Tứ trụ (từ trái sang): ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: internet
Mấy hôm nay tình hình ở Đồng Tâm nóng ran. Qua báo mạng lề trái gần như toàn dân đều đã biết. Thế nhưng mấy trăm nguồn thông tin lề đảng còn im lặng. Liệu các vị trong tứ trụ đã được báo cáo như thế nào, đã nắm được tình hình đến đâu. Nghe nói ông chủ tịch Hà Nội đã hẹn đến gặp dân vào ngày 18/4, nhưng rồi không đi được.
Trước đây (và chắc sau này cũng vậy), khi các vị lãnh đạo, từ ủy viên Bộ chính trị trở lên, làm được việc gì là lạ thì báo chí thi nhau đưa tin, người đọc không cần tinh ý lắm cũng thấy được ý đồ tâng bốc. Xin nêu vài dẫn chứng: Đinh La Thăng đu dây xuống chỗ chiếc xe bị tai nạn trên đường dốc xuống của Sapa, hoặc dọn rác ở Sài Gòn; Chị Kim ngân đổ thức ăn cho ao cá Bác Hồ, Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào tại Sài Gòn, yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra vụ 2 nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài hoặc đi kiểm tra an toàn thực phẩm ngoài chợ v.v…và v.v…Đọc tiếp »
FB Lương Ngọc Huỳnh: “ĐIỀU LẠ ĐANG DIỄN RA. 12h Đêm Toàn bộ xã Đồng Tâm đã bị cúp điện! Dân đang đánh kẻng báo động. – 0h5 Phút dân làng nổ máy phát điện sáng choang mọi ngõ nghách. – 0h9p tự nhiên lại có điện. Và bây giờ nhà nước lại cho điện dân làng lại có điện. Làm gì đây?! Các em bé mong mỏi chính quyền và họ về trong đêm ư?”
Hình ảnh vụ đối mặt giữa dân và công an tại Đồng Tâm. Ảnh chụp từ một video clip.
Tuy sự kiện Đồng Tâm vẫn chưa ngã ngũ nhưng xét về mặt chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang đi từ thất bại này đến thất bại khác…
Bởi bất tín nên bất tin
Thất bại đầu tiên là dù có một núi qui định và một chuỗi cơ quan đảm trách vai trò tiếp nhận – giải quyết các khiếu nại – tố cáo, trải đều từ địa phương đến trung ương nhưng dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vẫn rào làng, bắt giữ 38 người, vừa cảnh sát cơ động, vừa công an, viên chức địa phương làm con tin,… đòi phải giải quyết minh bạch các khiếu nại – tố cáo của họ. Điều đó cho thấy, tất cả những cơ quan vừa kể hoạt động không hiệu quả.
Cụ Lê Đình Kình, giải thích cho công an về tình hình đất đai ở Đồng Tâm. Ảnh chụp từ clip tháng 3/2017.
Trên văn bản, người dân Đồng Tâm bị coi là những người “chiếm đất quân sự”, đang “sử dụng đất quốc phòng tại sân bay Miếu Môn” (Thông báo 162/TB-UBND, ngày 16-5-2016). Rồi, hôm qua, 18-4-2017 – báo chí lạnh lùng coi họ là những người “gây rối trật tự công cộng”.
Nhưng, trên đất có dân. Dân không phải là những con số khô khốc xuất hiện trong các văn bản. Hầu hết người dân thuộc 14 hộ có đất bị lấy giao cho Viettel này đã sống ở Đồng Tâm lâu đời. Kể cả thời bị đưa vào hợp tác xã, họ vẫn liên tục an cư, canh tác trên mảnh đất ấy cho đến khi Viettel cắm bảng gọi đó là “khu đất quân sự”.
Dù ngày 14-4-1980, Phó thủ tướng Đỗ Mười ký quyết định 113/TTg “duyệt cấp cho Bộ Quốc phòng (BQP) 208 hecta thuộc xã Trần Phú, Nông trường Lương Mỹ”, xây dựng đợt I sân bay Miếu Môn. Nhưng, từ đó đến nay, chẳng có cái sân bay nào được xây ở đây cả. Cho tới trước khi có “Dự án”, BQP “chưa hề thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ đang sử dụng đất” ở đó và cho tới ngày 1-12-2014, cả BQP lẫn tỉnh Hà Sơn Bình trước đây, lẫn Hà Tây và Hà Nội về sau, “chưa có văn bản nào xác định ranh giới khu đất này”.Đọc tiếp »
“Nếu hôm ấy, tôi đi thẳng về Hà Nội sau khi được thả ra, tôi sẽ vĩnh viễn chỉ nhìn thấy một nửa bức tranh. Và đó là nửa tối ám, đầy những ánh mắt long lên vì giận dữ, đầy cảm xúc tiêu cực. Nhưng tôi đã quay lại, và chủ động đối thoại, để may mắn được nhìn thấy sự hồn hậu và nỗi khát khao được bày tỏ trong chính những gương mặt ấy”.
Đồng Tâm, Mỹ Đức ngày 16-4-2017. Ảnh chụp từ clip.
3 tiếng mất liên lạc với toà soạn khi về Mỹ Đức khiến nhiều người lo lắng, chuyện gì đã xảy ra với tôi.
Cho tới sáng 16/4, mọi cánh cửa thông tin về xã Mỹ Đức chỉ le lói một vài tia yếu ớt. Câu chuyện mà ai cũng có thể truyền tai nhau là chiều 15/4, một đoàn cảnh sát gồm cả cơ động, công an, cán bộ huyện đã xảy ra xô xát với hàng ngàn người dân, sau hoạt động bắt người theo quyết định khởi tố đã có từ trước đó hơn một tháng. Hàng chục cảnh sát, công an, cán bộ huyện đã bị dân giữ lại tại nhà văn hoá thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Tôi và một phóng viên nam lên đường tới Mỹ Đức với một sự thôi thúc phải tìm ra câu chuyện gì thực sự đang diễn ra.
Tôi không bàn về việc người dân xã Đồng Tâm đúng hay sai, chính quyền huyện Mỹ Đức sai hay đúng trong câu chuyện đang xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Bởi, đúng sai ra sao tự mỗi chúng ta đều có nhìn nhận của riêng mình. Và, dẫu người ta có nói về nó một cách tròn trịa hay méo mó, thì cho đến cuối cùng, mọi chuyện đều bị người đời phán xét.
Chỉ là, tôi thấy xót xa cho những thân phận người nông dân Đồng Tâm hôm nay, giống như các anh chị đã từng xót xa cho Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cho những người nông dân ở Đắk Nông hôm nào. Dù được bao bọc bởi những mĩ từ để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, để làm dự án này, xây nhà máy kia, thì suy cho cùng vẫn là một nhóm người lấy được đất bằng mọi thủ đoạn sẽ thu về những khoản lợi kếch sù, còn người dân mất đi tư liệu sản xuất có nguy cơ bị bần cùng hoá.
Như báo chí đã đưa tin, chiều 15 – 4, gần 30 người của chính quyền, trong đó có cả những viên cảnh sát cơ động, đã bị dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN) bắt nhốt tại “nhà văn hóa” xã. Mục đích việc làm này của dân chúng là đòi chính quyền phải trả tự do cho những người bà con của họ đã bị chính quyền câu lưu trước đó vì hành động được gọi là “vi phạm đất đai”.
Một câu hỏi lớn được đặt ra: Vì sao những công an viên này lại để cho dân “bắt” được họ? Phải chăng vì họ không đủ năng lực và phương tiện để đè bẹp lực lượng quần chúng không có vũ khí trong tay, hay chí ít là thoát khỏi bàn tay của những người dân này?
Muốn trả lời câu hỏi này thì phải nghĩ đến những câu hỏi khác. Giả dụ viên chỉ huy của đội cảnh sát cơ động (nghe nói là trung đoàn?) ra lệnh xả súng vào đám dân hoặc không nổ súng nhưng dùng báng súng, lưỡi lê hoặc dùi cui đánh tới tấp vào đám dân dám chống lại mình, còn các chiến sỹ công an thì nhất loạt tuân lệnh, thì liệu đám dân đó có bắt nổi một công an viên nào không?Đọc tiếp »
Một trong những CSCĐ tên Tuấn, biệt danh Tuấn Saker, đã đăng ảnh này trên FB của mình, có câu: “sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…” Hiện Facebooker này đã biến mất.
Trong một status trên facebook của một cảnh sát cơ động có dòng “sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…” với giọng điệu hí hửng, như thể gà chuẩn bị vào sới đá với đầy đủ độ hăng của nó. Nhưng đây là status viết trước khi đến Mỹ Đức của một cảnh sát cơ động, điều này gây nên bão phẫn nộ. Và đương nhiên nhiều lời nguyền rủa ném lên chủ nhân của status này. Riêng tôi, tôi xin nói lời cảm thông và kêu gọi bà con nhân dân hãy cảm thông, hãy thương lấy con em mình để cùng tìm ra căn để của sự việc. Bởi lẽ, những cảnh sát cơ động (113) đều là nạn nhân thảm hại của chế độ. Và nếu có sự thông cảm giữa nhân dân với họ, cũng như có sự phản tỉnh của các cảnh sát cơ động, tôi tin là cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn!
Vì sao tôi dám tin rằng cảnh sát cơ động có thể thay đổi? Vì hai lý do: Cảnh sát cơ động chỉ là con gà chọi để nhà cầm quyền mang đi đá độ và trong một số tình huống, họ bị đối xử tệ hơn cả chó nghiệp vụ; Vì họ mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan, cần có người giúp đỡ.
Những viên CSCĐ đã bị dân Đồng Tâm bắt giam. Ảnh: Facebook
Vài ngày nay, thông tin qua mạng xã hội nóng lên bởi sự việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội. Những người nông dân giữ đất đã đồng tâm bắt hàng chục chiến sĩ cảnh sát cơ động nhốt lại, đòi nhà cầm quyền thả những người và đáp ứng các yêu sách của mình.
Có lẽ trong lịch sử cầm quyền của Cộng sản tại Việt Nam, trừ thời gian chiến tranh, còn lại khi đã cướp được chính quyền và thâu tóm được quyền lực về tay mình đến nay thì đây là lần đầu tiên, người Cộng sản Việt Nam gặp phải trường hợp một đoàn công an đông đúc với đủ loại trang thiết bị bị bắt giữ bởi người dân như vụ này.
Đã gần 3 ngày trôi qua, những thông tin ít ỏi về vụ việc vẫn tạo sự nóng bỏng trên mạng xã hội. Hơn thế, việc báo chí im thin thít rồi chờ đợi để copy lại vài dòng tin từ Công an một cách sợ hãi, dè dặt… đủ nói lên sự lúng túng và sợ hãi từ nhà cầm quyền.Đọc tiếp »
Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4. FB Thai Van Duong
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.
Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.
Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị “cấp trung đội” là lần đầu tiên.
“Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền.”Đọc tiếp »
Người dân Đồng Tâm ngăn không cho chính quyền lấy đất. Ảnh chụp từ clip
Có tới tận nơi mới cảm nhận được sức nóng của sự việc…
Sáng hôm nay, tôi cùng Luật sư Trần Vũ Hải (Vu Hai Tran) và Lê Văn Luân (Luân Lê) cùng về Đồng Tâm để tiếp xúc với người dân.
Con đường chính vào làng đã bị chặn từ xa. Xe của chúng tôi được một tốp cảnh sát giao thông chặn tại ngã ba Phúc Lâm và thông báo “Đường phía trước đang sửa chữa nên các anh không đi được”.
Chờ khoảng nửa tiếng và liên lạc nhiều lần, chúng tôi được một người dân dẫn đường đi vào con đường tắt qua cánh đồng lúa xanh ngắt. Sau khi anh ấy đã kiểm tra và tin chắc rằng, chúng tôi chính là những người mà anh ấy cần gặp.
FB Lương Ngọc Huỳnh: “BẢN TIN ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC. Tôi thực sự lo lắng và có thể sẽ hết thuốc chữa cho câu chuyện này! Tôi quá buồn! Tôi đã làm hết sức mình, và ngửi thấy mùi máu rồi mà không thể cản nổi sự ngu si của con người thì đành chịu bótay.com! Tôi thực sự sợ hãi cách làm việc đầu bã đậu này rồi! Mọi người bò đen hãy nhớ rằng đây là Việt Nam chứ không phải China đâu! Ngu vừa vừa thôi!” Bổ sung lúc 23h38′, ngày 17-4-2017.
FB Chú Tễu: “Tin mới nhất về tình hình điểm nóng Đồng Tâm: 1- Phía Công an HN đã thả toàn bộ 15 người dân. 2- Phía DÂN đã thả 15 lính cơ động. 3- Cụ KỈnh bị rạn xương hông. Ngày mai phẫu thuật tại một bệnh viện ở HN“.
FB Hoàng Dũng: “Nhà cầm quyền đã trả tự do cho những người dân #DongTam bị bắt giữ như là 1 bước nhượng bộ. Cụ Kình bị đánh rạn xương và đang ở lại làm việc với ông Chung & Viettel như tin đã loan trên mạng trước đó. Ngày mai ông Chung sẽ về #MyDuc gặp dân. Chờ xem mọi chuyện sẽ được gỡ như thế nào“.
Trong video, cụ ông tên Kình giải thích về tranh chấp khiếu kiện tại xã Đồng Tâm. Ảnh chụp từ clip
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi qua điện thoại “khoảng một tiếng đồng hồ” với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nơi đang bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ.
Luật sư Trần Vũ Hải, đang có mặt tại địa phương, cho BBC biết ông gọi điện cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm 17/4.
“Sau khi nối máy với ông Chung, tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ,” ông Hải cho BBC biết.
“Ông Chung nói với người dân khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm.”
Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai.Đọc tiếp »
Người dân chỉ tin cụ Kình (tóc bạc). Cụ đang nói chuyện với công an và người dân. Ảnh chụp từ clip ngày 10-3-2017.
Năm 1980 nhà nước sử dụng đất Đồng Tâm làm sân bay quốc phòng. Theo người dân ở đây nói rằng, lúc bấy giờ nhà nước lấy cột mốc 29 làm địa giới cho sân bay.
Nhưng sau đó Huyện và Xã đã lấy thêm đất của dân để cho thuê vào những mục đích khác mà báo Vietnamnet đã đề cập đến vấn đề này từ năm 2014. Cũng từ đây người dân và chính quyền địa phương luôn mâu thuẫn và đã có nhiều lần người dân đi kiện các quan chức địa phương.
Ông Lê Đình Kình là người đại diện cho dân nói lên tiếng nói của mình. Năm nay ông đã 82 tuổi và có 60 năm tuổi đảng.
Gần đây có thông tin rằng Viettel đã thuê đất địa phương với số tiền khá lớn, nhưng địa phương lại không minh bạch trong chuyện này…?!
Những cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí sẵn sàng đi đàn áp dân Đồng Tâm. Nguồn: Facebook.
Vụ Văn Giang cũng như vụ Đồng Tâm, chính quyền câu kết với doanh nghiệp lấy đấy nông nghiệp của dân một cách bất hợp pháp. Dân chống lại vậy là thành tội “chống người thi hành công vụ”.
Khi chính quyền, kẻ nắm luật pháp nhưng sẵn sàng chà đạp lên luật pháp để làm điều sai trái và đẩy người dân đến bước đường cùng thì xung đột chắc chắn sẽ xảy ra nhưng người dân sẽ là bên luôn chịu thiệt thòi.
Phải chăng từ “chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” là đúng. Tôi cho là không, bởi nếu chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh thì cuộc sống này là một nơi chẳng đáng sống. Kẻ mạnh nhưng là kẻ cướp, kẻ làm điều sai trái cần phải bị trừng phạt. Nếu chân lý thuộc về kẻ mạnh thì TQ đã tung tăng khắp biển Đông và coi đấy là cái ao nhà của chúng, tất nhiên nỗi buồn của chúng ta là chúng đã phần nào làm được điều ấy. Đọc tiếp »
Giải quyết khủng hoảng ở Đồng Tâm cần lãnh đạo có uy tín cá nhân để người dân có thể đặt niềm tin.
Tiếc thay, cách thức vận hành quyền lực ở Việt Nam hiện nay không thể tạo ra một kiểu lãnh đạo như vậy.
Nhận định này không phải đơn thuần dựa trên quan sát các dữ kiện lịch sử, mà quan trọng hơn, căn cứ vào nguyên tắc tổ chức quan trọng bậc nhất của mô hình đảng leninist: Tập trung dân chủ.
Theo đó, bất kì đảng viên nào cũng không được nói hay làm trái nghị quyết – tức là quyết định của tập thể cấp uỷ đảng của mình. Bằng không sẽ bị buộc rời bỏ hàng ngũ với kết cục không thể tồi tệ hơn. Đảng viên quèn cấp thôn hay Uỷ viên Bộ Chính trị đầy quyền lực như Trần Xuân Bách thì cũng không khác nhau một khi đã nói và làm trái nghị quyết.
Khi vào để gặp gỡ bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để trao đổi và làm việc, ngay từ xa đã có rất đông lực lượng công an, cảnh sát, từ thường phục đến cảnh phục canh gác cẩn mật. Chúng tôi vào được cổng làng dưới sự dẫn dắt của người dân nơi đây. Về hiện trạng thì không có gì xáo trộn bên trong mà mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.
Phải rất khó khăn để có thể trao đổi trực tiếp với những người dân vì “chúng tôi bị lừa nhiều rồi”. Chúng tôi cần những người làm trước nói sau chứ không thể nói trước làm sau. Họ không còn niềm tin vào ai để có thể làm việc, ngay cả việc thông tin lẫn đàm phán đều rất khó khăn và bị ngờ vực.
Tuy nhiên, qua trao đổi thẳng thắn và cởi mở, những người dân có tiếng nói trong xã Đồng Tâm đều có những thái độ đúng mực và sẵn sàng đối thoại để giải quyết vấn đề đang gây bức xúc cho chính họ.
Người dân Mỹ Đức đối đầu với công an. Ảnh chụp từ một video clip.
Câu hỏi này cho phía nhà cầm quyền hành xử thế nào trước việc người dân bị tước tài sản và công ăn việc làm, quay sang chống đối.
Trước tôi đã viết bài “VÁN CỜ WIN – WIN” thuyết phục nhà cầm quyền nên đàm phán với dân khi vụ việc người dân huyện Lộc Hà kéo lên UBND Lộc Hà đòi tiên bồi thường thiệt hại do Formosa và việc đối chất việc cho công an đánh, chém dân đêm trước. Nhưng ngay sau đó lãnh đạo Hà Tĩnh đã đưa vụ việc ra khỏi tố và vu khống người dân huyện Lộc Hà. Tôi cũng đã phải thốt lên: Nhà cầm quyền này quyết cưa bom kích nổ.
Ba ngày hôm nay nóng ở Đồng Tâm – Mỹ Đức khi bà con bị cưỡng chế đất và bị đánh đập gần chết 1 người, bắt đi 4 người thì toàn bộ dân Đồng Tâm – Mỹ Đức đã lên đến đỉnh điểm của sự phẫn uất. Họ đã bắt nhốt hơn 20 người CSCĐ được điều xuống với lệnh đàn áp người dân. Cho đến bây giờ, theo con số chưa kiểm chứng là người dân bắt gần 40 người CSCĐ và an ninh mặc thường phục.Đọc tiếp »
Cụ Kỉnh (tóc bạc) đang nói chuyện với công an và người dân. Ảnh chụp từ clip ngày 10-3-2017.
Những người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nói với chúng tôi rằng, họ mất hết niềm tin vào chính quyền xã và huyện. Họ đề nghị cụ Kỉnh (người đang bị bắt) và chủ tịch Chung về nói chuyện với bà con, và chủ tịch Chung đón hơn ba mươi cán bộ về.
Chủ tịch Chung nói đang làm việc với cụ Kỉnh, và Viettel và cụ Kỉnh cần được chăm sóc sức khoẻ. Còn những người dân khác sẽ được trả về xã trong một giờ nữa, còn những người làm sai sẽ xử lý nghiêm, quyền lợi của bà con sẽ được chủ tịch thành phố trực tiếp quan tâm và giải quyết.
Cụ Kỉnh nói cụ ở lại trên thành phố để làm việc với chủ tịch Chung và lãnh đạo Viettel. Nhưng người dân vẫn không tin, vì họ nói đã bị lừa nhiều lần. Họ rất bức xúc việc VTV đã đưa tin không chính xác và khách quan về thực tế ở đây. Họ muốn chứng kiến trực tiếp cụ Kỉnh về xã cùng Chủ tịch Chung để nói trước mặt đông đảo bà con.
Người dân Mỹ Đức đối đầu với công an đêm qua. Ảnh chụp từ một video clip.
Báo Việt giữ “quyền im lặng” về vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, có thể khốc liệt gấp hàng chục lần vụ Đoàn Văn Vươn mấy năm trước!
Vì vậy mạng xã hội đã chiếm vai trò thông tin thay báo chí, dù có thể hỗn loạn và chưa chính xác!
Chủ tịch Hà nội vừa trao đổi qua điện thoại với tôi. Tôi nói rằng hôm qua, thông qua giới thiệu, một số bà con Mỹ Đức đã liên hệ với một số luật sư, trong đó có tôi. Nhưng do tôi trên máy bay khi đó, nên có thể họ không liên lạc được. Họ đã liên lạc với luật sư Hà Huy Sơn, và được luật sư Sơn khuyên để các chiến sĩ cơ động ra khỏi khu vực.
Cụ Kình đối thoại với đại diện quân đội về vấn đề đất đai ở Mỹ Đức. Ảnh chụp từ clip.
Một người quen của mình là dân làng Mỹ Đức vừa báo ra một số thông tin như sau:
– Cụ ông trong clip 15′ thuật lại toàn cảnh tranh chấp đất đai ở Mỹ Đức là cụ Kình, đã hơn 80 tuổi – một trong những người dẫn dắt cuộc tranh đấu của bà con suốt thời gian dài. Clip có vẻ được quay cách đây một tháng khi Viettel cử đại diện đến làm việc với dân làng.
– Sáng 15/4 chính quyền đến mời cụ cùng vài người khác ra xem mốc giới, dân làng muốn đi theo hộ tống nhưng chính quyền bảo đông người không làm được việc. Vậy nên chỉ 10 người đi gồm cả cụ Kình; ra tới nơi tất cả bị bắt ngay. Dân làng phát hiện đuổi theo thì bị xịt hơi cay, có thêm 5 người nữa bị bắt giữ và một người bị đánh trọng thương. Đọc tiếp »
Hôm nay trên các tuyến đường đi về Mỹ Đức, các chốt CSGT được giăng dày đặc để kiểm tra tất cả các phương tiện đi về hướng “chảo lửa” #ĐồngTâm. Anh em tôi đã vượt qua các trạm chốt nóng một cách ngoạn mục. (Phải công nhận tay lái lụa Lã Dũng quá xuất sắc)
Bắt đầu cảm giác NÓNG dần qua từng đoạn đường.
Chúng tôi chỉ có thể tiếp cận với bà con ở vòng ngoài cùng ngay tại đầu ngõ vào xã Đồng Tâm. Tất cả đường vào đều bị chặn và kiểm tra nghiêm ngặt sự ra vào của từng người, đặc biệt là người lạ mặt. Bà con giải thích với thái độ rất ôn hoà nhưng khi nhận thấy sự bất hợp tác hay có ý gây rối của các đối tượng lạ mặt là ngay lập tức sẽ bị ăn đòn cảnh cáo. Đọc tiếp »
Những CSCĐ bị dân bắt, hiện vẫn còn ở trong tay người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức. Ảnh: FB
Đọc được thông tin trên FB nói về việc người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đã tấn công lực lượng cảnh sát, khống chế và giam giữ mấy chục CSCĐ vì bức xúc việc trước đó họ bị giải toả đất đai không đúng luật và những người khiếu kiện bị đánh trọng thương, tôi đã thấy lo ngại vô cùng.
Lo ngại vì sự phổ biến tình trạng người dân đã mạo hiểm sinh mệnh pháp lý và có thể là tính mạng đối đầu với chính quyền để bảo vệ đất đai của mình. Họ đã không còn muốn dựa trên luật pháp để giải quyết các mâu thuẫn đất đai vì thiếu lòng tin vào công lý.
Rùng mình hơn nữa là rất nhiều kẻ – không biết từ phía nào hô hào trừng trị, thậm chí giết, đốt sống những CSCĐ mà họ đã bắt làm con tin. Dù đúng sai, họ cũng chỉ là những người lính tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên. Và theo mô tả, những CSCĐ này vừa được điều đến điểm nóng và chưa kịp làm gì. Vậy mà những con người ấy lại hô hào, xúi giục người dân hành động một cách man rợ. Giả định những kẻ như vậy mà là người cầm quyền thì có lẽ chúng sẽ man rợ không kém Pôn pốt và Khme đỏ hay phát xít là mấy đâu.Đọc tiếp »
Cách trung tâm thủ đô 40km về phía Tây Nam, đi chừng một tiếng rưỡi đường bướm bay, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) được xem là một miền không gian xanh đáng sống. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay nơi đây trở thành vùng đất nóng với hàng loạt sai phạm v/v thu đồi đất nông nghiệp, và gây ồn ào bởi các vụ tranh chấp giữa chính quyền và người dân!
Nổi cộm như vụ thu hồi đất 2013 tại xã Hương Sơn, nông dân mất ruộng đã lao đầu vào ngăn máy xúc. Thay vì sửa sai, chính quyền Huyện Mỹ Đức đã có các sai phạm khác về mặt tố tụng, khi Công an bắt giữ nhiều người với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”; 10 bị bắt thì có đến 9 là phụ nữ, gây nên nhiều bức xúc.
Qua 2014 là vụ úm ba la biến đất công thành đất tư ở xã Đồng Tâm, khi loạt lãnh đạo xã bị dân tố cáo chiếm dụng hàng ngàn m2 đất mặt đường tỉnh lộ chia nhau sử dụng; và tiến hành xây dựng nhà cửa, trang trại, cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuê mặt bằng trên đất hoa màu.v.v…
Những CSCĐ bị dân bắt đêm qua, không mang thẻ ngành. Ảnh: FB
Người lính khi ra chiến trường, họ có tên tuổi, số hiệu, cấp bậc, đơn vị, tên chỉ huy, đơn vị đóng quân, thẻ bài…để chứng minh mình là một người lính đang làm nhiệm vụ. Lỡ chết khi đang làm nhiệm vụ thì còn có cái giấy, cái thẻ bài để mà nhận xác đem về. Công an cũng vậy, đi làm việc phải có thẻ ngành và giấy tờ chứng minh thi hành công vụ. Đó là sự công chính của bản thân cũng như của ngành và tính chính danh của chính phủ một nước.
Trừ những trường họp tình báo bí mật hay xâm nhập vào vùng đất có chiến sự nguy hiểm với các nhiệm vụ không thể để lộ tung tích thì mới phải giấu thân phận đi. Với các trường hợp này, đó là nhiệm vụ tự sát. Nghĩa là khi họ bị bắt thì chính phủ của nước đó không thừa nhận người, không thừa nhận nhiệm vụ và họ sẽ bị bắt giam, tra tấn hoặc giết chết mà không có một thông tin chính thức nào. Điều này không xảy ra thương xuyên, đại trà bởi cái giá của nó quá cao, mất sự công chính và mất đi tính chính danh mà không một chính phủ nào muốn trừ khi đó là nhiệm vụ tối quan trọng ảnh hưởng đến an nguy của quốc gia hoặc tính mạng của rất nhiều người dân, bên cạnh đó là việc phải đối phó với gia đình những người lính đó và công luận về đạo đức, nhân bản.Đọc tiếp »
Sáng nay, tôi và Lê Mỹ Hạnh đã đến và vào gặp được bà con Đồng Tâm, Mỹ Đức. Tình hình rất căng thẳng, bà con đề nghị không quay phim, chụp ảnh, ghi âm. Qua chúng tôi, bà con gửi thông điệp ra như sau:
1. Việc cưỡng chế đất đai ở đây là hoàn toàn sai trái. Đất Đồng Tâm có 3 phần: đất trường bắn, đất sân bay và đất nông nghiệp của bà con nhưng chính quyền Mỹ Đức tự ý lập hồ sơ bán đất nông nghiệp cho cán bộ. Sau khi bà con khởi kiện thì quay ra bán cho Viettel. Công an Mỹ Đức giả dạng cán bộ Viettel đến thương lượng với dân rồi bắt 10 người không có lệnh, đánh trọng thương 1 người nên bà con mới phản ứng lại như hôm qua.Đọc tiếp »
Cụ già (phải) là cựu chiến binh, giải thích cho công an về tình hình đất đai ở Đồng Tâm. Ảnh chụp từ clip.
Trịnh Văn Khải học ở Liên Xô về, giảng dạy tại trường ĐH Hàng Hải hơn 20 năm sau đó về quê sống tại làng Lác Nhuế huyện Kim Bảng Hà Nam (tên ngày xưa là Ác Nhuế vì dân làng đã từ chối không giúp một vị có công gặp nạn). Là người có học thức sống biết điều với xóm giềng lại mang dòng họ Trịnh nên ông được bà con tin tưởng và kính trọng.
Lúc đó xảy ra vụ lùm xùm tách đất thôn xóm, lấp ao không công bằng nên ông Khải sau khi thưa kiện cùng bà con không xong đã cùng thanh niên trong làng lập chiến lũy, chỉ có những người trong làng mới được tự do ra vào. Địa thế làng Nhô có cái hay là nằm giữa đồng ruộng và chỉ có một con đường dẫn vào nên dân làng rất dễ kiểm soát sự xâm nhập từ bên ngoài.
Người dân Đồng Tâm ngăn không cho chính quyền lấy đất. Ảnh chụp từ clip
Người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức đang rủi ro sinh mệnh pháp lý của mình khi đối đầu với chính quyền. Nhưng đấy là quy luật của muôn đời. Lãnh thổ thiêng liêng với một quốc gia như thế nào thì đất đai cũng trở thành máu thịt với người dân như thế.
Kể từ Luật Đất Đai 1993, các quyền của người dân đối với đất đai đã được trả lại cho dân gần như là quyền về tài sản. Bộ Luật Dân Sự 1995 tiếp tục minh định điều đó khi coi “5 quyền” của người sử dụng đất của dân là quyền dân sự. Từ Hà Giang tới Phú Quốc, người dân thực sự là chủ trên mảnh đất của mình cho đến khi có những “nhà đầu tư” bắt tay dưới gầm bàn với chính quyền, nhân danh các dự án, thu hồi đất của họ với giá rẻ mạt rồi bán lại với giá ngất ngưởng rồi trở thành tỷ phú.
“Khi bất công trở thành pháp luật, chống đối trở thành nhiệm vụ”. (If a law is unjust, a man is not only right to disobey it, he is obligated to do so) – (Thomas Jefferson).
“Khi con người mất quyền tự do ngôn luận để cất lên tiếng nói bất bình thì chúng ta như những bầy cừu ngu xuẩn bị dẫn đến lò sát sinh” – (George Washington).Đọc tiếp »
Tin mới nhất tại Đồng Tâm – Mỹ Đức – HN nơi đang vô cùng căng thẳng khi người dân bắt giữ 20 CSCĐ và tẩm xăng doạ đốt khi nhà cầm quyền kéo quân đến để cưỡng chiếm đất của người dân mà không hề đền bù.
Tôi vừa liên lạc được với một người dân tại đó và được biết rằng: hiện tại bà con quyết tâm một lòng một chí có khoảng 6.000 người chưa kể người già, công an cơ động đang núp tại Trường Bắn Quốc Gia ngay sát đó, vừa rồi chúng lại tiếp tục điều thêm xe cơ động, ở đầu làng thì có khoảng trăm thằng xã hội đen được thuê tới. Hiện nay hơn 6.000 dân vẫn đang cố thủ giữa làng.
Hai mươi Cảnh Sát Cơ Động bị người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội bắt nhốt trong nhà và tẩm xăng. Rất có thể 20 CSCĐ trên bị dân trong làng phóng hoả thiêu sống bất cứ lúc nào
Sáng nay dân Đồng Tâm Mỹ Đức bị lừa ra đồng đo đạc để đền bù đất, nhưng khi họ vừa ra đến đồng thì 15 người đã bị công an bắt.
Một thanh niên của xã Đồng Tâm bị đánh gần chết, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện Chúc Sơn.
Dân cũng bắt hai người mặc thường phục, sau đó mới phát hiện ra một người là phó công an huyện. Sau khi dân làng bắt giữ hai người, phía chính quyền điều về một xe cơ động gồm 32 người đến đàn áp, khi xe vừa về đến làng thì bị dân bao vây bắt nhốt luôn. Hiện người dân đã đổ xăng tẩm vào quần áo của 20 CS cơ động.Đọc tiếp »
Hôm nay, cư dân mạng chia sẻ nhiều hình ảnh, clip của vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Liên quan đến vụ việc này, các CSCĐ đã ngu dốt, liều lĩnh bắt cóc 15 người dân khi họ đang ra đồng và mới có thông tin 1 người dân bị đánh đã chết. Phía người dân đã bao vây và giữ lại 20 CSCĐ trong làng. Có thông tin cho biết, những CSCĐ này đã bị người dân tẩm xăng lên quần áo để nếu phía công an tiếp tục đàn áp thì họ sẽ đốt những CSCĐ này.
Những tin tức lúc 22h đêm ngày 15/4 cho biết rất nhiều công an, CSCĐ và cả đám côn đồ đầu gấu đã “hợp đồng tác chiến” (như nhiều vụ trước đây) cùng các lực lượng công an nhằm ăn tươi nuốt sống Đồng Tâm. Sóng điện thoại, 3G và điện lưới bị cắt để những thông tin và tiếng kêu cứu ở đây không thể lọt ra ngoài. Hiện vẫn chưa rõ tình hình ra sao khi tất cả các phương tiện có thể truyền tin ra ngoài đều đã bị phía cướp đất, đàn áp người dân bịt kín.
Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4. Ảnh: Facebook
Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4.
Được biết vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ nhiều năm nay.
Dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.
Một người dân địa phương giấu tên nói với BBC: “Chúng tôi đã khởi kiện từ năm năm nay, nhưng không được ai đứng ra bênh vực.”
“Sáng nay, chính quyền mời những người chủ chốt, đại diện cho dân khởi kiện chuyện tham nhũng đất đai, ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc để xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.”Đọc tiếp »