BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Đồng Bằng Sông Cửu Long’

12.335. “Định hình tương lai sông Mekong, khi không có gì là chắc chắn ngoại trừ sự thay đổi”

Posted by adminbasam trên 11/04/2017

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

16-3-2017

Tác giả David Brown đang phát biểu tại buổi hội thảo. Nguồn: FB Tuyet-Le Brown.

Đây là bài diễn văn ‘keynote’ để mở màn Hội thảo về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp Bền vững, và Phát triển Kinh tế tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tổ chức ở thủ đô Phnom Penh (còn gọi là Nam Vang) vào ngày 16-18/3/2017 do Đại học Hoàng Gia Phnom Penh và Đại học North Carolina (Mỹ) tổ chức. 

Đồng bằng ngập nước Sông Mê Kông – gọi tắt là ĐBSCL – bao gồm các vùng đất trũng thấp từ thị trấn Kratie (cách Phnom Penh khoảng 200 cây số về phía đông bắc) hướng về phía nam tới 9 cửa sông, kể cả lưu vực hồ Tonle Sap (hay Biển Hồ).

ĐBSCL hết sức màu mỡ và phức tạp về mặt thủy văn. Trong số các bộ phận của ĐBSCL, có một hệ thống đê kỹ thuật cao, bao gồm các con đê cùng các kênh đào và các cống điều tiết dòng chảy và phân phối nguồn nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường | Thẻ: , , , , | 4 Comments »

11.880. Phản hồi tuyên bố: “Thủy điện không khiến dòng Mekong sẽ chết”

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

Viet Ecology Foundation

28-2-2017

Lời giới thiệu: Trong những năm qua Mekong Delta đang chết vì khát, vì mặn và nông ngư dân ngày càng cơ cực vẫn cứ nghèo. Lào ngang nhiên vi phạm Hiệp Định 1995 và thủ tục PNPCA, họ đơn phương xây hai đập (Xayaburi Don Sahong) và sắp ba đập (Pak Beng) thuỷ điện trên dòng chính. Mekong Delta đã mất 50% phù sa vì các đập ở Vân Nam Trung Quốc và sẽ mất thêm 25% nữa từ Lào. Trước cái chết dần mòn của vựa lúa và tôm cá VN, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Lào hưởng ít hơn và tự biến mình thành con nợ dài lâu chịu ơn Trung Quốc vì những dự án thủy điện “made in China” của họ. Mọi nguy hại đổ hết lên lưng dân cư hạ du và có một người Việt tuyên bố: “Thủy điện không khiến dòng Mekong sẽ chết”.

TS Phan du học Belarus ranking dưới cả Hà Nội, học hàm thụ một phần MBA của Open University UK không hơn mấy và làm CEO của Mekong River Secrateriat. Theo tuyên bố “Mekong sẽ không chết” với báo NĐT, ông còn cổ xúy chúng ta phải “hiểu rõ” như thế, Ts Phan này là: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

10.403. KLCM: LẤY MÁU CỦA ĐẤT THÁI LAN CHUYỂN DÒNG LẤY NƯỚC SÔNG MEKONG

Posted by adminbasam trên 11/10/2016

Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long và Uỷ Ban Mekong Việt Nam

11-10-2016

LÀM XANH CAO NGUYÊN ISAAN

Isaan là một vùng châu thổ rộng lớn trên cao nguyên Khorat trong lưu vực Sông Mekong, bao gồm 20 tỉnh đông bắc Thái Lan, chiếm đến 1/3 toàn diện tích 514,000 km2 của Thái với hơn 20 triệu dân cũng chiếm khoảng 1/3 dân số Thái nhưng vẫn còn là một vùng nghèo và khô hạn, cho dù được bao quanh bởi con sông Mekong như một biên giới thiên nhiên giữa Thái – Lào. Do sự toa rập giữa thực dân Pháp và Anh, họ đã cắt một phần đất Lào sát nhập vào Thái từ 1941, do đó cư dân Isaan đa số là người Lào còn được gọi là Thay Isaan, nói cùng ngôn ngữ, chủ yếu sống bằng nghề nông, tơ lụa và chài lưới. Còn phải kể tới một số không ít người Việt sinh sống lâu năm tại đây.

Vào những năm 1960s, để đáp ứng với cường độ chiến tranh gia tăng tại Việt Nam, đã lan rộng ra ba nước Đông Dương và cũng để ngăn chặn Cộng sản xâm nhập vào đất Thái, người Mỹ đã ồ ạt đổ tiền vào phát triển cao nguyên Isaan, mở mang hệ thống xa lộ tối tân, xây 4 phi trường quân sự chiến lược, nơi phát xuất các đoàn máy bay phản lực oanh kích Bắc Việt và cả những đoàn cấp cứu phi công Mỹ bị bắn rơi. Mỹ cũng giúp Thái xây các đập thuỷ điện trên phụ lưu Sông Mekong, nhằm điện khí hoá nông thôn, cải thiện thệ thống dẫn thuỷ khiến mức sản xuất nông sản gia tăng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

9756. NGUYÊN NHÂN NÀO ĐẦU ĐỘC ĐBSCL?

Posted by adminbasam trên 27/08/2016

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

26-8-2016

Đồng bằng Sông Cửu Long bị bức tử. Nguồn: Zing

Đồng bằng Sông Cửu Long bị bức tử. Nguồn: Zing

Tại ai, tại sao mà người nông dân cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng ngày càng lún sâu vào cái vòng tròn: Bón nhiều phân thuốc-thu hút sâu bệnh đến phá hại-phun xịt thuốc trừ sâu rầy-canh tác không đúng quy trình, không nắm thuộc tính cây trồng-cây trồng và đất nguồn nước bị ngộ độc, ô nhiễm làm giảm năng suất-phun xịt thuốc tăng trưởng, kích thích- lại thu hút sâu rầy-lại phun xịt thuốc trừ sâu rầy… Lợi ích có chảy về túi nông dân khi họ ở trong cái vòng lẩn quẩn đó không? Thưa không. Đất này, nước này, hạt giống này, vật nuôi này đã bị ngộ nạn vì đâu?

Từ cây lúa cho đến rau củ quả, gia súc gia cầm hiện nay đều bị ngộ nạn, vì sao nên nổi? Hỏi lại các công ty sân sau chuyên nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật xem mỗi năm lợi nhuận họ đạt được bao nhiêu triệu đô là biết nguyên nhân từ đâu. Dựa trên con số lợi nhuận đó thì rất dễ hiểu được và hình dung ra “quy trình.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

8504. Hạn hán và chủ trương ‘gạo trước nhất’ đẩy nông dân Việt Nam vào chỗ hiểm nghèo

Posted by adminbasam trên 29/05/2016

New York Times

Tác giả: Jan Perlezmay

Dịch giả: Song Phan

28-5-2016

H1Huỳnh Anh Dũng, 34 tuổi, tại trang trại của gia đình ông ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Lúa của ông thất bại trong tháng 2 vì nước mặn. Nguồn: NYT

SÓC TRĂNG, Việt Nam – Khi chồi lúa bắt đầu khô héo trên cánh đồng của bà Lâm Thị Lợi ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, một vùng thường xanh tươi của Việt Nam, bà phải đối mặt với một  lựa chọn khó khăn: để lúa chết trong đất khô hạn, hoặc bơm nước mặn ở sông vào để may ra chúng sống sót. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

8111. Thư gởi Tổng thống Barack Obama

Posted by adminbasam trên 03/05/2016

Viet Ecology Foundation
45272 Omak St.
Fremont, CA 94539

April 27, 2016
Tổng thống Barack Obama
The White House
1600 Pennsylvania Ave.
Washington DC 20500

Về việc: Thông điệp cho Việt Nam

Kính thưa Tổng thống,

Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc.

Khi đến Việt Nam, Tổng thống sẽ chứng kiến một thảm cảnh, hậu quả tổng hợp của biến đổi khí hậu và các công trình nhân tạo vô trách nhiệm hiển hiện rõ ràng. Đó là vùng hạ du sông Mekong, chốn dung thân của sáu mươi lăm triệu dân cư: Ở đó, Biển Hồ Tonle Sap, được UNESCO công nhận là Kho Sinh quyển Quốc tế, chính là trái tim của lưu vực mà nhịp lũ về hồ này có chức năng sinh tử cho hệ sinh thái, vì nhờ nó mà giảm thiểu được lụt lội  vào mùa lũ và bù đắp nước ngọt cho hạ du vào mùa khô. 

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7875. Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong

Posted by adminbasam trên 18/04/2016

Viet Ecology Foundation

Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong – Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực

Phạm Phan Long P.E

Tháng 4-2016

Hội nghị thượng đỉnh Lancang-Mekong Sanya, Hainan, Trung Quốc. Nguồn: internet

Hội nghị thượng đỉnh Lancang-Mekong Sanya, Hainan, Trung Quốc. Nguồn: internet

Sự hình thành tổ chức Hợp tác Langcang Mekong

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã đưa ra sáng kiến đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường đứng ra lập một tổ chức hợp tác phát triển bền vững cho tòan lưu vực Langcang Mekong. Thủ tướng (TT) Trung Quốc đã đồng ý và tuyên bố dự kiến thành lập tổ chức mang tên Lancang Mekong Cooperation (LMC) tại Hội nghị ASEAN thứ 17, Nay Pyi Taw, Miến Điện vào ngày 13, tháng 11, 2014.

Hội nghị cấp bộ trưởng các nước đã họp tại Vân Nam vào ngày 12, tháng 11, 2015 do Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) Vương Nghị và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đồng chủ tọa; ở đó, sáu nước: TQ, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt (CB) và Việt Nam (VN) đã phác họa xong khái niệm đại cương cho tổ chức LMC. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

7874. TÌNH HÌNH THỦY HỌC CỦA SÔNG MEKONG

Posted by adminbasam trên 18/04/2016

Từ ngày 14 tháng 3 đến ngày 18 tháng 4 năm 2016

Nguyễn Minh Quang, P.E.

18-4-2016

H1Trạm thủy học ở hạ lưu vực sông Mekong [MRC]. Nguồn: tác giả cung cấp

Dựa theo dữ kiện đăng tải trên website (http://ffw.mrcmekong.org/) của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), tình hình thủy học (mực nước và lưu lượng) ghi nhận được tại các trạm thủy học của MRC như sau:

1- Ở vùng thượng hạ lưu vực sông Mekong

Trung Hoa dường như đã ngừng xả thêm nước từ đập Cảnh Hồng; do đó, lưu lượng tại các trạm Chiang Saen và Luang Prabang đã trở lại mức bình thường – như lúc chưa xả thêm nước – vào ngày 18 tháng 4.  Lưu lượng tại trạm Chiang Khan cũng bắt đẩu giảm nhanh trong ngày 18 tháng 4. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

7689. Bởi đảng chỉ lối, dẫn đường…

Posted by adminbasam trên 31/03/2016

Người Việt

30-3-2016

Hạn hán khiến hàng triệu người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với đói nghèo. (Hình: Getty Images)

Hạn hán khiến hàng triệu người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với đói nghèo. (Hình: Getty Images)

VIỆT NAM – El Nino đã gây nhiều thiệt hại cho Đông Nam Á từ 2014 đến nay. Riêng tại Việt Nam, bởi có Đảng CSVN chỉ lối, dẫn đường, El Nino trở thành một thảm nạn chưa có hồi kết.

Tin mới nhất từ Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Việt Nam là hạn hán sẽ trở thành “đặc biệt nguy hiểm” trong tháng tới ở cả đồng bằng sông Cửu Long, lẫn khu vực phía Nam miền Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên), khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum).

Theo đó, tình trạng hạn hán và nước biển xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long vốn đã trầm trọng sẽ còn trầm trọng hơn. Hạn hán đã là nguyên nhân khiến nước biển xâm nhập sâu vào đất liền với mức độ gấp đôi bình thường. Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, thành phố thì nay, cả 13 tỉnh, thành phố cùng bị nước mặn xâm nhập. Trong tháng 4, tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều nơi, tuy cách bờ biển hàng trăm cây số nhưng độ mặn trong nước vẫn vượt qua mức 4 gram/lít. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7675. LIỆU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÓ XẢY RA NHỮNG HỆ LỤY NHƯ Ở TÂY NGUYÊN, MƯỜNG NHÉ!?

Posted by adminbasam trên 30/03/2016

Thanh Tôn

29-3-2016

Khi rừng chết, không gian sống của muôn loài và của con người bị thu hẹp, đảo lộn… góp phần tạo nên các biến động kinh tế, chính trị xã hội.

Trong bài viết “Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên” của tác giả Nguyên Ngọc, đăng trên Dân Việt vào ngày 29/03/2016 có viết: “… Tây Nguyên, như ai cũng biết, là nóc nhà của Đông Dương…  Cũng có thể nói, nước của Tiền Giang, Hậu Giang, nước ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau … cũng là nước Tây Nguyên … Và, cũng hoàn toàn có thể nói: rừng, nhân tố giữ nước quan trọng nhất của Tây Nguyên, cũng góp phần quan trọng quyết định đối với sự giàu có hay nghèo kiệt của Nam Bộ nói chung, đặc biệt của vựa lúa Tây Nam Bộ (chứ không chỉ đến Nam Trung Bộ, như lâu nay ta vẫn tưởng)“. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

7671. Hạn hán ở Đồng bằng: phải nghiên cứu kỹ ‘cuộc chiến’ về nước

Posted by adminbasam trên 29/03/2016

Blog VOA

Cao Huy Huân

29-3-2016

Một ngư dân đánh cá trên sông Mekong gần Phnom Penh, Campuchia. Hình minh họa. Nguồn ảnh: AP

Một ngư dân đánh cá trên sông Mekong gần Phnom Penh, Campuchia. Hình minh họa. Nguồn ảnh: AP

Mấy tuần qua câu chuyện hạn hán, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước, nhiễm mặn, hư hại mùa màng tại vựa lúa lớn nhất Việt Nam – đồng bằng sông Cửu Long đang làm nóng các diễn đàn tranh luận. Ngành chức năng dường như vẫn chưa có một giải pháp tức thời nào cho thấy hiệu quả đáng kể. Nhà nước cũng buồn, dân cũng rầu trước những rủi ro mà trước nay đã được cảnh báo từ rất lâu.

Chuyện sông Mekong và biến đổi khí hậu không phải chuyện mới. Chuyện Trung Quốc nằm ở thượng nguồn sông Mekong, Việt Nam ở hạ nguồn – cái thế “nguyền rủa” của địa lý lâu nay đã được báo chí lẫn các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, mổ xẻ rất nhiều. Tuy nhiên cho đến khi vùng đồng bằng nhà mình chịu hạn, chịu thiên tai thì mọi thứ dường như mới thấm thía vào nhận thức của nhà nước lẫn người dân. Có rất nhiều biểu hiện cho thấy Việt Nam nằm trong tâm thế bị động trước vụ hạn hán lần này. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7651. DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI ĐBSCL

Posted by adminbasam trên 28/03/2016

Phương Nguyễn

28-3-2016

Nông dân Kiên Giang khóc ròng trên đồng ruộng hạn hán. Ảnh: báo Nhân Dân

Nông dân Kiên Giang khóc ròng trên đồng ruộng hạn hán. Ảnh: báo Nhân Dân

Nhà nước ta đã công bố hạn mặn năm nay ở ĐBSCL là thiên tai và kêu gọi quốc tế giúp đỡ (giúp đỡ gì đây trời!). Là người dân đồng bằng, tôi biết hiện tượng mặn xâm nhập trong mùa kiệt không phải là mới, mà từ nhiều năm trước nó đã rất nghiêm trọng. Lục lại báo cũ thì quả nhiên có một bài trên báo Tuổi Trẻ, từ tận năm 2004, tình hình cũng tương tự năm nay, chỉ có mức độ thì ít nghiêm trọng hơn!

Tôi cũng tìm được các bài báo viết về hạn mặn vào tháng ba những năm 2010, 2014, 2015, đó là những năm mà hạn mặn tương đối gay gắt:

Đồng bằng sông Cửu Long: Gồng mình chống hạn, mặn   —   Hạn, mặn làm khổ miền Tây   —    Hạn, mặn ngày càng nghiêm trọng tại ĐBSCL (TT).

Vậy câu hỏi đặt ra là “ai” đã làm gì để giải quyết rốt ráo vấn đề hạn mặn đã thấy trước từ 12 năm nay và đã trở thành thường xuyên? Vấn đề lớn này ảnh hưởng nặng nề đến 18 triệu dân đồng bằng và với an ninh lương thực cả nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 2 Comments »

7539. NGHỊCH LÝ VỀ TAI NẠN HẠN HÁN Ở VN

Posted by adminbasam trên 20/03/2016

Nguyễn Đình Cống

20-3-2016

Thời gian qua, liên tiếp nhận thông tin về tai nạn hạn hán ở đồng bằng Nam bộ mà xót xa, uất hận. Ngữa mặt lên trời mà than: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”.

Ai đã từng học môn Địa lý nước VN ở bậc tiểu học đều biết đó là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa, sông ngòi chằng chịt, lượng mưa hàng năm tru ng bình trên 1500 mm, nhân dân cần cù, lại được một Đảng Cộng sản theo Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) lãnh đạo. Mà Đảng tự cho là sáng suốt, là quang vinh, chủ nghĩa được Đảng cho là ưu việt nhất của nhân loại. Thế mà một vùng rộng lớn đang khốn khổ vì tai nạn hạn hán, như vậy có nghịch lý không.

Khi đã thông cảm sự khốn khổ của nông dân VN chịu tai nạn hạn hán thì sẽ vô cùng khó hiểu khi nhìn sang đất nước Israel, một nơi mà 60% lãnh thổ là sa mạc, con sông Jordan với lượng nước chỉ như một con suối nhỏ ở VN, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng 50 mm (bằng 1 phần 30 của VN). Thế mà dân Israel không mấy khi lo đến hạn hán, không thiếu nước trong sinh hoạt, nông nghiệp không thiếu nước tưới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 5 Comments »

7538. TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Posted by adminbasam trên 20/03/2016

Nguyễn Minh Quang, P.E.

20-3-2016

H1

Một con kinh cạn khô nước ở Cà Mau [5]

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles.

PHẦN TÓM TẮT

Tuy chưa là cao điểm của mùa khô 2016, tình trạng hạn hán và xâm nhập của nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên đến mức báo động.  Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đều cho rằng “các hồ chứa thượng lưu” là nguyên nhân “chi phối chủ đạo.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 4 Comments »

7526. Việt Nam tụt hậu, trách nhiệm không nhỏ thuộc về những nhà “khoa học” và “trí thức”

Posted by adminbasam trên 18/03/2016

FB Trương Nhân Tuấn

18-3-2016

Nếu có tầm nhìn thì VN đã không mỗi ngày một tụt hậu như hôm nay. Trách nhiệm là do lãnh đạo, nhưng một phần không nhỏ là do những nhà “khoa học” và “trí thức”.

Một thí dụ đơn giản, Hà Nội, Sài Gòn… cũng như nhiều tỉnh thành khác. Khoảng mười năm trở lại đây, hễ mùa mưa đến là ngập lụt. “Hà Nội mùa này nước cũng như sông”. Sài Gòn cũng vậy, không kém.

Nguyên nhân do trời hay do người? Và đâu là “giải pháp”? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

7525. GÓP LỜI BÀN VỀ THẢM HỌA HẠN HÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Posted by adminbasam trên 18/03/2016

Nguyễn Thái Nguyên

18-3-2016

Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp các tỉnh ĐBCL, dù từ lâu tôi không tham gia gì vào công việc của ngành Nông nghiệp nữa, nhưng nay đọc tin và xem TV thấy cảnh hàng ngàn mẫu lúa của bà con cô bác bị cháy rụi bởi hạn hán và nhiễm phèn và mặn mà lòng tôi vừa thấy xót xa vừa thấy xấu hổ bởi vì tôi và hàng ngàn, hàng vạn cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trên lĩnh vực nông nghiệp đã mắc lỗi, góp phần gây ra thảm họa nặng nề này. Không thể đổ hết lỗi cho El Nino hay cho bọn “cướp nước” Trung Quốc được, mặc dù đó là hai nhân tố khách quan rất lớn.

Thiên nhiên đã ban tặng cho hành tinh chúng ta một nguồn nước khổng lồ, nhưng đáng tiếc, 98% trong số đó (khoảng 1.400 triệu km3) là nước biển mặn. Phần còn lại đã ít lại bị đóng băng lớn trên hai cực Trái đất và một số vùng rộng lớn trên các núi cao ở khắp các lục địa. Tổng nguồn nước nói chung và nguồn nước ngọt sử dụng được nói riêng như một hằng số trong khi dân số trên thế giới gia tăng không ngừng. Với hai tính cách căn bản của con người là tham lam và tàn ác, loài người không chỉ tiêu diệt lẫn nhau qua hàng ngàn cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà còn hủy hoại dần chính môi trường sống của mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7517. Biển Hồ Cạn Nước

Posted by adminbasam trên 18/03/2016

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

17-3-2016

Đồng bằng Sông Cửu Long bị tình đồng chí môi - răng bức tử. Ký họa của Babui75 Mamburao

Đồng bằng Sông Cửu Long bị “tình đồng chí môi – răng” bức tử. Ký họa của Babui75 Mamburao

Khi đơn phương chuyên quyết tiến hành xây chuỗi 8 con đập khổng lồ Vân Nam là Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh môi sinh không tuyên chiến với 5 nước hạ nguồn sông Mekong. Ngô Thế Vinh

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Đinh Hưng đã gửi đến BBC một lời báo động … muộn màng:

“Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công ‘Chưa từng thấy’ làm ‘Đảo lộn cuộc sống’, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải ‘Chạy mặn’ từng ngày. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

7491. Việt Nam ‘cầu cứu’ Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 15/03/2016

VOA

15-3-2016

Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Photo: AFP

Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Photo: AFP

Việt Nam “cầu viện” Trung Quốc xả nước giúp chống hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây, trong khi có ý kiến cho rằng “bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long”.

Chính quyền Hà Nội mới cho biết đã “đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam”.

Các nguồn tin ở Việt Nam cho biết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, và đang gây thiệt hại nặng nề”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Do cái hạn nó quá gay gắt rồi cả hệ thống sông Cửu Long (Mekong) thiếu nước, từ mấy đập của Trung Quốc tới Thái Lan, cho nên nước mặn vào sâu hơn. Lúa dưới đó đã gần chết hết rồi. Cả nhiều năm nay chưa có cái hạn hán nào mà gay gắt như thế”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7453. Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyền sông MeKong

Posted by adminbasam trên 12/03/2016

FB Lang Anh

12-3-2016

Đồng ruộng nứt toác, nước nhiễm mặn ở miền Tây. Ảnh: Zing

Đồng ruộng nứt toác, nước nhiễm mặn ở miền Tây. Ảnh: Zing

Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 – 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

7417. Ngập mặn kiểu nào dân cũng chết!

Posted by adminbasam trên 09/03/2016

FB Trương Nhân Tuấn

9-3-2016

Tôi thấy là GS Xuân chỉ trích chính sách can thiệp của nhà nước theo lối « nuôi cây gì trồng con gì » là hợp lý, nhưng đơn giản hóa vấn đề như vậy là… phản khoa học.

Bởi vì vấn đề « ngập mặn » hiện nay ở miền Nam có nhiều nguyên nhân, chính yếu gồm có : 1/ ngập mặn do biến đổi khí hậu, 2/ ngập mặn do sông Cửu Long cạn dòng, 3/ thiếu nước ngọt do hạn hán (đồng thời sông Cửu long cũng thiếu nước), 4/ hậu quả các công trình thủy lợi thành thủy hại… Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 1 Comment »

7408. Đảng CSVN lãnh đạo đã đưa đất nước đến nguy cơ diệt vong

Posted by adminbasam trên 09/03/2016

FB Trương Nhân Tuấn

9-3-2016

Đến bây giờ, khi nước mặn xâm nhập ngược dòng sông Cửu Long, vào đất liền, nhiều nơi hàng trăm cây số, thì ông X mới bắt đầu gởi “công hàm” yêu cầu các nước ở thượng nguồn xả nước ở những con đập thủy điện nhằm cứu vãn tình trạng.

Vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vì đời sống hàng chục triệu người dân miền Nam bị đe dọa, cũng như nền kinh tế của đất nước có thể bị sụp đổ.

Hành động của nhà nước CSVN đúng là chuyện chờ nước đến chân mới nhảy. Trong khi nhiều người VN đã cảnh báo tình trạng “sông Cửu Long cạn dòng”, vì hậu quả việc xây đập bừa bãi của các quốc gia trên thượng nguồn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

5663. Một kết luận nguy hiểm!

Posted by adminbasam trên 01/11/2015

GS Nguyễn Văn Tuấn

1-11-2015

Đó là kết luận rằng “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mekong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”. Ai viết câu đó? Xin thưa: Ủy ban sông Mekong Việt Nam, và cái uỷ ban này nó nằm ở … Hà Nội, Việt Nam. Do đó, tác giả bài báo này (1) cho rằng đó là một kết luận nguy hiểm. Và, tôi muốn thêm rằng đó cũng là một kết luận thiếu trách nhiệm.

Bấy lâu nay, giới khoa học và môi trường trong và ngoài nước rất quan tâm đến những con đập do Tàu cộng xây ở thượng nguồn. Những con đập vĩ đại này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, vì nước ta ở vùng hạ nguồn sông Mekong. Họ (Tàu) có thể nhận chìm đồng bằng sông Cửu Long, có thể cắt nguồn môi sinh của 19 triệu dân vùng này, và có thể điều tiết theo ý của họ, nếu cần. Tôi không phải là người làm về môi trường mà cũng thấy tác hại của nó trong thực tế mỗi khi về quê. Năm nay không cò mùa nước nổi, nước mặn đã xâm lấn vào sông (quê tôi cách biển hơn 30 km) làm lao đao nông dân. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

5467. MÙA NƯỚC NỔI NƠI ĐBSCL

Posted by adminbasam trên 15/10/2015

NGÔ THẾ VINH

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

15-10-2015

NĂM NAY 2015, KHÔNG CÓ MÙA NƯỚC NỔI

Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng

Dòng sông dài dữ dội bản trường ca

Nguyên Sa

Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với “mùa nước nổi” và “mùa nước giựt”. Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2] Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

5281. Đập thủy điện Don Sahong in đậm dấu tay Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 01/10/2015

Blog VOA

1-10-2015

Ngư dân đánh bắt cá gần đập Don Sahong. (Luke Hunt - VOA).

Ngư dân đánh bắt cá gần đập Don Sahong. (Luke Hunt – VOA).

“Sản xuất lúa gạo ĐBSCL bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm [thay đổi] dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn”. Gs Võ Tòng Xuân, 2013

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH

QUỐC HỘI LÀO BẬT ĐÈN XANH

Theo tạp chí The Diplomat  [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ – Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

5104. Đến lúc ‘nước tắm cũng không còn, đừng nói lũ’

Posted by adminbasam trên 16/09/2015

TuanVietNam

Trần Văn Tuấn

16-9-2015

“Nếu các bạn quan tâm đến những gì các nước trên thượng lưu đang làm đối với sông Mekong, thì khoảng chục năm nữa chúng ta muốn có nước tắm đã khó chứ đừng nói đến “nước chìm, nước nổi” 

LTS: Đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ Lào đã chính thức thông qua dự án thủy điện gây tranh cãi Don Sahong trên sông Mekong, đoạn chảy qua nước này. Có nghĩa rằng vùng hạ lưu Mekong như Đồng bằng sông Cửu Long của VN sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi giới thiệu bài viết của chuyên gia phát triển Trần Văn Tuấn. 

‘Bình ắc quy’ đã phớt lờ mọi cảnh báo

Trong một hội nghị gần đây, bàn về các giải pháp “sống chung với lũ” cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi, một đại biểu đã nhận định: “nếu các bạn quan tâm đến những gì các nước trên thượng lưu đang làm đối với sông Mekong, tôi đoán rằng chỉ khoảng chục năm nữa chúng ta muốn có nước tắm đã là khó rồi chứ đừng nói chi đến “nước chìm, nước nổi”! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Môi trường, Trung Quốc | Thẻ: | 3 Comments »

2505. Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (4)

Posted by adminbasam trên 09/04/2014

Đảng Xanh

Nếu như khẳng định của loạt bài này là đúng, thì còn có nỗi bất hạnh thêm cho ngót 18 triệu dân Đồng bằng Sông Cửu Long, thiệt hại thêm cho cả nước, và khó gỡ hơn là ở chỗ “sai lầm vĩ đại” này lại gắn liền với tên tuổi tượng đài số 1 của “Đổi mới” – cố TT Võ Văn Kiệt.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | 1 Comment »

2501. Nói rõ thêm về hai vùng mặn –ngọt, đê biển, đê bao… ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Posted by adminbasam trên 08/04/2014

Lê Phú Khải

Trong bài “Đê bao Đồng Bằng Sông Cửu Long không sai lầm “ vĩ đại” ….”, tôi chỉ muốn phản biệt bài viết của tác giả Đảng Xanh trên mạng Anh Ba Sàm ngày 23/03/2014 mà thôi. Những vẫn đề liên quan đến đê bao như vùng mặn, vùng ngọt, đê biển… trong sự vận động của sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long suốt gần 40 năm qua là đề tài lớn cho những cuốn sách, những luận án tiến sỹ khoa học… nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một bài báo. Vì vậy trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói thêm về vùng mặn vùng ngọt, đê bao, đê biển…một cách thật ngắn gọn… để độc giả trong và ngoài nước có khái niệm về những vấn đề này của một miền đất nước vô cùng phong phú, tươi đẹp của đất nước là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cũng cần phải nói thêm, nếu dân số nước ta cứ là 25 triệu như 1945 thì chẳng cần phải làm gì cả với ĐBSCL như tác giả Đào Văn Tùng đã viết trong bài “Thực trạng đê bao’’ trên mạng Bauxite vừa qua.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

2497. Từ thoát lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề

Posted by adminbasam trên 07/04/2014

Kinh tế biển

Thứ bảy, 29 Tháng 3 2014 17:31

Doãn Mạnh Dũng

Trên các trang mạng thông tin đang có những tranh luận gay gắt về lũ và đê bao ĐBSCL. Bài viết của ông Lê Phú Khải với tựa đề “ ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM ” .Bài viết trên chống lại bài viết với tựa đề “Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại” . Để có sự đánh giá tòan diện về ĐBSCL, có lẻ cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu trên nhiều khía cạnh hơn , đặc biệt những quy luật thiên nhiên riêng biệt chỉ có ở ĐBSCL. Việc đưa ra một giải pháp nào với thiên nhiên đều phải chịu những tác động phụ. Giải pháp chỉ tối ưu khi giải pháp tuân theo quy luật của tự nhiên và xã hội.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

2496. Thực trạng đê bao, bờ bao, đường xá… ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Posted by adminbasam trên 07/04/2014

Bauxite Việt Nam

Đào Văn Tùng (Thiện Tùng)

Sau khi đọc các bài viết của Doãn Mạnh Dũng, Đảng Xanh, Tô văn Trường, Lê Phú Khải trên trang Anh Ba Sàm nói về lũ và đê bao… ở ĐBSCL, là người được sinh ra và sống ở ĐBSCL hơn 70 năm, tôi tôn trọng việc khen chê cùa 4 tác giả vừa kể, chỉ ghi lại “trình làng” những gì tai nghe mắt thấy theo cảm nghĩ chủ quan của mình.

Thiên nhiên đãi đất cho mọi người, ưu tiên đãi phù sa cho dân ĐBSCL. Sẽ là một thiếu sót khi nói về ĐBSCL mà không đề cập đến lũ và phù sa.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

2480. Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2)

Posted by News trên 01/04/2014

Đảng Xanh

Cũng như phần đầu, phần 2 này tiếp tục cung cấp cho độc giả nhiều bài viết tập trung làm rõ hậu quả to lớn, lâu dài, ảnh hưởng đến nhiều mặt từ hệ thống “bê bao”, làm lúa vụ 3. Đó chính là những thực tế sống động, khách quan trong suốt 10 năm qua.

Người viết chỉ là kẻ chủ yếu tiếp thu những thông tin, kiến thức đó, tập hợp lại để tiện cho độc giả theo dõi. Ngoài khẳng định mạnh dạn như tựa đề và phần đầu, bài này chỉ đưa thêm vài gợi ý mà các bài báo được dẫn ra có thể chưa nói đến.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | 1 Comment »

2479. Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao

Posted by News trên 01/04/2014

Tô Văn Trường

Tôi đọc bài viết “Đê bao đồng bằng sông Cửu Long không sai lầm vĩ đại như tác giả đảng xanh đã phán” của nhà báo Lê Phú Khải. Ông là nhà báo, nhà văn lăn lộn nhiều năm với thực tế, có nguồn tư liệu rất phong phú để viết những cuốn sách và bài báo về con người và cuộc sống của người dân Nam bộ.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 10 Comments »

2475. Trao đổi với tác giả Doãn Mạnh Dũng về bài viết “Từ thoát lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề” trên trang mạng Anh Ba Sàm 30-03-2014

Posted by News trên 31/03/2014

Lê Phú Khải

Đọc kỹ bài viết của kỹ sư Doãn Mạnh Dũng với bài viết kể trên, tôi đoán ông là một nhà khoa học đang định cư ở nước ngoài có tâm huyết với các vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước nên đã có những nghiên cứu, đề xuất rất sâu sắc về vấn đề thuỷ lợi ở vùng Đồng bằng SCL, một vùng trọng điểm nông nghiệp của đất nước.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

2467. Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng

Posted by News trên 29/03/2014

Đảng Xanh

Trong bài viết trước “Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại, hai chữ “sai lầm” thực ra chưa được … chuẩn cho lắm, bởi vì trên thực tế ở đất nước Việt Nam này, “từ khi có đảng”, luôn luôn có một mối mâu thuẫn to lớn nhất về lợi ích giữa của tuyệt đại đa số người dân với của đảng cầm quyền độc tôn, nên một khi “sai” với Dân thì lại có thể thành “đúng” cho Đảng.

Bài viết này bàn về một số “sai lầm” lớn nhỏ, có thể đã được Đảng CSVN chính thức thừa nhận hoặc có thể chưa, nhưng trong sâu thẳm lại chính là những “đúng đắn” của Đảng mà hầu như chưa được bàn tới cho nó đỡ cái … “oan” cho Đảng.

Đọc tiếp »

Posted in Môi trường, Tham nhũng, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 1 Comment »

2464. ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐàPHÁN!

Posted by News trên 28/03/2014

Lê Phú Khải (*)

Sau 20 năm khai thác có hiệu quả, đến mùa lũ năm 1995 Đồng Bằng Sông Cửu Long bộc lộ nhiều mâu thuẫn cần phải được giải quyết. Một trong những mâu thuẫn lớn nhất đó là: Với một vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm lớn nhất nước, có tiềm năng toàn diện về sản xuất nông sản hàng hóa, nhưng trình độ phát triển có nhiều mặt lại thua kém các vùng khác trong cả nước. Đặc biệt về cơ sở hạ tầng có liên quan đến sản xuất và đời sống của hơn 16 triệu nhân dân trong vùng. Hàng năm, một vùng rộng lớn 2 triệu héc ta, chiếm 50% diện tích ở ĐBSCL bị ngập lụt do lũ sông Mê Không tràn về. Ở vùng ven biển, những năm mưa ít, mặn lấn sâu lên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Cỏ ảnh hưởng rất xấu đến dân sinh ..v..vv

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: