BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Đỗ Kim Thêm’

11.873. Trump: một con người với ba thái độ

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

Project Sydicate

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-3-2017

Trump trong Putin. Nguồn: Der Spiegel

Trong lịch sử gần đây chưa bao giờ có một sự thay đổi trong giới lãnh đạo mà thu hút được nhiều chú ý và suy đoán như việc trỗi dậy của Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Những thay đổi này có nghĩa gì và báo trước tín hiệu gì, nó đòi hỏi cần phải làm sáng tỏ ba chuyện bí ẩn, vì có ba phiên bản về con người của Trump.

Phiên bản đầu tiên vì Trump là bạn của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiệt tình của Trump dành cho Putin là một phần không hề thay đổi trong các lời hùng biện của ông. Mặc dù có một thế giới quan xem Hoa Kỳ là nạn nhân của các cường quốc nước ngoài – Trung Quốc, Mexico, Iran, Liên Âu – nhiệt tình của Trump dành cho Putin toả sáng.

Tùy thuộc việc xem ai là người diễn đạt, hoặc xem Trump là một người hâm mộ ngây thơ về một con người bản lĩnh như Putin hoặc xem Trump là một công cụ lâu dài cho tình báo Nga. Chắc chắn là hầu như có một câu chuyện đằng sau ở đây, người ta có thể tiêu diệt chính quyền của Trump nếu một số tin đồn khủng khiếp này được xác nhận. Hiện nay, chúng ta biết rằng một số cuộc hẹn quan trọng và các chi tiết trong “hồ sơ” khét tiếng về mối quan hệ của Trump với Putin đã được xác minh, do một cựu viên chức tình báo của Anh tổng hợp. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , , , | 3 Comments »

11.717. Định hướng trong một thế giới hỗn loạn

Posted by adminbasam trên 21/02/2017

Project Syndicate

Trào lưu dân túy, hậu qủa của Brexit, phân hoá xã hội và khủng hoảng hệ thống đưa Liên Âu và nền dân chủ phương Tây tới chỗ suy tàn; số lượng người tỵ nạn chính trị, di dân kinh tế và bùng nổ dân số gây động loạn nhiều nước; thảm họa Syria và Urkraine đe dọa an ninh nhiều khu vực; Trump và khối NATO không có đối sách trước các hung đồ xâm lược của Nga-Hoa. Các tình trạng bất thường mới phát sinh này sẽ đưa thế giới đi về đâu?

Sławomir Sierakowski phỏng vấn Jeffrey D. Sachs

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

3-2-2017

***

Các lãnh tụ của chủ nghĩa dân túy: từ trái qua, Donald Trump, Marie Pe Pen và Viktor Orbán. Nguồn: David Parkins

Các lãnh tụ của chủ nghĩa dân túy: từ trái qua, Donald Trump, Marie Pe Pen và Viktor Orbán. Nguồn: David Parkins

Chính quyền Trump vừa thiếu một chiến lược toàn cầu và không có bất cứ một người nào có thể khởi thảo và thực hiện cho chiến lược này. Và ngoại trừ giới chống trào lưu dân túy, nói chung – và giới theo cánh tả, nói riêng – tất cả đương đầu với một số thực tế khó khăn, mối đe dọa của một nước Mỹ không còn nguyên tắc sẽ gia tăng.

Phản ứng tác hại của trào lưu dân túy

Sławomir Sierakowski: Ông viết rằng Brexit và Trump là những hiện tượng tương tự. Ông có nghĩ là làn sóng dân túy đã thay đổi cả hai, nó sẽ còn lan rộng hơn nữa không?

Jeffrey D. Sachs: Tôi nghĩ rằng các xã hội ở khắp nơi đang cực kỳ phân hoá. Cho dù đó là theo tỷ lệ là 51-49 hoặc 49-51, chúng ta không thấy có các phần thắng long trời lở đất cho trào lưu dân túy, mà đúng ra là một sự phản ánh của các phân hoá xã hội đến tận cùng. Và, vâng, tôi nghĩ là chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn nữa về điều này, bởi vì có rất nhiều lo lắng đến độ mà dường như chúng ta không thể vượt qua. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 6 Comments »

11.501. Mỹ: một đất nước thất bại

Posted by adminbasam trên 31/01/2017

Prospect

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

30-1-2017

Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa 2016.

Trump phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng hòa 2016. Nguồn: ©Action Press/Rex/Shutterstock

Ung thối trong chính trị của nước Mỹ đang gây độc hại cho trật tự của thế giới. Tình trạng này có thể sẽ lớn lao giống như sự sụp đổ của Liên Xô

Từ một ứng cử viên đứng bên lề đầy lố bịch, không ai quan tâm tới một cách nghiêm túc, trở thành vị Tổng thống đắc cử của nước Mỹ, việc chuyển hoá của Donald Trump là một trong những biến cố gây thương tổn nhất và bất ngờ nhất trong lịch sử cận đại của nước Mỹ. Các hiệu ứng là không thể lường được, nhưng – trong trường hợp tệ nhất – nó có thể dẫn đến việc nước Mỹ hoàn toàn từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu và tháo gỡ một trật tự của thế giới tự do mà nước Mỹ đã dày công xây dựng từ thập niên 1950.

Có lập luận cho là chiến thắng của Trump trong chiêu bài chủ nghĩa dân tộc có một phần nằm trong những thăng tiến theo cách độc tài ở các nước khác nhau, từ Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cho tới Viktor Orbán của Hungary. Tất cả các sự phát triển này tạo thành một vấn đề nền tảng hơn là những lý tưởng của phương Tây đang theo đuổi, bằng cách nó làm cho nền dân chủ mang màu sắc dân túy thành một mối đe dọa nặng nề cho tự do của cá nhân. Còn nhiều chuyện vẫn chưa giải quyết, nhưng với một vài người theo chủ nghĩa dân tộc phẫn nộ, họ đang leo lên đầu sóng ở nhiều nơi, chúng ta không thể loại trừ khả năng là chúng ta đang sống trải qua một tình trạng hỗn loạn chính trị mà nó sẽ chịu việc so sánh đúng lúc với sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản từ một thế hệ trước đây. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.277. Giới thiệu sách: Nền dân chủ của nước Mỹ

Posted by adminbasam trên 09/01/2017

Đỗ Kim Thêm

9-1-2016

Bìa sách.

Ảnh bìa sách “De la démocratie en Amérique”, quyển I, xuất bản năm 1835. Nguồn: internet

Vấn đề

Từ năm 1975, nếu Cộng Sản thức thời biết tận dụng các tiềm lực của miền Nam đúng mức và chuyển hướng đúng lúc, thì nước Việt Nam thống nhất đã có một vận hội mới để xây dựng một quốc gia dân chủ, phú cường và văn minh. Nhưng đến năm 2017, thì các hy vọng chỉ còn là ảo vọng, khi chủ quyền dân tộc tự quyết, tự do và bình đẳng cho người dân chỉ là lý thuyết; ngược lại, đại hoạ ngoại thuộc, khó khăn kinh tế, nợ công tràn ngập, cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, khủng hoảng giáo dục, vi phạm nhân quyền và bất ổn xã hội là thực tế.

Trước thực trạng này, chính quyền chỉ còn biết dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ chế độ, nên không đủ nỗ lực để giải quyết các đề sinh tử và phát huy dân chủ cho đất nước. Nghĩ gì và làm gì để chấm dứt mọi tụt hậu hiện tại và xây dựng dân chủ tương lai, đó là vấn đề khởi đầu của chúng ta.

Thực ra, nhìn lại lịch sử Cách mạng Pháp sau ngày thành công, các khủng hoảng xã hội cũng đã xảy ra tương tự. 46 năm sau, Alexis de Tocqueville, môt trí thức quý tộc người Pháp, đã dựa trên kinh nghiệm phát triển của Mỹ để đề nghị Pháp cải cách về định chế và đào tạo con người dân chủ trong tác phẩm De la démocratie en Amérique (1835) mà bài viết này sẽ giới thiệu các luận điểm chính. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Điểm sách | Thẻ: | 2 Comments »

10.078. Dù muốn hay không, phán quyết trọng tài theo UNCLOS có ràng buộc pháp lý với Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 20/09/2016

East Asia Forum

Tác giả: Jerome A. Cohen

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

11-7-2016

Binh sĩ Trung Quốc quan sát khu trục hạm USS Blue Ridge khi tàu này ghé thăm Thượng Hải ngày 5/6/2016. Nguồn: AP

Binh lính Trung Quốc quan sát khu trục hạm USS Blue Ridge khi tàu này cập cảng Thượng Hải ngày 5/6/2016. Nguồn: AP

Lời người dịch: Tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài Quốc tế sau khi Philippines đã thắng kiện? Dù Việt Nam có tố quyền và bằng chứng lịch sử nhưng lại không muốn sử dụng mà cố tìm một giải pháp ngoại giao với hy vọng là được quốc tế ủng hộ để nhằm tránh căng thẳng  trong bang giao Hoa-Việt.

Khi Trung Quốc tuyên bố là không tuân thủ phán quyết trọng tài theo UNCLOS với Philippines, đó là một lý do “khôn ngoan“ khác để Việt Nam lập luận là không thể khởi động tố quyền.

Nhưng cộng đồng quốc tế cũng không thể làm gì khác hơn ngoài việc khuyến khích Việt Nam giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua luật quốc tế. Liên minh Quân sự Mỹ-Việt trong tương lai và Liên minh Quân sự hiện nay giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực cũng không có mục tiêu phục hồi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

9796. Putin nghĩ gì và làm gì? Liệu Nga sẽ sụp đổ không?

Posted by adminbasam trên 29/08/2016

Project Syndicate

Tác giả: Anders Åslund

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-8-2016

H1Kommersant Photo/Getty Images

Lời người dịch: Dù Putin lo bảo vệ quyền lực cá nhân cho đến cuối đời trong lo sợ, nhưng lại hô hào dân chủ giả hiệu và tinh thần dân tộc cực đoan để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Vì Putin ủng hộ cho chế độ phi nhân tại Syria và xâm chiếm Bán Đảo Crimea để phô trương sức mạnh quân sự cho thế giới và dân chúng, nên gây nhiều hậu quả bất lợi cho nước Nga. Do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và các biện pháp phong toả mà tình hình kinh tế suy vi, Nga không thể tiếp tục tài trợ cho các phiêu lưu quân sự và gia tăng phúc lợi cho dân chúng. Bất ổn xã hội tăng cao và động loạn triền miên nên Nga không thể phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết chính trị. Sụp đổ của Nga như Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu sẽ là một hồi kết để hạ màn cho chế độ của Putin, nhưng đó là một triển vọng khó lường đoán. Dù có tình huống nào khác tốt hơn có thể xảy ra thì người dân Nga cũng sẽ phải còn tiếp tục sống trong đau khổ.

Các lý giải tổng hợp này của Anders Åslund cũng đúng cho Việt Nam, nhưng tình hình của Việt Nam còn trầm trọng hơn nước Nga nhiều.    Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

9102. Hung đồ của Trung Quốc với lân bang là một phương sách tác hại

Posted by adminbasam trên 12/07/2016

Project Syndicate

30-6-2016

Tác giả: Christopher R. Hill

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Ảnh minh họa sự kiện TQ đưa giàn khoan 981 vào nước ta 2 năm trước. Ảnh: internet

Ảnh minh họa sự kiện TQ đưa giàn khoan 981 vào nước ta 2 năm trước. Ảnh: internet

Lời người dịch: Christopher R. Hill kết luận là, tương lai của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Hàn sẽ được Trung Quốc đơn phương quyết định, không phải là do cộng đồng quốc tế. Lý giải này cũng đúng cho mối quan hệ Hoa-Việt. Để tránh tình trạng này và định hình cho chính sách ngoại giao Hoa-Việt ổn định, hỗ trợ cho hoà bình và thịnh vượng, Việt Nam cần có các nhận thức mới.

Hiện tình của Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Sự hợp tác về một chính sách ngoại giao tương kính là bất khả thi, vì Trung Quốc không bao giờ xem Việt Nam là một người bạn đối tác đích thực bình đẳng, mà chỉ có trong ngôn ngữ ngoại giao bóng bẩy. Do đó, thái độ hèn với giặc và ác với dân làm ô danh đất nước trong cộng đồng quốc tế. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 6 Comments »

8439. Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

Posted by adminbasam trên 25/05/2016

New York Times

Tác giả: John Maccain, John Kerry Bob Kerrey

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

23-5-2016

Ảnh: Nicole Xu

Ảnh: Nicole Xu

Khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam, chúng tôi bị tác động do một sự kiện là hầu hết người dân của cả hai nước không có ký ức sống động của một cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và trên hằng triệu người Việt.

Khi những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến, chúng ta thường xuyên được hỏi về bài học của cuộc chiến. Có vài câu trả lời dễ dàng, một phần vì mọi xung đột là có nét đặc thù và vì chúng ta đã học được rằng các cố gắng để áp dụng những bài học trong quá khứ cho các cuộc khủng hoảng mới đôi khi làm hại nhiều hơn lợi. Nhưng một vài điều là rõ ràng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 10 Comments »

7970. Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam

Posted by adminbasam trên 26/04/2016

“Không ai biết rõ còn bao lâu nữa và phải làm gì cụ thể để thay đổi. Có còn chăng là sự tỉnh thức trong chúng ta. Đó là một khả năng tự soi sáng và tự quyết định về vận mệnh của đất nước mà toàn dân Đông Âu là một thí dụ. Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm… Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa. Chúng ta cùng giúp nhau tỉnh thức trong tình tự dân tộc là một hy vọng khởi đầu: Đất nước đang nguy cơ hơn bao giờ hết, sức mạnh của toàn dân sẽ đem lại giải pháp và quyền dân tộc tự quyết là phương tiện. May ra một phép lạ nào đó cho đất nước sẽ đến sau”.

____

Đỗ Kim Thêm*

25-4-2016

Vấn đề

Henry Kissinger và Richard Nixon. Nguồn: internet

Henry Kissinger và Richard Nixon. Nguồn: internet

Mỹ không thể bỏ Việt Nam” đó là một niềm tin son sắt của chính giới và người dân miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hơn nữa, VNCH với 1 triệu 1 quân nhân, một không lực đứng hàng thứ tư trên thế giới, kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ, không ai tin là có thể đầu hàng. Cuối cùng, chuyện không muốn đã đến khi Đồng Minh tháo chạy. Cho đến nay, vẫn còn có câu hỏi đặt ra là tại sao VNCH sụp đổ, vì trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, đã chưa có một trường hợp nào tương tự như vây đã xảy ra và các lý giải vẫn chưa thoả đáng.

Lý do thật dễ hiểu: Việt Nam không còn các sử gia chân chính; nhiều cán bộ sử học của phe thắng cuộc đang tiếp tục làm nhiệm vụ tuyên truyền; các sử gia khả tín của phe thua cuộc không còn cơ hội lên tiếng; sử gia ngoại quốc cũng chẳng soi sáng được nội tình nhiều hơn vì là người ngoại cuộc. Thế hệ tham chiến không thể kể hết tiếng lòng của nạn nhân chiến cuộc; các tự sự qua ký ức cá nhân và ký ức tập thể mờ nhạt qua bụi thời gian. Vì không có một chương trình giáo dục khách quan cho thế hệ hậu chiến, nên các mờ ảo của lịch sử cận đại còn đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 22 Comments »

7818. Các Tranh chấp ở Biển Đông: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai

Posted by adminbasam trên 14/04/2016

Diplomat

Phỏng vấn Bill Hayton do Young China Watchers thực hiện

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-4-2016

Bài phỏng vấn này đã được đăng trước đây trên blog cuả Young China Watchers và được phép đăng lại ở đây. Young China Watchers là một mạng lưới toàn cầu hướng về các chuyên gia trẻ cuả Trung Quốc, có cơ sở tại chín thành phố và tham gia vào các vấn đề bức thiết nhất đang nổi lên tại Trung Quốc hiện nay.

Bill Hayton là nhà báo làm việc cho BBC World News và là cộng sự viên nghiên cứu của Chương trình Châu Á thuộc cơ quan Chatham House. Ông cũng là tác giả của The South China Sea: The Struggle for Power in Asia, (Biển Đông: Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á). Tác phẩm này được hai tạp chí The Economist và Foreign Affairs liệt kê thuộc vào loại tác phẩm trong năm 2014. Gần đây, Benjamin Herscovitch thuộc Young China Watchers có nói chuyện với Hayton về tranh chấp Biển Đông, các biến động mới xảy ra và những gì mong đợi trong thời gian còn lại của năm 2016. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 6 Comments »

6152. Các cảm xúc chính trị: Tại sao lòng từ ái là cần thiết cho công lý?

Posted by adminbasam trên 15/12/2015

“Bản chất thù hận của chế độ toàn trị và tình trạng vô cảm trước chính sự của dân chúng là hai cảm xúc chính trị gây ra nguyên nhân. Chính sách giáo dục ngu dân của chính quyền, tinh thần nô lệ tự nguyện của đa số dân chúng làm cho trình độ dân trí không thể nâng cao và dân khí chưa được chấn hưng. Vì chịu ảnh hưởng của một hệ thống giáo dục Đảng trị, nên thế hệ tham chiến chỉ biết thù hận và chiến đấu mà lời thơ của Tố Hữu là một bằng chứng: Nuôi đi em cho đến… muôn đời/ Mầm hận này trong lồng xương ống máu…???”

____

Đỗ Kim Thêm

14-12-2015

Ảnh chụp bìa sách

Ảnh chụp bìa sách

Giới thiệu sách: Political Emotions: Why Love Matters for Justice? Tác giả:  Martha C. Nussbaum, do Nhà xuất bản The Belknap Press of Harvard University Press, phát hành năm 2013.

Vấn đề

Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.

Ngược lại, có một lập luận mới về cảm xúc chính trị cho là công lý không chỉ là một giải pháp cuả lý trí khách quan mà còn cần đến lòng từ ái của mọi người. Dù tiềm tàng trong cá nhân, nhưng khi có một sự gắn bó từ nội tâm vào một giá trị chung cao đẹp thì nó sẽ thúc đẩy làm cho công lý xã hội hình thành và duy trì. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tôn giáo, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

5989. Trật Tự Thế Giới Trong Thời Đại Của Chúng Ta?

Posted by adminbasam trên 01/12/2015

Tác giả: Henry Kissinger

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

H1(LND) Trong việc định hình cho một trật tự thế giới mới, Henry Kissinger kết luận rằng theo đuổi quyền lợi quốc gia (theo kiểu Mỹ) và tuân thủ tinh thần trọng pháp trong hợp tác quốc tế (theo kiểu châu Âu) là điểm chính yếu. Thực ra, viễn kiến này chỉ đúng trong một chừng mực giới hạn.

Về mặt học thuyết, ông không nhận ra vai trò của các mạng lưới dân sự trong việc tăng cưồng hiệu năng phát triển cho các thể chế quốc nội và quốc tế; hiệu ứng lan toả của soft law trong tiến trình thành lập luật quốc tế. Về mặt thực tế, ông không hề đề cập đến vai trò năng động của châu Mỹ La tinh là một hậu phương chiến luợc của Hoa Kỳ.

Nếu đặt phần kết luận này trong bối cảnh quốc tế cực kỳ bất ổn và dồn dập như hiện nay: Pháp bị tổn thương, Liên Âu trên đà tan rã và văn minh phương Tây tàn lụn, thì Kissinger có hai thiếu sót chính:

Một là, bốn trụ cột nền tảng của các nước phương Tây là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự không còn đứng vững. Dù phương Tây có ý thức là phải cải cách toàn diện, nhưng suy trầm kinh tế kéo dài, nợ công chồng chất, khí hậu biến đổi khắc nghiệt, nạn khủng bố lan tràn nghiêm trọng, làn sóng di dân ào ạt và dân số lão hoá đáng ngại, tất cả trở lực này làm cho tình hình trầm trọng hơn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Điểm sách | Thẻ: , , | 1 Comment »

5919. Phỏng vấn Joseph Nye: “Hoa Kỳ và Trung Quốc ràng buộc chặt nhau, và tình trạng chung là hữu hảo”

Posted by adminbasam trên 24/11/2015

Diplomat

Emanuel Pastreich thc hiện

Đỗ Kim Thêm dịch

30-10-2015

Joseph Nye là nguyên Khoa Trưởng Kennedy School of Government của Đại học Harvard. Ông là một nhân vật chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bốn thập niên qua. Ông đã phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ với chức vụ là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Các Vần đề An ninh Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia và Phó Ngoại trưởng về Hỗ trợ An ninh, Khoa học và Công nghệ

Ông đã viết nhiều sách có ảnh hưởng. Cuốn sách nổi tiếng nhất là Soft Power: The Means to Success in World Politics. Trong cuốn sách gần đây nhất là Is the American Century Over? (Wiley, 2015) ông lập luận là Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng trong thế giới và các trào lưu hiện nay cho thấy là Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế này, mặc dù bản chất của quyền lực của Hoa Kỳ sẽ thay đổi.

                                                                            ***

Chuyện rõ rệt là Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy trong thế giới. Và tuy thế, tôi tự hỏi liệu rằng sự cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhất thiết phải kết thúc bằng một cuộc đối đầu gay gắt không. Tôi nghĩ rằng nếu dựa trên nền tảng về văn hóa thì dự đoán này là không có cơ sở trong thực tế. Ông nghĩ là số phận của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ rang buộc nhau thế nào? Ông có nghĩ rằng đối với Hoa Kỳ các mối quan hệ tốt là quan trọng trong việc duy trì vị thế trên toàn cầu của mình không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế thế giới, Quan hệ Mỹ-Trung | Thẻ: | 1 Comment »

5674. Phỏng vấn Francis Fukuyma: Sự trỗi dậy của Trung Quốc, tình hình căng thẳng tại Đông Á và vai trò của Hoa Kỳ

Posted by adminbasam trên 02/11/2015

Diplomat

Tác giả: Emanuel Pastreich

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

15-10-2015

H1

Image Credit: Andrew Newton

Francis Fukuyama là nhà khoa học chính tri và nhà khoa học kinh tế chính trị hàng đầu cùa Hoa Kỳ. Ông là tác giả nổi danh với các tác phẩm The End of History and the Last Man (1992) và the Origins of the Political Order. Ông là chuyên gia cao cấp tại the Center on Democracy, Development and the Rule of Law at Stanford University.

Emanuel Pastreich là Giám đốc của Viện Châu Á. Nguyên bản của bài này được đặng tại Asia Today. Đây là bài phỏng vấn đầu tiên trong loạt bài do của Viện châu Á tổ chức.

Chúng ta bắt đầu với một câu hỏi đơn giản nhất của vấn đề. Nếu chúng ta muốn hiểu về những thách thức ở Đông Á hiện nay, đầu tiên chúng ta phải xem tại sao châu Á đã trở thành trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu và đóng một vai trò ngày càng to lớn trong nền chính trị thế giới. Ông lý giải về sự thay đổi to lớn mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay như thế nào? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

5515. Anatole Kaletsky: Trung Quốc sẽ không sụp đổ

Posted by adminbasam trên 20/10/2015

Project Syndicate

Tác giả: Anatole Kaletsky

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-10-2015

Tác giả: Anatole Kaletsky. Nguồn: Twitter

Tác giả: Anatole Kaletsky. Nguồn: Twitter

Một vấn đề bao trùm lên cuộc họp thường niên trong năm nay tại Peru của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là liệu tình trạng suy vi kinh tế của Trung Quốc sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới như thế giới đã trải nghiệm trong lần khủng hoảng vừa qua không. Nhưng hiện nay Trung Quốc nằm trong một chuổi liên kết yếu kém nhất của nền kinh tế toàn cầu – nên đằng sau của câu hỏi này người ta suy đoán là vấn đề này là đáng ngại.

Do ba yếu tố là yếu kém kinh tế, hoảng loạn tài chính và các đối sách mà Trung Quốc tất nhiên đã trải qua một mùa hè nhiều biến động. Trong khi không có một yếu tố riêng biệt nào trong ba yếu tố này là có thể đe dọa cho nền kinh tế của thế giới, thì tình trạng nguy hiểm bắt nguồn từ sự tương tác để hồi phục của các yếu tố đó: số liệu kinh tế yếu kém dẫn đến khủng hoảng tài chính, nó gây ra các quyết định sai lầm về chính sách, vì thế nó lại đưa tới các hoảng loạn tài chính, suy yếu kinh tế và lầm lạc về chính sách càng nhiều hơn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

5445. Đâu Là Phương Sách Đối Ngoại Cho Hoa Kỳ?

Posted by adminbasam trên 14/10/2015

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-10-2015

Gần đây, khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phát biểu tại Liên Hiệp Quốc về việc chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS), có những người chỉ trích ông phàn nàn rằng ông đặt trọng tâm về ngoại giao và ít thiên về việc sử dụng vũ lực. Khi đem so sánh với sự can thiệp quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc nội chiến tại Syria; và so với chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ đang tăng tốc, một vài ứng cử viên của đảng Cộng hòa đã cáo buộc Obama là theo chủ trương cô lập.

Nhưng các cáo buộc đó là một lối lập luận chính trị theo đảng phái, nó có ít cơ sở phân tích nghiêm túc về mặt chính sách. Để xem chính xác hơn về tâm trạng hiện tại trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giữa những gì Stephen Sestanovich của Đại học Columbia gọi đó là một giao động của con lắc giữa những chính sách tối đa hoá và chính sách hạn chế hoá. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN | Thẻ: , | 1 Comment »

5342. Chiêu Bài của TPP

Posted by adminbasam trên 06/10/2015

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz Adam S. Hersch

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

2-10-2015

Khi các nhà đàm phán và các bộ trưởng của Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác trong Vành Đai Thái Bình Dương họp tại Atlanta để nỗ lực đúc kết các chi tiết nhằm đổi mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), có một số phân tích nghiêm chỉnh đã cảnh báo là hiệp định mậu dịch và đầu tư khu vực lớn nhất trong lịch sử không phải là những gì như nó thể hiện.

Bạn sẽ nghe nhiều về tầm quan trọng của TPP trong “vấn đề tự do mậu dịch“. Thực tế cho thấy đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ mậu dịch và đầu tư của các nước thành viên – Và để làm được điều đó thoả thuận này nhân danh các nhóm lợi ích kinh doanh có áp lực mạnh nhất của mỗi nước. Bạn không nên lầm lẫn là từ những vấn đề chủ yếu mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả nhau, nên TPP không bàn về vấn đề ”tự do“ mậu dịch là chuyện hiển nhiên. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , , , | 2 Comments »

5087. Tỉnh thức để dân chủ hoá

Posted by adminbasam trên 15/09/2015

Đỗ Kim Thêm

15-9-2015

Vô cảm là trở lực trong hiện tại

Trước hiện trạng tụt hậu của đất nước, Việt Nam đang cần cải cách toàn diện về đất nước và con người, mà bốn trụ cột chính làm nền tảng để xây dựng cho tương lai là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự. Việt Nam đang cần có những con người khộng những thích tìm hiểu và yêu mến các giá trị mới mà còn thiết tha xây dựng thể chế mới làm tác nhân chuyển hoá. Nếu đa số người Việt có kiến thức mới, ý thức mới và động lực khích lệ đóng góp, thì sẽ có chuyển biến cho đất nước. Nhưng thái độ vô cảm hiện nay của chính quyền và đa số người dân là trở lực chính.

Do chế độ toàn trị tận dụng các chính sách tuyên truyền về một ý thức hệ giả tạo và mọi phương thức khủng bố toàn dân, nên vô cảm trước các vấn đề vẹn toàn lãnh thổ, tồn vong dân tộc, chính thống của chế độ và bất công xã hội trở thành một thái độ “khôn ngoan” cho nhiều người. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 6 Comments »

4617. Michael Spence: Hãy để cho bong bóng của thị trường cổ phiếu tại Trung Quốc nổ

Posted by adminbasam trên 04/08/2015

Project Syndicate

Tác giả:

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

29-07-2015

Trong những năm gần đây, các vấn đề về mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã trở nên quen thuộc, và với tình trạng suy sụp xãy ra mới đây của thị trường cổ phiếu tại Trung Quốc làm cho các vấn đề này càng thể hiện rõ nét hơn. Nhưng các cuộc thảo luận về sự mất cân bằng và các khả năng bị tổn thương của nền kinh tế Trung Quốc thường có xu hướng bỏ qua một số các yếu tố tích cực hơn trong sự tiến triển về mặt cấu trúc, đặc biệt là các thành tích đáng kể của chính phủ trong việc can thiệp để khắc phục kịp thời, và tình trạng quân bình ngân sách có thể được sử dụng, nếu thấy cần thiết.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

4452. Libération phỏng vấn Joseph E. Stiglitz: Đức cứu Hy Lạp nhưng không tạo ý nghĩa kinh tế và có lòng từ ái

Posted by adminbasam trên 21/07/2015

Liberation

Tác giả: Christian Losson

Người dịch: Đỗ Kim Thêm

15-07-2015

Có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh về tài trợ phát triển Addis Ababa, Joseph E. Stiglitz, người Mỹ đã đạt giải Nobel, tranh luận khá gay gắt về chiến lược của Berlin trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp và ông kêu gọi một cuộc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế.

Là một người tranh đấu miệt mài cho một nền kinh tế khác, Joseph E. Stiglitz, người Mỹ đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001, đang có mặt tại Hội nghị quốc tế lần thứ ba về tài trợ phát triển tại Addis Ababa, để vận động cho một cuộc cải tổ triệt để về kiến trúc tài chính toàn cầu. Tại thủ đô Ethiopia, người ta cũng cũng nói nhiều đến “kế hoạch giải cứu Hy Lạp”. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho Libération, cựu kinh tế trưởng của Bill Clinton và Ngân hàng Thế giới, thảo luận về cuộc khủng hoảng lịch sử này của khu vực đồng Euro, mà theo ông, làm suy yếu cho nền tảng của châu Âu. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , | Leave a Comment »

4365. Joseph Nye – Quyền Lực Mềm Của Trung Quốc Còn Nhiều Hạn Chế

Posted by adminbasam trên 13/07/2015

Project Syndicate

Tác giả: Joseph Nye

Nguời dịch: Đỗ Kim Thêm

10-07-2015

Trung Quốc đã có những nỗ lực chủ yếu để tăng khả năng gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác mà không dùng bạo lực hay cưỡng chế. Trong năm 2007, lúc còn là Chủ tịch, Hồ Cẩm Đào có nói với Đảng Cộng Sản là đất nước cần tăng sức mạnh mềm; Chủ tịch Tập Cận Bình lặp lại cùng một thông điệp trong năm ngoái.

Họ biết rằng, đối với một quốc gia như Trung Quốc, khi sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng gây thương tổn thêm cho các nước láng giềng thì các liên minh đối trọng sẽ hình thành, một chiến lược thông minh phải bao gồm các nỗ lực thể hiện việc ít gây lo sợ. Nhưng những tham vọng về quyền lực mềm của họ vẫn còn phải đối mặt với những trở ngại chính. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 86 Comments »

4234. Đỗ Kim Thêm – Nguồn gốc của chế độ độc tài

Posted by adminbasam trên 01/07/2015

Tuyên truyền sách động về một ý thức hệ giả tạo và khủng bố toàn dân trong một đất nước đang suy tàn là nguyên nhân thành hình của chế độ. Do bất lực nội tại của chế độ mà tiến trình tự hủy phát sinh tất yếu. Nhưng chế độ độc tài không thể hủy diệt toàn thể dân tộc và ý thức hồi sinh một thể chế dân chủ và cộng hoà của toàn dân là một hy vọng khởi đầu. Các lý giải này của Hannad Arendt về nhà nước độc tài của Đức và Nga trước đây vẫn đúng cho chế độ của ĐCSVN hiện nay.

Giới thiệu sách: Hannah Arendt – The Origins of Totalitarianism

New York: Harcourt Brace, 1951

Đỗ Kim Thêm

01-07-2015

Vấn đề 

Gần đây, sự sụp đổ của Trung Quốc được học giới phương Tây đề cập và một học thuyết domino trong thời kỳ mới vẫn chưa thành hình. Chừng nào chế độ độc tài của Việt Nam sẽ sụp đổ và với hình thức nào là một câu hỏi quen thuộc của người Việt mà chưa có câu trả lời chính xác. Dù nguy cơ của ĐCSVN thường được đặt ra, nhưng nguyên ủy cho sự tan rã chung này cũng là vấn đề cần tìm hiểu: chế độ toàn trị do đâu mà có. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

4128. Phỏng vấn Joseph S. Nye: Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á

Posted by adminbasam trên 17/06/2015

Diplomat

Tác giả: Samuel Ramani

Người dịch: Đỗ Kim Thêm

10-06-2015

Trong dịp thuyết giảng tại Đại học Oxford vào đầu tháng 6, Joseph S. Nye đã dành cho Samuel Ramani một cuộc phỏng vấn với toàn văn sau đây:

Chính quyền Obama đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi việc tập trung quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc trong thời gian dài? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

4063. Joseph S. Nye: Tránh Xung Đột Ở Biển Đông

Posted by adminbasam trên 10/06/2015

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Người dịch: Đỗ Kim Thêm

03-06-2015

Gần đây khi máy bay trinh sát P8–A của Hải quân Mỹ bay tới gần vùng Đá chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông, lực lượng này đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh báo tám lần phải rời khỏi khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vững như đá”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trả lời: “Ở đây không nên nhầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, căng buồm ra khơi, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi, như chúng tôi làm trên toàn thế giới”. Vì vậy, liệu một xung đột Mỹ-Hoa ở biển Đông sắp xảy ra? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , , | 1 Comment »

3947. Chúng Ta Không Để Cho Doanh Nghiệp Quốc Tế Lạm Dụng TPP Trục Lợi

Posted by adminbasam trên 26/05/2015

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Người dịch: Đỗ Kim Thêm

13-05-2015

Hoa Kỳ và thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa ước thương mại mới. Các hiệp ước như vậy thường được gọi là “các hiệp định về tự do mậu dịch”. Trong thực tế, đây là các hiệp định mậu dịch được quản lý sao cho phù hợp với các lợi ích của doanh nghiệp, mà phần lớn là ở Hoa Kỳ và Liên Âu. Hiện nay, các thương thảo như vậy thường được đề cập như là “quan hệ đối tác”, như trong các Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng các hiệp định này không phải là các đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ đặt ra điều kiện cho đối tác một cách hiệu quả. May mắn thay, “các đối tác” với Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên đề kháng hơn.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: | 1 Comment »

3845. “Ngày 8 tháng 5 là ngày giải phóng“

Posted by adminbasam trên 07/05/2015

Spiegel Online

Tác giả: Richard von Weizsäcker

Người dịch: Đỗ Kim Thêm

H1Lời người dịch: Ngày 30 tháng 4 năm 1945 là ngày Hitler tự sát, ngày 8 tháng 5 năm 1945 là ngày Đức Quốc Xã đầu hàng vô điều kiện và thế chiến thứ hai chấm dứt. Một trang lịch sử của châu Âu lật qua và một giai đoạn mới để tái thiết hậu chiến khởi đầu.

Ngày 8 tháng 5 năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thay đổi chế độ, Richard von Weizsäcker, Tổng thống nước Đức, đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Quốc Hội với chủ đề “Ngày 8 tháng 5 là ngày giải phóng”.

Luận điểm chính của ông trong bài diễn văn này là ngày 8 tháng 5 không phải là một ngày để ăn mừng mà đánh dấu một sự sai lầm nghiêm trọng trong lịch sử của Đức. Ông kêu gọi tất cả mọi người phải có can đảm nhìn vào sự thật của lịch sử bằng một nhãn quan mới, thành tâm tuởng niệm cho tất cả mọi người đã nằm xuống do chế độ vô nhân đạo gây ra. Ông ca ngợi những nỗ lực tái thiết hậu chiến của toàn dân và nêu cao vai trò của nữ giới trong chiến tranh và xây dựng. Ông nhắc đến những tấm gương về tinh thần hoà giải dân tộc của Đức với những kẻ cựu thù. Đối với thế hệ hậu chiến, dù không có ký ức cá nhân và chịu trách nhiệm của các thế hệ cha ông, nhưng ông kêu gọi họ phải luôn tỉnh thức về các ký ức lịch sử và không để bị lôi cuốn vào những hận thù và chống đối nhau mà cố găng liên tục học hỏi để tìm cách chung sống với nhau trong tình hiếu hoà.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , | Leave a Comment »

3675. Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để giải ảo ngụy sử, hoà giải dân tộc và xây dựng đất nước

Posted by adminbasam trên 07/04/2015

Đỗ Kim Thêm

06-05-2015

Tóm lược: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng của ĐCSVN và là ngày đại bại của toàn dân tộc Việt Nam. Chúng ta có các lý do chính đáng để không tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và trách nhiệm đối với những hậu quả của ngày này.

Hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính. Hoa Kỳ sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam vì Hoa Kỳ không có phép lạ để biến đổi nội tình và ngoại cảnh cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc thay cho Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

 
%d người thích bài này: