Facebooker Tinh Thần Thép: “Nể cái ông tự sát thật, tự mình cầm súng bắn được vào đầu mình tới tận 3 viên đạn cơ đấy liệu ‘có hay không việc đúng quy trình’ như đảng và nhà nước vẫn hay nhắc tới nhỉ…” Lăng Kính Pháp Luật: “Qua kiểm tra lực lượng công an đã xác định phòng làm việc của ông Tuấn (Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy) có một két sát số tiền 1,5 tỷ đồng và 100 ngàn đô la. Tại sao Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy có số tiền ngoại tệ và tiền nội tệ nhiều đến thế? Có phải tiền nhận chạy chức hay không?”
Facebooker Lê Dũng Vova: “Sau [hơn bốn] tháng điều tra thì vẫn chưa biết số nhẫn kim loại mặt đá thu được trong két của ông Tuấn nó là kim loại gì … Số 100 ngàn đô la và 1,5 tỷ nữa từ đâu ra, các cán bộ khác có để két cá nhân ở cơ quan không? Tại sao súng K59 đã bắn hết đạn lại ở trong tủ làm việc của ông Tuấn? Vậy ai bắn ông Minh? Bắn bằng súng gì? Từ vị trí nào? Chỉ mỗi vì bất mãn cá nhân mà bắn hai cán bộ đầu tỉnh?”
Công an tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo kết quả điều tra vụ Bí thư và Chủ tịch HĐND bị bắn chết tại phòng làm việc. Ảnh: TN
Chiều 26.12, Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức họp báo thông tin kết quả điều tra vụ án Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh Yên Bái bị bắn chết tại phòng làm việc vào sáng 18.8.
Đại tá Phạm Ngọc Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, chủ trì họp báo. Tham dự cuộc họp còn có đại diện của Viện KSND tỉnh Yên Bái.
Theo trung tá Phạm Anh Sơn – Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái, khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 18.8, Công an tỉnh nhận được thông tin về vụ nổ súng tại trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái.
Sau khi cử lực lượng tiếp cận hiện trường, Công an tỉnh Yên Bái phát hiện ông Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy bị bắn gục trong phòng làm việc.Đọc tiếp »
Cho đến giờ chưa có thông tin nào khẳng định động cơ gây ra ba cái chết của các vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Thông tin ban đầu qua báo giới cho biết là chi cục trưởng kiểm lâm Yên Bái Đỗ Cường Minh đã dùng súng sát hại hai cấp trên là bí thư Cường và chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức Tuấn, sau đó Cường Minh đã tự sát.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, uỷ viên trung ương đảng, phó bí thư tỉnh Yên Bái, kiêm chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã trả lời báo chí rằng Đỗ Cường Minh là người hiền lành, sống hoà đồng, là người tử tế, có thể trong giây phút không làm chủ được mình nên có manh động. Nhiều người đã tín nhiệm ông Minh giữ chức vụ chi cục trưởng cục kiểm lâm Yên Bái.Đọc tiếp »
Ba lãnh đạo Yên Bái trong vụ thanh toán bằng súng: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet
Như chuyện đã loan ai cũng biết. Chỉ là 8 phát đạn, 4 phát dành riêng cho ông Bí thư tỉnh trong một căn phòng riêng cách âm, 3 phát dành cho ông chủ tịch HĐND tỉnh, và một phát dành riêng cho mình, cùng trong một căn phòng khác của ông chủ tịch HĐND tỉnh. Tiếng súng K59 không lớn lắm và diễn ra trong mấy phút, nhưng âm vang của nó đã vang xa cả nước, kéo dài cả tuần nay chưa dứt, và hứa hẹn là chưa thể chấm dứt, với tin tức đã tràn ngập trên mạng, lề trái và lề phải… Ông Nguyễn Cường Minh – tên xạ thủ – trưởng Chi cục kiểm lâm – hẳn phải ghi đậm nét, dù màu đen hay màu đỏ, trong trang sử của đảng CSVN ở giai đoạn đặc biệt nầy.
Người ta lập tức nhớ lại câu chuyện của anh Đặng Ngọc Viết, năm 2013, với 6 phát súng colt. Vì có một sự tương đồng. Cái tương đồng là ở phong cách hành xử của xạ thủ, tuy có khác phần nào về ý nghĩa, vốn là động cơ đưa đến hành động. Người ta có thể sực nhớ hình ảnh của anh Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể hình dung, ở công dân Đặng Ngọc Viết, ở đảng viên Nguyễn Cường Minh – kiểm lâm giống nhau: mắt nhìn thẳng vào đối tượng, bình thản, và bấm cò. Bấm cò chính xác vào đối tượng.Đọc tiếp »
Khẩu hiệu tuyên truyền “ĐCS VN quang vinh muôn năm” trên đường phố VN. Nguồn: internet
Theo tin giới truyền thông thì hôm 18-8-2016 vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm của tỉnh Yên Bái tên Đỗ Cường Minh đã tự sát sau khi xông vào phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nổ súng bắn nhiều phát giết chết cả hai lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái.
Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng khiến đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tức có mặt tại Yên Bái ngay trong ngày xảy ra vụ thảm sát. Ông nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng này. Trong khi Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, lúc vừa xảy ra vụ việc đã vội vã cho báo giới biết công an sẽ không khởi tố vụ án vì thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết, nhưng nay lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án. Không rõ vì sao có sự đổi ý này.Đọc tiếp »
Vụ bạo hành nổ súng chết người ở tỉnh Yên Bái hôm 18/8/2016 đặt ra những câu hỏi lớn về hành vi, ứng xử trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ảnh: VTC1
Vụ bạo hành bằng súng làm chết người hôm 18/8/2016 ở tỉnh Yên Bái của Việt Nam giữa một số quan chức lãnh đạo tỉnh này đã gây ra những quan ngại trong dư luận và cho thấy những chỉ dấu đáng báo động về tình trạng bạo lực và ứng xử bạo hành trong xã hội Việt Nam, theo các khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và phòng tránh những diễn biến tương tự, cần phải có ngay một số giải pháp điều chỉnh từ luật pháp cho tới đạo đức theo các nhà nghiên cứu xã hội, nhà quan sát, nhà báo và blogger tại chương trình tọa đàm trực tuyến hôm 25/8 từ Việt Nam và hải ngoại.
Từ Orange County, California, Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Dzũng, phóng viên tờ Người Việt Cali, chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu bạo hành từ Mỹ, ông nói:Đọc tiếp »
Ông Đỗ Cường Minh – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái. Ảnh: internet
Một nông dân Việt, từng nổ súng làm nhân viên công lực bị thương, nhận định rằng nghi can trong vụ bắn giết quan chức ở Yên Bái “có thể bị dồn nén”.
Hai lãnh đạo cấp cao, bí thư và chủ tịch, của tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam này đã bị bắn chết ngay trong phòng làm việc hôm 18/8. Truyền thông trong nước sau đó đưa tin về nghi can là một người phụ trách kiểm lâm của Yên Bái.
Ông Đoàn Văn Vươn, người từng dùng súng bắn vào lực lượng thi hành công lực năm 2012, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “theo dõi kỹ” thông tin về vụ việc.
Người nông dân ở thành phố Hải Phòng này nhận xét rằng dù bản chất hai vụ việc khác nhau, chúng có điểm giống nhau.
Ông Vươn nói thêm:
“Tâm lý của tôi và tâm lý của nhân vật chi cục kiểm lâm kia có một điểm chung, đó là bị dồn nén tới bước đường cùng. Nhưng mà việc của tôi, mục đích là phải giữ được tài sản, và phải tính toán mức độ hạn chế ít nhất xảy ra thương vong và để tồn tại. Nhưng đối với nhân vật kia thì người ta nghĩ rằng không còn một con đường. Người ta làm chính trị mà, có thể được thì được cả, còn mất thì mất tất thì người ta xử sự tới mức độ cực đoan nên người ta tự tước đoạt tính mạng của chính bản thân họ”.Đọc tiếp »
Theo như báo chí nói Đỗ Cường Minh chết vì phát đạn xuyên qua sau gáy trổ ra đằng trước. Một lúc sau báo đưa tin Đỗ Cường Minh tự sát.
Hãy khoan nói đến nguyên nhân vụ việc, giờ chúng ta chỉ nói Đỗ Cường Minh chết nhanh và chôn nhanh có lợi cho ai?
Giả sử đây là một vụ do mâu thuẫn ăn chia, phân quyền, chia chức dẫn đến Đỗ Cường Minh xách súng bắn chết hai đồng chí cấp trên của mình. Bắn chết hai đại ca rồi Đỗ Cường Minh thả súng giơ tay đầu hàng. Một cuộc điều tra sẽ được mở, Đỗ Cường Minh sẽ khai ra những uẩn ức của mình, một phiên toà được xử. Tất cả những gì bê bối trong hậu trường quan chức cộng sản Việt Nam được phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Dư âm của vụ hạ sát giữa các đồng chí lãnh đạo cấp cao sẽ còn ngân dài đến cả hàng năm trời. Uy tín của Đảng sẽ như miếng rẻ rách trong con mắt quần chúng nhân dân.Đọc tiếp »
1) “Im lặng 3 ngày để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can và gia đình các nạn nhân đã tử vong”
Câu hỏi: Ai tôn trọng số nạn nhân (nghi can) đã chết trong đồn công an từ Nam chí Bắc? Ai tôn trọng những người chết tức tưởi vì đã tán gia bại sản do đánh “tư sản mại bản”? Ai tôn trọng những người đã vì đấu tranh cho Dân chủ Tự do mà bị trù dập không nương tay? Đặc biệt là những Tù nhân Lương tâm chết dần mòn trong các trại tù, có trường hợp khi biết chắc tù nhân không còn thể sống lâu hơn nữa nên chế độ vội vã cho về chết tại nhà để tránh tiếng?
Đạo lý làm người, không riêng người Việt Nam, là phải tôn trọng sự đau khổ của gia đình người quá cố nhưng sau những cuộc cách mạng đổ máu người dân vẫn đổ ra đường hoan hô, như thời điểm 30/4 tại miền Nam, thử hỏi ai là người nhân danh đạo đức “tôn trọng nỗi đau của gia đình nạn nhân vô tội”? Đã thế, hàng năm vẫn ca ngợi “chiến thắng hoành tráng”! Vấn đề Yên Bái là “nạn nhân” đã sống như thế nào trước khi bi thanh toán! Thí dụ rất đơn giản, cứ thử nhìn cơ ngơi đang có của 3 người vừa chết so với lương căn bản, thì họ là “người lương thiện” hay không? Và sự giàu có (chỉ cái nhìn thấy rõ bằng mắt thôi) thì gia sản đó từ đâu đến? Rồi so sánh với người dân tại địa phương để tìm câu trả lời!Đọc tiếp »
Ba lãnh đạo Yên Bái trong vụ thanh toán bằng súng: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet/ DL
Vụ cán bộ dùng súng thanh toán nhau ở Yên Bái (xin lỗi là không thể tìm được cách diễn đạt nào khác hơn), đối với tôi, đó chỉ là một vết nhơ của chế độ này và là hồi chuông cảnh báo muộn cho bộ máy cầm quyền hiện hữu về những hiểm hoạ từ chính trong nội bộ của họ. Dù chưa rõ nguyên nhân ra sao, nhưng việc các cán bộ (chắc chắn tất cả đều là Đảng viên) dùng súng để giải quyết ân oán với nhau một cách tàn bạo như vậy đã làm dấy lên giả thuyết về khả năng tranh giành lợi ích hoặc mâu thuẫn phe nhóm ở đây…
Dù không định đề cập tới chuyện này nữa bởi sự tôn trọng với thân nhân những người đã chết, nhưng sáng nay đọc một số bài viết trên mạng ca ngợi người đã bắn chết các đồng chí của mình, tôi lại thấy cần phải viết. Điều đáng nói là có tới hàng vài chục ngàn người đã like, comment và share những bài viết đó với nội dung thương tiếc, cổ vũ hành động của người này, thậm chí tôn vinh anh ta như một người anh hùng đã dám đứng lên phản kháng, diệt trừ bọn sâu mọt của đất nước! Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nạn nhân tại bệnh viện. Ảnh: EPA
Tôi im lặng ba ngày là để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can, gia đình các nạn nhân đã tử vong.
Ai cũng là con người, dù người nằm xuống có sai trái hay ra sao thì cũng nỗi buồn đau của người thân nhân ở lại cũng cần được tôn trọng.
Chúng ta đang ở trong thời bình chứ không phải thời chiến, tiếng súng nổ thanh toán nhau một cách công khai như thế cũng là điều không nên khuyến khích dù đến từ tư duy nào.
Nói về nghi can Đỗ Cường Minh
Trước tiên, quan sát trong mấy ngày qua, thấy có nhiều người tán dương hành động của nghi can Đỗ Cường Minh, thậm chí gọi ông ấy là anh hùng, theo tôi thì không đúng và cũng không nên quan niệm như thế.Đọc tiếp »
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh. Ảnh chụp màn hình.
Đám tang của ba người chết trong vụ nổ súng ở Yên Bái đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh này, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Tin ban đầu cho biết ông Minh là người bắn chết hai ông Cường và ông Tuấn, và cuộc điều tra, theo báo chí trong nước, vẫn đang tiếp diễn.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, tang lễ dành cho hai quan chức trên diễn ra “theo nghi thức cấp cao”. Trong số những người tới viếng hai ông Cường và ông Tuấn có nhiều bộ trưởng trong đó có ông Tô Lâm, người đứng đầu ngành công an.
Theo báo điện tử Tiền Phong, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, đã gửi vòng hoa kính viếng hai cựu quan chức này.Đọc tiếp »
63 ô tô lớn nhỏ là cái nhiều người đếm được khi xem một clip đang lưu hành trên mạng quay lại đám tang của ông Đỗ Cường Minh, người được cho là nghi can đã giết chết Bí thư tỉnh ủy cùng với Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tình Ủy tỉnh Yên Bái.
5 chiếc xe đi đầu có màu đen và giống với cung cách của xã hội đen trong các phim Hongkong. Trên mui mỗi chiếc là 1 hoa sen khổng lồ màu vàng cho thấy đám tang này được tổ chức khá tốt, có điều không hiểu cái biểu tượng hoa sen này có phải do vợ của ông Minh, hay người nhà bên vợ ông Minh nghĩ ra hay không.
Ngày 18 tháng 8 năm 2016 tại văn phòng tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái, chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng ngắn K59 của Nga bắn chết bí thư tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và chủ tỉnh hội đồng nhân dân, kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ, Ngô Ngọc Tuấn.
Lúc ban đầu tin cho biết hai người bị bắn tại hội trường, nhưng sau đó tin cải chính hai ông Cường và Tuấn bị bắn chết tại phòng làm việc. Sự việc được cho là diễn ra lúc 7 giờ 45 phút, trước cuộc họp của hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái họp bàn về điều động nhân sự.
Lòng dân như thế nào qua vụ các “đồng chí quan chức cộng sản” bắn nhau này thì quá nhiều ý kiến, lời bình cho tới các bài blog, bài báo trên các blog cá nhân, các trang mạng xã hội đã thể hiện quá rõ. Không cần phải nói lại. Nhất là sau khi VTC News đăng tải bài báo “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án”, chỉ trích, lên án những người đang “hả hê” trước “sự mất mát quá lớn về cán bộ lãnh đạo cho địa phương cũng như cho hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền nói chung”, và cho rằng “Đùa cợt, rồi hả hê với nỗi đau của sự mất mát cũng đồng nghĩa với cổ vũ cho hành vi tội ác man rợ. Và những kẻ này, ở một mức độ nào đó, cũng có phần man rợ như tên sát nhân máu lạnh.” Ngay lập tức sau đó hàng loạt bài viết đã trả lời bài báo này, nhưng tựu trung đều nói lên một ý, trước khi trách người dân vô tình, thậm chí hả hê trước cái chết của các quan chức cộng sản, thì hãy tự đặt câu hỏi tại sao lại như thế.
Hãy nhìn vào những bất công của xã hội, khoảng cách giàu nghèo quá cách biệt giữa cuộc sống xa hoa, phô trương, phung phí của hầu hết các quan chức từ thấp đến cao so với cuộc sống cực khổ, giật gấu vá vai, chạy ăn từng bữa, của giai cấp nông dân, công nhân, ngư dân cho tới tiểu thương, dân nghèo thành thị, công nhân viên chức…Đọc tiếp »
Ba “đồng chí không bằng đồng tiền” ở Yên Bái. Từ trái qua: Phạm Duy Cường, Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn
Tiếng súng dữ dằn vô tiền khoáng hậu bất ngờ sáng 18-8-2016 ở Tỉnh ủy Yên Bái làm cả nước kinh hoàng.
Lần đầu tiên, sếp ngành cấp tỉnh chơi hàng nóng “xử” gọn các “đồng chí” cỡ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, rồi tự sát. Vụ ra tay đoạt mạng nội bộ giới chức đảng còn kinh hoàng hơn phim mafia Ý, thậm chí cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Gác sang một bên chuyện tình cảm, thái độ cộng đồng mạng với vụ 3 quan chức mất mạng vì thủ tiêu dằn mặt; miễn bàn chuyện lọt đồng phạm hay không.Đọc tiếp »
Tang lễ được tổ chức tại nhà ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh: báo NLĐ.
Vụ án mạng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18.08.2016 tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã làm chấn động cả nước với 3 người chết, hai nạn nhân và người thứ ba được kết luận là thủ phạm – theo cuộc điều tra cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả của công an Việt Nam.
Nếu ba người chết trong án mạng nói trên là dân đen thì chắc chắn “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Nội cái chuyện giao thông ở VN không thôi, hằng ngày có ít nhất vài chục người gặp tai nạn chết, chẳng ai quan tâm, lo lắng, tỏ lòng thương hại, ngay cả một cái chép miệng, một tiếng than tội nghiệp cũng không, ngoại trừ thân nhân, bạn bè người quá cố. Tuy nhiên vụ án mạng này, 3 người chết là 3 quan chức (thứ dữ) vua biết mặt, chúa biết tên, cho nên nó mới gây ồn ào, náo nhiệt khắp nơi, nhất là trên cộng đồng mạng “lề trái”.Đọc tiếp »
Từ trái qua: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet
Một vụ án mạng xẩy ra ở tỉnh Yên Bái, ngay trụ sở ủy ban hành chánh tỉnh với 3 người chết gồm 2 nạn nhân và một hung thủ vào ngày 18.08.2016 đã khiến cho cộng đồng mạng nóng hẳn lên. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN, môt vụ sát nhân xẩy ra ngay tại công đường, trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh giữa các người đồng chí, đồng thời cũng là lãnh đạo cao cấp nhất của tỉnh Yên Bái.
Theo các nguồn tin trên báo chí trong nước, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Đỗ Cường Minh là thủ phạm – đồng thời cũng là nạn nhân vì sau khi bắn Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh ủy Yên Bái, Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HĐND kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy – Minh tự sát bằng một phát đạn bắn vào đầu.Đọc tiếp »
Vụ việc đầy bi kịch tại Yên Bái, không chỉ gây sốc cho người dân cả nước ở hành vi tội ác, mà ở góc độ nhân tâm, còn là một đạo lý hành xử giữa đồng chí với nhau rất đáng sợ, rất không đẹp.
Vào giữa lúc cả xã hội đang quan tâm theo dõi diễn biến của cơn bão Thần Sét vẫn tiếp tục di chuyển, thì một vụ việc như… tiếng sét giữa trời quang, khiến cả xã hội chấn động.
Tại Yên Bái, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh kiêm Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn tại phòng làm việc của họ, trước cuộc họp Hội đồng Nhân dân tỉnh chuẩn bị khai mạc.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc TuấnĐọc tiếp »
Việc cán bộ cao cấp ở Yên Bái bị thanh toán mà dân lại mừng có thể coi như một cuộc trưng cầu dân ý về lòng dân đối với Đảng và nhà cầm quyền. Nó không như những gì mà cộng sản thường rêu rao như “ý đảng, lòng dân”, “nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng” và cả những đại ngôn “Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn”.
Thông tin đầu tiên về vụ bắn chết hai quan đầu tỉnh Yên Bái có lẽ lên báo sớm nhất là tin “Chấn động: Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái nổ súng bắn lãnh đạo tỉnh của Pháp luật Việt Nam” vào lúc 9 h40’ ngày 18/8/2016, tức là chỉ sau khi vụ việc xảy ra 1 giờ rưỡi . Tuy nhiên ít phút sau, bài báo này đã bị ẩn. Chỉ khi đến giữa ngày, nhiều trang báo đồng loạt đăng tin thì bài này mới cho hiện trở lại.
Lập tức, các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook dày đặc các thông tin, bình luận về sự kiện này. Sang mấy ngày tiếp theo, các facebooker gần như không quan tâm đến thông tin nào khác. Đặc biệt, thái độ khi bình luận đối với họ tuyệt đại đa số là… hả hê.
Sự hả hê lan rộng tới mức, ngay tối hôm đó, VTC phải đăng bài để chấn chỉnh, định hướng, được các facebooker coi là bài khóc mướn “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” của tác giả Khánh Nguyên. Bài viết đầy những giáo lý từng nghe đến nhàm chán, chỉ trích nặng nề đám đông đang hả hê đó.
Kim Dung:Vụ việc bắn nhau ở Yên Bái giữa các quan chức đã khiến cả xã hội chấn động mạnh, và nhìn nhận dưới góc độ rất khác nhau. Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/KD một bài viết ngắn bàn về chủ đề này. Cảm ơn tác giả và xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
Vụ việc này phản chiếu một sự suy thoái đạo lý, một sự khủng hoảng sâu sắc trong guồng máy chính quyền, trong bối cảnh các lợi ích nhóm hoành hành, mà Yên Bái là một điểm “mục”…
Đằng sau tiếng súng không phải chỉ là vài mạng người.
Thường sau vụ nổ súng gây án mạng “xong rồi”, người ta mới giật mình xử lý “quyết liệt” và bình luận ồn ào, rồi sau đó đâu lại vào đấy. Bi kịch bạo lực tại Yên Bái không phải lần đầu và chắc không phải lần cuối. Đó không phải là khủng bố mà là hình sự. Nó tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) và Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), mà chắc nhiều người đã quên. Phải chăng xã hội quá nhạy cảm với hiện tượng, nhưng lại quá vô cảm với nguyên nhân và hệ quả? Muốn ngăn chặn nó, cần hiểu đằng sau tiếng súng là gì.Đọc tiếp »
Từ trái qua: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet
Truyền thông những ngày qua liên tục đưa tin, bình luận về cái chết của ba ông quan tỉnh Yên Bái. Cả 3 ông quan đều chết vì súng đạn trong thời bình, gây nên thảm cảnh đau xót cho ba gia đình.
Ai giết ai?
Cho đến thời điểm này, chưa một thông tin có căn cứ nào được trưng ra để có thể khẳng định rõ vụ việc xảy ra như thế nào? Ai là thủ phạm?
Dựa vào những thông tin do truyền thông nhà đảng đề cập thể hiện đầy lúng túng, sai sót, bưng bít hoặc có dấu hiệu cố tình làm “sai lệch” sự kiện.
Điểm qua có thể thấy những thông tin “mâu thuẫn” như tại hiện trường vụ án mạng: trang báo mạng Pháp Luật ban đầu thông tin ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, đã rút súng K59 bắn ông Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và ông Chủ tịch Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn ngay trong buổi họp trên hội trường. Nhưng ngay sau đó, bài báo này đã bị gỡ xuống, tuy nhiên bản tin này đã loan tải một cách nhanh chóng trên trang mạng xã hội facebook. Chỉ khoảng 2-3 tiếng sau, đồng loạt báo chí nhà nước đều đưa tin về sự kiện này, nhưng báo chí mô tả lại: ông Minh bắn ông Cường trước, tại phòng làm việc của nạn nhân; sau đó sang phòng làm việc của ông Tuấn, cách đó 150m, để bắn ông Tuấn.Đọc tiếp »
Qua vụ “quan xử quan” ở Yên Bái, đúng là trên mạng có một đám đông vô cảm, cười cợt thật, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thì hiện tượng “nhân dân hư hỏng” là có thật, là một “tập hợp lực lượng ô hợp và dễ bị lợi dụng”… Nghĩ cho cùng, nghĩ đi nghĩ lại cái gì cũng có cái lý của nó cả!?
Nhưng, cũng từ đó, nhân danh nhà báo, nhà đạo đức học, nhà xã hội học, một số kẻ đã dùng những tờ báo quốc doanh để chửi, để miệt thị cái “đám đông vô cảm” ấy thì có đáng không? Hay là bị phản ứng ngược, bị đám đông ấy cho là… đồ cái thứ Tú Bà mà đòi dạy Kiều…
Nếu thật sự có tâm, có tầm thì việc cần làm ngay là các “bụt sống” đó thử thống kê, tìm hiểu lý do tại sao cái “đám đông” đó “vô cảm” đến như vậy, rồi tham mưu cho chính quyền mà… hóa giải cái “duyên xấu” đó đi, cho đất nước… có ngày được văn minh, thịnh vượng!?Đọc tiếp »
– Vụ nổ súng ở Yên Bái 3 khiến cán bộ chết sẽ còn rất nhiều điều để nói để viết. Tôi cạn nghĩ dân chúng nếu bàn thì nên có cả ý (trí) lẫn tình (tâm). Thôi thì người chết rồi, dù có là cán bộ đi chăng nữa, đừng sẵn ghét cán bộ mà nói nhời nặng nhẹ, cho hồn người chết đi được dễ dàng, trong cái tháng đặc âm khí này.
Nhưng ở góc độ khác, với người sống, tôi thấy các vị cấp cao xử lý vụ việc (gọi là xử lý khủng hoảng) lần này có nhiều tiến bộ: nhanh, khá kịp thời, cởi mở. Tuy nhiên, ban đầu có điều không hay, cần lên án. Báo Pháp luật VN (phapluatplus) đã nhanh nhất có thông tin, chỉ sau hai mươi phút xảy ra vụ việc, rất đáng nể. Ngay sau đó, có lệnh cấm thông tin, bắt báo Pháp luật phải rút xuống, theo cái thói xử lý cấm đoán xưa nay.
Bài báo đã bị rút, gây nhiều tò mò, hoang mang. Hơn một tiếng đồng hồ sau, các báo mới được lần lượt đăng tin. Để truy ra kẻ nào ban cái lệnh cấm đoán đó không khó. Cần xử lý cho nghiêm, không thể để dạng như vậy chui vào bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước để làm bậy, dù viện bất cứ lý do gì.Đọc tiếp »
Có thể nói rằng trong tuần vừa qua, Việt Nam đã diễn ra một cuộc cách mạng của thứ mà ít ai dám mong nó trở nên nổi tiếng, đó là: Bắn Súng! Tay súng của Việt Nam đã giật huy chương vàng Olympic, súng đi thẳng vào nghị trường tỉnh Yên Bái và khạc lửa đúng ba phát, đoạt ngay tức thì ba mạng, trong đó có hai mạng đứng đầu hệ thống đảng bộ tỉnh gồm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh. Nói như lời của bà Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh còn sống sót là “súng nổ do bão lòng”.
Có một sự khá lạ là huy chương vàng môn bắn súng của Việt Nam lẽ ra phải được nhân dân đón nhận, vui mừng thì có vẻ như đại đa số nhân dân chẳng màng qua tâm, trong khi đó, câu chuyện súng nổ ở Yên Bái lại làm cho nhân dân muốn ăn mừng. Chuyện hết sức lạ!
Có lẽ nhờ thấy được, nghe được hai chữ “bão lòng” này mà bà Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh không bị bắn chết chăng? Và tại sao tấm huy chương vàng môn bắn súng Olympic Rio lại không làm cho người dân thấy vui mà một câu chuyện đau lòng xảy ra, ba mạng người bị cướp thì người dân lại tỏ ra thoải mái, có phần hả hê?Đọc tiếp »
Muốn “đất nước được bình yên” như bài báo tui đọc sáng qua trên báo TT, anh Phúc phải làm rất nhiều việc để mang lại niềm tin cho người dân. Một trong những việc đầu tiên là làm sao để dân tin công an, lực lượng quan trọng của bộ máy cai trị.
Lạ thiệt, lâu nay, theo quan sát của tui thì dân chẳng bao giờ tin lời công an nói hay khẳng định. Như vụ thảm sát ở Bình Phước chẳng hạn, bước đầu điều tra, khi công an khẳng định chú trai đẹp ấy là sát thủ hàng loạt, chả dân nào tin.
Giờ vụ án giết người rồi tự sát ở Yên Bái này cũng vậy, công an bảo ông Chi cục trưởng bắn lần lượt từng ông trong hai ông quan đầu tỉnh rồi tự sát, dân cũng đếch tin. Họ bảo tất cả 3 người liên quan đều chết, ko có nhân chứng thì sao kết luận thế? Đọc tiếp »
Cuối năm 2014, chúng tôi thực hiện series điều tra “Bản Danh sách đen” và dành một tập để phanh phui những vụ phá rừng tàn bạo nhất trên đất nước này. Đỗ Doãn Hoàng đề nghị thực hiện điều tra vụ phá rừng Nà Hẩu (Yên Bái), vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc và những tình tiết rất mới của câu chuyện xẻ thịt rừng.
Sự thật được giấu kín bao nhiêu năm và chỉ hé lộ vì một vụ thanh toán lẫn nhau của kiểm lâm Yên Bái mà họ muốn mượn bàn tay “báo chí” để triệt hạ đối thủ. Tay kiểm lâm giấu mặt gửi thư tố cáo cho chúng tôi đã sẵn sàng chơi sát ván dù lường trước những mối nguy hiểm đe doạ đến tính mạng.
Ông Đỗ Cường Minh, nghi can trong vụ bắn 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Ảnh: internet
Khởi tố là cần thiết vì nếu có thể tìm ra nguyên nhân vụ án mạng ở Yên Bái thì cho dù không còn bị can, bị cáo nào, chính quyền vẫn có thể rút ra nhiều bài để học. Tuy nhiên, không cần chờ khi công cuộc điều tra khép lại, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCS VN mới cần ngồi xuống để nhận ra đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này.
Khủng hoảng không phải bắt đầu từ Yên Bái.
Tại thời điểm xảy ra vụ Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng (5-1-2012), tôi viết bài “Quả Bom Đoàn Văn Vươn” và cảnh báo, đừng để “những quả bom lại nổ”. Hai mươi tháng sau, chiều 11-9-2013, ở Thái Bình, nông dân Đặng Ngọc Viết đã cầm súng xông vào trụ sở Ủy ban, nổ súng vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, rồi tự sát…
Cho dù giờ đây, ông Đoàn Văn Vươn đã trở về đoàn tụ gia đình và công việc cày cấy trên mảnh đất nhuốm máu của ông có vẻ như đang tiến triển; cho dù ông Đặng Ngọc Viết đã chuẩn bị cho mình một cái chết bi tráng, cái giá mà hai ông và gia đình phải trả là quá khắc nghiệt. Tại sao hai thường dân lương thiện này đã phải dùng súng, dùng bom.Đọc tiếp »
Đây là vụ án nghiêm trọng gây chấn động xã hội, nhưng dư luận bàn tán về vụ án lại rất khác nhau do “tâm lý” (suy nghĩ, cảm xúc…) trước sự kiện này ở mỗi người một khác. Xin phân tích vài khía cạnh tâm lý.
1. Trước hết về hung thủ. Bà Trà chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhận xét: “Nếu tiếp xúc thì sẽ thấy ông Đỗ Cường Minh là một người lành hiền, cố gắng hoàn thành công việc. Ông Minh đã được tín nhiệm giới thiệu giữ chức Chi Cục trưởng Kiểm lâm như hiện nay. Trong cuộc sống, ông Minh cũng rất hòa đồng. Bà Trà phán đoán có thể có một vấn đề gì đó dẫn đến một phút ông Minh bột phát, không kiềm chế bản thân”. Giám đốc CA nói: “Khi đối tượng từ phòng đồng chí Cường tới phòng đồng chí Tuấn các cán bộ ở phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở gần đó còn chào hỏi nhau và nghĩ cán bộ lên làm việc”. Qua đây thấy ý kiến cho rằng ông Minh “một phút bột phát, không kiềm chế” là không đúng.Đọc tiếp »
Nếu bản tin chỉ là: “Có một ông A bắn chết ông B và ông C, sau đó tự tử…”, tôi nghĩ tin tức này sẽ không có nhiều người quan tâm. Tại sao? Mỗi ngày có biết bao nhiêu chuyện tương tự như thế này, xảy ra hầu như mọi nên trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều hơn, và đau đớn hơn: “Một nữ sinh dừng đèn vàng bị xe tải cán chết”; “phát hiện hố chôn nhiều xác chết bị mổ lấy nội tạng”… Chúng ta thiếu mọi thứ, nhưng có quá thừa đau thương để còn có thể kịp nhận diện.
Nhưng nếu thay các chữ A, B, C trong bản tin trên bằng chức vụ của các quan chức cấp tỉnh (ở Yên Bái, 18/8/16) thì mọi chuyện sẽ khác, ”mạng như sôi lên”, “facebookers vào cuộc ngay”. Và, nhiểu tiếng cười đã được thấy vì… súng đã nổ ở cấp tỉnh. Chính cái chức vụ của các quan chức đã thay đổi cái tầm mức và sự quan tâm của dân chúng tới sự việc này. Đảng CSVN qua bao năm cai trị đã lật ngược mọi thứ; và bây giờ có lẽ chính là lúc mà họ cần phải thấy mọi sự bắt đầu đảo ngược.Đọc tiếp »
Từ hôm qua đến nay, tôi đọc được quá nhiều stt trên Facebook về sự kiện 3 người bị bắn đã tử vong bằng K59 ở tỉnh Yên Bái, hai trong số ba người là các vị đứng đầu tỉnh Yên. R.I.P cả ba người, theo tôi cho đến lúc này các nhà chức trách chớ vội kết luận ai là thủ phạm.
Một vài Facebook thân quen như chị Thảo Dân đã có tổng kết trong các stt bạn của chị thì chỉ có hai người tỏ lòng xót thương 3 người này nhưng với giọng văn tưng tửng.
Một bài báo tác giả ký tên Khánh Nguyễn lên án cộng đồng mạng man rợ khi hả hê bày tỏ thái độ với những người đã không may bị bắn chết. Một số facebooker khác bày tỏ người Việt không còn sự văn minh. Anh Le Van Duc, một hướng dẫn viên du lịch siêu hạng tag tôi vào bài viết “Xây dựng dân chủ với tư duy dã man?”Đọc tiếp »
Ông Đỗ Cường Minh – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, nghi can trong vụ bắn chết Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái. Ảnh: internet
Tôi phản đối báo chí gọi Ông Đỗ Cường Minh là hung thủ khi chưa có bản án của Toà đã có hiệu lực pháp luật. Cho đến thời điểm này chưa có bất kỳ một kết luận nào của cơ quan chức năng về vụ việc. Do đó, hung thủ vẫn chưa được xác định.
Vì hung thủ chưa xác định nên không không thể cho rằng hung thủ đã chết làm căn cứ không khởi tố vụ án theo Điều 107 BLTTHS 2003. Mà dù có muốn không khởi tố vụ án thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định không khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 108 BLTTHS, chứ không phải phát biểu vu vơ trong buổi họp báo của giám đốc công an tỉnh.
Tôi đề nghị cơ quan điều tra (CA Tỉnh Yên Bái hoặc Bộ CA) khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 104 BLTTHS vì đã xác định có dấu hiệu tội phạm.Đọc tiếp »
Một vụ án nghiêm trọng đã xảy ra sáng 18-8 tại Yên Bái, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn bị bắn đã tử vong vào trưa nay..
Các nạn nhân đã được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Nghi phạm dùng súng bắn vào hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái là Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng giải quyết.
Trưa cùng ngày, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, thứ trưởng Bộ Công an cũng đã có mặt tại Yên Bái để trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc.
Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Kiểm lâm Yên bái. Ảnh: Kênh 13
Thấy Mác, Lê, Mao, Hồ cũng có cái đúng là ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh. Tình trạng áp bức nhau trong nội bộ đảng là thường xuyên, nhưng hôm nay còn cao hơn khi Đất nước giờ khánh kiệt khó còn chỗ vơ vét. Buộc đám mới lên phải áp bức, bóc lột, vơ vét đám cũ tạo ra những mâu thuẫn phải đấu tranh tới cùng.
Thấy áp bức mà ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái – ông Đỗ Cường Minh này nhận chỉ là nhỏ. Còn cả ngàn ông đang bị áp bức hơn thế, kể cả ông X đang bị dồn tới đường cùng …. Trong cả ngàn ông này cũng sẽ có hơn trăm ông làm theo Đỗ Cường Minh rút súng bắn lãnh đạo đảng nữa.
Thấy thế là chưa thấy, phải thấy:
– Với một Đất nước tiêu điều, với một đội ngũ lãnh đạo dư sự ngu dốt để tìm một con đường ra, thừa lưu manh côn đồ để đàn áp Dân và đồng đảng với nhau như thế này, thì tất yếu sẽ có nhiều Đổ Cường Minh trong tương lai gần. Nhưng chắn chắn trong những Đổ Cường Minh đó không ai cũng chọn tự tử sau khi giết lãnh đạo đảng+. Mà họ còn sống để giết tiếp để giải phóng Dân tộc, để cho con cái của họ được sống trong một Đất nước không còn Cộng sản.Đọc tiếp »