BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Hà Văn Thùy’

12.321. Bạn muốn duy trì “Lễ” theo cách nào?

Posted by adminbasam trên 10/04/2017

Vũ Ngọc Hoàng: “Vậy thủ phạm chính ở đâu? Đáng lưu ý nhất là sự tha hóa quyền lực. Đó là nguyên nhân chính của mọi hư hỏng”. Từ đó ông tổng kết lại 5 nhóm giải pháp quan trọng, trong đó kiểm soát quyền lực được coi là then chốt.

Nhưng kiểm soát bằng cách nào? Giáo sư Nguyễn Đình Cống khuyên, muốn kiểm soát quyền lực phải chấp nhận một chế độ đa nguyên chính trị và “tam quyền phân lập”. Không biết Đảng của ông Hoàng có chấp nhận lời khuyên đó không?

____

Nguyễn Xuân Vinh

10-4-2017

Chúc Tết ông bà trong gia đình nhà Nho thời xưa. Ảnh: internet

Năm 2012, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã được bàn sôi nổi trên mặt báo và trên các trang mạng xã hội, rồi không ai bảo ai, các trường học đã tự hạ khẩu hiệu này xuống. Đến nay, sau 5 năm, khẩu hiệu này lại được một số người bàn đến và cho rằng do đạo đức trong xã hội ta đang suy đồi nên cần khôi phục lại khẩu hiệu đó.

Hãy khoan bàn việc khôi phục khẩu hiệu trên các cổng trường. Trước tiên, cần hiểu thống nhất nghĩa của từ “Lễ” là gì rồi bàn tiếp, có nên duy trì và duy trì bằng cách nào. Các bạn Nguyễn Văn Nghệ, Lại Nguyên Ân, Hà Văn Thùy đều chưa giải thích nghĩa của từ này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Xã hội, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 3 Comments »

12.289. BÀN VỀ “LỄ” TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Posted by adminbasam trên 08/04/2017

Hà Văn Thùy

8-4-2017

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở trước cổng trường Nguyễn Trường Tộ. Ảnh: internet

(Trao đổi với hai ông Nguyễn Văn Nghệ và Lại Nguyên Ân)

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết “Bỏ “Tiên học lễ” thì xã hội sẽ ra sao?” của ông Nguyễn Văn Nghệ, rồi bài trả lời “Về ý kiến đòi khôi phục khẩu hiệu “tiên học lễ” của bạn đọc Nguyễn Văn Nghệ ở Khánh Hòa” của ông Lại Nguyên Ân.

Tôi xin mạo muội thưa lại đôi lời.

“Lễ” thuộc về phạm trù văn hóa. Do vậy, muốn hiểu Lễ, trước hết phải hiểu thấu đáo nền văn hóa sinh ra nó. Văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người nên muốn hiểu văn hóa, thì trước hết phải hiểu được cộng đồng người sản sinh ra nền văn hóa đó là ai, có nguồn gốc ra sao và được hình thành thế nào trong tiến trình lịch sử? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 5 Comments »

12.117. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CHO VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 25/03/2017

Hà Văn Thùy

25-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Do vai trò lớn lao của giáo dục đối với sự tồn vong của dân tộc, nhiều người muốn có một triết lý giáo dục cho đất nước hôm nay.  Vì lẽ “ôn cố tri tân”, một câu hỏi nảy sinh: Cha ông ta xưa có triết lý giáo dục không? Tuy nhiên, triết lý giáo dục là khái niệm mới, không thể tìm được nguyên ngữ trong cổ thư. Do vậy, ta chỉ có thể tìm một cách gián tiếp thông qua nội dung và mục đích giáo dục của tiền nhân.

I. Nội dung và mục đích giáo dục của người xưa

Khi suy ngẫm về nền giáo dục truyền thống ta thấy, nội dung dạy và học của người xưa gồm có ba ban: văn, võ và nghệ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

11.076. THƯ NGỎ GỬI QUÝ VỊ TRƯỞNG LÃO VÀ BÀ CON HỌ TRIỆU VIỆT NAM

Posted by adminbasam trên 18/12/2016

Thư ngỏ

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2016

KÍNH GỬI QUÝ VỊ TRƯỞNG LÃO VÀ BÀ CON HỌ TRIỆU VIỆT NAM

Chúng tôi, Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Minh triết và nhà văn Hà Văn Thùy xin thưa cùng quý vị việc sau:

Họ Triệu là dòng họ có vai trò đặc biệt lớn trong lịch sử dân tộc. Việc Triệu Vũ đế lập nước Nam Việt từng được thừa nhận trong Đại Việt sử ký Toàn thư, được danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi vinh danh trong Bình Ngô đại cáo và được Chủ tích Hồ Chí Minh khẳng định trong Bài ca Lịch sử Việt nam: Triệu Đà là bậc hiền quân/ Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời…

Nhưng do biến động của lịch sử, từ tập kỷ 1960, Triệu Đà bị cho là kẻ xâm lược, nhà Triệu bị xóa trong lịch sử Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Lịch sử | Thẻ: , | 5 Comments »

10361. BÀN VỀ VIỆC DẠY CHỮ NHO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Posted by adminbasam trên 08/10/2016

Hà Văn Thùy

8-10-2016

Sau tham luận của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong một hội thảo khoa học thì trên văn đàn rộ lên những ý kiến đồng tình cũng như phản đối việc dạy chữ Nho trong trường phổ thông. Đáng buồn, đó là cuộc cãi lộn vô sở cứ của những người mù sờ voi vì cả hai phe cùng không hiểu chữ Nho (hay chữ Hán) là gì! Khi một cuộc tranh luận khoa học mà người ta không xác định đúng đối tượng tranh biện thì mọi lý lẽ đưa ra đều vô nghĩa!

Muốn bàn chuyện học hay không học chữ Nho, trước hết cần phải biết chữ Nho là gì, do ai sáng tạo và được sáng tạo ra như thế nào!

1- Chữ Nho là gì?

Thứ chữ mà hơn 2000 năm là quốc ngữ ở nước ta, vốn được các cụ gọi là chữ Nho, chữ thánh hiền hay chữ Hán. Năm 1932, trong sách Hán Việt tự điển, học giả Đào Duy Anh gọi là từ Hán Việt. Nhưng trong sách Văn phạm Việt Nam in năm 1936, học giả Trần Trọng Kim lại gọi là chữ Nho: “Người Việt Nam từ xưa đến nay… có thứ tiếng để nói, có thứ chữ để viết. Chữ Nho là thứ chữ dùng để học đạo Nho, đọc sách thánh hiền.” Từ sau năm 1954, ở miền Bắc thống nhất gọi là từ Hán Việt, còn trong Nam gọi là Cổ văn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa | Thẻ: , | 2 Comments »

9907. VĂN HÓA VÀ CÔNG CỤ BẠO LỰC

Posted by adminbasam trên 07/09/2016

Phạm Đình Trọng

7-9-2016

Công an sử dụng bạo lực với dân. Nguồn: internet

Công an sử dụng bạo lực với dân. Nguồn: internet

Bạn tôi, nhà văn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy sau những tác phẩm văn chương như “Thời Gian Gom Nhặt”, thơ, nhà xuất bản Trẻ, 1999; “Nguyễn Thị Lộ”, tiểu thuyết, nhà xuất bản Văn Học, 2005, sau hàng loạt công trình khảo cứu đồ sộ, dày dăn như “Trấn Hà Tiên Và Tao Đàn Chiêu Anh Các”, nhà xuất bản Văn Học, 2005; “Góp Với Văn Đàn”, lí luận văn học, nhà xuất bản Văn Học, 2006; “Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn”, khảo cứu, nhà xuất bản Văn Học, 2008…

Đặc biệt hai công trình khảo cứu công phu, quan trọng có tầm vóc lớn là “Tiến Trình Lịch Sử Văn Hóa Việt” và “Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa” đã đặt ra những vấn đề mới mẻ làm cho nhiều người quan tâm về lịch sử, văn hóa kinh ngạc, sửng sốt và thích thú. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: