Hội nghị trung ương 13 của đảng CSVN kết thúc, danh sách nhân sự vào Bộ Chính Trị khoá 12 đã được thông qua. Nhưng phần nặng nề nhất là danh sách ứng cử viên đã quá tuổi đang ở trong BCT kỳ này, được ở lại kỳ tới chưa được ngã ngũ. Phải đợi đến hội nghị trung ương lần thứ 14 mới phân định được. Trọng tâm dồn về chiếc ghế Tổng Bí Thư, nơi duy nhất chắc chắn sẽ có một uỷ viên BCT quá tuổi được ngồi đó. Chiếc ghế TBT đến giờ phút này chưa được ngã ngũ giữa ba ứng cử viên quá tuổi là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Trước tiên ở ghế thủ tướng, cuộc đua diễn ra gay gắt giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay cả hai ông này đang tìm mọi cách để lấy được lá phiếu từ phe quân đội. Trong lúc ông Nhân thăm một số đơn vị quân đội để trao tặng quà trên cương vị là lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì ông Phúc lại có một hành động khá bất ngờ không có trong tiền lệ. Đó là ông Phúc bơm tiền cho báo Quân Đội Nhân Dân ca ngơi mình qua một việc rất nhỏ không đáng phải tung hô, đó là bài báo Quân Đội ca ngợi ông Phúc xử lý chuyện xe khách vô kỷ luật ở một tình miền núi. Đặc biệt bài báo này đặt tiêu đề như có vẻ ông Phúc đã là thủ tướng và kết của bài là trân trọng cám ơn ông Phúc đã quan tâm.Đọc tiếp »
Hội nghị Trung ương 13 đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài quá khổ đã để lại một chút gợn buồn. Cuộc tranh đấu còn lâu mới khoan hòa giữa các lực lượng chính trị trong đảng vẫn bế tắc đến mức giờ đây phương án tái nhiệm tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ một chiều hơn cả.Đọc tiếp »
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn NNC Nguyễn Khắc Mai
24-12-2015
Hội nghị trung ương 13, khóa 11 Đảng Cộng Sản Việt Nam sau hơn 8 ngày làm việc đã kết thúc hôm 21/12/2015. Tuy nhiên vấn đề nhân sự cấp cao đặc biệt về tứ trụ phải chờ đến kỳ họp 14 mới có thể có câu trả lời.
Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khác Mai đưa ra một vài nhận xét về diễn tiến hội nghị 13 qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.
Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:
Trần Quang Thành: Hội nghị trung ương 13 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đánh giá như thế nào về những kết quả hội nghị đã mang lại ạ?Đọc tiếp »
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN. Photo: RFA
Năm 2016 là năm của Đại Hội XII đảng CSVN. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với nhân dân, đất nước vì hiện đảng CS vẫn tự nhận cái quyền cai trị để phát triển đất nước.
Trong năm 2015 đảng CSVN đã bỏ ra nhiều công sức để chuẩn bị cho Đại hội, kể cả cho công bố các dự thảo văn kiện và mời nhân dân đóng góp ý kiến. Gần đây nhất đã có 3 cuộc họp để đề ra tiêu chuẩn lựa chọn cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành Trung ương, (BCHTU7), Bộ Chính trị (BCT) và đại biểu đi dự Đại hội các cấp. Hai cuộc họp BCHTƯ 12 và 13 đã để gần hết thời gian để đề cử các thành viên BCT, đặc biệt là về 4 vị trí tứ trụ: Tổng Bí thư (TBT), Chủ tịch Nước (CTN),Thủ tướng TT), và Chủ tịch Quốc hội (CTQH).Đọc tiếp »
Giàn lãnh đạo cao cấp của nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam ra mắt tại Đại hội lần thứ 11 bốn năm trước.
Khách mời tọa đàm của BBC hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam được bầu ra tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 đầu năm 2016 sẽ ‘có năng lực, bản lĩnh’ và ‘dũng khí’ hơn giàn lãnh đạo hiện nay.
Hôm 22/12/2015, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) và Viện nghiên cứu đông nam á (ISEAS) của Singapore, nói với Bàn tròn Trực tuyến nhìn lại các sự kiện 2015 của BBC Việt ngữ:Đọc tiếp »
Hội nghị Trung ương 13 vẫn không giải quyết được cái gốc của sự tranh giành quyền lực: đó là trong tứ trụ triều đình hiện nay, giữa Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng ai sẽ ở lại trong Bộ chính trị tương lai và ai sẽ phải khoác áo ra đi.
Đây không còn là vấn đề cá nhân nữa mà ít nhất thể hiện hai đường lối đối với Bắc Kinh: “Không đổi toàn vẹn lãnh thổ lấy hữu nghị viển vông” và “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung sống bên cạnh nhau bao giờ cũng là thật, không khi nào viển vông “. Bên cạnh đó cũng là giữa hai đường lối “bảo thủ triệt để” hay “đổi mới toàn diện”.Đọc tiếp »
Hội nghị trung ương ĐCSVN lần thứ 13 họp hai ngày không đi đến thống nhất về nhân sự. Trong khi hội nghị đang họp thì trên mạng internet xuất hiện lá thư được cho là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lá thư được gửi đến toàn thể đảng viên ĐCSVN của Nguyễn Tấn Dũng dài 9 trang, nêu lên 12 điểm mà ông Dũng muốn thanh minh về những tin đồn có dụng ý xấu với ông và gia đình ông.
Đặc biệt trong lá thư, ông Dũng có viết hoa chữ TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ.
Trước đây đã có nguồn tin nói rằng, khi trung ương Đảng CSVN quyết định nới độ tuổi cho 4 ứng cử viên vào các chức TBT, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, thủ tướng. Lập tức nhiều uỷ viên BCT trong độ tuổi được nới như Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Phạm Quạng Nghị, Lê Thanh Hải…đều có nguyện vọng được tham gia ứng cử vào các chức vụ trên. Chỉ duy nhất có thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không làm đơn xin tái ứng cử và bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh làm đơn xin nghỉ vì lý do bệnh tật.Đọc tiếp »
Hội Nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao, với ý muốn dứt điểm để đi vào Đại Hội 12 từ 20-28/1/2016 mà không cần có thêm Hội Nghị Trung Ương 14. Tuy nhiên, nó đã không thành công và buộc phải có thêm TU14, có lẽ là vào đầu tháng Giêng 2016.
Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe ông Trọng và phe ông Dũng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ tổng bí thư, cho nên TU13 dù đã kéo dài bất thường nhưng bế mạc như thằn lằn cụt đuôi và phải cần thêm TU14 dù ngày đại hội chỉ còn đúng một tháng. Vì vậy TU14 sẽ có hai nét chính: giải quyết nhân sự cho tứ trụ và có vai trò như một tiền đại hội. Các phe sau TU13 trở về hậu cứ chuẩn bị thêm binh mã để đánh tiếp.Đọc tiếp »
Chiều 21-12 , Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 8 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Kết tinh trí tuệ, ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
Hội nghị đã tập trung thảo luận, góp ý cụ thể và thống nhất cao thông qua các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Nội dung các văn kiện thật sự là kết tinh trí tuệ, ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; đã đánh giá thẳng thắn, sát thực kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; chỉ rõ những thành quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.Đọc tiếp »
Trên mạng xuất hiện 9 trang thư, đề ngày 10-12-2015, được cho là của NT Dũng, gửi TBT NP Trọng, Bộ Chtrị, Ban Bí thư, BCHTW, UB Ktra TW, giải trình những tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến 3 Dũng (UB KTTW đã thụ lý và báo cáo Bộ Chính trị).
Lời lẽ trong thư cho thấy, nhiều khả năng đây là tài liệu thật, không phải giả mạo. Các lập luận giải trình đều lập lờ qua loa, không thành khẩn nhận trách nhiệm cá nhân trước tình hình KT-XH, an ninh quốc phòng ngày một suy thoái trầm trọng, tệ nạn tham nhũng, tham vọng gia đình trị kiểu phong kiến thế tập, băng phái lợi ích nhóm lộ liễu.Đọc tiếp »
Không phải tôi cảm phục vì những điều cácvị đã dám công khai, đồng lòng cùng ký tên thay mặt chúng tôi, (như quí vị đã nói ngay phần mở đầu là “nó phù hợp với ý nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong nước và người Việt ngoài nước”!?). Vì nhân dân (trong đó có tôi) đã nghĩ như quí vị, đã nói, đã viết những ý chứa đựng trong thư ngỏ của quí vị cách đây cả gần 10 năm có lẻ. Không ít người đã vì những suy tư và viết lách những điều quí vị mới viết lần này mà đã bị đi tù, bị coi như “thế lực thù địch” mà mất sạch, như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu…
Nhưng cái điều tôi mừng nhất là: lần đầu tiên, những người tôi hết sức kính mến, dù cách nghĩ, cách đấu tranh có khác nhau, như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, cựu đại sứ Nguyễn Trung, TS Lê đăng Doanh… những người rất thận trọng trong chữ nghĩa khi muốn phản biện một điều gì khiếm khuyết của “đảng mình”, mà lần này lại đồng lòng, cùng công khai lên án chủ nghĩa cộng sản, vạch trần sự phản khoa học, vô lý của chủ nghĩa Mác-Lê đã đưa đất nước này đến sự xuống dốc thê thảm về mọi mặt đời sống bởi cái chủ nghĩa xã hội không biết là cái gì… để rồi đi đến kết luận là cần đổi ngay tên đảng, đổi tên nước!!!Đọc tiếp »
Đôi lời: Chúng tôi nhận được bài viết này nhưng không có điều kiện kiểm chứng tất cả những thông tin trong bài. Xin được đăng ra đây để nhờ quý độc giả giúp kiểm chứng giúp.
____
Trần Đức Khoa – Đảng viên
18-12-2015
Báo Tuổi Trẻ ngày 17/12 có đăng bài“Chúng tôi lên tiếng vì sốt ruột” của Trung tướng Lưu Phước Lượng, Nguyên phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Là những Đảng viên, chúng tôi thấy ông Lượng đã nói rất đúng và rất trúng, trên thực tế đây là tâm trạng chung của Đảng viên và nhân dân hiện nay! Chúng tôi đang rất sốt ruột trước tình hình nhân sự Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Khóa 12 sắp tới!
Làm sao chúng tôi không sốt ruột khi mà cả Khoá 11, Tổng bí thư và Bộ chính trị hầu như chỉ tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW4. Hậu quả đến ngày hôm nay của Nghị quyết này là rất nghiêm trọng, tham nhũng đâu không thấy phát hiện được mấy, chỉ thấy tạo ra tình trạng nội bộ nghi ngờ mất đoàn kết và lợi dụng để triệt hạ đồng chí tranh giành quyền lực. Công cuộc “phê và tự phê” này làm phân tán tư tưởng của hầu hết các cấp lãnh đạo từ TW đến địa phương bởi một cuộc đại kiểm điểm mà khi ngẩng đầu lên thì cũng không thể biết ai tốt xấu, đại cục sáng rõ đâu không thấy đến, chỉ thấy tất cả đắm chìm vào xác minh đơn tố cáo nặc danh, ra sức tung tin nói xấu lẫn nhau đến mức ai ai cũng biết rằng nội bộ Bộ Chính trị bị phân hoá, mất đoàn kết nghiêm trọng đến mức đến tận T12/2015 mà cũng chẳng quy hoạch được các chức vụ chủ chốt, chả rõ ai sẽ làm gì, thật là bi kịch!Đọc tiếp »
Trụ sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 13/Khóa XI đã diễn ra để «đề cử xong Bộ Chính trị khóa XII».
Chuyện thật mà cứ như đùa.
Vì không thể tưởng tượng được cả 2 cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CS là BCHTƯ và Bộ Chính trị khóa XI lại mù mờ về Điều lệ đảng đến như vậy.
Điều lệ đảng cuối cùng, thông qua ngày 19/1/2011, không hề có điều khoản nào quy định BCHTƯ khóa trước lại họp đề cử, như là bầu chính thức Bộ Chính trị khóa tiếp theo. Theo Điều lệ đảng CSVN đó là hoàn tòan thuộc thẩm quyền của Đại Hội XII, sẽ họp vào tháng 1 năm 2016.Đọc tiếp »
Hôm nay ngày 14 tháng 12 năm 2015, Hà Nội tổ chức hội nghị trung ương đảng CSVN lần thứ 13 khoá 12. Hội nghị lần này đặc biệt quan trọng vì sẽ biểu quyết thành phần nhân sự chủ chốt cho trung ương đảng khoá tới bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2016.
Căng thẳng nhất là cuộc đua giữa các vị cao niên của Đảng đã đến tuổi về hưu nhưng vẫn muốn trụ lại. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Trong ba ông này thì cửa của Nguyễn Tấn Dũng sáng hơn, ông Dũng có thể nhắm tới một trong hai chức là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước. Còn ông Trọng chỉ có thể tiếp tục ứng cử vào chức TBT thêm một nhiệm kỳ nữa, như thế nếu kết thúc nhiệm kỳ nữa ông Trọng sẽ vào tuổi 71. Ở lứa tuổi 70 trên cương vị lãnh đạo, ông Trọng sẽ làm phai mờ hình ảnh cuộc đổi mới mà đảng CSVN đang quảng bá.Đọc tiếp »
Có thông tin cho biết Hội nghị 13 “quyết định nhân sự” của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 12/2015.
Nếu tin tức trên là chính xác, 2015 là năm “lạm phát” hội nghị Trung ương – có đến 4 kỳ họp 10, 11, 12 và 13, so với chỉ một kỳ được Bộ Chính trị tổ chức vào năm 2014.
Sau khi Hội nghị Trung ương 12 kết thúc “bất phân thắng bại” vào nửa đầu tháng 10/2015, Hội nghị 13 có ý nghĩa “quyết định” – nếu quả đúng nó phải là như thế – đối với vô số ý tưởng và mưu đồ sắp xếp, khuynh loát lẫn thâu tóm bàn cờ chính trị quốc gia.Đọc tiếp »