận cái tổ chức vô lý, vô dụng và… vô duyên của cái “Hội chính trị và nghề nghiệp” mà họ đã trót chui đầu vào bấy lâu để rồi té ngửa ra rằng… “không phải là hội viên để viết cho hay như các thứ “phức tạp”, “thoái hóa”, Bảo Ninh, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Duy, Nguyễn quang Lập… mà chỉ cần viết sao cho vui lòng mấy tay không biết viết!

Hoan hô! hoan hô những nhà văn đã xóa đi cho tôi “Nỗi buồn Hòa Bình”!

Riêng đối với các vị ‘không thích tuyên bố’, ‘không thích ầm ĩ’, ‘không thích xì-căng-đan’, ‘kê-me-ít thứ thiệt’ thì mình chỉ mong sao:

– Các vị cố gắng viết chim, hoa, lá, cá… cái gì cũng được nhưng đừng làm gì có hại đến nhân cách, lối sống và tư tưởng tình cảm của lũ con cháu chúng ta!

– Cũng đừng bắt chước bên Tầu, “phá thối cho nó thối đến mức phải vứt bỏ” (Vệ Vệ) bằng những thứ văn hóa “siêu tự do” kiểu loại sách ngôn tình như “Đồng lan cộng hôn” của Diệp Lạc Võ Tâm hay “Nở rộ” của Sói sám mọc cánh… của nước bạn “đồng lý tưởng” đã được dịch và phổ biến ngon lành ở nước ta.

Tốt nhất là: “CỨ YÊN TÂM SỐNG BẰNG SỔ HƯU CỦA MÌNH”. Không cần hoặc không thèm tham gia bất cứ cái gì gọi là hoạt động của cái Hội chính trị và nghề nghiệp của mình nữa!

Được thế cũng là ủng hộ cho các nhà văn đi đầu trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự cai quản toàn diện của cái gọi là đảng cộng sản VN lắm rồi!

Một lần nữa xin mở mũ cúi chào các nhà văn dũng cảm, khảng khái đáng kính của tôi! Mong sao con số 20 sẽ có thêm một con số 0 nữa thôi thì… chắc những người chỉ huy tối cao mấy cái hội hè của họ, dù muốn hay không cũng phải xét lại cái sự tồn tại hay không tồn tại của những tổ chức vô tích sự mà chính họ đã sai lầm tạo ra và bao cấp nó đến tận ngày nay giữa lúc chính họ cũng đang loay hoay “đổi mới cơ chế” nhưng đang bí rì rì về lý luận lẫn thực tế của một xã hội nửa dơi nửa chuột này.

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , | Leave a Comment »

3903. Vũ điệu nào của sọt rác?

Posted by adminbasam trên 17/05/2015

Blog RFA

Nguyễn Thị Từ Huy

16-05-2015

Việt Nam hiện nay đang đối diện với rất nhiều thảm họa. Báo chí, lề phải, lề trái, đều đang ngày ngày phơi bày, theo cách của mình, các thảm họa đó. Cũng như nhiều người khác, tôi bị đặt vào trạng thái lo lắng và bất an mỗi khi nhận một thông tin mới về Việt Nam. Tuy vậy, không hiểu tại sao thông tin về vụ việc gạch tên 9 nhà văn tại Tp HCM vừa rồi khiến tôi bận tâm đến mức mất ngủ. Đến mức trong giấc mơ tôi nhìn thấy một nữ và một nam nhà văn trẻ mà tôi quen, hai gương mặt khả ái, cầm bút tay phải và cầm tờ danh sách tay trái. Và tôi hoảng hốt kêu lên : « Không phải là bạn đấy chứ ! Đừng là bạn nhé ! Bạn không làm việc đó nhé ! Phải vậy không, bạn không gạch tên những người đó, phải không ? » Dĩ nhiên tôi chẳng thể nào có được câu trả lời trong giấc mơ. Nhưng nhờ thế mà tôi biết tôi vẫn còn rất nặng nợ với văn chương.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

3884. VnExpress: 20 tác giả rút khỏi Hội Nhà văn Việt Nam

Posted by adminbasam trên 14/05/2015

VnExpress

Nhiều tên tuổi của làng viết tuyên bố không muốn tiếp tục là hội viên của Hội Nhà văn.

H1Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

3878. 20 NHÀ VĂN TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 12/05/2015

Văn Việt

12-05-2015

Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy;

đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản; Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

3862. PHẠM ĐÌNH TRỌNG: BUỒN ƠI, CHÀO MI

Posted by adminbasam trên 10/05/2015

FB Phạm Đình Trọng

08-05-2015

Giấy mời dự đại hội cấp cơ sở của hội NVVN ngày 5.5.2015

Giấy mời dự đại hội cấp cơ sở của hội NVVN ngày 5.5.2015

Buồn Ơi, Chào Mi, Bonjour Tristesse, là tiểu thuyết đầu tay và là tiểu thuyết hay nhất của nhà văn nữ người Pháp Francoise Sagan (1935 – 2004). Điều mà những người trẻ bước vào đời kì vọng hóa ra chỉ là nỗi buồn. Nỗi buồn của một tuổi trẻ bơ vơ.

Hội Nhà Văn Việt Nam cũng là kì vọng của chúng tôi, lớp nhà văn bước ra từ chiến tranh, hóa ra cũng chỉ là một nỗi buồn. Một nỗi buồn mênh mang! Vì thế, từ nhiều năm nay tôi đã chấm dứt mọi liên hệ với hội Nhà Văn Việt Nam. Cuối tháng hai năm 2014 những nhà văn mang nỗi buồn đó gặp nhau ở Sài Gòn quyết định cho ra đời Ban Vận Động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.

Là thành viên Ban Vận Động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam tôi đã thanh thản và nhẹ nhõm chấm dứt cương vị hội viên hội Nhà Văn Việt Nam. Thỉnh thoảng những văn thư từ hội Nhà Văn Việt Nam ngoài Hà Nội vẫn gửi đến, tôi cũng không quan tâm ngó ngàng. Mới nhất, giấy mời do Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam, Hữu Thỉnh kí, gửi đến mời dự đại hội Nhà Văn Việt Nam khu vực Sài Gòn sáng 5. 5. 2015, đọc xong tôi quên luôn thì tối 5.5.2015 tôi nhận được cú điện thoại của Trần Lê Quỳnh ở đài BBC từ London nước Anh gọi về. Quỳnh cho biết tôi có tên trong chín nhà văn bị hội Nhà Văn Việt Nam xóa tên ở đại hội khu vực Sài Gòn sáng nay. Quỳnh hỏi lại tôi để xác minh tính chính xác của tin này. Nhờ cú phôn của Quỳnh, tôi mới biết cách ứng xử của hội Nhà Văn Việt Nam với chúng tôi. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

3842. Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn

Posted by adminbasam trên 06/05/2015

BBC

06-05-2015

H1

Nhà văn Võ Thị Hảo vừa phản hồi về việc Hội Nhà văn Việt Nam “gạch tên” chín hội viên, những người tham gia tổ chức có tên Văn đoàn độc lập Việt Nam, bằng tuyên bố từ bỏ hội này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn học, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 14 Comments »

1927. Hy vọng gì …

Posted by adminbasam trên 29/07/2013

 Nguyên Ngọc

Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.

Tôi xin kể một chuyện:

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa | Thẻ: , , , , | 8 Comments »

1917. VÌ CHỦ NGHĨA XàHỘI

Posted by adminbasam trên 23/07/2013

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

23-07-2013

1

Hội Nhà Văn Việt Nam có tờ tuần báo Văn Nghệ. Hội làm báo, Hội lại xin tiền từ ngân sách Nhà nước mua báo gửi cho hội viên. Vì thế từ nhiều năm nay, hằng tuần tôi đều đặn nhận được một tờ báo Văn Nghệ, hằng tháng tôi đều nhận được các ấn phẩn khác của hội Nhà Văn Việt Nam như tạp chí Thơ, tạp chí Nhà Văn… gửi từ Hà Nội vào Sài Gòn theo đường bưu điện. Đúng là chỉ có Chủ nghĩa Xã hội mới có sự “ưu việt” đó. Vì Chủ nghĩa Xã hội “ưu việt” như vậy nên báo Văn Nghệ từ mấy chục năm nay đã đưa lên trên cùng manchette của báo hàng chữ đậm: Vì Tổ quốc. Vì Chủ Nghĩa Xã hội!

Chủ nghĩa Xã hội đã sụp đổ ở ngay chính quê hương người khai sinh ra lí thuyết Chủ nghĩa Xã hội, nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Chủ nghĩa Xã hội đã sụp đổ ở ngay chính quê hương của cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, sụp đổ ở ngay trung tâm, ở ngay thành trì bền vững nhất của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới, thành trì Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Khối XHCN sụp đổ, Văn hóa | Thẻ: , | 36 Comments »

 
%d người thích bài này: