BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hội nghị Thành Đô’

12.213. Nguy cơ “biển người Tàu” tràn ngập Việt Nam!

Posted by adminbasam trên 02/04/2017

Trần Phong Vũ

2-4-2017

Gần 5 tháng trước, chính xác là đầu tháng 12-2016, chúng tôi đã viết một bài nhận định về thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu khi qua du lịch Việt Nam nhân đọc bài ký sự của Tuấn Khanh, một nhạc sĩ trẻ ở trong nước[1].

Hôm nay, đọc bài tường thuật số lượng du khách Tàu tăng kỷ lục sau Tết Con Gà tính đến tháng 3-17 khiến tôi không khỏi băn khoăn nghĩ tới Mật Ước Thành Đô sắp tới kỳ hạn 30 năm kể từ ngày bộ ba Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng ký kết với Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Sự liên tưởng cũng gợi nhớ tới lời cảnh giác của Linh mục Nguyễn Văn Lý về họa mất nước vào tay Tàu cộng đã trở thành hiện thực!

Bài tường thuật mang tựa đề “cuộc ‘di dân’ khổng lồ có một không hai trong lịch sử của người TC sang VN”. Cuối bài ghi “Nguồn: Nhật Minh / FB Sự Thật Việt Nam”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

10.931. Thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu & những trăn trở của nhạc sĩ Tuấn Khanh

Posted by adminbasam trên 03/12/2016

Trần Phong Vũ

3-12-2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet

Trong thời gian gần đây, tiếp theo đại hội đảng CSVN thứ 12 với những chuyến đi về nhịp nhàng giữa trục Bắc Kinh/ Hà Nội của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng… và những lời đồn đại quanh điều gọi là màn kết của việc ‘thi hành mật ước Thành Đô đã cận kề’, người ta nhắc tới thời điểm 1990. Từ đấy liên tưởng tới hạn kỳ 30 năm khi ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 chính thức xuất hiện quanh ngôi sao vàng lớn trên quốc kỳ Tàu cộng!

Tính nhẩm chỉ còn hai năm với bảy trăm ba mươi ngày phù du!

Kẻ âu lo. Người dửng dưng như chuyện hàng xóm. Cũng có hạng người che giấu nụ cười nửa miệng trên môi, không ồn ào lộ liễu, nhưng âm thầm “múa tay trong bị”.

Giữa bối cảnh bi hài ấy, người viết mời độc giả cùng theo chân nhạc sĩ Tuấn Khanh bắt đầu một cuộc du hành bằng ngôn ngữ, văn tự qua những chặng đường quê hương hôm nay. Ở đấy, những Chú Chệt ngày nào dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam còn bị cấm hành nghề trong 11 lãnh vực làm ăn, hôm nay xênh xang mũ áo, ăn to nói lớn trên khắp ba miền đất nước chúng ta như chính quê hương của họ!!! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 6 Comments »

9706. 71 năm Đảng Cộng sản cướp quyền: mảnh dư đồ rách nát

Posted by adminbasam trên 23/08/2016

Blog VOA

Bùi Tín

23-8-2016

Đảng Cộng sản đã ngự trị trên đất Việt Nam tròn 71 năm. Ảnh: Reuters.

Đảng Cộng sản đã ngự trị trên đất Việt Nam tròn 71 năm. Ảnh: Reuters.

Đảng Cộng sản đã cướp chính quyền và ngự trị trên đất VN tròn 71 năm. Họ hứa hẹn một nền độc lập vững chắc, tự do cho toàn dân, theo phương châm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được coi là chân lý tuyệt vời. Nhưng rõ ràng đó chỉ là khẩu hiệu chết trên giấy, trên tường, trên môi, không thấy được trong cuộc sống. Cả dân tộc bị lừa dối bởi cái trò tuyên truyền hão, cố tình che dấu sự thật, khi chỉ có quan chức CS là có quyền tự do độc chiếm đặc quyền.

Nhìn kỹ trên bản đồ đất nước hình chữ S, không thấy khởi sắc ở đâu, chỉ toàn thấy một màu ảm đạm, đen tối, tang tóc, đúng là mảnh dư đồ rách nát. Từ phía Bắc là biên giới gần 2 ngàn km cho láng giềng nước lớn ngang nhiên xâm nhập, với hàng vạn người hàng ngày không giấy tờ, với hàng lậu, hàng độc hại, ma túy, côn đồ, thổ phỉ, kẻ cướp nội tạng công dân ta. Đó là một đường biên giới mà ta đã mất chủ quyền, một biên giới bị bỏ ngỏ toang hoang cho mọi kiểu tai ương và tội ác hàng ngày từ phương Bắc tràn xuống thâm nhập khắp nước ta. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

8875. Bí ẩn quan hệ Việt – Trung (phần 2)

Posted by adminbasam trên 25/06/2016

Thạch Nhan

25-6-2016

Các lãnh đạo cao cấp VN - TQ dự hội nghị Thành Đô hồi tháng 9/1990. Ảnh: internet

Các lãnh đạo hai nước VN – TQ gặp nhau tại Hội nghị Thành Đô hồi tháng 9/1990. Ảnh: internet

Tiếp theo phần 1: Bí ẩn quan hệ Việt – Trung

Theo nhiều nguồn tin, Hội nghị Thành Đô (HNTĐ) diễn ra trong các ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô (TQ), được cho là có nhiều phần lợi nghiêng hẳn về phía TQ.  Đến nay, thỏa hiệp này vẫn được giữ trong vòng bí mật, lý do tại sao cả Việt Nam và Trung Quốc đều không thể hoặc không muốn công bố sau nhiều thập niên, dẫn đến nhiều đồn đoán, có thể có những thông tin trong số đó là sự thật.

Bối cảnh: Thế giới từ những năm 1989, 1990, đã diễn ra những cuộc cách mạng dân chủ làm sụp đổ hệ thống các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô, đây là chỗ dựa và nguồn tài trợ chính cho Việt Nam thời bấy giờ. Mất nguồn hậu thuẫn vững mạnh, đồng thời lo sợ trước làn sóng dân chủ hóa lan sang Việt Nam, có thể thấy Đảng Cộng sản VN hoảng loạn và rúng động như thế nào. Tưởng chừng chế độ cộng sản sẽ trường tồn mãi mãi dựa vào sức mạnh đàn áp của công an và quân đội, nhưng điều đảng cộng sản không ngờ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN chỉ có thể bảo vệ nhân dân chứ không thể tiêu diệt nhân dân. Do vậy, quân đội chính là nỗi ám ảnh, buộc lãnh đạo đảng CSVN phải tìm cách đề phòng hậu họa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

8683. Bí ẩn quan hệ Việt – Trung

Posted by adminbasam trên 10/06/2016

Thạch Nhan

10-6-2016

TBT Đỗ Mười, CTN Lê Đức Anh đón tiếp TBT ĐCS Trung Quốc, Giang Trạch Dân, tại Hà Nội ngày 19-11-1994. Nguồn: Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện TQ. China Intercontinental Press, 2003

TBT Đỗ Mười, CTN Lê Đức Anh đón tiếp ông Giang Trạch Dân, TBT ĐCS Trung Quốc, tại Hà Nội ngày 19-11-1994. Nguồn: Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện TQ. China Intercontinental Press, 2003.

Sau hai tháng xảy ra thảm họa môi trường, cá chết, biển bị nhiễm độc, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn công bố thông tin: đã tìm ra nguyên nhân chưa chắc chắn về thảm họa môi trường nầy. Bằng một diễn đạt khá vụng về: “nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, cho thấy có sự mẫn cảm, dè dặt, liên quan đến nghi phạm gây ra vụ ô nhiễm. Đến nay, sau hai tháng, nhà nước ta vẫn còn tỏ ra bối rối, lúng túng.

Thời gian qua nhiều giả thuyết đã được đưa ra về vấn nạn: sự đe dọa toàn diện của Trung Quốc về kinh tế, quân sự và cả môi trường đối với Việt Nam. Nguy cơ đã hiển hiện ngay trước mắt, đã kè sát bên hông, trong khi đó nhà nước Việt Nam vẫn tỏ ra bình chân như vại một cách quá khó hiểu. Điều đáng nói ở đây là nhà nước còn ngoan ngoãn “hợp tác” vô tội vạ và vui vẻ, như thể cam tâm tình nguyện.

Chúng ta không lạ gì binh pháp “Mượn đường diệt quắc” cổ điển và kinh điển TQ. Nhìn một cách tổng quát, những vị trí được họ lựa chọn để tiếp cận Việt Nam toàn là những địa bàn chiến lược trọng yếu, lên có thể công, thủ có thể lùi. Những “căn cứ” liên hoàn do thuê đất rừng một loạt các tỉnh biên giới: Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Móng Cái, thời hạn từ 50-70 năm. Với tính chất như những khu tô giới, chúng có thể được chuyển đổi mục đích dễ dàng. Theo thông lệ quốc tế, sự gia tăng áp lực (quân sự) ở biên giới là điều cấm kỵ giữa các quốc gia. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

7908. Thời sự nóng bỏng tháng 5/2016

Posted by adminbasam trên 21/04/2016

Blog VOA

Bùi Tín

20-4-2016

Tháng 5/2016 năm nay dự kiến sẽ là tháng rất nóng do thay đổi khí hậu, trái đất có nhiệt độ nóng dần lên.

Ở Việt Nam vào tháng 5 năm nay không khí chính trị cũng sẽ nóng lên, có thể là nóng bỏng đặc biệt. Đó là cuộc bầu Quốc hội khóa XIV vào ngày 22/5, một cuộc bầu cử sẽ được toàn dân và thế giới quan sát chặt chẽ, nhất là khi Bộ Chính trị và Hội đồng bầu cử Quốc gia cam kết sẽ diễn ra theo đúng Hiến pháp, luật pháp, và Luật bầu cử.

Cuộc bầu cử năm nay có nét mới là có một số công dân tự ứng cử, tuy không nhiều nhưng vượt quá mọi lần trước, không qua đề cử của các tổ chức do đảng CS lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp. Ngay trong các bước đầu ghi danh ứng cử, lấy ý kiến của một số rất nhỏ gọi là cử tri địa phương, sau đó còn qua xem xét của Mặt trận Tổ quốc do đảng CS lập nên hiện do một Ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Thiện Nhân chăn dắt chặt chẽ. Cả 2 việc sàng lọc do đảng CS bày vẽ ra để loại bỏ trước những ứng cử viên có tư duy tiến bộ, độc lập và phản biện xây dựng, theo quan điểm ‘’dân chủ tập trung‘’, ‘’dân chủ có lãnh đạo của đảng CS ‘’. Đây là nét ‘’sáng tạo tối tăm’’, phi pháp, phản dân chủ không thể có ở một nước tự cho là dân chủ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7708. Quyền lực và trách nhiệm

Posted by adminbasam trên 01/04/2016

Khi khẳng định Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất đất nước và dân tộc, và đưa vào điều 4 của hiến pháp nhằm hợp pháp hoá quyền lãnh đạo ấy, thì đồng thời cũng phải hiểu trách nhiệm mà mình gánh vác nặng nề như thế nào? Trách nhiệm cao nhất là giữ nguyên vẹn đất nước mà tiền nhân trải qua hàng ngàn năm vun đắp bằng máu xương và công sức to lớn của lớp lớp người đi trước ! Không tội nào lớn hơn tội để mất nước!

____

Hoàng Lại Giang

1-4-2016

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Cho đến hôm nay vẫn còn có người qui cho Nguyễn Ánh (vua GIA LONG) bán nước! Những tư liệu mà tôi tìm được suốt 50 năm qua thì cái định đề trên không có chỗ đứng cho sự thực lịch sử. Ngược lại vua GIA LONG triều NGUYỄN và chính quyền Pháp đã để lại cho chúng ta một đất nước hoàn chỉnh từ ải Nam Quan cho tới Cà Mau, từ biển đảo Hoàng Sa đến Trường Sa với đầy đủ những tư liệu chính xác mà hôm nay người phát ngôn bộ ngoại giao ta vẫn nhắc đi nhắc lại với giặc Tàu và thế giới về chủ quyền biển đảo không thể chối cãi được!

Biến công ơn thành tội đồ đấy không phải là tính cách của những người có văn hóa. Văn hóa của người Việt là ăn quả nhớ người trồng câyUống nước nhớ nguồn!

Hơn 600 năm trước Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải sang Tàu. Hai  anh em Nguyễn Trãi đi cùng cha. Đến Ải Nam quan Nguyễn Phi Khanh dừng lại  bảo Nguyễn Trãi quay về Thăng Long nuôi chí diệt giặc mới là làm tròn đại hiếu.

Hồi còn trẻ, thế hệ  tôi đã từng đến Ải Nam Quan, thác Bản Dốc! Nhưng bây giờ thì cái gọi là Hữu Nghị Quan ấy còn đâu nữa? Thác chính của bản Giốc hùng vĩ và thơ mộng là vậy, còn đâu nữa? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

7054. Kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc

Posted by adminbasam trên 17/02/2016

RFA

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

16-2-2016

Người dân các huyện biên giới rời bỏ nhà cửa lánh nạn khi Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979. Photo: AFP

Người dân các huyện biên giới rời bỏ nhà cửa lánh nạn khi Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979. Photo: AFP

Ngày 17 tháng 2 năm 2016 Việt Nam sẽ kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến chỉ kéo dài trong một tháng nhưng thiệt hại về phía dân quân của Việt Nam rất nặng nề cho đến 37 năm sau vẫn còn dư chấn. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những dự định tổ chức lễ tưởng niệm tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội như vẫn thường được làm từ nhiều năm qua.

37 năm đã trôi qua thế nhưng khi tới ngày 17 tháng 2 thì người Việt Nam không thể không nhớ lại khoảng thời gian kinh hoàng mà quân đội Trung Quốc mang lại cho 6 tỉnh miền Bắc. Thiệt hại về nhân mạng của bộ đội lẫn thường dân Việt Nam cả chục ngàn người, cơ sở vật chất nhiều tỉnh bị san thành bình địa. Quân Trung Quốc tàn phá những nơi mà họ đi qua, và việc giết tập thể thường dân vô tội Việt Nam được nhiều nhân chứng còn sống sót kể lại gây kinh hoàng và phẫn uất cho cả một thế hệ sống trong thời gian cuộc chiến xảy ra. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7051. Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

Posted by adminbasam trên 16/02/2016

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả: David W.P. Elliott

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

16-2-2016

Lãnh đạo VN - TQ gặp gỡ tại Hội nghị Thành Đô. Nguồn: internet

Lãnh đạo VN – TQ gặp gỡ tại Hội nghị Thành Đô. Nguồn: internet

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.”

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

6648. Hội nghị Thành Đô năm 1990

Posted by adminbasam trên 21/01/2016

Viet-studies

Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình: xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (The New Cold War History) The University of North Carolina Press.

Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột (tr. 202-206).

Hội nghị Thành Đô năm 1990

Tác giả: Xiaoming Zhang

Người dịch: Phan Văn Song

6-5-2015

Tháng 6 năm 1990 (khi Đông Âu lần đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có một yêu cầu khẩn thiết khác cho một chuyến thăm Trung Quốc. Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại các chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc gặp gỡ của ông với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tự nhận mình là một học trò của Mao về lý luận cách mạng và rất trân trọng viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã cư xử không tốt với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình.

Đối với Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên cùng hợp tác với nhau ngăn chặn không để phương Tây và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh cũng thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ khỏi chính phủ Campuchia trong tương lai là không thực tế. Cuối cùng, phần nào theo cách của Đặng Tiểu Bình, ông bày tỏ mong muốn được gặp các lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Việt-Trung trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn dửng dưng với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam này về Campuchia và thấy khó chịu bởi cái mà họ cảm nhận như là thái độ táo tợn của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

6471. VÀI ĐIỀU TRÔNG THẤY TỪ VIỆC ĐẢNG CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI XII

Posted by adminbasam trên 10/01/2016

Trần Quí Cao

10-1-2016

SỰ THẬT BỊ BÓP MÉO, BƯNG BÍT, LỢI DỤNG

Càng gần ngày đại hội, càng gần ngày gút danh sách ứng viên cho các vị trí chủ chốt, các thông tin “rò rỉ từ nội bộ” càng nhiều. Các đồn đoán từ nhiều nguồn càng dày đặc

1) Nhiều thông tin đã được công chúng biết từ lâu. Thí dụ tin tức về ông này ông nọ tham nhũng, về sự giàu có mà ai cũng biết là rất vô lý của đại đa số đảng viên có chức có quyền. Hiện tượng này đều khắp, từ cấp cơ sở trở lên… Đảng hoàn toàn im tiếng và bao che. Lâu nay hễ phóng viên hay dân thường nào lên tiếng là bị bắt bớ, tù đày, hay bị côn đồ hành hung giữa phố…

2) Nay, để triệt hạ ông này, bà nọ, các thông tin được tung ra đầy ác ý một cách thấp cấp. Thấp cấp vì cách thức, thấp cấp vì phong cách, thấp cấp vì mục tiêu. Đáng buồn cho Việt Nam, các thấp cấp đó xuất phát từ các nhân vật ở vị trí cao nhất nước! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

6363. Câu Chuyện Đầu Năm: Thoát Khỏi Sợ Hãi

Posted by adminbasam trên 02/01/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-1-2016

Không phải quyền lực làm tha hóa mà là sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hóa những người nắm quyền và sợ cái gậy quyền lực làm tha hóa nhữg người bị nó cai trị…” (Aung San Suu Kyi, diễn văn nhận giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng, 7/1991)

“Thóat khỏi sợ hãi” không phải là một ý tưởng mới, nhưng Aung San Suu Kyi đã làm mới và đúc kết nó lại thành một lý thuyết mới và niềm tin vững chắc, không những dựa trên triết lý Phật giáo và các tri thức phổ quát khác, mà còn dựa vào trải nghiêm của chính bản thân minh đã bị chính quyền độc tài quân sự đầy đọa suốt hai thập kỷ bằng quản thúc biệt lập. Lý thuyết này đã được Suu Kyi trình bày rõ trong bài luận “Thoát khỏi sợ hãi” (1990) và các bài viết, bài giảng, bài phỏng vấn khác trong những năm qua, để chia sẻ với người dân Miến Điện và thế giới bên ngoài, trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì tự do, dân chủ và nhân quyền, bằng đấu tranh bất bạo động. Muốn học hỏi kinh nghiệm của người Miến Điện (do Suu Kyi va NLD lãnh đạo) đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, điều cần thiết là phải hiểu rõ “Thoát khỏi sợ hãi” thực sự có ý nghĩa gì, và chúng ta phải làm thế nào để ứng dụng đươc lý thuyết và kinh nghiệm đó vào thực tế của mình.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 4 Comments »

6251. Kết thúc ảo tưởng: Việt Nam chọn con đường hòa giải với Trung Quốc thay vì quan hệ đối tác hay liên kết chính trị

Posted by adminbasam trên 24/12/2015

“Một trong những mục tiêu của việc tiết lộ cuộc đàm phán được cho là bí mật, là để dựng nên một hình ảnh về một Việt Nam dối trá, không đáng tin cậy cho đồng minh [của Việt Nam] biết, và để gieo sự bất hòa trong giới lãnh đạo Việt Nam. Về vấn đề này, Trung Quốc đã thành công: trong một cuộc họp bộ chính trị giữa tháng 5 năm 1991, Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự hối tiếc vì bị ép buộc phải ủng hộ một chính sách thiếu khôn ngoan. Đỗ Mười cũng lấy làm tiếc về kết cuộc, với lý do là điều đó sẽ làm cho Việt Nam trở thành một người bạn không đáng tin cậy trong con mắt các đối tác. Nguyễn Cơ Thạch cũng nói với lãnh đạo đảng, ông Linh, rằng ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng”.

____

Viet-studies

Tác giả: David W.P. Elliot

Người dịch: Trần Văn Minh

Ảnh bìa sách. Nguồn Amazon

Ảnh bìa sách. Nguồn Amazon

Trích dẫn từ sách “Thế giới thay đổi: Sự chuyển tiếp của Việt Nam từ chiến tranh lạnh sang Toàn Cầu Hóa”. NXB University Press năm 2012. Trích dẫn các trang từ 112-116.

Một phần trong Chương 4: Quan hệ đối tác thay đổi trong một thế giới thay đổi (1990-1991)

Trong suốt mùa hè năm 1990, những thay đổi được tác động bởi các sự kiện của năm trước bắt đầu chuyển đổi các động lực ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn quyết định trong việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung minh họa đầy đủ cuộc chuyển hóa này. Khi bộ chính trị vẫn tiếp tục tranh luận về việc có nên thử thương lượng với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (“giải pháp đỏ”) hay tham gia vào các hoạt động ngoại giao nhiều bất ngờ hơn với Liên Hiệp Quốc, trong đó cũng bao gồm Hoa Kỳ và ASEAN. Ông Cơ hỏi ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” cho giới lãnh đạo hàng đầu. Ông Đồng nói với ông Cơ vào đầu tháng 8 năm 1990, “Chúng ta phải dám chơi trò chơi với Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an, với Mỹ và châu Âu. Chúng ta cần phải tận dụng yếu tố Mỹ trong tình hình mới… Kế hoạch này rất hay về mặt lý thuyết, nhưng điểm mấu chốt là làm thế nào để thực hiện nó… Chúng ta không nên đưa ra những yêu cầu quá cao [như] ‘giữ vững thành quả của cách mạng (Campuchia)’. Nếu bạn bè của chúng ta có thể nhận được 50% trong một cuộc tổng tuyển cử, đó sẽ là điều lý tưởng”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN, Điểm sách | Thẻ: , , , , , , , | 5 Comments »

5597. ‘Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô’

Posted by adminbasam trên 26/10/2015

BBC

Dương Danh Dy

25-10-2015

H1

Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười. Nguồn ảnh: Internet

…Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

5529. Khi viên cai tù sắp vào tù

Posted by adminbasam trên 21/10/2015

Blog VOA

Bùi Tín

21-10-2015

Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân

Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân

Đây là chuyện nói về số phận của ông Giang Trạch Dân hiện nay. Báo chính thức và bán chính thức của Trung Quốc đều nói về chuyện ông Giang sắp bị bắt và bị truy tố. Tiểu sử chân thực của ông Giang được phổ biến rộng rãi, khác hẳn với lý lịch, hồ sơ cá nhân được Đảng cộng sản Trung Quốc lưu giữ 70 năm nay.

Giang Trạch Dân không phải là con liệt sỹ theo đảng từ tuổi thiếu niên, ngược lại theo bản tiểu sử được đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên, ông Giang và cha đều là Hán gian, từng làm việc cho chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ do phát xít Nhật Bản dựng lên ở Nam Kinh. Ông đã khai gian là con nuôi của người chú ruột là đảng viên cộng sản trung kiên để chui vào đảng, rồi dùng mọi thủ đoạn tinh ranh để luồn sâu, leo cao trong đảng, làm đến Bí thư Thành ủy Thượng Hải và vào Ban Chấp hành Trung ương năm 1985. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

5317. Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 12: Thiểu chúng

Posted by adminbasam trên 04/10/2015

Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 12: Thiểu chúng

Nguyễn Tiến Dân

4-10-2015

 THIỂU CHÚNG

Song phương, đương lúc “tương trì – đối lũy” (lính, nằm trong công sự – đạn, đã lên nòng – súng, chĩa thẳng vào nhau). Được – Thua, có rất nhiều thứ, để đem ra so sánh. Tương quan lực lượng, chỉ là, 1 trong những yếu tố đó.

Mạnh được – Yếu thua”, vốn là lẽ thường tình. Chỉ, những người dũng cảm, mới dám “lấy yếu chống mạnh” – “lấy ít địch nhiều”. Trên đẳng cấp ấy, là những người tuyệt giỏi. Không chỉ, dám làm cái việc “châu chấu đá xe”. Mà, chung cuộc, họ còn làm cho, “cả cỗ xe nghiêng”.

Xét theo lẽ đó, Dân tộc Việt, hết sức dũng cảm và tài giỏi. Ba lần, đánh bại Nguyên Mông – Mười năm, kháng chiến chống quân Minh – Quét sạch 20 vạn quân Thanh, chỉ trong có 1 tuần. Đó, là những ví dụ tiêu biểu. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 5 Comments »

5253. Góp ý Dự thảo Văn kiện ĐH Đảng: Gỡ bỏ năm cùm và một xích

Posted by adminbasam trên 29/09/2015

Blog VOA

Bùi Tín

28-9-2015

Ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

Ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

Trong bản Hướng dẫn tiếp nhận sự góp ý của toàn dân vào các Dự thảo văn kiện sẽ trình Đại hội XII, do Văn phòng TƯ đảng và Ban Tuyên huấn TƯ thực hiện, thấy ý định của lãnh đạo là khoanh lại, chỉ cho góp ý vào những phần cụ thể của Báo cáo Chính trị và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ 2016 đến 2020. Họ khoanh lại, cứ như bịt mồm dân khi dân chưa kịp phát biểu.

Rõ ràng Bộ Chính trị muốn tránh né việc toàn đảng và toàn dân góp ý về những vấn đề cơ bản nhất mà rất nhiều trí thức, đảng viên cấp cao đang đòi thay đổi, trong đó có năm vấn đề cực kỳ hệ trong và nổi bật, đó là:

1- Có nên tiếp tục lấy học thuyết Mác- Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng hay không, khi nó đã bị chứng minh là sai lầm, phá sản hoàn toàn trong thực tế? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , , , | 1 Comment »

5189. Cái giá của lương thiện giả vờ

Posted by adminbasam trên 23/09/2015

Blog RFA

CanhCo

23-9-2015

Đã từ lâu, cả nước biết các công bộc của dân tuy lương không đủ ăn nhưng nhà cửa tài sản lại không chỗ chứa. Điều nghịch lý này chỉ khó hiểu đối với người dân chất phác nhưng đối với người nhanh nhạy làm ăn hay theo dõi thời sự thì không khó nhận ra: tất cả đều đến từ tham nhũng.

Lớn tham nhũng lớn còn nhỏ tham nhũng nhỏ. Ngay một anh dân phòng cũng tham nhũng được thì nói chi tới công an, chủ tịch hay bí thư lớn bé?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

4345. Một cách nhìn khác về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng

Posted by adminbasam trên 11/07/2015

Blog RFA

VietTuSaiGon

11-07-2015

Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển hướng sang phía Mỹ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Nguyễn Phú Trọng, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

3065. Bùi Tín: Tan hỏa mù

Posted by adminbasam trên 28/10/2014

Blog VOA

“Họ phân công đóng kịch, tung hỏa mù, làm như có một thiểu số trong Bộ Chính trị có quan điểm dân chủ, làm cho dư luận lầm tưởng rằng có phe này phái nọ đối lập nhau, phe thân Tàu, phái thân Mỹ. Do đó có kẻ sang Bắc Kinh nói toàn lời hữu hảo, bị Tàu coi là đứa con hư hãy trở về gia đình vẫn cứ ‘hảo, hảo’, mới đây còn lập đường dây điện thọai nóng giữa 2 Bộ Quốc phòng, rồi cử 13 viên tướng sang chầu Thiên triều. Đồng thời lại cử người sang Washington nở nụ cười tươi, tặng quà độc đáo, dọa kiện TQ ra trước tòa án quốc tế, hứa kết bạn với Philippines, rồi huênh hoang tuyên bố ‘dân chủ và nhà nước pháp quyền là 2 thành quả song sinh của nền chính trị hiện đại’ – nhưng không hề khởi động theo những lời hứa ấy”.

Bùi Tín

27-10-2014

Ít lâu nay, trong giới bình luận thời sự trong và ngoài nước đã có không ít người lạc quan cho rằng trong lãnh đạo đảng CS có một sự phân hóa, bên cạnh xu hướng thân Tàu, dựa vào Tàu, đã có một bộ phận muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây.

Khi ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị được cử sang Hoa Kỳ trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẵn sàng khăn gói theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn chưa được lệnh xuất phát, có dư luận cho rằng nhóm thân Mỹ trong Bộ Chính trị đã chiếm ưu thế, mở ra triển vọng mới cho vị thế quốc tế của Việt Nam, thoát khỏi sự khống chế của người khổng lồ phương Bắc. Xu hướng lạc quan này xét ra là có lý, thuận theo suy luận lô-gíc của các sự kiện. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

3040. Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002 của Nguyễn Chí Trung…

Posted by adminbasam trên 17/10/2014

Trương Nhân Tuấn

16-102014

Nội dung của hội nghị Thành Đô đầu thập niên 90 đưa đến việc bình thường hóa hai nước Trung-Việt là như thế nào ? Có cái gọi là « kết ước Thành Đô » giữa lãnh đạo đảng cộng sản VN và TQ hay không ? Câu trả lời hôm nay không dễ.

Lời đồn đoán về cái gọi là « Việt Nam tự trị », hay VN là « một tỉnh » của Trung Quốc, có lẽ không thuyết phục được nhiều người. Tuy nhiên, sác xuất về một cam kết đảng CSVN là một « thành phần » dưới sự lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc lại rất cao nhưng lại không thấy dư luận đề cập tới. Trước khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản của các nước đều là một « chi bộ », hay « phân bộ » của cộng sản quốc tế do đảng cộng sản Liên Xô cầm đầu. Sau khi quốc tế cộng sản sụp đổ, đảng cộng sản Trung Quốc đương nhiên là người thừa kế chính đáng, lãnh đạo các đảng CS tại các nước VN, Bắc Hàn và Cuba (sau này có thêm Vénézuella).

Vấn đề vì vậy cần tìm hiểu là sự « quan hệ » giữa hai đảng cộng sản VN và TQ là như thế nào ? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | 3 Comments »

3026. VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Posted by adminbasam trên 11/10/2014

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

10-10-2014

Từ khi xẩy ra Hội nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4/tháng 9/năm 1990 tới nay, cộng sản Việt Nam không ngừng dâng đất, nhượng biển và qụy lụy Trung cộng. Từ đó có người cho rằng đây là một hội nghị bán nước. Có phải thế không ? Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.

I) Tình hình thế giới cộng sản trước Hội nghị Thành đô

– Tình hình tại Liên sô

Tình hình Liên sô trước Hội nghi Thành đô 1990 là một tình hình: kinh tế thì đổ nát, chính trị thì không những dân, mà chính giới lãnh đạo, từ dưới lên trên, phần lớn hết tin tưởng vào chính quyền, vào đảng Cộng sản. Bắt đầu bằng Brejnev, Tổng bí thư, trước khi chết, đã phải than lên: « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến cho có mặt, sau đó thì đi coi hát hay làm việc riêng. » Thêm vào đó, khi Brejnev chết, hai ông già lên thay, vừa bệnh hoạn, vừa chết sớm, Andropov, cầm quyền từ 1983 tới 1984, Tchernenko, lên thay, nhưng chỉ mấy tháng sau thì bệnh nặng, không thể cầm quyền, thực quyền ở trong tay Gorbatchev, cho tới khi Tchernenko chết, Gorbatchev lên ngôi chính thức vào năm 1985.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

2857. Từ Thành Đô tới Đông Đô

Posted by adminbasam trên 13/08/2014

Pro&contra

12-08-2014

Phạm Việt Vinh

Mấy ngày nay, dư luận Việt Nam đang sôi động về cái gọi là Hội nghị Thành Đô đã bí mật diễn ra giữa lãnh đạo hai Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Chín 1990. Thực ra thì từ vài năm trước đã có nhiều tin đồn về Hội nghị này, trong đó phải kể đến Hồi ký của ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ năm 2003, nhưng các thông tin có được còn quá mơ hồ, người ta có cảm giác là Hội nghị này chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia, và vì vậy sự chú ý cũng như hồ nghi đã dừng ở mức giới hạn.

Trái lại, những kiến nghị công khai mới đây của thiếu tướng Lê Văn Mật và cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang với trích dẫn “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” từ tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã làm chấn động Việt Nam. Nếu thật sự là tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội cao nhất đã ký vào những dòng chữ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh” thì những tên tuổi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sẽ là nỗi kinh hoàng của người Việt, và kết luận của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng “Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm” là hoàn toàn có lý.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

2413. CHẢ LẼ CHỊU MẤT ĐỘC LẬP TỰ CHỦ, LỆ THUỘC HỌ “BÀNH”?

Posted by adminbasam trên 05/03/2014

Nguyễn Trọng Vĩnh (*)

Sinh thời, Hồ chủ tịch từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cũng hàm nghĩa “Độc lập, tự chủ”. Thế mà từ Hội nghị Thành Đô, một mặt thì giới cầm quyền TQ áp đặt, mặt khác do lãnh đạo phía ta tự ti, tự hạ nên mất dần độc lập tự chủ. Phía TQ yêu cầu ta không nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979, loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao sắc sảo, sớm cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của TQ.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2413. CHẢ LẼ CHỊU MẤT ĐỘC LẬP TỰ CHỦ, LỆ THUỘC HỌ “BÀNH”?

 
%d người thích bài này: