Asia Sentinel
————————————————————————————————————
Ông Hồ Cẩm Đào
Lãnh trách nhiệm
Cá nhân Trong cuộc
chiến Chống lại
Phong trào
Hiến chương 08 *
Mark O’Neill
Thứ Tư, ngày 7-1-2009
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã và đang phản ứng dữ dội chống lại các nhân vật nòng cốt của cái được gọi là Hiến chương 08, một thách thức nghiêm trọng nhất của giới trí thức đối với Đảng Cộng sản kể từ những cuộc phản kháng do sinh viên cầm đầu năm 1989, có rất ít cơ may cho thấy rằng họ có thể dập tắt mối thách thức đó mặc dù Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã và đang lãnh trách nhiệm cá nhân trong chiến dịch này.
Vào ngày 10 tháng 12, là ngày kỷ niệm lần thứ 60 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hơn 300 trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã cho công bố bản Hiến chương 08, kêu gọi có một hệ thống pháp luật độc lập, quyền tự do lập hội và chấm dứt sự cai trị độc đảng.
Đó là một tài liệu được soạn thảo tỉ mỉ và cẩn thận, được phát hành vào một thời điểm khi các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng về những mối đe doạ đối với sự ổn định – 30 năm thịnh vượng đã và đang dẫn tới một sự gia tăng chưa từng có về các tiêu chuẩn sống dường như đang đi tới hồi kết thúc khi mà nền kinh tế thế giới đột ngột xuống dốc và khi các cuộc biểu tình xuất hiện trên khắp cả nước.
Những người ký tên vào Hiến chương 08 là một nhóm trong số các trí thức có ảnh hưởng nổi bật nhất của Trung Quốc, những người nầy trước đây chưa từng dính líu tới hành động phản kháng hay hoạt động chính trị. Họ cho biết họ dự định tiếp tục đưa ra công khai bản hiến chương này và thúc đẩy cho sự chấp nhận trên mọi phương diện đối với nó cho tới tháng Mười (2009)
Thời điểm đưa ra là quan trọng vì năm 2009 là năm có tất cả các lễ kỷ niệm – 20 năm sau cuộc phản kháng của sinh viên năm 1989 dẫn tới cuộc tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn, 50 năm sau cuộc nổi dậy ở Tây Tạng được lãnh đạo bởi Đức Dalai Lama, 60 năm sau ngày thành lập nước Trung Quốc Cộng sản và 90 năm sau các cuộc biểu tình của sinh viên ngày 4 tháng Năm, năm 1919 trong làn sóng tức giận chống lại sự yếu hèn của chính phủ qua Hiệp ước Versailles.
Vào gần nửa đêm ngày 8 tháng Mười một 2008, hai toán công an gồm 12 người đã thình lình đến nhà của hai trong số những tác giả chính của bản hiến chương, ông Liu Xiaobo và ông Zhang Zuhua, bắt họ đi và tịch thu máy tính, điện thoại di động, sách vở, thư từ và các tài liệu khác. Công an ở lại nhà ông Liu cho tới trưa ngày 9 tháng Mười một. Ông Liu, 53 tuổi, là nhà bất đồng chính kiến kỳ cựu, ông bị bắt thường xuyên và trải qua ba năm trong trại cải tạo lao động, rồi từ đó bị giam giữ vì bị tình nghi về “âm mưu lật đổ chính quyền”, một tội có thể dẫn tới một bản án tù giam nhiều năm.
Bộ Tuyên truyền (MOP) đã thi hành một lệnh cấm nghiêm ngặt đối với bất cứ sự đề cập nào tới hiến chương này hoặc những cuộc phỏng vấn với những người ký tên vào bản hiến chương trên phương tiện truyền thông trong nước và đã tổ chức các cuộc họp để chỉ dẫn cho các phóng viên báo giấy và truyền hình, nhằm thanh minh cho tầm quan trọng của lệnh cấm và mối đe doạ mà bản Hiến chương 08 đặt ra.
Văn bản quan trọng cho các chỉ dẫn này là Văn kiện số 24, một bài nói chuyện của ông Hồ Cẩm Đào tại phiên họp toàn thể Đảng Cộng sản từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Mười, năm 2008 tại Bắc Kinh.
“Các cơ quan tuyên truyền của đảng phải hành động rõ ràng và với một ý thức mạnh mẽ về lẽ phải,” ông Hồ Cẩm Đào nói. “Sự ổn định là trách nhiệm quan trọng hơn hết thảy. Không có ổn định, chúng ta sẽ có khả năng không đạt được cái gì và sẽ mất tất cả những gì mà chúng ta đã giành được. Chống lại việc tây phương hóa và chủ nghĩa ly khai là con đường chính trị của đảng và là tư tưởng mà chúng ta phải theo đuổi lâu dài.”
Các quan chức bộ này biện luận rằng, vào lúc bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mùa hè 2008, Trung Quốc đang trải qua một cơn khủng hoảng do mức tăng trưởng chậm lại, tình trạng thất nghiệp và rối loạn xã hội tăng lên. Những ví dụ gần đây là các cuộc đình công bởi tài xế lái xe taxi và các giáo viên trong các thành phố lớn, những cuộc nổi loạn ở Longnan, Gansu làm cho 60 viên chức bị thương, các cuộc biểu tình của công nhân Bắc Kinh và một số lượng ngày càng nhiều những người đâm đơn kiện tụng.
Các tác giả của bản Hiến chương 08 đã chọn lựa thời điểm hành động với sự quan tâm sâu sắc. Chính vào năm 1908 hoàng đế Guanxu trẻ tuổi và một nhóm các nhân vật cải cách đã đệ trình một loạt các cải cách lên Từ Hi Thái Hậu, người đang trị vì Trung Hoa vào lúc đó. Những biện pháp đó bao gồm một sự thay đổi từ chế độ độc đoán sang chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ và bãi bỏ những cơ quan và chức vụ làm việc rất ít nhưng có lãnh lương của chính quyền. Sau 100 ngày, Từ Hi đã ra lệnh bắt giữ hoàng đế và hành hình 6 trong số những nhà lãnh đạo cải cách.
Ngoại trừ năm 1949, tất cả những ngày lễ kỷ niệm rơi vào năm 2009 đều có chung thái độ phản kháng của những người dân bình thường chống lại sự thất bại, tình trạng tham nhũng và hành động tàn bạo của chính quyền Trung Quốc.
Trong khi các cuộc phản kháng năm 1989 là do tự phát, không được tổ chức từ lúc đầu và bộc lộ một sự đa dạng của các nguyên nhân, thì Hiến chương 08 đã được viết ra với sự cẩn trọng và được bàn thảo kỹ lưỡng. Hình mẫu của nó là Hiến chương 77, phong trào được bắt đầu như là một lời thỉnh cầu của các trí thức người Tiệp Khắc (Czechoslovak) vào năm 1977 và đã phát triển thành một phong trào xã hội đã góp một phần quan trọng trong việc lật đổ chủ nghĩa Cộng sản và xây dựng nên xã hội sau đó.
“Tất cả các dạng xung đột trong xã hội đã và đang gia tăng và những nỗi bất bình đang trở thành mạnh mẻ hơn,” bản Hiến chương 08 viết. “Chế độ hiện thời đã trở nên lạc hậu tới mức độ mà sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi.Trung Quốc vẫn còn là cường quốc lớn duy nhất của thế giới vẫn giữ chế độ độc tài xâm phạm nhân quyền. Tình thế nầy nên được thay đổi những cải cách chính trị dân chủ không thể bị trì hoãn lâu hơn được nữa,” bản hiến chương viết.
“Sau khi phải trải qua một thời kỳ dài những thảm hoạ nhân quyền và một cuộc tranh đấu và kháng cự gian nan vất vả, các công dân Trung Quốc đang ngày càng nhận ra rằng tự do, bình đẳng và nhân quyền là những giá trị chung phổ quát và rằng dân chủ, một chính thể cộng hòa hợp hiến là khuôn khổ cơ bản của chính quyền hiện nay.”
Một trong những đòi hỏi làm cho ông Hồ Cẩm Đào và các đồng sự của ông hầu như tức điên lên là lời kêu gọi của bản hiến chương cho một nền cộng hòa liên bang để thay thế cho chính quyền trung ương đã đang tồn tại dưới chế độ của những người Cộng sản.
“Tương lai của Trung Quốc là một quốc gia liên bang,” theo lời ông Yan Jiaqui, một cố vấn cho ông Triệu Tử Dương ** trong những năm 1980 và là một trong những trí thức hàng đầu ủng hộ hành động của sinh viên. Sau cuộc đàn áp tàn bạo, ông đã trốn sang Hoa Kỳ, nơi ông hiện đang sống lưu vong.
“Lời đề nghị cho một hệ thống liên bang này sẽ được chào đón bởi người dân Đài Loan, Đức Dalai Lama và người dân Tây Tạng. Đó là con đường để đạt được nền dân chủ và sự thống nhất trong hòa bình,” ông Yan nói.
Các tác giả của bản hiến chương biện luận rằng chế độ cộng sản độc tài nầy cho phép chút ít kênh thông tin cho dân chúng bày tỏ những bất bình của mình, cho phép bạo lực và phản kháng trên đường phố như là giải pháp thay thế duy nhất.
Một kiến nghị của 56 người Trung Quốc định cư ở nước ngoài ủng hộ cho bản hiến chương đã viết rằng, trong khi những cải cách của 30 năm qua đã đem tới tự do lớn hơn và những sự gia tăng kinh tế rất đáng chú ý, thì hệ thống chính trị độc đoán, sự độc quyền về thông tin và sự kiểm soát hệ thống pháp luật đã và đang làm cho nhiều nhóm trong xã hội không thể phát biểu các quan điểm của họ.
“Tình trạng thiếu vắng sự kiểm soát quyền lực, đang cho phép nạn tham nhũng gia tăng mạnh mẽ, khoảng cách giàu nghèo rộng thêm, những giá trị đạo đức sa sút và môi trường bị hủy hoại. Với tình trạng bất công như vậy, những xung đột trong xã hội trở nên tồi tệ hơn và bạo lực xảy ra thường xuyên. Chúng tôi lo ngại cho tương lai của giống nòi Trung Quốc,” bản kiến nghị viết.
Chính phủ muốn bóp chết hành động phản kháng này từ trong trứng và ngăn chặn không để cho nó nhận được sự ủng hộ trong số các tầng lớp rộng rãi hơn của xã hội – như các trí thức, sinh viên, công nhân và tầng lớp trung lưu.
Nhiều người cho rằng 2009 sẽ là một năm bất an. Các tác giả của bản Hiến chương 08 đã và đang phát cho những ai cần bản hiến chương nầy dùng nó như là một kế hoạch cho hành động phản kháng.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
- Mời xem thêm: Trang 498 – blog basam.tk: Các nhà Hoạt động Nhân quyền của Trung Quốc Cần được Ủng hộ”.
** “Kêu gọi TQ xem lại vụ Thiên An Môn” (BBC).
—————-
Asia Sentinel
——-
Hu Jintao takes personal charge of fight against Charter 08
Written by Mark O’Neill Wednesday, 07 January 2009
Although the Chinese government has reacted severely against the framers of the so-called Charter 08, the most serious intellectual challenge to the Communist Party since the student-led protests of 1989, there is little likelihood that they can snuff out the challenge even though President Hu Jintao has taken personal charge of the campaign.
On December 10, the 60th anniversary of the Universal Declaration of Human Rights, more than 300 Chinese intellectuals and human rights activists published Charter 08, calling for an independent legal system, freedom of association and the end of one-party rule. It is a detailed and carefully drafted document, released at a time when Beijing’s leaders are increasingly worried about threats to stability – the 30 years of prosperity that have led to an unprecedented rise in living standards appear to becoming to a close as the world economy turns down and as protests arise across the country.
The Charter 08 signatories are some of China’s most prominent establishment intellectuals, who have previously not been involved in protest or political activism. They say they intend to continue to publicize it and push for its adoption all the way through October (important because etc).
The date is significant because 2009 is the year of all anniversaries – 20 years after the 1989 student protests that led to the massacre in Tiananmen Square, 50 years after the Tibetan uprising led by the Dalai Lama, 60 years after the creation of Communist China and 90 years after student demonstrations on May 4, 1919 in anger against the government’s weakness at the Treaty of Versailles.
At nearly midnight on November 8, two teams of a dozen police burst into the homes of two of the main authors, Liu Xiaobo and Zhang Zuhua, detaining them and seizing computers, mobile telephones, books, letters and other materials. They remained in Liu’s home until midday on November 9. Liu, 53, a veteran dissident who has been arrested frequently and spent more than three years in a labour camp, has since been held on suspicion of ‘plot ting to overthrow the state’, a charge that could result in a long prison term.
The Ministry of Propaganda (MOP) has enforced a strict ban on any mention of the charter or interviews with the signatories in the domestic media and held briefings for print and television editors, to explain the importance of the ban and the threat which Charter 08 poses.
The principal text at these briefings is Document 24, a speech given by Hu Jintao at a Communist Party Plenum from October 9-12, 2008 in Beijing.
“The propaganda departments of the party must act clearly and with a strong sense of reason,” Hu said. “
Stability is the overriding duty. Without stability, we will be able to achieve nothing and will lose all that we have already achieved. Opposing westernization and separatism is the party’s political line and the thinking we must pursue over the long term.”
Ministry officials argued that, with the onset of the global financial crisis last summer, China is going through a crisis due to slowing growth, rising unemployment and social unrest. Recent examples are strikes by cab drivers and teachers in major cities, riots in Longnan, Gansu that left 60 officials injured, demonstrations by workers in Beijing and a rising number of petitioners.
The authors of Charter 08 picked their moment with great care. It was in 1908 that the young Guanxu emperor and a group of reformers presented a series of reforms to the Empress Dowager Cixi, who then controlled China. They included a change from absolute to constitutional monarchy and democracy and the abolition of official sinecures. After 100 days, Cixi ordered the arrest of the emperor and the execution of six of the reform leaders.
Except for 1949, all of the anniversary dates that occur in 2009 have in common the protest of ordinary people against the failure, corruption and brutality of their government. While those in 1989 were spontaneous, initially disorganized and expressed a variety of causes, Charter 08 was written with care and well argued. Its model is the Charter 77 that started as a petition by Czechoslovak intellectuals in 1977 and grew into a social movement that played an important part in overthrowing Communism and building the society that followed.
“All kinds of social conflicts have built up and feelings of discontent intensified,” reads Charter 08. “The current system has become backward to the point that change cannot be avoided. China remains the only large world power to still retain an authoritarian system that infringes on human rights. The situation must change. Political democratic reforms cannot be delayed any longer,” it said.
“After experiencing a long period of human rights disasters and a tortuous struggle and resistance, Chinese citizens are increasingly recognizing that freedom, equality and human rights are universal common values and that democracy, a republic and constitutionalism are the basic framework of modern governance.”
One of the demands that most infuriates Hu and his colleagues is the charter’s call for a federal republic to replace the highly centralized state that has existed under the Communists.
“China’s future is a federal state,” said Yan Jiaqi, an advisor to Zhao Ziyang in the 1980s and one of the leading intellectuals to support the student movement. After the crackdown, he fled to the United States, where he lives in exile.
“This proposal for a federal system will be welcomed by the people of Taiwan, the Dalai Lama and the people of Tibet. It is the way to achieve democracy and peaceful unification,” Yan said.
The authors of the charter argue that the authoritarian system allows few channels for people to express their grievances, leaving violence and street protest as the only alternative.
A petition by 56 overseas Chinese in support of the charter said that, while the reforms of the last 30 years had brought greater freedom and remarkable economic gains, the authoritarian political system, monopoly of the news and control of the legal system had made it impossible for groups in society to express their views.
“There is lack of supervision of power, allowing corruption to flourish, the wealth gap to widen, moral values to decay and the environment to be destroyed. With such injustice, social conflicts worsen and violence is frequent. We worry for the future of the Chinese race,” it said.
The government wants to nip this protest in the bud and prevent it gathering support among the wider society – intellectuals, students, workers and the middle class. Many expect 2009 to be a year of turbulence. The authors of Charter 08 have given those who need it a blueprint for protest.
Thích bài này:
Thích Đang tải...