BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Điếu Ngư’

2476. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TRUNG QUỐC XÂY DỰNG CƯỜNG QUỐC BIỂN

Posted by News trên 31/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 28/03/2014

( Tạp chí “ Thế giới đương đại “, Trung Quốc, số 12/2013)

Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ: “Nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa “việc xây dựng cường quốc biển” vào văn kiện đại hội của đảng, cho thấy sự coi trọng cao độ của tập thể lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề biển.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

2488. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH XẢY RA CHIẾN TRANH TRUNG-NHẬT LẦN THỨ BA?

Posted by adminbasam trên 21/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ hai, ngày 17/03/2014

(Bài viết của Trịnh Vĩnh Niên , giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học quốc gia Singapore đăng trên trang mạng : Báo Liên hợp buổi sáng “ ngày 18/2)

Từ cuối nhà Thanh đến nay, Trung Quốc và Nhật Bản đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (năm 1894-1895), còn được gọi là Chiến tranh Giáp Ngọ. Cuộc chiến tranh này xảy ra trong thời kỳ Nhà Thanh thống trị Trung Quốc, vì vậy cũng được gọi là Chiến tranh Thanh-Nhật. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (năm 1937-1945) bùng nổ trong thời kỳ Quốc Dân Đảng thống trị Trung Quốc, từ lý luận mà nói là chiến tranh giữa Trung Hoa Dân Quốc với Nhật Bản. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất kết thúc bằng thất bại của Trung Quốc, còn Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, Trung Quốc là bên giành chiến thắng. Hai thời đại khác nhau, hai cuộc chiến, hai lần làm đút đoạn tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Năm 2014 lại là năm Giáp Ngọ, trùng với năm bùng nổ Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất, quan hệ Trung-Nhật lại gặp phải thời khắc gay gắt nhất từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc đến nay, chiến tranh Trung-Nhật lần thứ ba liệu có nổ ra hay không đã trở thành đề tài mà giới nghiên cứu chính sách và các chính trị gia tranh luận sôi nổi. Còn Trung Quốc hiện nay là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quân sự | Thẻ: , , | Leave a Comment »

2317. MẪU THUẪN VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC BIỂN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ

Posted by adminbasam trên 11/02/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 09/02/2014

Bài nghiên cứu của tác giả Lý Phồn Kiệt, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại-Đại học Thanh Hoa đăng trên lưỡng nguyệt san Nghiên cứu các vấn đề quốc tế” số 6/2013, cho rằng thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc phát triển nhanh, Mỹ bằng mọi cách đẩy mạnh chuyển dịch trọng tâm chiến lược về phía Đông, nhắm vào bố trí chiến lược và sách lược của Trung Quốc trên biển, đồng thời tích cực can thiệp vào vấn đề tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh. Tuy vậy, mâu thuẫn tăng lên vẫn không loại bỏ được khả năng hợp tác song phương, vì cả hai đều có nhu cầu tăng cường hợp tác, hơn nữa việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới đã và đang đem lại cơ hội để hai nước hợp tác quân sự an ninh biển theo đặc điểm quan hệ hai nước như hiện nay. Nội dung bài viết như sau:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2317. MẪU THUẪN VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC BIỂN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ

2239. PHẢN ỨNG TRƯỚC VIỆC TRUNG QUỐC CẤM TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI VÀO BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 17/01/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm ngày 16/01/2014

(Đài RFI 9/1)

Qua một hành động bị gọi là “leo thang” trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc vừa loan báo hai quyết định song song: Tăng cường quyền hạn cho lực lượng cảnh sát biển của họ tại khu vực Biển Đông, và bắt buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động bên trong vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của mình. Quyết định do tỉnh Hải Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, gây quan ngại vì bị đánh giá là một hành vi khiêu khích mới nhằm vào các láng giềng đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2239. PHẢN ỨNG TRƯỚC VIỆC TRUNG QUỐC CẤM TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI VÀO BIỂN ĐÔNG

1334. VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC TRUNG-MỸ-NHẬT TẠI ĐÔNG BẮC Á

Posted by adminbasam trên 31/10/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 29/10/2012

VÁN CỜ CHIN LƯỢC TRUNG-MỸ-NHẬT TẠI ĐÔNG BẮC Á

TTXVN(Hồng Công 28/10)

Bài viết trên tờ Tín báo” ngày 22/10 của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm hp tác An ninh Quc tế Đại học Standford.

Bốn mươi năm qua, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Nhật Bản hai nước ba bên luôn tranh chấp chủ quyền về đảo Điếu Ngư/Senkaku, cho tới nay tranh chấp càng mạnh mẽ hơn. Cách đây không lâu, Nhật Bản thực hiện “quốc hữu hóa” đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, dẫn tới chính sách đồng loạt phản đối của Đại lục, thậm chí có lúc tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, tuy vậy, tình hình đảo Điếu Ngư/Senkaku nay bỗng xuất hiện sự thay đổi kỳ diệu.

Đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận Tôkyô trước đó đã sai lầm khi đánh giá về những phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Quả thực là ban đầu Tôkyô không đánh giá được Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | Thẻ: , , | 3 Comments »

 
%d người thích bài này: